Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 Phục sinh Năm B

  • In trang này
  • Lượt xem: 13,455
  • Ngày đăng: 22/04/2021 09:27:12

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH

 

 

1/ MỤC TỬ HÔM NAY

 

Gió, Cát và Các Vì Sao là tên một cuốn sách rất hay của nhà văn Antoine de Saint-Exupéry, người Pháp. Một biến cố đặc biệt đã giúp ông ghi lại câu chuyện. Tác giả và người đồng đội của ông, Guillaumet phải bay qua dãy núi Andes để trao thư cho chính phủ Chilê. Một buổi sáng, người bạn của ông phải cất cánh bay trong điều kiện khí hậu tồi tệ: các cơn bão tuyết dữ dội thổi xiết. Băng phủ kín  trên cánh máy bay, tuyết dày và gió lớn đã ngăn anh ta bay trên những ngọn núi cao, và buộc phải hạ cánh xuống một hồ nước đóng băng. Guillaumet tìm một nơi trú ẩn dưới buồng lái và xếp gọn quanh mình các túi đựng thư. Ở đó anh ta co ro trú ẩn hai ngày hai đêm. Khi cơn bão lắng xuống, anh phải mất năm ngày bốn đêm nữa để tìm đường trở lại nơi có người ở; anh bò trên hai tay và đầu gối trong nhiệt độ âm hai mươi độ. Làm thế nào anh ta có thể thắng vượt được ý nghĩ đầu hàng số phận để nằm xuống và an nghỉ mãi mãi? - Anh nghĩ về vợ và các con của anh, họ cần anh như thế nào. Anh nghĩ về trách nhiệm của mình phải đưa thư đến các địa chỉ. Những ý nghĩ ấy giúp anh nỗ lực để sống sót mặc dù bàn tay và bàn chân của anh bị đông cứng đến mức sau đó phải cắt cụt. Khi Saint-Exupéry mô tả trải nghiệm khủng khiếp của đồng đội và cuộc đấu tranh siêu phàm để tồn tại, ông chỉ tóm gọn tất cả trong một câu: “Chính xác là trở thành một người đàn ông phải có trách nhiệm!”

 

* Đây là điều mà Chúa Giêsu nói đến hôm nay: tình yêu và trách nhiệm của người Mục Tử Nhân Lành đối với đàn chiên.

2/ BIẾT VỊ MỤC TỬ TỐT

 

Ở London, một đám đông đã tụ tập để nghe một diễn viên nổi tiếng của Shakespeare diễn lại một số phân đoạn kịch độc đáo của Shakespeare. Đám đông rất say mê và thích thú về khả năng diễn xuất của nam diễn viên, họ liên tục dành cho anh những lời hoan nghênh nhiệt liệt. Bất ngờ một nhà giảng thuyết đáng kính trong đám khán giả muốn yêu cầu diễn viên ngâm đọc và diễn lại Thánh vịnh 23 (Thánh vịnh về Mục tử Nhân hậu), bằng cách sử dụng phong cách Shakespeare của anh. Nam diễn viên đồng ý với một điều kiện rằng vị giảng thuyết cũng phải làm như vậy khi anh ta diễn xong. Diễn viên bắt đầu, anh sử dụng rất nhiều biểu cảm và sự chuyển đổi giọng nói cũng như tất cả khả năng diễn xuất của mình; và khi anh kết thúc, đám đông vỗ tay vang dội kéo dài nhiều phút đồng hồ. Rồi sau đó, nhà giảng thuyết già bắt đầu đọc cùng Thánh vịnh ấy. Khi bắt đầu, giọng ông run lên từng đoạn như thể ông cảm nhận từng ý nghĩa sâu xa mà ông đã trải nghiệm về Lời Chúa. Khi ông đọc xong, không có ai vỗ tay cổ vũ. Tuy nhiên không ai cầm được nước mắt, tất cả đều vội lấy khăn lau nước mắt của mình. Diễn viên Shakespeare chậm rãi đứng dậy, anh ta nói: “Thưa quý vị, rõ ràng là có sự khác biệt giữa vị giảng thuyết đây và tôi. Tôi chỉ thoại diễn Thánh vịnh về người Mục Tử, còn vị giảng thuyết biết Mục Tử tốt lành qua bài Thánh vịnh.

