Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 2 MC, Năm C
- In trang này
- Lượt xem: 4,448
- Ngày đăng: 10/03/2022 14:58:31
GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY, NĂM C
1/ ĐỂ CỦNG CỐ
Có một câu chuyện bí ẩn trong sách các Vua, quyển 2 có thể giúp chúng ta hiểu điều gì đang xảy ra trong cuộc Biến hình của Chúa. Thời đó, Israel đang giao chiến với Aram, và Êlisê, người của Thiên Chúa đang sử dụng quyền năng tiên tri của mình để tiết lộ cho dân Israel những kế hoạch chiến lược của quân đội Aram. Lúc đầu, vua Aram nghĩ rằng một trong những sĩ quan của họ đang đóng vai gián điệp. Nhưng khi biết được sự thật, ông điều quân đi bắt Êlisê đang cư trú tại Đothan. Quân đội Aram tiến vào trong bóng tối và bao vây thành. Vào buổi sáng, đầy tớ của Êlisê là người đầu tiên nhận ra rằng họ đang bị bao vây và anh ta lo lắng cho sự an toàn của chủ mình. Anh ta chạy đến Êlisê và nói: “Chết rồi, ngài ơi, chúng ta phải làm gì đây?” Nhà tiên tri trả lời: “Đừng sợ vì những người đi theo chúng ta thì đông hơn những người đi theo chúng”. Nhưng ai có thể tin được điều đó khi sườn núi xung quanh bị bao phủ bởi những đoàn quân địch đang tiến đến? Vì vậy, Êlisê cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin hãy mở mắt cho nó thấy.” Sau đó, Chúa mở mắt người tôi tớ, anh ta nhìn và thấy những ngọn đồi đầy ngựa và xe đỏ như lửa xung quanh ông Êlisê (2 V 6,8-23 ). Được nhìn thấy điều này là tất cả những gì người môn đệ của Êlisê cần để tự trấn an. Vào cuối câu chuyện, không chỉ nhà tiên tri của Chúa được an toàn mà cả đội quân xâm lược cũng hoàn toàn bị sỉ nhục.
* Cuộc Biến hình được mô tả trong Phúc Âm hôm nay nhằm củng cố niềm tin của ông Phêrô và các môn đệ khác, những người thực sự lo sợ cho sự an toàn của Chúa trong bối cảnh ngày càng có nhiều người căm ghét và chống đối Người.
2/ XIN ƠN BIẾN ĐỔI
Từ Biến hình có nghĩa là một sự thay đổi về hình thức hoặc dáng vẻ bên ngoài. Các nhà sinh vật học gọi nó là sự biến dạng (bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp metamorphoomai được dùng trong Phúc Âm Mátthêu) để mô tả sự thay đổi xảy ra khi một con sâu bướm trở thành một con bướm. Cha Anthony de Mello kể câu chuyện về một sự biến đổi trong lời cầu nguyện của một ông già. “Tôi là một nhà cách mạng khi còn trẻ và tất cả những lời cầu nguyện của tôi với Chúa là: ‘Lạy Chúa, xin ban cho con ơn biến đổi thế giới.’ Khi đến tuổi trung niên và nhận ra rằng một nửa cuộc đời của tôi đã qua đi mà không thay đổi được một người nào, tôi chuyển lời cầu nguyện của mình thành: ‘Lạy Chúa, xin ban cho con ơn để thay đổi tất cả những ai con tiếp xúc; chẳng hạn gia đình và bạn bè của con và con sẽ hài lòng.’ Bây giờ tôi đã già và những ngày của tôi đã được điểm số, tôi bắt đầu thấy mình đã dại dột như thế nào. Lời cầu nguyện duy nhất của tôi bây giờ là: ‘Lạy Chúa, xin ban cho ơn để thay đổi chính bản thân con.’ Nếu tôi đã cầu nguyện điều này ngay từ đầu, tôi đã không lãng phí cuộc đời mình.”
3/ KHÔNG THÁNH GIÁ, KHÔNG CÓ VINH QUANG
Arthur Ashe, tay vợt huyền thoại người Mỹ gốc Phi sắp qua đời vì bệnh ung thư. Anh ta đã nhận được những lá thư từ những người hâm mộ trên toàn thế giới, một trong số đó có câu hỏi: “Tại sao Chúa lại để cho bạn phải chịu một căn bệnh đáng sợ như vậy?” Ashe trả lời: “Trên toàn thế giới, 50 triệu trẻ em bắt đầu chơi quần vợt, 50 vạn học trò thật sự chơi, 5 vạn chuyển sang chuyên nghiệp; 50000 người tham dự vòng tranh giải, 5000 người đạt Grand Slam, 50 người lọt vào Wimbledon, 4 người vào bán kết, 2 người vào chung kết. Khi tôi giành được vương miện Wimbledon, tôi chưa bao giờ hỏi Chúa: “Tại sao lại là tôi?” Hôm nay, trong cơn đau đớn, tôi không nên hỏi Chúa: “Tại sao lại là tôi?” – Vương miện Wimbledon, thánh giá và ung thư. Đó là đức tin Kitô giáo! Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nhắc ba tông đồ về cái chết và sự Phục sinh của Người ngay sau khi Người biến hình vinh quang. (Francis Gonsalves trong Sunday Seeds for Daily Deeds; do Cha Botelho trích dẫn).
4/ CHINH PHỤC
Những ai trong chúng ta lớn tuổi chắc hẳn nhớ lại câu chuyện tuyệt vời của 69 năm trước, ngày 29 tháng 5 năm 1953. Một người nuôi ong New Zealand tên là Edmund Hillary và một hướng dẫn viên, Tenzing Norgay, là những người đầu tiên lên đến đỉnh núi Everest. Đây là một ngọn núi người ta không thể tiếp cận, thách thức, đáng sợ, chết chóc, đã phá hỏng 15 cuộc thám hiểm trước đó. Một số nhà leo núi giỏi nhất hành tinh đã bỏ mạng trên các sườn núi của nó. Đối với nhiều người, Everest tiêu biểu cho thử thách cam go cuối cùng của trái đất. Người ta đã đến Bắc Cực vào năm 1909; Nam Cực vào năm 1911. Nhưng Everest, thường được gọi là Cực Thứ Ba, đã bất chấp mọi nỗ lực của con người – việc đạt tới đỉnh của nó dường như không dành cho con người. Bây giờ, chúng ta đã thành công. Và tác động lớn hơn nữa, đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi những người leo núi này đến đỉnh núi vào ngay trước lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II và thông báo về chiến thắng ấn tượng của họ vào buổi sáng ngày đăng quang. Đó là một “trải nghiệm trên đỉnh núi” theo nghĩa đen.
* Tin Mừng hôm nay trình bày “trải nghiệm trên núi” của các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê.
5/ TẬP LẮNG NGHE
Có lẽ bạn đã nghe nói về người đàn ông muốn kiểm tra thính giác của vợ mình. Anh ấy đứng đằng sau cô ấy một khoảng cách và nói: “Em yêu, em có nghe thấy anh nói không?” Không thấy trả lời, anh ta tiến lại gần hơn và một lần nữa thì thầm: “Em yêu, em có nghe thấy anh nói không?” Một lần nữa, không nhận được câu trả lời nào, anh tiến đến ngay phía sau cô và nhẹ nhàng nói: “Em yêu, em có nghe thấy anh nói không?” Cô ấy trả lời: “Lần thứ ba, có!” – Một cách nào đó, câu chuyện này có thể tương tự như lời cầu nguyện của chúng ta với Chúa. Chúng ta liên tục kiểm tra xem liệu Chúa có lắng nghe hay không, với hy vọng Ngài sẽ đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Quả thật, Ngài nghe chúng ta, nhưng Ngài cũng yêu cầu chúng ta lắng nghe Ngài. Mùa Chay phải là thời gian chúng ta lắng nghe Chúa. Khi chúng ta học cách lắng nghe, cuộc sống của chúng ta trở thành cuộc sống vâng lời. Ở cuối trình thuật Biến hình được mô tả trong Phúc Âm hôm nay, ba vị tông đồ nghe thấy lời Chúa từ trong đám mây: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người.” (John Pichappilly trong Bàn tiệc Lời Chúa; trích dẫn bởi Cha Botelho).
