Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 16 TN B
- In trang này
- Lượt xem: 4,616
- Ngày đăng: 14/07/2021 08:32:45
GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN, NĂM B
1/ ƯU TIÊN CHO CẦU NGUYỆN
Michael Faraday là nhà vật lý và hóa học người Anh thế kỷ 19, nổi tiếng với những khám phá về cảm ứng điện từ (nguyên lý định hình cho máy biến điện và máy phát điện) và định luật điện phân. Bước đột phá lớn nhất của ông trong lĩnh vực điện là phát minh ra động cơ điện. Nhà khoa học vĩ đại này đã từng triệu tập các nhà khoa học dự một hội nghị. Trong khoảng một giờ đồng hồ, ông khiến khán giả say mê với bài thuyết trình của mình về cảm ứng điện từ, điện phân, động cơ điện và các ứng dụng trong tương lai của chúng. Sau khi kết thúc, ông nhận được một tràng pháo tay vang dội. Hoàng tử xứ Wales, sau này là vua Edward VII, đã đứng lên để chúc mừng ông. Tiếng vỗ tay rền vang như sấm nổ. Tuy nhiên ngay sau đó là một sự tĩnh lặng đến ngột ngạt bao trùm khắp khán giả. Faraday đã vội vã rời đi để cầu nguyện. Đó là giờ của buổi cầu nguyện giữa tuần trong một nhà thờ nhỏ mà ông là một thành viên.
* Biết gác bỏ công việc để cầu nguyện hoặc tham dự phụng vụ là một thách đố lớn đối với cuộc sống bận bịu của chúng ta hôm nay. Nhưng đó là một cách để nạp thêm năng lượng thiêng liêng, giúp đạt hiệu quả cho mọi công việc.
2/ MONG CHỜ NGƯỜI THÂN
Một câu chuyện từ cuộc đời Mẹ Têrêsa cho thấy tình yêu của bà đối với những người cô đơn và những người bị coi là thừa thãi, mà chính họ là “đàn chiên không người chăn dắt”. Nhiều người trong số này là những người tuy khá giả về vật chất nhưng đôi khi lại là “những người nghèo nhất trong những người nghèo” về tinh thần. Trong một lần kia, bà đến thăm một viện dưỡng lão được tổ chức rất tốt, nơi cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, dịch vụ chăm sóc y tế chu đáo và các tiện nghi khác cho người già. Khi bước đi thăm họ, bà nhận thấy rằng không ai trong số họ tỏ vẻ tươi cười trừ khi bà chạm vào họ và mỉm cười với họ trước. Bà cũng thấy nhiều người trong họ liên tục nhìn đăm đăm về phía cửa trong khi nghe bà nói chuyện. Khi bà hỏi một trong những y tá tại sao lại như vậy, bà được trả lời là: “Họ đang chờ một người họ hàng đến thăm, bởi vì họ cảm thấy bị gia đình bỏ rơi. Rất ít có một chuyến thăm như thế, vốn thường có tặng quà sinh nhật, hoặc đồ dùng cần thiết. Đối với nhiều người thì điều này không bao giờ xảy ra.”
* Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thực hiện sự quan tâm, lòng thương cảm và lòng trắc ẩn đối với những con chiên không có người chăn dắt.
3/ CHUYỆN MỘT CÂY CUNG
Ở Athen thời cổ đại, một người đàn ông nọ nhìn thấy Aesop, người kể chuyện tài khéo đang chơi đùa với một số trẻ em thì cười mỉa và chế nhạo Aesop. Ông hỏi anh ta tại sao lại lãng phí thời gian vào hoạt động phù phiếm như vậy. Aesop đáp lại bằng cách cầm một cây cung, nới lỏng dây và đặt nó xuống đất. Sau đó, ông nói với người đồng hương đang thắc mắc: “Bây giờ nếu bạn có thể, hãy trả lời cho tôi câu đố: hãy nói cho tôi biết cây cung nới lỏng dây có ngụ ý gì?”. Người đàn ông nhìn nó một lúc nhưng không biết Aesop đang có ý gì. Aesop giải thích: “Nếu bạn giữ một cây cung luôn bị căng dây, thì cuối cùng nó sẽ gãy; nhưng nếu bạn để nó chùng xuống, nó sẽ dễ dàng hơn khi bạn muốn sử dụng.”
* Aesop muốn nói về sự cân bằng trong cuộc sống. Sống quân bình- lao động và cầu nguyện hài hòa chắc chắn là một phần trong việc thực hành đức tin của chúng ta, bởi vì chính Chúa muốn như vậy.
