Văn hóa - Lẽ sống

Henri Nouwen, một vị thánh của thời đại chúng ta

  • In trang này
  • Lượt xem: 8,041
  • Ngày đăng: 25/05/2021 08:04:53

HENRI NOUWEN, MỘT VỊ THÁNH CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA

 

Tôi muốn làm một vị thánh vĩ đại, nhưng tôi còn muốn trải nghiệm mọi cảm giác mà những người tội lỗi cảm nghiệm. 

 

 

Thời nay, làm thánh không thôi thì không đủ, chúng ta phải có sự thánh thiện mà thời điểm hiện tại đòi hỏi.

 

Triết gia Simone Weil đã viết câu đó, và bà đúng. Chúng ta cần những vị thánh mà thời điểm hiện tại đòi hỏi và tôi muốn đề xuất một người mà tôi tin rằng phù hợp với mô tả này, đó là linh mục Henri Nouwen, ngòi bút thiêng liêng nổi tiếng đã qua đời năm 1996. Sự thánh thiện của ngài là gì và tại sao nó đặc biệt thích ứng vời thời hiện tại?

 

Henri Nouwen được cho là ngòi bút thiêng liêng có sức ảnh hưởng nhất thế hệ chúng ta. Tuy nhiên, linh đạo của ngài không phát xuất từ lòng  sốt mến dễ dàng hay đức tin chưa qua thử thách. Như tác giả Michael Higgins viết trong quyển tiểu sử Nouwen, ngài là “một thiên tài sinh ra từ thống khổ”. Nouwen là vị thánh bị lo âu dày vò, một vị thánh lý tưởng cho một thời đại chìm trong lo âu.

 

Ngài là con người lo âu, đau đớn, phức tạp với một cá tính quá đỗi nhạy cảm. Ngài có xu hướng ám ảnh trong các mối quan hệ thân thiết, có khi thể hiện những nhu cầu ấu trĩ như trẻ con và dù đã có được biết bao tình yêu thương, được đón nhận và thành công, nhưng ngài luôn mãi bị ám ảnh với ý thức, mình không được yêu thương thật sự và không có nơi nào là mái ấm cho mình. Ngài còn nuôi dưỡng một vết thương trong lòng mà ngài không bao giờ giải thích cho người khác cũng như không hòa giải với chính mình. Với biết bao chuyện như thế, ngài lại còn có tính khí của một nghệ sĩ, vừa là một ơn vừa là gánh nặng, và như nhiều nghệ sĩ khác, ngài phải đấu tranh để giữ sự bình thường, thiết thực và cân bằng khi sáng tạo, tận hưởng sự tỉnh táo thực tế và không vượt ra khỏi lời khấn khiết tịnh. Vì thế, ngài có thể lên sân khấu, tỏa một sức sống mãnh liệt, rồi bước xuống sân khấu và vài phút sau đã bật khóc và xin người khác an ủi mình. Về tính dục, dù đã có lời khấn độc thân khiết tịnh và vẫn giữ trọn lời khấn, nhưng có những lúc ngài yêu đến ám ảnh một ai đó, đến nỗi ngài chỉ có thể giữ trọn lời khấn và sự tỉnh táo bằng cách tìm đến bác sĩ chuyên khoa.

 

Đây không phải là những điều mà bạn thường đọc thấy nơi cuộc đời các thánh, ít ra là những thánh đã được chính thức phong thánh và được xem là gương mẫu của thánh thiện, nhưng thật ra, nó chính là chất liệu của sự thánh thiện. Triết gia Soren Kierkegaard, người mà linh mục Nouwen ái mộ, đã định nghĩa một vị thánh như sau: thánh là người chỉ muốn một điều. Đó là một việc không dễ dàng gì. Không phải vì chúng ta khó mong muốn điều đúng đắn, nhưng vì chúng ta còn muốn nhiều điều khác nữa. Thánh Tôma Aquinô đã xác nhận, mọi lựa chọn là một sự từ bỏ. Nói thế là nói ngắn gọn. Mọi lựa chọn là một loạt những từ bỏ, và chính vì thế mà lựa chọn và thánh thiện đều là việc khó khăn.

