Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật 4 Phục sinh Năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,314
  • Ngày đăng: 03/05/2022 05:14:34

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH, NĂM C

 

 

1/ AI ĐIỀU HÀNH GIÁO HỘI

Dưới đây là một giai thoại nói đến tinh thần khiêm tốn của Đức Thánh Cha Gioan XXIII một vị mục tử tốt. Vào buổi tối khi tuyên bố khai mạc Công đồng Vatican II – Công đồng trước diễn ra vào năm 1870 – ngài đã không thể ngủ được. Cuối cùng, ngài tự nói với mình như ra lệnh: “Angelo, sao ông chưa ngủ? Ai đang điều hành Giáo hội, ông hay Chúa Thánh Thần? Vậy nên ngủ đi”. Và ngài đã làm được. Trước khi được bầu làm Giáo hoàng, Angelo Roncalli đã từng là nhà ngoại giao ở Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp; và với tư cách là Sứ thần Tòa Thánh tại Paris; và là Thượng phụ Giáo chủ của thành Venice. Tất cả những kinh nghiệm này đã giúp ngài ứng phó với các vấn đề xã hội và Giáo hội. Khi vẫn còn là Tổng Giám mục, ngài lưu ý: “Bất cứ nơi nào tôi đến, tôi đều chú ý đến những điểm chung của chúng ta hơn là những gì ngăn cách chúng ta.” Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã bắt đầu sứ vụ của mình bằng lời hứa là “một mục tử tốt”. Ngài đã mang đến một cuộc cách mạng thực sự cho Cung điện Tông đồ bằng cách loại bỏ ba lần quỳ gối được quy định trong các buổi tiếp kiến ​​riêng và bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện bất ngờ của mình với những người lao động và người làm vườn trên đường phố của Thành quốc Vatican. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử “bày tỏ sự chú tâm đến vai trò của phụ nữ trong đời sống giáo hội và nhìn nhận ngày càng cao về phẩm giá của họ”. Hơn hết, bằng cách triệu tập Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Gioan XXIII, với sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, đã khởi động một tinh thần canh tân vẫn tiếp tục cho đến ngày nay của chúng ta.

* Vào tháng 9 năm 2000, người con này của nông dân Ý đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước; và được Giáo hoàng Phanxicô phong thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014.

 

2/ MỘT CÁCH CẦU NGUYỆN

Trong một chuyến viếng thăm Liên Hợp Quốc nhiều năm trước, Mẹ Têrêsa đã được một nhà ngoại giao tiếp cận và nói: “Tôi không phải là người Công giáo. Nhưng tôi muốn biết: tôi nên cầu nguyện như thế nào?” Người nữ tu nhỏ bé yếu ớt nắm lấy đôi bàn tay vạm vỡ của ông và dang rộng năm ngón tay của ông trong một bàn tay. Mẹ nói: “Khi bạn cầu nguyện hãy nghĩ về nhiều ơn lành mà bạn đã nhận được; sau đó, vào cuối ngày, hãy đếm trên năm ngón tay những lời Chúa Giêsu đã nói với bạn: “Chúa… đã … ban… cho … con.” Nhà ngoại giao rời đi và giơ tay như thể mang một vật kỷ niệm và nói: “Chúa… đã … ban… cho …con.”

* Trong lời cầu nguyện đơn sơ này, Mẹ Têrêsa muốn nói là tình yêu và sự bình an của vị Mục Tử Nhân Lành luôn ở với chúng ta trong mọi khoảnh khắc của đời sống. Chúa Giêsu cũng hiện diện khi chúng ta làm những việc tốt đẹp cho người khác. Vị Mục Tử Nhân Lành của Tin Mừng hôm nay hướng dẫn chúng ta trong cuộc hành trình đến sự sống đời đời. (Theo tài liệu của cha Sanchez)

 

3/ ĐỪNG BUÔNG TAY

Có một cảnh tuyệt vời ở vào cuối phim Titanic. Khi con tàu đang chuẩn bị chìm xuống vùng nước lạnh giá của Đại Tây Dương, Jack Dawson và Rose đang bám chắc vào mép tàu. Jack quay sang Rose và nói với cô ấy: “Đừng buông tay. Dù có chuyện gì xảy ra, đừng buông tay!” – Một điều gì đó thật sâu sắc khi biết rằng có một ai đó muốn chúng ta bám chắc cuộc sống, dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu. Khi còn nhỏ, chúng ta bám vào cha mẹ để được hướng dẫn và bảo vệ. Khi trưởng thành, chúng ta mong tìm được một người bạn đời hay một người bạn thân, để giúp đỡ chúng ta khi chúng ta tổn thương, khi chúng ta gặp thất bại. Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy sự tỏ lộ sâu sắc từ Chúa Giêsu rằng Chúa Cha có ý định “gìn giữ chúng ta” qua mọi cơn bão tố và mọi khó khăn trong cuộc sống. Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành của chúng ta, cung cấp cho chúng ta sự bảo vệ chắc chắn. Người bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta đang ở trong tay Người và sẽ không có gì có thể tước đoạt chúng ta khỏi Người. Người còn đảm bảo với chúng ta rằng chúng ta cũng ở trong tay của Cha.

