Văn hóa - Lẽ sống

Khiêm nhường và Từ bi

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,274
  • Ngày đăng: 30/11/2023 05:23:23

KHIÊM NHƯỜNG & TỪ BI

 

"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của chính Đức Giêsu Kitô.

 

 

Là con cái của Chúa thì phải sống khiêm nhường. Khiêm nhường là Phẩm tính do ơn ban và Đắc thủ nhờ đào luyện. Dễ lầm lẫn trong việc đánh giá một người khiêm nhường qua hình thức bên ngoài cùng với phong cách diễn xuất của họ. Có lẽ Chúa biết trước, sự khiêm nhường của con người dễ lẫn lộn hình thức bên ngoài với cái tâm bên trong, hay dễ chuyển biến từ bên trong ra ngoài lúc nào không biết, nên Chúa phải xác định học nơi chính Ngài, vì "Ngài khiêm nhường trong lòng".

 

Người việt có câu: "nam mô một bồ dao găm" hay "miệng thì thơn thớt nói cười, mà trong toan tính giết người không dao", để chỉ về những người giả nhân giả nghĩa, cũng là giả khiêm nhượng. Các hình thức chu chu chắm chắm, vâng vâng dạ dạ, cung cung kính kính, khép na khép nép, dễ khóc dễ cười... Thường là biểu hiện của những người giả khiêm nhường.

 

"Hữu xạ tự nhiên hương", người khiêm nhường thì hiền lành nhân hậu. Dấu chỉ để nhận thấy là chung quanh họ luôn có nhiều người muốn gần và muốn ở cùng. Đức Giêsu, con người rất mực khiêm nhường và từ bi, luôn có các môn đệ và một quảng đại dân chúng chung quanh Người. Thế nhưng, nếu đánh giá bên ngoài ta thấy Đức Giêsu chả chút gì khiêm nhường theo kiểu mẫu người Việt: - Với bà con gia đình: Ngài không ưu ái hay ca tụng công đức, không sụt sùi kể lể công ơn (theo mẫu các lễ tạ ơn nhà đạo). - Với môn đệ và dân chúng: Ngài không mưu lược lấy lòng tư lợi, không mị dân để lèo lái tư tưởng. Luôn sống rất chân thành, thẳng thắn, gần gũi... - Với thần quyền và thế quyền: Ngài không ngoại giao "cây tre" để được việc, không dựa thế họ tìm lợi ích riêng. Thẳng thắn nhưng thân thiện (vẫn đến nhà những người thu thuế hay Pharisêu dùng bữa), Phê phán nhưng tôn trọng (Họ ngồi trên ngai Moise mà phán thì hãy nghe họ...).

 

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, thật khó phân biệt sự khiêm nhường trong cả đời lẫn đạo. Khi sự giả tạo đã thấm đẫm tư tưởng, con người thật hoang mang khi nhật xét hay đánh giá về khiêm nhường. Nếu như Tư Mã Ý (trong Tam Quốc Chí) mà sống cùng thời với Đức Giêsu, chắc hẳn ông ta sẽ nhận xét về Ngài: "Khiêm tốn thật là khiêm tốn. Người khiêm tốn thật sẽ bị "đời vật" thành đứa kiêu căng. Hãy đóng đinh nó vào thập giá!". "Khiêm nhường bên trong" bị đóng đinh cô độc, ô nhục và đớn đau trên thập giá. Từ thân xác trần trụi đó, tuôn đổ từ bi và ân sủng cho trần gian. "Khiêm nhượng bên ngoài" của thế gian vẫn lượt là trong y phục, trau chuốt trong lời nói, chỉn chu trong phong cách... Những cái rườm rà bên ngoài đó đã siết chặt và bóp chết lòng từ bi nhân hậu vốn có của khiêm nhường.

 

Linh mục Giuse Nguyễn Đức Thịnh

Bài cùng chuyên mục:

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 121)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 246)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 301)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 408)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,177)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.

Thiên Chúa yêu thích sự bé nhỏ (30/09/2024 05:53:57 - Xem: 1,076)

Sự bé nhỏ không phải là yếu kém hay bất lực, mà là sự nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta “có”, chúng ta “là”, đều phụ thuộc vào Thiên Chúa.

Nếu không Công giáo thì là gì? (24/09/2024 06:30:56 - Xem: 351)

Trong Giáo hội Công giáo, ta tìm thấy một chuẩn mực của sự cân bằng. Trên phương diện này, không đâu sánh bằng Giáo hội. Tội lỗi được đền tạ bằng sự tha thứ. Hình phạt được dịu đi bởi lòng thương xót.

Đức khó nghèo đem chúng ta đến gần Thiên Chúa (19/09/2024 08:40:16 - Xem: 398)

Những người nghèo khó về mặt vật chất dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc tinh thần của họ vào Chúa hơn vì chính thực tại của họ luôn nói cho họ về những nhu cầu thiêng liêng.

Đừng để ngày sống qua đi mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi (10/09/2024 08:03:34 - Xem: 520)

Đừng để ngày sống qua đi, mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi. Bạn hãy trao bảy nụ cười có Chúa đến với những anh chị em bạn gặp hôm nay!

Chữa lành là khi trái tim được tự do (05/09/2024 08:30:48 - Xem: 429)

Bạn xứng đáng khi coi trọng trái tim mình một cách nghiêm túc và cả khi chạy nước rút hướng tới sự chữa lành cùng với tự do mà Cha chúng ta định sẵn cho bạn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7