 

3/ BIẾT TÊN

 

Một cha bạn của tôi thích thú kể câu chuyện về một nhân viên điều tra dân số đến nhà một gia đình nọ khá nghèo ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam để thu thập số liệu hộ khẩu. Anh hỏi một bà mẹ có bao nhiêu người con trong gia đình. Bà ấy bắt đầu: “Chà! Có Dũng, Côi, Na, Mai, Biu... và có Bôn, Xíu, Len...cả con cún của chúng tôi Lu Lu nữa!” Lập tức nhân viên điều tra cắt ngang lời bà ấy: “Không, thưa bà, điều đó không cần thiết. Tôi chỉ cần số người chứ không cần con chó của bà!” Bà ấy lặp lại: “Chà! Có Dũng, Côi, Na, Mai, Biu, Bôn, Xíu, Len, và…và...” Nhưng một lần nữa, nhân viên điều tra vội ngắt lời bà. Tỏ rõ sự khó chịu, anh ta nói: “Không, thưa bà, bà có vẻ không hiểu tôi. Ý của tôi là không cần tên của họ, chỉ cần con số là được.” Bà lão trả lời: “Nhưng tôi không biết chúng bằng con số. Tôi chỉ biết chúng bằng tên gọi!”.

 

* Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

 

4/ CHUYỆN ALEXANDER ĐẠI ĐẾ

 

Khi đại đế Alexander băng qua sa mạc Makran trên đường xâm chiếm Ba Tư, quân đội của ông đã cạn kiệt nước uống. Những người lính sắp phải chết khát khi họ tiến quân dưới cái nắng như thiêu như đốt của vùng sa mạc. Một vị trung úy của Alexander đã đoạt chiếm được một ít nước từ một đoàn lữ hành đi ngang qua đó. Họ mang đến cho ông trong một chiếc mũ sắt. Hoàng đế hỏi: “Có đủ nước cho tôi và cả người của tôi không?” Họ trả lời: “Thưa, chỉ có ngài thôi”. Alexander sau đó nâng mũ sắt lên để cho những người lính thấy, và thay vì uống, ông lật nghiêng rồi đổ nước xuống đất. Những người lính kêu lên một cách kinh ngạc đầy ngưỡng mộ. Họ biết vị tướng của họ sẽ không cho phép họ phải chịu đựng bất cứ điều gì mà chính ông muốn thoái thác.

 

5/ MỘT VỊ MỤC TỬ ĐÍCH THỰC

 

Chuyện xảy ra trong một trận chiến ác liệt tại biên giới Hàn Quốc, một người lính bị thương nặng đang hấp hối xin được gặp một linh mục. Bác sĩ quân y không biết tìm đâu ra. Ngay lúc đó một người bị thương khác nằm gần đó nghe thấy lời yêu cầu lên tiếng: “Tôi là một linh mục.” Bác sĩ quân y quay sang người vừa nói và thấy tình trạng của anh này cũng tồi tệ không kém người kia. Ông ta cảnh báo: “Anh không được di chuyển, nếu không anh sẽ chết”. Nhưng vị linh mục tuyên úy bị thương đáp lại: “Linh hồn của người kia đáng giá hơn một vài giờ của cuộc đời tôi.” Sau đó, ngài bò đến chỗ người lính đang hấp hối, nghe lời thú tội của anh ta, ban ơn giải tội và cả hai cùng chết, tay trong tay.

* Một hình ảnh vô cùng sống động về một mục tử.

 

 

6/ ĐỨC CHA ÓSCAR ROMERO

 

Tại thánh đường tổng giáo phận San Salvador ngày 24 tháng 3 năm 1980, một sát thủ đã giết Đức Tổng Giám mục Óscar Romero bằng một phát đạn vào tim khi ngài đang cử hành Thánh Lễ, kết thúc cuộc đời 62 năm của ngài ở trần gian. Chỉ vài phút trước đó, Đức Tổng Romero đã kết thúc bài giảng mang đầy niềm hy vọng cho người dân, trong đó ngài kêu gọi đất nước thực hiện công lý và mọi người phục vụ yêu thương nhau. Vì Đức Tổng Giám mục Romero đòi hỏi quyền lợi cho người dân nghèo khổ, những người bị loại trừ, và những người bị áp bức, nên ngài biết rằng mạng sống của mình bị đe dọa nặng nề. Tuy nhiên, ngài vẫn kiên trì lên tiếng chống lại chế độ chuyên chế và đòi tự do cho người dân El Salvador. Ngài từng nói với các nhà báo rằng ngay cả khi bị kẻ thù giết, ngài vẫn sống trong lòng người dân của mình. Đức cha Óscar Romero đã được Đức Giáo hoàng Phanxicô phong hiển thánh ngày 14 tháng mười, năm 2018. Ngài cũng đang được đệ đạt để tôn phong lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh. Ngài được cả giáo hội Anh giáo và Lutherô tôn kính trong lịch phụng vụ. Ngài là một trong mười vị tử đạo của thế kỷ 20 được tạc tượng đặt trên Cửa Lớn phía Tây của tu viện Westninster ở London.

