Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024

  • In trang này
  • Lượt xem: 500
  • Ngày đăng: 04/09/2024 05:14:40

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN, NĂM B

 

Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.

 

 

1/ HELEN KELLER và ANNIE SULLIVAN

Nhiều người trong chúng ta có thể biết Helen Keller (1880-1868), nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ; bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Helen đã viết trong cuốn tự truyện của mình trải nghiệm ghi đậm dấu ấn nhất trong cuộc đời bà: “Ngày quan trọng nhất mà tôi nhớ mãi trong cuộc đời mình là ngày mà giáo viên của tôi, cô Annie Mansfield Sullivan, đã đến với tôi. Tôi đưa tay ra vì tôi tưởng đó là mẹ tôi. Nhưng người đó đã choàng lấy tôi, và tôi đã được xiết, được ôm chặt trong vòng tay của một người đã đến để chỉ dạy cho tôi mọi sự, và hơn tất cả là để yêu tôi”. Đó chính là cô giáo Annie Sullivan. Cô đã dành cho đứa trẻ khuyết tật một tình yêu to lớn, nhưng cũng thi hành kỷ luật cứng rắn đôi khi là mạnh tay. Sự kết hợp giữa tình yêu thương dịu dàng và kỷ luật nghiêm khắc của Annie đã giúp cho đứa trẻ này trưởng thành mọi mặt và biến nó trở nên một con người rất tuyệt vời. Nhiều người đã coi Helen Keller là một trong những nhân vật kỳ diệu nhất trong thế kỷ 19, bởi vì bà đã vượt qua những giới hạn về thể chất của bản thân để trở thành một phụ nữ xinh đẹp và quý phái.

* Câu chuyện cảm động này khích lệ chúng ta khai mở, truyền tải năng lượng tích cực và sự sống cho nhau để tiếp nối sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu.

 

2/ SỰ BIẾN ĐỔI KỲ DIỆU

Một người đàn ông công nhân nọ bị thu hút mạnh mẽ bởi vẻ đẹp thanh thoát của một chiếc bình hoa mà anh ta nhìn thấy tại một quầy hàng ở chợ thị trấn. Anh mau mắn mua chiếc bình và mang nó về nhà. Tuy nhiên chiếc bình đẹp “mê mẩn” đó lại khiến căn phòng của anh trở nên buồn thảm và lạc lõng. Thế là anh đã cho sơn toàn bộ ngôi nhà thành gam màu sáng và sắp đặt lại mọi thứ trong phòng trật tự hơn. Anh cũng cho thay những tấm rèm mới sáng sủa hơn để phù hợp với màu sơn. Một tấm thảm có hoa văn rực rỡ thay cho những miếng vải cũ; và thậm chí anh còn cho đánh vécni tất cả đồ nội thất. Vì vẻ đẹp của chiếc bình mà cả căn phòng đã được biến đổi.

* Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.

 

3/ HỆ TẠI TÂM

Cách đây vài năm, tôi đọc báo và nghe kể một câu chuyện về một người Mỹ bản địa, người Cherokee; anh này đến thăm một người bạn sống ở thành phố New York. Khi họ đang đi bộ thì đột nhiên người Mỹ bản địa dừng lại và nói: “Tôi có nghe thấy một tiếng dế kêu”. Bạn của anh trả lời: “Ồ, chắc bạn lầm rồi.” Anh Cherokee đáp: “Không, tôi thực sự có nghe thấy. Tôi chắc chắn như vậy”. Tờ New Yorker cho biết: “Đó là buổi trưa. Người ta ở khắp nơi đổ dồn đi ăn trưa, xe hơi bấm còi, taxi kêu inh ỏi, tất cả những tiếng ồn của thành phố hợp lại như muốn làm điếc tai. Chắc chắn người ta không thể nghe thấy tiếng gáy một con dế nào trong cái mớ âm thanh hỗn độn đó.” Thế mà người Mỹ bản địa vẫn xác quyết: “Chà, tôi chắc chắn có nghe thấy tiếng dế kêu gần đây.” Anh vẫn chăm chú lắng nghe và sau đó đi tới thêm khoảng 15 mét đến gốc một cây bụi trong một cái chậu xi măng lớn. Anh bới  những chiếc lá lên và tìm thấy một con dế than. Bạn của anh rất đỗi kinh ngạc. Nhưng Cherokee nói: “Tai tôi không khác gì tai của bạn. Nó chỉ phụ thuộc vào những gì bạn chú tâm. Đây nhé, để tôi chỉ cho bạn.” Rồi anh thò tay vào túi và rút ra một ít tiền lẻ, một nắm đồng xu kẽm. Và anh ta ném mạnh xuống nền bê tông. Lập tức mọi cái đầu trong những căn nhà gần đó đều dáo dác nhìn theo. Rồi anh nhặt các đồng tiền lên: “Bạn hiểu ý tôi chứ? Tất cả phụ thuộc vào những gì chúng ta chú tâm.”