6/ MỘT TRẢI NGHIỆM
Có một câu chuyện được kể về tướng Napoleon trong cuộc xâm chiếm nước Nga. Không biết thế nào ông đã tách khỏi đoàn quân của mình và bị kẻ thù của ông, người Cossacks phát hiện. Họ đuổi theo ông qua những con đường quanh co. Phải chạy trốn để sống sót, cuối cùng Napoleon đã chui vào một cửa hàng bán đồ dệt vải. Vừa thở hổn hển vừa nói lời cầu xin chủ tiệm cứu mình. Người này nói: “Ông hãy mau chóng trốn dưới đống lông thú lớn ở góc này.” Sau đó, người chủ tiệm còn làm cho cái đống còn lớn hơn bằng cách chất nhiều lông thú hơn trên chỗ của Napoleon. Ông chưa kịp làm xong thì người Cossacks xông vào cửa hàng. Họ yêu cầu được biết: “Hắn ta ở đâu?” Người bán vải lông nói ông không hiểu họ đang nói về điều gì. Bất chấp sự phản đối của ông, người Cossacks đã phá tán cửa hàng để cố gắng tìm kiếm Napoleon. Họ dùng kiếm chọc vào đống lông thú nhưng không tìm thấy ông. Cuối cùng họ đã từ bỏ và rời khỏi cửa hàng. Sau một lúc trôi qua, Napoleon chui ra từ dưới lớp lông thú mà không hề hấn gì. Ngay sau đó các vệ sĩ riêng của Napoleon đi vào cửa hàng. Trước khi Napoleon rời đi, người thợ săn hỏi: “Tôi xin lỗi vì đã hỏi câu hỏi này về một người vĩ đại như thế này, nhưng cảm giác của ngài như thế nào khi ngài ở dưới lớp lông thú, khi biết rằng khoảnh khắc tiếp theo có thể là khoảnh khắc cuối cùng của ngài? Napoleon trở nên giận dữ: “Làm sao anh dám đặt một câu hỏi như vậy với Hoàng đế Napoleon?” Ngay lập tức vị tướng ra lệnh cho lính bịt mắt người đàn ông lại và hành quyết. Người chủ tiệm bán lông bị lôi ra khỏi quán, bịt mắt và đặt dựa vào tường của quán. Ông không thể nhìn thấy gì, nhưng ông có thể nghe thấy những người lính canh sắp xếp thành hàng và chuẩn bị súng ống của họ. Sau đó, ông nghe thấy Napoleon hô: “Sẵn sàng!” Trong khoảnh khắc đó, một cảm giác mà người bán hàng không thể diễn tả nổi với ông. Nước mắt ông tuôn rơi trên má. “Mục tiêu!” Đột nhiên chiếc khăn bịt mắt được tước khỏi mắt. Napoleon đứng trước ông ta. Họ đối mặt với nhau và Napoleon nói: “Bây giờ anh đã biết câu trả lời cho câu hỏi của anh.”
* Bài học ở đây là: Làm sao bạn có thể mô tả một trải nghiệm cận kề cái chết? Bạn không thể. Nó chỉ có thể được trải nghiệm. Cuộc biến hình của Chúa Giêsu thuộc cùng một loại các biến cố không thể diễn tả được. Chúng ta nghĩ đó là lý do tại sao Tin Mừng Luca nói rằng các tông đồ đã giữ kín điều đó cho riêng mình và không nói cho ai biết những gì họ đã thấy. (Brett Blair, http://www.eSermons.com. Chuyển thể từ một câu chuyện của Richard Hayes Weyer).