 

* Mục tử hi sinh mạng sống mình vì đoàn chiên. Theo một nhà viết tiểu sử về Đức cha Óscar Romero, một trong mười đặc điểm đời sống thiêng liêng của ngài là sống khổ chế và thực hành việc đền tội qua các bổn phận hằng ngày của đời sống mục tử.

 

 

7/ TẢNG ĐÁ BỊ LOẠI BỎ

 

 

Michelangelo có lẽ là nhà điêu khắc vĩ đại nhất mà thế giới từng biết đến. Ông ta có kiến ​​thức thuần thục về đá cẩm thạch, và dường như sở hữu “đôi mắt tia X” để biết trước hình ảnh từ khối đá mà ông sẽ tạo ra qua đôi tay của mình. Một ngày nọ, một nhà điêu khắc đồng nghiệp bắt đầu chạm một khối đá cẩm thạch Carrara trắng để tạo hình một bức tượng. Là một nghệ sĩ hạng ba, ông đã mau chóng làm hỏng tác phẩm của mình và cuối cùng phải bỏ dở. Tệ hơn nữa, ông ta lại khoét một rãnh sâu vào khối đá, khiến nó bị hỏng và không còn sử dụng được. Michelangelo không chịu đầu hàng, ông muốn cứu tác phẩm. Với con mắt tinh tường, nhà điêu khắc thiên tài biết rằng phiến đá đồ sộ này có thể được tái tạo. Từ đó, ông đã bắt tay chạm khắc một trong những kiệt tác của mình, đó là bức tượng khổng lồ về Đavít trẻ tuổi, sẵn sàng với chiếc dây phóng đá của mình để tấn công Gôliath. Chỉ ở mặt sau của bức tượng còn một số dấu vết để lại từ vết đục sai lầm của nhà điêu khắc đầu tiên.

 

 * Thánh vịnh 118 nói một cách tiên tri: “Viên đá mà những người thợ xây loại bỏ lại trở nên tảng đá góc tường”, Chúa Giêsu đã áp dụng lời tiên tri này cho chính Người.

 

 

8/ MỤC TỬ CỦA TÔI

Cái Tivi là mục tử tôi, tôi không còn thiếu gì,

Tôi không còn tơ tưởng thứ gì

Nó đặt tôi nằm dài êm ái trên võng

Nó khiến tôi rời xa đức tin

Nó hủy diệt tâm hồn tôi

Nó dẫn tôi đến con đường tình dục và bạo lực vì lợi ích của nhà quảng cáo

Dù bước đi trong bóng tối của các bổn phận Kitô hữu

Tôi không mệt mỏi vì có Tivi luôn ở với tôi

Hình cáp và điều khiển từ xa làm cho tôi an ủi

Nó chuẩn bị cho tôi một bữa tiệc hình ảnh tươi mát và tưng bừng náo nhiệt

Nó xức lên đầu tôi những khao khát cháy bỏng của thế giới tiêu thụ

Sự thèm muốn của tôi không bao giờ vơi cạn

Chắc chắn sự ngu dốt và lười biếng sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời

Và tôi sẽ ở trong căn nhà khốn khó để xem Tivi mãi mãi!

 

 

Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

 

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024 (06/12/2024 05:52:18 - Xem: 477)

Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng” để có thể đến với mọi người

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024 (05/12/2024 17:49:23 - Xem: 452)

Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp.

Mầu nhiệm của Mùa Vọng (04/12/2024 07:38:01 - Xem: 270)

Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính Ngài thực hiện chương trình cứu độ nhân loại.

Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024 (30/11/2024 05:29:13 - Xem: 291)

Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần lớn Tân Ước dành cho biến cố cánh chung này.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 1 mùa Vọng năm B - 2024 (30/11/2024 05:26:55 - Xem: 285)

Người tỉnh thức luôn biết hướng đến Chân, Thiện, Mỹ, để luôn tư tưởng và hành động trong sự khôn ngoan và đạo đức.

Đức Giesu Kito, một vị Vua khác (23/11/2024 05:51:35 - Xem: 862)

Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là Vua của tình yêu và sự sống” (Thánh Augustinô).

Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 633)

Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 538)

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.

Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 976)

Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?

Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 438)

Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7