4/ DIỄN VIÊN HÀI KHÓC
Diễn viên hài Will Rogers nổi tiếng có biệt tài làm cho người ta cười, nhưng anh ta cũng biết cách khóc. Một ngày nọ, anh đến diễn tại Viện Milton H. Berry ở Los Angeles, một bệnh viện chuyên phục hồi chức năng cho các bệnh nhân bại liệt, những người bị chấn thương cột sống, và những người khác bị khuyết tật nặng nề về thể chất. Rất mau chóng, Rogers đã cuốn hút mọi người, ngay cả những bệnh nhân bại liệt cũng được một dịp cười lăn lộn. Nhưng sau đó anh đột ngột rời sàn diễn và đi vào nhà vệ sinh. Milton Berry, người trợ lí của anh lo lắng chạy theo, theo dõi Rogers để biết có chuyện gì bất thường không. Khi mở cửa, anh thấy Will Rogers đang dựa vào tường khóc nức nở như một đứa trẻ. Anh vô cùng xúc động khi nhìn thấy những tình cảnh nghiệt ngã hiện ra trước mắt mình. Berry vội đóng cửa, và trong giây lát, Rogers lại xuất hiện trên sân khấu vui vẻ hài hước như lúc trước.
* “Đàn chiên không người chăn dắt” trước mắt Will Rogers đó là những bệnh nhân kinh niên hôm ấy. Lòng cảm thương của anh đối với họ đã thúc đẩy anh phục vụ hết mình qua tài năng vốn có.
5/ TÍNH BẢN THIỆN
Mạnh Tử là một triết gia Trung Hoa sống vài trăm năm trước Công nguyên. Ông chủ trương nhân chi sơ tính bản thiện, ông muốn chứng tỏ rằng mọi người tự bản tính đều tốt: “Tất cả mọi người đều có lòng thương cảm. Nếu họ nhìn thấy một đứa trẻ sắp rơi xuống giếng, chắc chắn họ sẽ cảm thấy lo lắng và hốt hoảng. Điều này không phải vì họ biết đến cha mẹ của em bé, cũng không phải vì mong muốn được khen ngợi…cũng không phải vì muốn để lại tiếng xấu nếu không ra tay giải cứu. Từ điều này, chúng ta có thể kết luận rằng nếu không có lòng trắc ẩn, người ta sẽ không thể là một con người đúng nghĩa.” Mạnh Tử đã đúng khi cho rằng lòng trắc ẩn là một đức tính của con người thực. Nhưng than ôi, trong nền văn hóa sự chết ngày nay biết bao đứa trẻ đã bị giết ngay từ trong bụng mẹ. Rồi, nhiều người sống theo chủ thuyết cá nhân chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân mà thậm chí không để tâm đến những người đang đau khổ. Lòng nhân ái mà chúng ta sẵn có đó, cần luôn được nuôi dưỡng bằng việc làm. Khởi đầu của lòng trắc ẩn là nhận biết nỗi đau khổ của người khác, nhưng cũng cần phải mau mắn hành động. Chỉ như thế chúng ta mới sống đầy đủ ơn gọi làm người.
6/ CHÚA KHÔNG BỎ RƠI CHÚNG TA
Alexander Solzhenitsyn đã từng sống ở Gulag, một trại tù khổ sai Sôviết. Ông bị buộc phải lao động cực nhọc cho đến khi kiệt sức. Với thức ăn ít ỏi và không được nghỉ ngơi đầy đủ, ông còn luôn bị lính canh theo dõi và không bao giờ được phép giao tiếp với ai khác. Ông không bao giờ được đọc một tờ báo hay cuốn sách nào; ông tin rằng mình đã bị mọi người, ngay cả Chúa, lãng quên. Trong cơn tuyệt vọng, ông quyết định tự tử, nhưng ông không thể dung hòa hành động đó với những lời Chúa dạy trong Kinh Thánh. Sau đó, ông lại nghĩ đến việc kết thúc nỗi đau khổ của mình bằng cách trốn thoát, dù tin chắc rằng mình sẽ bị bắn. Ông hợp lý hóa rằng cái chết của ông là do kẻ khác chứ không phải do ông chủ ý. Ngày quyết định đã đến để ông thực hiện kế hoạch định mệnh của mình. Ông được ngồi nghỉ dưới gốc cây một thời gian ngắn sau khi lao động. Ngay lúc ông chuẩn bị chạy trốn thì một tù nhân mà ông chưa từng biết xuất hiện trước mặt ông. Solzhenitsyn nhìn vào mắt người ấy, ông cảm nhận một nguồn tình thương trào ra từ một đôi mắt mà ông chưa bao giờ thấy ở một người khác. Người tù khom lưng xuống, tay cầm một cành cây nhỏ và bắt đầu vẽ biểu tượng thánh giá trên mặt đất của nước Nga Sôviết. Khi Solzhenitsyn nhìn thấy hình thập giá, ông biết Chúa không bỏ rơi mình. Ông biết Chúa đang ở ngay bên cạnh ông trong miền sâu thẳm nhất của ông. Tuy nhiên lúc đó ông chưa thể nhận ra ngay rằng các Kitô hữu trên khắp thế giới đang cầu nguyện cho ông được thả. Và quả thật chỉ trong vòng ba ngày sau đó ông đã được ngồi ở Geneva, Thụy Sĩ, như một người tự do.