 

4/ TÀU BISMARCK

Vào đầu Thế chiến thứ hai, Đức Quốc xã đã trang bị một thiết giáp hạm khổng lồ tên là Bismarck. Nó là tàu chiến lớn nhất mà thế giới từng thấy cho đến thời điểm đó. Với tàu Bismarck, quân Đức có cơ hội thống trị các vùng biển. Rất nhanh sau khi được đưa vào hoạt động, chiếc Bismarck đã đánh chìm nhiều hàng không mẫu hạm và máy bay của quân đồng minh. Lớp áo giáp khổng lồ của nó cho người ta niềm tự hào rằng Bismarck không thể chìm. Nhưng tàu Bismarck đã bị đánh chìm. Và nó đã bị đánh chìm chỉ do một quả ngư lôi duy nhất. Một quả ngư lôi trúng bánh lái của tàu Bismarck. Kết quả là chiến hạm đi ngoằn ngoèo trên biển, không thể cập bến cảng. Chỉ một thời gian ngắn trước khi hải quân Anh có thể tiến chiếm và tiêu diệt nó. Cho dù chiến hạm có lớn đến đâu, nó cũng sẽ chết nếu không có bánh lái điều khiển.

* Lênh đênh trên mặt nước hỗn loạn mà không có bánh lái, Bismarck là hình ảnh hiện đại về một thế giới không có sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, vị Mục Tử tốt lành. Không có Chúa, thế giới đi vào sự hỗn loạn. Nhưng với Chúa, có sự hướng dẫn, định hướng và mục đích trong cuộc sống.

 

5/ BIẾT TÊN

Một cha bạn của tôi thích thú kể câu chuyện về một nhân viên điều tra dân số đến nhà một gia đình nọ khá nghèo ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam để thu thập số liệu hộ khẩu. Anh hỏi một bà mẹ có bao nhiêu người con trong gia đình. Bà ấy bắt đầu: “Chà! Có Dũng, Côi, Na, Mai, Biu… và có Bôn, Xíu, Len…cả con cún của chúng tôi Lu Lu nữa!” Lập tức nhân viên điều tra cắt ngang lời bà ấy: “Không, thưa bà, điều đó không cần thiết. Tôi chỉ cần số người chứ không cần con chó của bà!” Bà ấy lặp lại: “Chà! Có Dũng, Côi, Na, Mai, Biu, Bôn, Xíu, Len, và…và…” Nhưng một lần nữa, nhân viên điều tra vội ngắt lời bà. Tỏ rõ sự khó chịu, anh ta nói: “Không, thưa bà, bà có vẻ không hiểu tôi. Ý của tôi là không cần tên của họ, chỉ cần con số là được.” Bà lão trả lời: “Nhưng tôi không biết chúng bằng con số. Tôi chỉ biết chúng bằng tên gọi!”.

* Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

 

6.MỘT VỊ MỤC TỬ ĐÍCH THỰC

Chuyện xảy ra trong một trận chiến ác liệt tại biên giới Hàn Quốc, một người lính bị thương nặng đang hấp hối xin được gặp một linh mục. Bác sĩ quân y không biết tìm đâu ra. Ngay lúc đó một người bị thương khác nằm gần đó nghe thấy lời yêu cầu lên tiếng: “Tôi là một linh mục.” Bác sĩ quân y quay sang người vừa nói và thấy tình trạng của anh này cũng tồi tệ không kém người kia. Ông ta cảnh báo: “Anh không được di chuyển, nếu không anh sẽ chết”. Nhưng vị linh mục tuyên úy bị thương đáp lại: “Linh hồn của người kia đáng giá hơn một vài giờ của cuộc đời tôi.” Sau đó, ngài bò đến chỗ người lính đang hấp hối, nghe lời thú tội của anh ta, ban ơn giải tội và cả hai cùng chết, tay trong tay.

* Một hình ảnh vô cùng sống động về một mục tử.

 

7.TẢNG ĐÁ BỊ LOẠI BỎ

Michelangelo có lẽ là nhà điêu khắc vĩ đại nhất mà thế giới từng biết đến. Ông ta có kiến ​​thức thuần thục về đá cẩm thạch, và dường như sở hữu “đôi mắt tia X” để biết trước hình ảnh từ khối đá mà ông sẽ tạo ra qua đôi tay của mình. Một ngày nọ, một nhà điêu khắc đồng nghiệp bắt đầu chạm một khối đá cẩm thạch Carrara trắng để tạo hình một bức tượng. Là một nghệ sĩ hạng ba, ông đã mau chóng làm hỏng tác phẩm của mình và cuối cùng phải bỏ dở. Tệ hơn nữa, ông ta lại khoét một rãnh sâu vào khối đá, khiến nó bị hỏng và không còn sử dụng được. Michelangelo không chịu đầu hàng, ông muốn cứu tác phẩm. Với con mắt tinh tường, nhà điêu khắc thiên tài biết rằng phiến đá đồ sộ này có thể được tái tạo. Từ đó, ông đã bắt tay chạm khắc một trong những kiệt tác của mình, đó là bức tượng khổng lồ về Đavít trẻ tuổi, sẵn sàng với chiếc dây phóng đá của mình để tấn công Gôliath. Chỉ ở mặt sau của bức tượng còn một số dấu vết để lại từ vết đục sai lầm của nhà điêu khắc đầu tiên.

 * Thánh vịnh 118 nói một cách tiên tri: “Viên đá mà những người thợ xây loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường”, Chúa Giêsu đã áp dụng lời tiên tri này cho chính Người.

 

Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 189)

Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 172)

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.

Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 841)

Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?

Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 366)

Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.

Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 178)

Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.

“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 233)

Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 545)

Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.

Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:24:57 - Xem: 462)

Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.

Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu (05/11/2024 07:26:42 - Xem: 281)

Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn hảo ra sao.

Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024 (01/11/2024 11:31:26 - Xem: 399)

Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7