* Người điếc trong đoạn văn hôm nay lần đầu tiên được nghe tiếng Chúa. Không biết sau đó anh dùng khả năng nghe này để làm gì?

 

4/ THIÊN VỊ RÕ RÀNG

Vào lúc 7h 12 sáng ngày 12 tháng 1 năm 2007, tờ báo The Washington Post đã tiến hành một cuộc khảo sát có liên hệ đến chủ đề thư Giacôbê hôm nay. Thử nghiệm này có sự tham gia của Joshua Bell, một trong những nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nhất thế giới, người đã từng biểu diễn cho hầu hết các dàn nhạc nổi tiếng trên thế giới. Anh được giao cho chơi cây vĩ cầm Stradivarius trị giá 4 triệu đôla, trong một ga tàu điện ngầm ở Washington, DC. Hôm ấy, anh ăn mặc như một nhạc công đường phố tìm kiếm tiền boa và ngồi trong ga tàu điện ngầm chơi trong khoảng 43 phút. Tờ Washington Post đã có đặt một camera ẩn để quay video toàn bộ sự kiện. Trong số gần hai nghìn người đi ngang qua anh, chỉ có bảy người dừng lại để lắng nghe! Anh chỉ nhận được một số tiền khiêm tốn là 32 đôla tiền boa; tuy nhiên anh lại nhận được 50 đôla từ một người nhận ra anh.

* Câu chuyện trên là một minh họa khá chính xác cho những gì thánh Giacôbê nói với chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta luôn phải cố gắng vượt lên trên “những sự thường tình thế gian” để sống tư cách người con Chúa, theo gương Đấng đã cho mưa xuống trên cả kẻ lành và người dữ.

 

5/ LUÔN VƯỢT LÊN

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với ngôi sao bóng rổ huyền thoại người Mỹ, Michael Jordan đã được yêu cầu chia sẻ về những lý do mà anh luôn lạc quan và kiên trì (chú thích thêm, cầu thủ này sinh năm 1963, cũng được gọi theo theo biệt danh MJ. Anh bắt đầu chơi bóng rổ, nhưng sau này trở thành một thương gia rất thành công, là CEO của những tập đoàn lớn, trở thành tỷ phú, được tạp chí Forbes nói đến). Anh thẳng thắn trả lời: “Những trở ngại không thể cản trở bạn tiến tới. Nếu bạn gặp phải một bức tường chắn ngang, đừng quay lại và bỏ cuộc. Hãy tìm ra cách để leo lên nó, vượt qua nó hoặc làm việc xung quanh nó. Tôi hình dung mình muốn trở thành vị trí nào, loại cầu thủ nào mà mình muốn trở thành. Tôi biết chính xác nơi tôi muốn đến và tôi tập trung vào nỗ lực đạt được điều đó ”.

* Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Isaia cũng mang đến cho dân Israel một sứ điệp toàn thắng: “Hãy can đảm lên, đừng sợ!”

 

6/ TRUYỀN TẢI NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC

Trong Thế chiến thứ hai, ở Ba Lan có một nghệ sĩ piano xuất sắc và nổi tiếng, tên là Marta Korwin-Rhodes. Lúc đó, cô đang ở Warsaw khi thành phố bị tàn phá dữ dội. Sự mất mát cả về tính mạng và tài sản quá khủng khiếp, đến nỗi người nhạc sĩ dũng cảm và cao thượng này đã quyết định ở lại giúp đỡ những người bị thương trong các bệnh viện đông đúc, thay vì chạy trốn đến một nơi an toàn. Một đêm nọ khi Marta đi ngang qua góc một con đường, cô nghe thấy tiếng một người lính kêu khóc thảm thiết. Đi đến bên anh, cô bất lực nghe thấy tiếng khóc xé lòng làm trái tim cô tan nát. Phải làm gì bây giờ? Làm thế nào để an ủi một người tột cùng tuyệt vọng như vậy? Đột nhiên cô nhìn vào đôi bàn tay của mình, và một ý nghĩ thú vị hiện lên trong đầu cô: “Nếu đôi bàn tay này đã tạo ra những âm thanh hài hòa trên các phím đàn piano, thì chắc Chúa cũng có thể dùng để an ủi và trấn an người đang đau đớn tột cùng này.” Ngay lập tức cô cúi xuống, nhẹ nhàng đặt tay lên trán anh và tha thiết cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cứu giúp người đàn ông này, vì anh ta đang đau đớn và khốn khổ. Hãy ban cho anh sự bình an trong thời khắc thử thách này”. Trước sự ngạc nhiên của cô, tiếng nức nở của người đàn ông ngừng lại, và anh ta nhanh chóng chìm vào giấc ngủ yên bình.