 

Trong nhật ký của mình, linh mục Nouwen mô tả sự đấu tranh của mình như thế này. Tôi muốn làm một vị thánh vĩ đại, nhưng tôi còn muốn trải nghiệm mọi cảm giác mà những người tội lỗi cảm nghiệm. Tôi muốn rút lui vào thinh lặng của cầu nguyện, nhưng tôi không muốn bỏ lỡ bất kỳ điều gì trên đời. Tôi muốn chôn mình trong vô danh sống giữa người nghèo, nhưng tôi cũng muốn viết sách, muốn người ta biết đến, muốn đi đây đó, gặp mọi người và làm những việc thú vị. Đó là những điều mà ngài đã phải đấu tranh, cũng như chúng ta vậy, nhưng cuối cùng, ngài đã tìm được cách để chỉ muốn một điều.

 

Ngài làm bằng cách nào, làm sao bất chấp tất cả mọi chuyện này, ngài đã trở nên một vị thánh ? Ngài làm được nhờ sự chân thật khiêm hạ không bao giờ chối bỏ những đấu tranh vật lộn của mình. Ngài làm được như thế nhờ ngài chấp nhận sự phức tạp của mình, bằng cách quỳ gối trong những lời cầu nguyện bất lực, khi sức của ngài không đủ, và bằng cách để người nghèo yêu mến mình. Và ngài làm như thế bằng cách chia sẻ những vết thương của mình với mọi người, bằng cách tìm sự giúp đỡ của chuyên gia khi suy sụp, bằng cách học lấy từ mọi nỗi đau, ám ảnh và đau lòng, rằng, đến tận cùng, trái tim chúng ta mạnh hơn những vết thương và vì thế chúng ta có thể giữ được những cam kết và cuối cùng có được bình an trong phức tạp, cám dỗ và đấu tranh.

 

Chắc chắn các vị thánh thời xưa đã có những đấu tranh của riêng họ khi cố gắng chỉ muốn một điều, cố gắng dẫn truyền sinh lực bất kham của họ và phó mình trong tay Thiên Chúa. Tuy nhiên, những câu chuyện chúng ta nghe về cuộc sống các ngài lại có khuynh hướng làm nổi bật những nhân đức hơn là đấu tranh. Ví dụ Mẹ Têrêxa cũng là vị thánh của thời đại chúng ta, là vị thánh đã tạo nhiều cảm hứng tích cực. Với nhiều người chúng ta, cuộc đời và nhân đức của Mẹ dường như quá xa vời với những đấu tranh rối ren và trần tục của chúng ta, đến nỗi chúng ta xem Mẹ như một vị thánh để ngưỡng mộ chứ không phải để noi gương. Dĩ nhiên như thế là không đúng. Mẹ cũng có những đấu tranh, và là đấu tranh cực lớn. Nhưng khi kể lại chuyện đời của Mẹ, những đấu tranh đó lại không thường được nêu bật.

 

Câu chuyện của linh mục Henri Nouwen và các tác phẩm của ngài, lại nêu bật những đấu tranh, chứ không chỉ nhân đức và sự khôn ngoan của ngài. Biết được sự trần tục trong những đấu tranh của ngài, có thể gây nên ấn tượng rằng nơi ngài có ít điều đáng ngưỡng mộ hơn Mẹ Têrêxa. Có lẽ thế. Nhưng, nơi cha Nouwen, chúng ta thấy một người mà chúng ta dễ noi gương hơn.

Ronald Rolheiser

J.B. Thái Hòa dịch

Bài cùng chuyên mục:

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 191)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 178)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 897)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 387)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 474)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 492)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 524)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,306)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7