7/ CÔNG VIỆC BỊ GIÁN ĐOẠN
Một lần nọ, một người đàn ông đến gặp một người bạn là giáo sư tại một trường đại học danh tiếng. Tuy nhiên, khi họ ngồi trò chuyện với nhau trong văn phòng của giáo sư, họ liên tục bị gián đoạn bởi những sinh viên đến gõ cửa, tìm lời tư vấn của giáo sư cho vấn đề này hay vấn đề khác. Mỗi lần như vậy ông đều phải đứng dậy khỏi ghế, đi ra cửa và giải quyết yêu cầu của sinh viên. Cuối cùng, người khách hỏi giáo sư: “Làm thế nào bạn có thể hoàn thành công việc của mình với quá nhiều sự gián đoạn như vậy?” “Lúc đầu, tôi từng bực bội vì công việc của mình bị phân tán. Nhưng một ngày nọ, tôi chợt nhận ra rằng những gián đoạn đó chính là công việc của tôi”, vị giáo sư trả lời.
* Ông ấy đã nhận ra rằng “công việc” của mình là thái độ sẵn sàng cho các sinh viên. Và điều đó đã cho ông niềm hạnh phúc viên mãn nhất trong cuộc đời mình. Ông chính là một người chăn chiên thực sự biết chăm sóc những con chiên đã được giao cho ông.
8/ ĐÓNG CỬA ĐỂ BẬT ĐÈN
Một buổi tối năm trước, một diễn giả đến thăm đất nước Hoa Kỳ muốn gọi điện thoại về nhà. Ông bước vào một phòng điện thoại nhưng thấy nó rất khác với những trạm ở nước ông. Trời bắt đầu tối nên ông gặp khó khăn trong việc tìm số trong danh bạ. Ông nhận thấy có một đốm sáng trên phía trần, nhưng ông không biết làm thế nào để bật lên. Khi ông cố tìm ra số điện thoại trong bóng tối đang mờ dần, một người qua đường nhận thấy hoàn cảnh của ông mới nói: “Ông ơi, nếu ông muốn bật đèn, thì phải đóng cửa lại.” Trước sự ngạc nhiên và hài lòng của vị khách, khi ông đóng cửa lại, phòng điện thoại tràn ngập ánh sáng. Ông sớm tìm được số và hoàn tất cuộc gọi.
* Khi chúng ta đóng những cánh cửa tiếp xúc với ngoại giới thì cũng là lúc chúng ta nhận được những ánh sáng nội tâm soi chiếu.
9/ CHÓ SÓI
(Chuyện vui)
Một linh mục trẻ dạy Lời Chúa ngày Chúa nhật cho các em thiếu nhi, về Tin Mừng Gioan chương 10 (về mục tử nhân lành). Ngài nói với chúng rằng các con thiếu nhi là những con chiên cần được hướng dẫn và dạy dỗ. Sau đó, vị linh mục hỏi: “Nếu các con là chiên thì ai là người chăn chiên?” (ý ngài muốn nói về chính mình). Có một khoảng im lặng trong vài giây sau đó. Tiếp theo, một cậu bé trả lời: “Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là người chăn chiên”. Vị linh mục trẻ hơi bị bất ngờ, hỏi tiếp cậu bé: “Vậy thì, cha là ai?” Cậu bé nheo nheo mắt suy nghĩ và sau đó nói: “Con đoán, chắc cha là con chó sói.”
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm
Bài cùng chuyên mục:
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 177)
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 166)
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 839)
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 364)
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 178)
Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.
“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 233)
Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 545)
Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.
Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:24:57 - Xem: 462)
Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.
Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu (05/11/2024 07:26:42 - Xem: 281)
Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn hảo ra sao.
Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024 (01/11/2024 11:31:26 - Xem: 399)
Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất