Văn hóa - Lẽ sống

Giáo dục: Tuổi nào cũng có nhu cầu thiêng liêng của tuổi đó

  • In trang này
  • Lượt xem: 686
  • Ngày đăng: 22/02/2024 08:48:49

TUỔI NÀO CŨNG CÓ NHỮNG NHU CẦU THIÊNG LIÊNG

CỦA TUỔI ĐÓ

 

Những ấn tượng tuổi ấu thơ đã ăn sâu vào trí nhớ và có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc đời. Các giai đoạn chính của đời sống tâm linh của con cái chúng ta.

 

 

Trong tác phẩm vừa mới xuất bản, Những giai đoạn chính trong đời sống tâm linh của con cái chúng ta, các nhà giáo trong gia đình Salêdiêng đưa ra những suy tư về nhu cầu tâm linh của từng lứa tuổi.

 

Những ấn tượng tuổi ấu thơ đã ăn sâu vào trí nhớ và có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc đời. Các giai đoạn chính của đời sống tâm linh của con cái chúng ta. Tôi gõ cửa (Les Grandes Étapes de la vie spirituelle de nos enfants. Je frappe à la porte, nxb., Mame). Một quyển sách của mười nhà giáo theo đường lối của Thánh Gioan Bosco viết, gồm các cha mẹ đã tham gia vào công việc này do linh mục Jean-Marie Petitclerc điều phối, đề cập đến tuổi thanh thiếu niên, gồm hai giai đoạn: 14-16 tuổi và thanh thiếu niên gần như trưởng thành, 17 và 18 tuổi.

 

1. Thức tỉnh (0-3 tuổi)

Trẻ em còn rất nhỏ đã là một sinh vật tâm linh

Phép rửa không có ngay từ khi sinh ra: chính từ những giây phút đầu tiên, kể cả trong bụng mẹ, đứa trẻ bắt đầu cuộc sống của mình, cuộc sống trước hết mang bản chất thiêng liêng. Dĩ nhiên chưa đến lúc trẻ em nghe bài giảng, nhưng qua những cử chỉ dịu dàng mà cha mẹ làm, em bé phát triển nhận thức về việc được yêu thương, điều này sẽ mở ra cho em nhận thức về việc được Chúa Cha yêu thương. Sau đó, từ 1 đến 2 tuổi, trẻ em bắt đầu quá trình phát triển trí tuệ chủ yếu dựa trên bắt chước. Đây là tuổi của những trò chơi bắt chước như chơi búp-bê hay lắp ráp. Nhà giáo dục có thể dựa vào nhu cầu bắt chước này để giới thiệu cho trẻ em những bước đầu của đời sống thiêng liêng. Vì thế tầm quan trọng của việc cụ thể hóa lời cầu nguyện thông qua thái độ của cơ thể: làm dấu thánh giá, quỳ gối, chắp tay. Ở tuổi này, trẻ cũng rất nhạy cảm với những nghi thức trấn an như ban phép lành, làm dấu thánh giá với nước thánh ở cuối nhà thờ, phút cầu nguyện trước khi đi ngủ hay thói quen cha mẹ chúc phúc cho con. Sự phát triển nội tâm và đời sống tinh thần cũng qua giác quan, nên trẻ em được hưởng lợi khi gần với cái đẹp, nghe các bài ngợi khen, các thánh ca hay đọc những quyển sách nhỏ minh họa đẹp về Sáng tạo hay Chúa Giáng sinh. Về mặt trí tuệ, từ 2 tuổi, trẻ em có thể hiểu Thiên Chúa tạo dựng thế giới, Ngài yêu thương thế giới và chăm sóc các tạo vật của Ngài vì thế Ngài chăm sóc các em.

 

2. Tuổi thơ ấu (4-6 tuổi)

Thời gian thấm nhuần

Từ 3 hoặc 4 tuổi, trẻ em cần hiểu rõ những việc mình làm. Các em bước vào tuổi thắc mắc, các em hay hỏi “tại sao?, từ khi nào?, làm thế nào?” liên quan đến nguồn gốc sự sống, thiện và ác. Đây là tuổi các em có thể đọc những câu chuyện trong sách Sáng Thế, những chuyện giúp các em gặp Chúa Kitô qua cuộc đời của Ngài, qua sách vở hay phim hoạt hình. Vấn đề là làm sao để các em gặp Đấng yêu thương các em. Vì thế các sẽ rất nhạy cảm với câu chuyện Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, giúp các em tập thói quen hy sinh những việc nhỏ bé. Văn bản Quốc gia về định hướng việc dạy giáo lý ở Pháp (2006), được Hội đồng Giám mục Pháp ký lưu ý: “Tuổi này thích hợp cho sự thấm nhuần. Thời thơ ấu đã in sâu vào ký ức và có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống.” Vì thế quan trọng nên đưa các em đến các buổi lễ tôn giáo, nhà thờ, thấm nhuần các em trong bầu khí liên quan đến thánh thiêng. Vì động cơ chính của một em bé 4 tuổi là cảm xúc, nên cha mẹ là người ở vị trí tốt nhất để dạy con. Tuy nhiên cha mẹ phải tỏ ra gần gũi, nhưng không là một, để nhường chỗ cho một cuộc gặp khác trong tâm hồn đứa bé.

 

3. Tuổi thơ (7-10 tuổi)

Khởi đầu của hướng nội

Từ 7 tuổi, trẻ em trở nên tự lập và có khả năng suy luận, tranh luận. Đời sống tinh thần ở tuổi này mở rộng hơn, bao gồm ba chiều kích không thể tách rời. Đầu tiên là chiều dọc, chỉ định việc tìm kiếm sự siêu việt. Trước đây chiều hướng này đã hiện diện ở dạng phôi thai, nhưng giờ đây, việc đặt câu hỏi trở nên mạnh mẽ hơn khi đứa trẻ khám phá thế giới. Sau đó, các em phải đối diện với các câu hỏi không có câu trả lời, nhưng lại đưa các em về với huyền bí, về với Thiên Chúa. Chúng ta phải cẩn thận với vũ trụ huyền ảo, hiện diện trong phim ảnh hoặc trò chơi điện tử, có thể xâm chiếm trí tưởng tượng của các em và cản trở cuộc gặp của các em với Thiên Chúa tình yêu. Để thuận tiện cho việc này, chúng ta không nên để trẻ em bỏ nhiều thì giờ trên màn hình, nhưng giúp các em khám phá thế giới của Kinh thánh hoặc cuộc đời của các thánh.

 

Thứ hai là chiều ngang của đời sống thiêng liêng: trẻ em bắt đầu cảm thấy cần phải sống đức tin của mình một cách cộng đồng hơn, với bạn bè, trong giáo xứ. Hướng đạo đáp ứng được nhu cầu này. Và cuối cùng, các em bắt đầu phát triển đời sống nội tâm. Ở tuổi này, chúng ta có thể hướng dẫn các em cầu nguyện cá nhân, bằng cách dạy các em im lặng. Chúng ta cũng có thể giúp các em điều hòa hơi thở, tập trung chú ý vào một chuyện như nhìn ngọn nến. Chính nhờ sự xuất hiện của ba chiều kích này trong đời sống thiêng liêng mà các em có thể chuẩn bị rước lễ lần đầu, nơi các em gặp Chúa, đời sống cộng đoàn và phát triển đời sống hướng nội.

 

4. Tuổi tiền thiếu niên (11-13 tuổi)

Tuổi cộng đồng

Khi tuổi dậy thì bắt đầu, đứa trẻ dần dần tự giải phóng mình khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Các em phân biệt “gia đình chúng tôi” và khẳng định bản thân qua con mắt của những người cùng trang lứa trong “thế hệ chúng tôi”. Sự dấn thân của các em vào các phong trào của Giáo hội thường mang một nhu cầu tâm linh sâu sắc, được nuôi dưỡng bằng các buổi cầu nguyện, ca ngợi hoặc với những người giúp lễ. Cha mẹ khuyến khích các em chia sẻ đời sống cộng đồng, để các em kết bạn với các bạn trẻ có cùng khao khát tâm linh. Việc lựa chọn trường học ở tuổi này rất quan trọng. Ở mức độ cảm xúc, các em thường tránh cha mẹ để có cái “tôi” được cá nhân hóa. Theo nhà phân tâm học Nicole Fabre, đây là thời điểm các em đi vào một đức tin cá nhân hơn, đức tin này sẽ đi qua các con đường gai góc, từ giã những chuyện trong thời thơ ấu. Trẻ vị thành niên phải từ bỏ cảm nhận cha mẹ là toàn năng, từ bỏ hình ảnh lý tưởng của Chúa thời thơ ấu hay hình ảnh Chúa là “quan tòa vĩ đại”, với quyền năng toàn năng kỳ diệu. Ngược lại, các em sẽ khám phá Chúa không bảo vệ các em khỏi những khó khăn hay sự dữ, nhưng Ngài là một Thiên Chúa dịu dàng, thân thiện, ngự trong tâm hồn các em. Vì thế các em phải để đứa trẻ chết đi trong mình và tìm ra điểm quy chiếu vững chắc nơi Chúa Giêsu. Trong giai đoạn khủng hoảng này, người lớn có thể thúc đẩy các em gặp Chúa bằng cách giao trách nhiệm cho các em, để các em tham gia vào giờ cầu nguyện. Về mặt thiêng liêng, các thanh thiếu niên cảm thấy cần được kết nối với điều gì đó lớn lao hơn chính mình. Các nhà giáo nhấn mạnh, với các em ở lứa tuổi này, việc đối diện với thiên nhiên có thể mang nhiều kết quả, như đi bộ nhiều ngày không có điện thoại di động. Thánh Gioan Bosco cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các bí tích, xưng tội và Thánh Thể. Nhưng đặc điểm quan trọng nhất của tuổi này là thiết lập bầu khí lễ hội xung quanh mỗi sự kiện tôn giáo. Khi đó, các bạn trẻ sẽ đặc biệt nhạy cảm với thực tế một đức tin nhất quán là một đức tin vui tươi và “một vị thánh buồn là một vị thánh buồn”.

 

 Marta An Nguyễn dịch(phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 188)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 177)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 893)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 386)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 473)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 491)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 524)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,305)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7