Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 MC năm B

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,085
  • Ngày đăng: 27/02/2024 09:30:18

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY, NĂM B

 

Tin Mừng hôm nay thách thức chúng ta tự kiểm tra xem Chúa Giêsu có phải dùng đòn roi khi đến với cõi lòng chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần hay không.

 

 

1/ TỨC GIẬN CHÍNH ĐÁNG

Abraham Lincoln tức giận vì chế độ nô lệ; Martin Luther King Jr giận dữ vì nạn phân biệt chủng tộc; Mahatma Gandhi tức giận vì tình trạng phân biệt chủng chống lại những người “không thể chạm tới” trong “tầng lớp cao cấp” ở Ấn Độ…đó là sự tức giận chính nghĩa. Nelson Mandela tức giận vì nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, đó là sự tức giận chính đáng. Khi chúng ta thấy kẻ bắt nạt đánh đập trẻ nhỏ, khi chúng ta thấy kẻ trộm lấy trộm ví tiền của một bà già, khi chúng ta thấy một nhóm nữ sinh thô bạo hành hung một cô gái khác trong giờ ra chơi, khi một người chồng đánh đập vợ mình. Danh sách cứ tiếp tục, tiếp tục…

* Thiên Chúa là đã nạp vào người chúng ta một nguồn năng lượng để chúng ta cảm thấy tức giận khi thấy điều ác và sự bất công hiện ra trước mắt. Aristotle nói: “Ai cũng có thể tức giận. Nhưng nổi giận đúng người, đúng mức độ, đúng lúc, đúng mục đích…thì không dễ chút nào ”. Tin Mừng hôm nay cho thấy sự tức giận chính đáng của Chúa Giêsu khi Người thấy sự tục hóa một nơi thánh.

 

2/ GIỮ LƯƠNG TÂM TRONG SÁNG

Một người đàn ông khó ngủ vì những giấc mơ gây ra tình trạng sợ hãi về một Chúa Giêsu giận dữ đuổi theo anh ta tay cầm một cái roi trên tay. Trong ý thức của mình anh biết chính lương tâm bất chính đang làm cho anh không ngủ được. Đó là, anh đã tỏ ra không trung thực trong việc khai thuế và điều này để lại nơi anh hậu quả. Vì vậy, anh ta đã gửi séc đến phòng thu thuế với ghi chú như sau: “Thưa quý ông, khi nộp tờ khai thuế năm 2016, tôi đã không báo cáo tất cả thu nhập của mình. Do đó, tôi gửi đến quý ông tấm séc của mình với số tiền $ 100,00. P. S. Nếu lương tâm tôi vẫn còn băn khoăn với những giấc mơ về Chúa Giêsu cầm roi, tôi sẽ gửi cho quý ông phần còn lại.” Chúng ta hãy  đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo!

* Tin Mừng hôm nay thách thức chúng ta tự kiểm tra xem Chúa Giêsu có phải dùng đòn roi khi đến với cõi lòng chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần hay không.

 

3/ MỤC TỬ ÁC ĐỘC

Họa sĩ hiện đại nổi tiếng Pablo Picasso sinh ra trong một gia đình Công giáo vào năm 1881. Nhưng ông từ chối sự nuôi dạy theo Công giáo khi ông bước vào những năm 20 tuổi, chủ yếu là vì ông coi đạo đức tôn giáo là một trở ngại cho chủ nghĩa khoái lạc ở thời đại ông. Picasso chưa bao giờ công khai trở lại với Giáo hội, mặc dù một linh mục đã có mặt tại tang lễ của ông. Trong suốt cuộc đời của mình, ông gắn liền với nhiều phong trào thế tục khác nhau, một trong số đó là chủ nghĩa Cộng sản, một hệ tư tưởng chống Kitô giáo dữ dội. Ngay sau khi Picasso trở thành người Cộng sản, ông đã thực hiện một tác phẩm điêu khắc thú vị mang tên “Người đàn ông với con chiên”. Đó là sự diễn giải lại một cách chủ ý một hình ảnh nổi tiếng và được yêu thích trong nghệ thuật Kitô giáo, một hình ảnh mà tất cả chúng ta đều quen thuộc vì nó được rút ra trực tiếp từ Tin Mừng Gioan – Mục Tử Nhân Lành. Trong các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ truyền thống về người chăn chiên nhân lành, một con chiên hiền lành dịu dàng cuộn tròn quanh vai người chăn chiên. Đây là cách mà những người chăn chiên thường dạy những con chiên hung dữ và ngu ngốc muốn tự mình bỏ chạy và rời khỏi đàn. Người chăn chiên sẽ bẻ gãy một chân của con chiên để nó không thể lao vào những nguy hiểm, rồi mang theo con chiên bị thương trong nhiều tuần cho đến khi nó lành lại. Đến lúc đó, con chiên nhận ra rằng mục tử là người tốt và đáng tin cậy, nên nó sẽ không bao giờ lạc khỏi người chăn mà gặp nguy hiểm nữa. Bức “Người đàn ông với con chiên” của Picasso hoàn toàn tương phản. Trong tác phẩm điêu khắc bằng đồng này, người chăn chiên là một người đàn ông có khuôn mặt méo mó, với đôi mắt lồi và vẻ mặt dữ tợn. Anh ta nắm con chiên bằng một tay, trong khi con vật ngoảnh đầu đi, há hốc miệng phản kháng, dùng hết sức mình chống cự. Hình tượng của Picasso giống như một người đồ tể đang mang một con chiên đến lò sát sinh.

* Đó là điều xảy ra khi chúng ta muốn giải thích những nỗi đau khổ mà không có Chúa Kitô – điều đó thật vô nghĩa. Nhưng với Chúa Kitô, tất cả thập giá của chúng ta đều mang lại ơn cứu độ, sự khôn ngoan và sự mật thiết sâu xa hơn với Thiên Chúa. (E-priest)

 

4/ GIẬN DỮ BỘC PHÁT

Paul Harvey kể về một tên cướp ngân hàng ở Oceanside, California. Nó đội mũ bảo hiểm kín mặt, đi xe máy và mang theo súng, nó lẻn bước vào một ngân hàng chi nhánh. Nó bước tới một nữ giao dịch viên khoảng ba mươi tuổi, có bề ngoài dễ nhìn, biểu lộ lòng tử tế. Nó đưa cho cô một tờ đòi tiền, hoặc phải nộp mạng. Người phụ nữ vội với lấy ngăn kéo đựng tiền. Rồi cô lại nhìn vào tờ giấy và mắt cô chợt lóe lên, đôi môi mím chặt. Cô kéo toàn bộ ngăn kéo đựng tiền ra, nhưng thay vì đưa tiền cho tên cướp, cô dùng ngăn kéo trùm lên đầu tên cướp. Và tới tấp tới tấp, cô đạp vào người, đánh vào đầu, vào mặt tên cướp. Tiền bay khắp nơi, cô vừa đánh vừa rủa xả thậm tệ, giáng những cú đánh mạnh làm rơi mũ bảo hiểm của tên cướp cho đến khi hắn sợ hãi quay đi và bỏ chạy. Cảnh sát bắt được hắn trong một bụi cây gần đó. Sau đó, họ hỏi người phụ nữ tại sao thay vì đưa tiền cho tên cướp trước họng súng đe dọa lại đột nhiên trở nên hung dữ và giáng trả quyết liệt? Cô ấy nói: “Trong tờ giấy của hắn có ghi một từ làm tôi rất tức giận”. Con người ta có thể bùng nổ tức giận trong những tình huống bất ngờ.

* Hôm nay Chúa Giêsu quát lên: “Hãy mang những thứ này ra khỏi đây! Đừng biến Nhà Cha tôi thành một khu chợ!” Chúa Giêsu đã làm cho các đối thủ khiếp sợ. Đôi khi chúng ta cần phải nổi giận. Sự tức giận chính đáng có thể dẫn đến các giải pháp sáng tạo và mang tính xây dựng. Tuy nhiên, sự tức giận của Chúa Giêsu không phải là trọng tâm của câu chuyện này.

