Học cách tin tưởng vào Thiên Chúa
- In trang này
- Lượt xem: 496
- Ngày đăng: 20/08/2024 08:11:36
HỌC CÁCH TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA
Chúng ta phải tin tưởng rằng Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta và Người sẽ trao cho chúng ta những phương tiện cần thiết để giúp ta chiến đấu với những thách đố trong cuộc sống và đạt tới cùng đích của mình.
Trong bài giảng trên núi, Chúa Giê-su đã trình bày một cách tha thiết về nhu cầu cần cậy dựa vào tình yêu thương chăm sóc của Chúa Cha: “Đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?… Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 25-27, 31-33)
Chúng ta hoàn toàn sống nhờ vào lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta phải tin tưởng rằng Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta và Người sẽ trao cho chúng ta những phương tiện cần thiết để giúp ta chiến đấu với những thách đố trong cuộc sống và đạt tới cùng đích của mình. Các thánh đều có một kinh nghiệm sâu sắc về sự hiện hiện của Thiên Chúa trong cuộc sống các ngài, đến nỗi các ngài chẳng tìm đến sự chứng thực mầu nhiệm hay chạy theo những phép lạ và dấu chỉ.
Có một lần, dưới triều đại thánh Louis IX ở Pháp, khi thánh lễ đang được cử hành tại nhà nguyện của cung điện, một phép lạ đã xảy ra trong khi truyền phép: Chúa Giêsu hiện ra hữu hình trên bàn thờ, dưới hình một đứa trẻ xinh xắn. Mọi người ở đó đều nhìn ngắm Ngài với sự kính sợ, và nhận ra phép lạ này là bằng chứng về sự hiện diện thực sự của Chúa Giê-su. Có người vội vã chạy đi báo cho nhà vua, người vắng mặt lúc đó, để ông có thể đến chứng kiến sự kiện này. Nhưng vua Louis đã từ chối và giải thích rằng:
Chúa đáp ứng những nhu cầu tâm linh của chúng ta, đúng như Ngài đã hứa. Ngài cũng đáp ứng nhu cầu vật chất của chúng ta, miễn là chúng ta đặt trọn niềm tin tưởng nơi Ngài.
Thánh Gioan Thánh Giá, khi được người đầu bếp trong tu viện của mình thông báo rằng không còn thức ăn cho ngày hôm sau, đã trả lời: “Hãy để Chúa lo việc cung cấp thức ăn. Ngày mai còn khá xa, Ngài có thể lo liệu cho chúng ta được.” Sáng hôm sau vẫn không có thức ăn cho đến khi một nhà hảo tâm giàu có đến gõ cửa. Ông giải thích rằng đêm hôm qua, ông đã mơ thấy các tu sĩ có thể đang cần đồ ăn, và ông đã mang đủ thực phẩm và vật dụng để giúp họ duy trì, phòng trường hợp điều đó xảy ra thật.
Các vị thánh khác cũng có những kinh nghiệm tương tự. Vào đầu thế kỷ XIX, chân phước Anne-Marie Javouhey đã thành lập một dòng tu, bất chấp sự phản đối quyết liệt của cha mình. Cô và các chị em khác đang điều hành một trại trẻ mồ côi, và một ngày nọ, khi họ hết tiền mua thức ăn, Anne-Marie đã vào nhà thờ để cầu nguyện: “Con cần sự giúp đỡ. Con biết rằng con đã thiếu thận trọng, và có lẽ theo nhiều cách khác nhau, con đã vượt quá ý muốn của Chúa. Nhưng con làm điều đó vì những đứa trẻ. Chúng là của Chúa hơn là của con. Nếu con đã phạm sai lầm, hãy trách phạt con, xin đừng bắt tội lên chúng. Con cầu xin Chúa, đừng bỏ rơi chúng. Van lạy Ngài, xin ra tay cứu giúp.” Sau đó, Anne-Marie nghe thấy tiếng Chúa rõ ràng: “Tại sao con đến đây để phơi bày những nghi ngờ của mình? Con không tin vào Ta sao? Ta đã bao giờ làm con thất vọng chưa? Hãy trở về với những đứa trẻ.” Cha cô đã ở đó với một xe thức ăn, ông nói: “Cha không biết tại sao mình lại làm thế này, nhưng cha không thể để các con chết đói.” Anne-Marie nhận ra rằng Chúa không chỉ thử thách đức tin của cô mà còn chứng thực sự chăm sóc yêu thương của Ngài dành cho cô – vì thực sự, việc thúc đẩy người cha không mấy hợp tác của mình mang đồ hỗ trợ tới cho tất cả trẻ mồ côi và các chị em có lẽ còn là phép lạ lớn hơn so với việc Ngài bỗng nhiên đổ đầy các kệ đựng thức ăn trống không này.