7/ PHỤ BẢN CÔ GÁI LỌ LEM
Chúng ta hẳn biết câu chuyện về Cô bé Lọ Lem. Cô bé Lọ Lem là một cô gái rơi vào hoàn cảnh khủng khiếp, không được yêu thương và bị lạm dụng bởi những người mà đáng lẽ phải quan tâm đến cô nhất. Với sự giúp đỡ của một số người bạn, Cô bé Lọ Lem đã vượt qua mọi trở ngại và tìm thấy Hoàng tử quyến rũ của mình. Cuối truyện chúng ta thấy Cô bé Lọ Lem đã sống hạnh phúc lâu dài. Cô ấy ở trên đỉnh núi, tận hưởng vinh quang của cuộc sống mới đã được biến đổi của mình. Hãng Disney đã làm phần tiếp theo cho phiên bản của câu chuyện lâu đời này có tên là “Giấc mơ biến thành sự thật”. Trong câu chuyện này, Cô bé Lọ Lem trải nghiệm cảm giác sống trong những khoảnh khắc hàng ngày khi điều hành một lâu đài. Cô ấy phải là một bà chủ cho tất cả các du khách, phải hành động theo tư cách hoàng gia như mong đợi của những người trong thế giới mới của cô ấy. Thật bất hạnh, cô ấy không thể là người ấm áp và thân thiện như thường lệ và là một bà chủ theo những cách truyền thống. Vì vậy, cô ấy gặp khó khăn trong việc đáp ứng kỳ vọng của mọi người. Cô ấy không thể là chính mình, cô phải sống và hành động như một ai đó rất khác biệt. Vào cuối phim, Cô bé Lọ Lem nhận ra rằng cô ấy phải là chính mình để thành công.
* Chúng ta được biết rằng Chúa Giêsu đã đi xuống từ ngọn núi Biến hình và tiếp tục sứ vụ rao giảng và chữa lành của Người như thể không có chuyện gì xảy ra trên núi.
8/ MỘT KÝ ỨC
Trong cuốn tự truyện của mình, Out of My Life (Từ Cuộc sống của tôi), Albert Schweitzer nói rằng một trong những điều quan trọng mà cha mẹ ông đã làm cho ông khi còn nhỏ là đưa ông đến các buổi thờ phượng, mặc dù ông còn quá nhỏ để có thể hiểu những điều đang diễn ra. Ông khẳng định việc trẻ hiểu mọi thứ không quan trọng. Điều quan trọng là “chúng cảm nhận được điều gì đó thánh thiêng và trang trọng….” – Bạn có thể thấy các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan khi họ suy ngẫm về ý nghĩa của việc không chỉ có mặt Chúa Giêsu mà còn cả Êlia và Môisen, và trên hết là nghe thấy tiếng nói của Thiên Chúa không? Thảo nào họ im lặng! Đây là hạt bụi gặp gỡ Thần Linh, thời gian đối diện với cái vĩnh hằng, khuôn mặt bất toàn đối mặt với chính sự Thánh Thiện. Chúng ta cần những kinh nghiệm như vậy biết bao ngày hôm nay! Những trải nghiệm như vậy cần có sự thinh lặng. Tuy nhiên, trong sự thinh lặng đó, có sức mạnh. (Cha King Duncan).
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm
Bài cùng chuyên mục:
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 177)
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 166)
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 839)
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 364)
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 178)
Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.
“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 233)
Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 545)
Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.
Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:24:57 - Xem: 462)
Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.
Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu (05/11/2024 07:26:42 - Xem: 281)
Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn hảo ra sao.
Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024 (01/11/2024 11:31:26 - Xem: 399)
Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất