Văn hóa - Lẽ sống

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng

  • In trang này
  • Lượt xem: 726
  • Ngày đăng: 19/04/2024 00:52:04

LÀM TH NÀO ĐỂ GIÚP CON CÁI CHÚNG TA

TÌM THY ƠN GI CA CHÚNG

 

Ngày Thế gii cu nguyn cho ơn gi là cơ hi tuyt vi để các bc cha m quan tâm, giúp đỡ con cái lng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa..

 

 

Ơn gọi được nuôi dưỡng trước tiên nơi gia đình. Ảnh: Canva

 

Chúa luôn kêu gọi chúng ta nhưng Ngài thường kêu gọi một cách thầm lặng. Để nghe được tiếng gọi này, chúng ta phải tập trung toàn bộ sự chú ý vào câu hỏi quan trọng: Thiên Chúa đã chuẩn bị kế hoạch yêu thương nào cho tôi?

 

Đừng ép buộc trẻ chọn con đường không dành cho chúng

Khi một đài phát thanh phát ra tín hiệu yếu, chúng ta chỉ có thể bắt được sóng nếu các bộ thu được quay đúng hướng và không có đài nào khác đang sử dụng cùng tần sóng. Nếu chúng ta nuôi dạy một đứa trẻ dựa trên tham vọng của mình và nói rằng “Ba mẹ muốn con trở thành bác sĩ”, thì chúng ta giống như tất cả những đài phát thanh mạnh mẽ này, đang ngăn chặn các tín hiệu khác.

 

Kế hoạch của Thiên Chúa luôn là kế hoạch yêu thương. Vì vậy, lời kêu gọi của Ngài phải được đáp lại bằng tình thương. Gia đình là môi trường đặc biệt, nơi đứa trẻ có thể khám phá ra sự cao cả của tình yêu. Chính bằng cách nhìn xem cha mẹ chúng chung thủy yêu thương nhau như thế nào và bằng cách kinh nghiệm tình thương của anh chị em trong gia đình hàng ngày mà chúng ta thực sự hiểu điều đó (không chỉ bằng trí tuệ mà bằng cảm nhận của cả con người) rằng đó không phải là một cảm xúc thoáng qua. Đó là một quá trình lâu dài và khó khăn để huy động sức mạnh ý chí và tất cả những gì chúng ta có. Chúng ta yêu với tất cả trái tim, lý trí và thân xác. 

 

Chúa kêu gọi dựa trên ý chí tự do của chúng ta

Một người không muốn thụ phong linh mục hoặc không muốn gia nhập một dòng tu trái với ý muốn của họ – đó là quyết định mà cá nhân được tự do đưa ra. Thiên Chúa muốn những người con chứ không phải nô lệ, và không có tình yêu đích thực nếu không có tự do. Nhưng chúng ta phải học cách để được tự do.

 

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II viết trong Thư gửi các gia đình ngày 2 tháng 2 năm 1994 rằng: “Con người nhận ra chính mình bằng cách thực thi quyền tự do trong sự thật. Tự do không thể được hiểu như một loại giấy phép để làm bất cứ điều gì, nhưng nó có nghĩa là sự hiến thânHơn thế nữa, nó còn có nghĩa là một món quà rèn luyện nội tâm. Ý tưởng về quà tặng không chỉ hàm chứa sáng kiến ​​tự do của người tặng mà còn chứa đựng khía cạnh nghĩa vụ. Tất cả điều này được hiện thực hóa trong ‘sự hiệp thông giữa con người với nhau’. Và chúng ta lại tìm thấy mình ở giữa gia đình”.

 

Một linh mục tốt chính là người được nuôi dạy tốt. Tất nhiên, không có gì là không thể đối với Chúa, và những người lớn lên trong môi trường không may mắn cũng có thể cảm động trước ân huệ của Ngài. Họ giống như những bông hoa tuyệt vời mọc lên từ cát sa mạc. Nhưng như bất kỳ người làm vườn nào cũng sẽ nói với bạn, đất tốt hơn sẽ cho thu hoạch tốt hơn. Chúa gieo hạt giống nhưng chúng ta chuẩn bị đất. Nếu nó phì nhiêu và được nuôi dưỡng tốt thì kết quả nó mang lại sẽ gấp trăm lần. Một linh mục tốt sẽ hạnh phúc khi thực sự là một người nam và một nữ tu tốt sẽ hạnh phúc khi thực sự là một người nữ. Không ai tự nguyện khấn độc thân vì sợ hãi hoặc muốn từ chối giới tính của mình. Ngược lại, càng hiểu rõ vẻ đẹp của nó trong kế hoạch của Thiên Chúa, chúng ta càng cảm nhận được sự cao cả của đời sống độc thân thánh hiến. Vai trò của gia đình trong lĩnh vực này rất quan trọng.

 

Năm 1996, nhân kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục của mình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Chúng tôi tạ ơn Chúa vì đã chọn gọi chúng tôi làm thừa tác viên của Người. Chúng tôi cũng biết ơn mọi người: nhất là những người đã giúp chúng tôi tiến tới thánh chức linh mục, và những người mà Chúa Quan Phòng đã đặt để trên con đường ơn gọi của chúng tôi. Chúng tôi cảm ơn tất cả mọi người, bắt đầu từ cha mẹ, là quà tặng mà Thiên Chúa đã dành cho chúng tôi theo nhiều cách: những lời dạy bảo và tấm gương tốt lành của các ngài chính là món quý giá dành cho chúng tôi!”

 

Tác giả: Christine Ponsard
Chuyển ngữ: Kim Linh
Nguồn: Aleteia

Bài cùng chuyên mục:

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 188)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 177)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 893)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 386)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 473)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 491)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 524)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,305)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7