Một nhân vật nổi tiếng khác, thánh Frances Cabrini, người Ý, đã thể hiện lòng tin tưởng như trẻ thơ trong suốt thời gian dài mục vụ ở Hoa Kỳ. Sơ và các nữ tu trong dòng của mình gặp nhiều khó khăn với công việc phục vụ những người Ý nhập cư nghèo, nhưng họ đã cố gắng để thành lập và cung ứng nhân sự cho nhiều trường học, bệnh viện và trại trẻ mồ côi. Bất cứ khi nào có vấn đề nảy sinh, Mẹ Cabrini đều hỏi: “Ai đang làm việc này? Chúng ta – hay Chúa?”
Tin vào Thiên Chúa có nghĩa là tin vào sự chăm sóc của Ngài dành cho chúng ta ngay cả khi cái ác dường như đang chiếm thế thượng phong – một quan điểm được nghiệm ra bởi vị tu viện trưởng thế kỷ thứ sáu, thánh Stephen thành Rieti. Khi một kẻ độc ác đốt cháy các kho chứa toàn bộ ngô của tu viện, các tu sĩ đã kêu lên với Stephen: “Than ôi cho những gì xảy đến cho cha!” Vị tu viện trưởng trả lời: “Không, đúng hơn hãy nói: ‘Than ôi điều đã xảy đến với người đã gây ra điều này,’ vì tôi không bị tổn hại gì cả.” Vì Stephen biết rằng sự quan phòng của Chúa lớn hơn nhiều so với bất kỳ sự phản bội nào của con người.
Theo thánh Albertô Cả, “Niềm tin tưởng của bạn vào Chúa càng lớn và bền bỉ thì bạn càng nhận được dồi dào tất cả những gì bạn cầu xin”. Điểm này được lặp lại nơi tư tưởng của thánh Têrêsa Avila khi người trấn an chúng ta: “Thiên Chúa đầy lòng thương xót và không bao giờ làm thất vọng những người đau khổ và bị khinh miệt, nếu họ tin tưởng vào một mình Ngài”.
Quả thực, nếu chúng ta đang cố gắng làm công việc của Chúa thay vì tìm ích lợi cho bản thân, thì chúng ta không cần phải lo sợ về kết quả. Chúa là chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề và chu cấp cho những nhu cầu của chúng ta (thậm chí đến mức nếu cần thì phép lạ sẽ xảy ra). Tuy nhiên, có một điều Ngài không thể làm là buộc chúng ta phải tin cậy nơi Ngài. Nếu chúng ta tự do lựa chọn điều này, chúng ta đang kết hợp với ân sủng của Ngài và đảm bảo có được những kết quả tuyệt vời và đáng kinh ngạc.
“Đừng sợ điều gì có thể xảy ra vào ngày mai. Người Cha yêu thương đã chăm sóc bạn hôm nay cũng sẽ chăm sóc bạn ngày mai và mọi ngày. Ngài sẽ che chở bạn khỏi đau khổ, hoặc Ngài sẽ ban cho bạn sức mạnh kiên cường để chịu đựng. Hãy bình an, gạt bỏ mọi suy nghĩ và tưởng tượng lo lắng.” – Thánh Phanxicô Salê.
“Những ai có tâm hồn rộng mở nhờ niềm tin tưởng vào Thiên Chúa sẽ nhanh chóng thăng tiến trên con đường hoàn thiện. Họ không chỉ chạy mà còn bay; bởi vì đã đặt hết hy vọng vào Chúa, họ không còn yếu đuối như trước nữa. Họ trở nên mạnh mẽ nhờ sức mạnh của Chúa, sức mạnh được ban cho tất cả những ai đặt trọn niềm tin nơi Ngài.” – Thánh Anphongsô Liguori.
Thánh Rosa Lima rất sợ bóng tối, một đặc điểm di truyền từ người mẹ của ngài. Cha mẹ cô từng đi tìm cô khi trời tối. Điều này đã ảnh hưởng đến Rosa và cô nghĩ: “Điều này là sao? Mẹ là một người cũng rụt rè như tôi lại cảm thấy an toàn khi có chồng bà đồng hành. Tại sao tôi lại sợ hãi khi Đấng Tình Quân luôn đồng hành, Người sẽ không bao giờ rời bỏ tôi mà luôn luôn bên cạnh và ngự trị trong trái tim này?” Và từ đó, thánh Rosa đã không còn sợ hãi điều gì nữa.
Bạn có thể học hỏi từ kinh nghiệm của thánh nữ bằng cách luôn luôn nhắc nhớ bản thân rằng Chúa Giêsu luôn bên cạnh bạn, và điều đó có nghĩa rằng bạn không phải sợ điều gì cả.