 

5/ ĐỀN THỜ CHÚA GIÊSU THANH TẨY

Công trình vĩ đại này có một loạt các tòa dinh thự khác nhau. Đầu tiên bạn bước vào là phần sân ngoài…nơi được gọi là Tiền đường Dân ngoại. Bạn có thể được đón nhận ở đó…bởi vì ai cũng có thể được tiếp nhận ở đây. Nhưng nếu bạn là một người dân ngoại…mà hầu như tất cả chúng ta đều như thế…thì bạn không thể vượt qua khỏi đó. Vì hình phạt sẽ là “cái chết” cho người dân ngoại nào dám xâm nhập sâu hơn. Tiếp theo là Cung đường cho Phụ nữ, đi vào bằng cổng vòm mà họ gọi là Cổng đẹp. Bất kỳ người Israel nào cũng có thể đến đó. Tiếp theo là Cung tòa dân Israel, mở lối bằng Cổng Nicanor (cánh cổng bằng đồng xứ Côrintô, cần 20 người đàn ông để đóng mở). Chính tại cung đường này, những người Israel đã tập hợp lại để tiến vào dự lễ trong Đền Thờ. Cuối cùng, là Cung điện các tư tế, nơi chỉ có các tư tế mới được vào. Tại đây người ta có thể thấy bàn thờ lớn để dâng lễ toàn thiêu…bàn thờ nhỏ hơn để dâng hương…giá đỡ đèn bảy nhánh…và bàn đặt bánh tiến. Ở phía sau cung tòa này là Nơi Cực Thánh (ngọc cung), chỉ dành cho vị Thượng tế vào, và chỉ một năm một lần. Vào Nơi Cực Thánh là tiếp cận chính ngai tòa của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao truyền thuyết kể rằng có nhiều thầy thượng tế đã buộc một sợi dây vào cổ chân của mình trước khi đi qua tấm màn che, để bảo đảm rằng nếu ông ta bị phạt chết vì bản thân bất xứng đối với Chúa thì các đồng nghiệp của ông có thể kéo ông ra ngoài mà không gây nguy hiểm cho họ.

* Vậy khi Chúa Giêsu vào Đền thờ với mục đích “thanh tẩy” thì Người đã vào đâu? Chắc chắn không phải Nơi Cực Thánh. Không phải Cung điện các tư tế. Không phải Cung tòa dân Israel. Càng không phải Cung đường cho Phụ nữ. Chúa Giêsu đi vào sân bên ngoài, … là Tiền đường Dân ngoại.

 

6/ SỐNG THEO LUẬT

Cách đây vài năm, một nhà giảng thuyết từ một bang nọ đã nhận lời mời đến giảng tại Nhà thờ Lộ Đức, ở Texas. Vài tuần sau khi đến, ông có dịp đi xe buýt từ nhà xứ đến khu vực trung tâm thành phố. Khi ngồi xuống, ông phát hiện ra rằng tài xế xe buýt đã đưa nhầm cho ông một đồng tiền lẻ. Khi cân nhắc xem phải làm gì, ông tự nghĩ: “Tốt hơn là ta nên trả lại đồng tiền. Sẽ là sai lầm nếu giữ lại”. Nhưng ngay sau đó ông lại nghĩ: “Ồ, quên nó đi, đó chỉ là một đồng tiền nhỏ. Có ai để ý đến số tiền nhỏ lẻ này đâu? Dù sao, công ty xe buýt đã thu quá nhiều tiền lời bán vé rồi; họ chẳng bao giờ bị thiệt thòi gì đâu. Hãy nhận nó như một “món quà của Thượng đế” và giữ im lặng là được rồi”. Khi đến điểm dừng xe, ông đứng lại một giây lát ở cửa, rồi quyết định đưa trả lại đồng tiền cho người lái xe và nói: “Đây, anh đã thối cho tôi dư một đồng tiền.” Người lái xe nở một nụ cười, trả lời: “Có phải cha là vị giảng thuyết mới đến trong thị trấn này, đúng không?” Linh mục trả lời: “Vâng, đúng ạ”. “Chà, gần đây tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc phải đi đâu đó để dự lễ. Tôi chỉ muốn thử xem cha sẽ ứng xử thế nào khi tôi đưa dư tiền. Tôi sẽ gặp cha tại nhà thờ vào Chúa nhật tới nhé!” Khi vị linh mục bước xuống xe buýt, ông ta nắm lấy cột đèn gần nhất, giữ chặt và nói: “Ôi Chúa ơi, suýt nữa tôi đã bán Con của Ngài vì một đồng tiền nhỏ nhoi”.

* Cuộc sống của chúng ta là cuốn Kinh Thánh duy nhất mà người ta sẽ đọc! Như ai đó đã nói: “Chúng ta cần những Kitô hữu để chiêu mời những Kitô khác.”

 

7/ CHÚA GIÊSU CON CHIÊN HIỀN LÀNH

S. Lewis (nhà văn và thần học gia) đã minh họa những phẩm chất tương phản của Chúa Giêsu qua nhân vật Sư tử, tên là Aslan. Trong tác phẩm “Chuyến du hành của Dawn Treader”, hai đứa trẻ, Lucy và Edmund, đến một vùng đồng cỏ. Cánh đồng bao phủ một thảm cỏ xanh xa hút tầm mắt, nhưng có một đốm trắng nhỏ nổi bật ở giữa. Hai đứa trẻ không thể hình dung ra từ xa đốm trắng đó là gì, vì vậy chúng đi bộ đến gần và phát hiện ra đó là một con cừu non. Sinh vật cừu màu trắng này không chỉ là một con cừu bình thường, mà là một con cừu có thể nấu bữa sáng và biết trò chuyện. Những đứa trẻ này vô cùng thích thú, muốn đến được ngay chỗ của Aslan. Tuy nhiên, trong khi con cừu đang chỉ đường cho chúng thì một điều kỳ diệu đã xảy ra: “Màu trắng như tuyết của nó dần biến thành vàng nâu và kích thước cũng thay đổi, và nó chính là Aslan vươn mình tới như chồm trên hai đứa trẻ, bờm của nó tỏa ra như người ta tung chài.

* Lewis minh họa cách sinh động, một trong những sự thật quan trọng về đức tin của chúng ta, đó là Chúa Giêsu, Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian cũng là Sư tử Giuđa. Nơi Người, chúng ta tìm thấy cả sự hiền lành của con chiên và sự hung dữ của con sư tử. Chúa Giêsu có thể vừa là người mạnh mẽ, dịu dàng đón tiếp trẻ em vừa là người giận dữ vung roi mạnh mẽ để dọn sạch Đền thờ.

 

8/ SỢ

Hai người đàn ông đứng trước xe taxi tranh cãi xem ai có quyền lên xe trước. Trong khi họ tranh cãi, vợ của một người đứng nhìn. Sau khi tranh cãi được vài phút, một người đàn ông trở nên bình tĩnh hơn, mở cửa xe cho đối phương rồi quay lại với vợ. Tò mò, vợ anh hỏi tại sao đột nhiên để cho người đàn ông kia bắt taxi. Anh ấy giải thích: “Em thấy đấy, anh ấy cần chiếc taxi hơn chúng ta; anh ta đã đến muộn lớp dạy võ thuật của mình. Anh ấy là võ sư!”

* Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu không hề sợ hãi khi đối đầu với những kẻ buôn bán động vật, những kẻ đổi tiền và lính tráng ở đền thờ Giêrusalem trong hoạt động thanh tẩy đền thờ với lòng can đảm tiên tri. [Hồ sơ Câu chuyện của Mục sư [The Pastor’s Story File (Saratoga Press, tháng 1 năm 1996.]

 

9/ KHÔNG HÚT THUỐC TRONG MÙA CHAY

(Chuyện vui)

Câu chuyện kể về một linh mục trở về nhà xứ của mình sau một thánh lễ kéo dài vào buổi xẩm tối. Trong bóng tối chập choạng trước cửa nhà xứ, ngài bất ngờ bị một tên cướp rút súng dí vào người và yêu cầu: “Tiền vàng hoặc mạng sống của ông! Hãy chọn đi!” Khi vị linh mục thò tay vào túi áo khoác, tên cướp nhìn thấy cổ côn áo dòng của ngài, hắn nói: “Vậy ông là linh mục à? Xin lỗi, ông có thể vào nhà đi.” Vị linh mục khá ngạc nhiên về thái độ tôn kính bất ngờ này và vì vậy muốn đáp lại sự tử tế “đột biến” đó bằng cách đưa cho tên cướp gói thuốc lá của mình, hắn trả lời: “Không, thưa cha, con không hút thuốc trong Mùa Chay!”

Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

 

 

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 147)

Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 133)

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.

Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 824)

Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?

Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 359)

Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.

Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 177)

Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.

“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 233)

Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 544)

Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.

Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:24:57 - Xem: 462)

Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.

Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu (05/11/2024 07:26:42 - Xem: 280)

Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn hảo ra sao.

Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024 (01/11/2024 11:31:26 - Xem: 397)

Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7