Một mẹ bề trên rất buồn lòng có lần đến gặp thánh Joseph Cottolengo. Cha hỏi: “Có chuyện gì vậy sơ?” Sơ trả lời: “Cha ơi, con có rất nhiều thứ phải mua và đây là tất cả số tiền con có”. Thánh Giuse Cottolengo đồng ý rằng đó là một số tiền rất nhỏ nên ngài lấy số tiền ném ra ngoài cửa sổ và an ủi nữ tu khi ấy đang bị sốc: “Không sao đâu, bây giờ nó đã được trồng. Hãy đợi vài giờ, nó sẽ sinh hoa kết quả.” Cuối ngày hôm đó, một người phụ nữ đến gặp vị thánh và quyên góp một số tiền lớn – vượt xa nhu cầu của cộng đoàn. Đôi khi bạn không có những lựa chọn rõ ràng, nhưng giống như thánh Joseph Cottolengo, bạn luôn có thể chọn tin tưởng vào Chúa. Điều này cho phép Ngài giúp đỡ bạn, thường theo những cách mà bạn không thể lường trước được.
Nguồn: catholicexchange.com
Tác giả: Fr. Joseph M. Esper
Chuyển ngữ: Bảo Trâm
Bài cùng chuyên mục:
Đức khó nghèo đem chúng ta đến gần Thiên Chúa (19/09/2024 08:40:16 - Xem: 75)
Những người nghèo khó về mặt vật chất dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc tinh thần của họ vào Chúa hơn vì chính thực tại của họ luôn nói cho họ về những nhu cầu thiêng liêng.
Đừng để ngày sống qua đi mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi (10/09/2024 08:03:34 - Xem: 336)
Đừng để ngày sống qua đi, mà thiếu nụ cười có Chúa trên môi. Bạn hãy trao bảy nụ cười có Chúa đến với những anh chị em bạn gặp hôm nay!
Chữa lành là khi trái tim được tự do (05/09/2024 08:30:48 - Xem: 275)
Bạn xứng đáng khi coi trọng trái tim mình một cách nghiêm túc và cả khi chạy nước rút hướng tới sự chữa lành cùng với tự do mà Cha chúng ta định sẵn cho bạn.
Hãy là chính mình! (31/08/2024 14:21:21 - Xem: 419)
Bạn phải là chính mình, chứ không phải là ai khác. Bởi vì nếu bạn không phải là chính mình, thì bạn sẽ là ai đó không phải bạn. Và điều đó không tốt!
6 vị thánh lý tưởng đồng hành cùng bạn trong những năm tháng cuối đời (17/08/2024 05:18:04 - Xem: 695)
Có rất nhiều vị thánh mà bạn có thể cầu nguyện để giúp mình biết tận dụng tối đa những năm tháng vàng son này.
Con đường dẫn đến cái đẹp (10/08/2024 07:47:18 - Xem: 361)
Mỗi người trong chúng ta đều là những cá thể được tạo ra một cách độc đáo. Vì vậy vẻ đẹp của bạn là duy nhất và không giống ai. Hãy loại bỏ việc so sánh với người khác ra khỏi đầu!
Cuộc đời độc thân, thật đáng sống! (06/08/2024 08:16:57 - Xem: 105)
Khoảnh khắc độc thân hiện tại này chính là một món quà từ Chúa và Ngài có lý do để trao bạn món quà này.
Sức mạnh biến đổi của sự tha thứ thầm lặng (01/08/2024 15:15:11 - Xem: 447)
Sự tha thứ đích thực đến từ mong muốn chân thành để buông bỏ những nặng nề cho chính mình và người khác.
Tầm quan trọng của nền Giáo dục Công giáo trong thế giới hiện đại (26/07/2024 09:08:17 - Xem: 543)
Một trong những đặc điểm nổi bật của nền giáo dục Công giáo là tập trung đặc biệt vào phẩm giá vốn có của mỗi cá nhân.
4 bước để xây dựng tình bạn với người khác giới (23/07/2024 13:38:20 - Xem: 457)
Bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng sinh hoa kết quả và hoa trái đó sẽ tràn trề ra bên ngoài nữa. Đừng để các mối quan hệ bạn bè của bạn chỉ ở trong vòng khép kín.
-
Thứ Bảy 21/09/2024 – Thứ Bảy tuần 24 thường niên – THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. – Đứng dậy, đi theo Chúa.
THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính.
- Thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung...
- Thứ Năm tuần 24 thường niên.
-
Độc thân – Nên nói gì đây?
Độc thân làm chúng ta sống trong cô đơn mà chính Chúa đã lên án, nhưng đó cũng là cô đơn mà Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta, và đó là biểu...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024
Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024
Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ...
-
Đức khó nghèo đem chúng ta đến gần Thiên Chúa
Những người nghèo khó về mặt vật chất dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc tinh thần của họ vào Chúa hơn vì chính thực tại của họ luôn nói cho...
-
Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha?
Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?
-
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng...
-
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
-
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
-
Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học