 

7/ ÔNG CÓ PHẢI LÀ CHÚA KITÔ KHÔNG

Đức Hồng Y Sin, nguyên tổng giám mục giáo phận Manila, Philippines kể câu chuyện về một cô bé bán hàng mù bán một số bánh kẹo và các mặt hàng khác trên vỉa hè, trong mùa Giáng sinh. Khi mọi người đang hối hả tới lui, chiếc khay tre của cô ấy đã bị va chạm và bị hất đổ. Các đồ hàng của cô rơi vãi tung tóe. Cô cố gắng dò dẫm tìm lại một cách vất vả. Dường như không ai để ý đến cô, tất cả đều vội vã lướt qua cô vì công việc riêng. Tuy nhiên, một người đàn ông dừng lại và khom người nhặt các đồ hàng của cô và xếp lại trong chiếc khay cô cầm. Cô hỏi người đàn ông tốt bụng: “Ông có phải là Chúa Kitô không?”

* Đúng vậy, người đàn ông tốt bụng này, đối với người phụ nữ mù là Chúa Kitô. Câu chuyện này đúng là một phiên bản khác của trình thuật phép lạ trong Tin Mừng hôm nay.

 

8/ CHÚA GIÊSU THỞ DÀI

Một ngày nọ, một cậu bé tan học trở về nhà, và trông cậu ta khá buồn bã. Mẹ cậu hỏi: “Con yêu, mọi thứ ổn chứ, sao hôm nay con như bị ‘ám’ vậy?” Cậu trả lời mẹ: “Dạ, con chắc vậy quá! Nhưng hôm nay bạn Tân đến trường và nói với cả lớp rằng bố bạn ấy mới qua đời. Người ta vừa mới chôn cất bố bạn ấy hôm qua, mẹ ạ.” Rồi cậu nói tiếp: “Mẹ ơi, Tân quá đau buồn về cái chết của bố nên bạn chỉ có khóc và khóc.” Mẹ cậu nói: “Ừ, vậy con có làm gì cho bạn không?” Cậu bé nói: “Con cũng chỉ biết gục đầu xuống bàn và cùng khóc với bạn ấy!”

* Đó là cảm xúc của Chúa Giêsu trước khi thực hiện phép lạ. Động từ Hi Lạp (c. 34), ἐστέναξεν (estanaxen), cũng xuất hiện trong Mc 8,12, có thể được dịch là: rên lên não nuột, biểu cảm đau buồn, rầu rĩ…Hiểu như vậy để chúng ta thấy nỗi lòng của Chúa trước nỗi đau khổ của con người. Thánh Phaolô cũng mời gọi chúng ta: “Gaudere cum gaudentibus flere cum flentibus! Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12, 15).

 

9/ CÁI CHẠM TAY

Bài thơ “Cái Chạm Tay Của Bậc Thầy” kể về câu chuyện đấu giá một cây vĩ cầm cũ kỹ, bụi bặm. Cây vĩ cầm sắp được bán với giá chỉ 3 đôla thì một người đàn ông tóc muối tiêu bước tới, cầm nó lên, phủi bụi, lên dây và bắt đầu chơi. Người đàn ông chơi một bản nhạc hay đến nỗi khi ông chơi xong, giá đấu đã tăng lên hàng nghìn đô la. Điều gì đã biến cây vĩ cầm cũ kỹ bụi bặm trở thành một nhạc cụ quý giá? Đó là cái chạm tay của bậc thầy.

* Cũng chính “cái chạm tay của bậc thầy” đó vẫn tiếp tục biến đổi cuộc sống của chúng ta hằng ngày. Nhờ được Chúa chạm tay, chúng ta trở thành công cụ của Ngài để hoàn thành những công trình kỳ diệu được mô tả trong Thánh vịnh 146 hôm nay: “Xử công minh cho người bị áp bức, ban lương thực cho kẻ đói ăn và giải thoát những ai tù tội”.

 

10/ AI BỊ ĐIẾC

(Chuyện vui)

 “Tâm trí hân hoan làm thân xác lành mạnh

Tinh thần suy sụp khiến xương cốt rã rời” (Châm ngôn 17,22)

 

Một ông già nói chuyện với bác sĩ gia đình: “Bác sĩ, tôi nghĩ vợ tôi bị điếc rồi.” Bác sĩ trả lời: “Được rồi, tôi có thể chỉ cho anh cách để kiểm tra thính lực của bà ấy: đứng cách xa bà ấy một khoảng cách mà không giáp mặt và hỏi một câu hỏi. Nếu bà ấy không trả lời, hãy tiến lại gần hơn một chút và hỏi lại. Lặp lại điều này cho đến khi bà ấy trả lời. Khi đó, anh có thể biết được bà ấy thực sự bị khiếm thính như thế nào.” Người đàn ông về nhà và thử. Ông bước vào cửa và hỏi: “Em yêu, tối nay chúng ta ăn gì?” Ông không nghe thấy câu trả lời, vì vậy ông tiến lại gần hơn. “Em yêu, tối nay chúng ta ăn gì?” Ông vẫn không nhận được câu trả lời. Ông lặp lại điều này nhiều lần, cho đến khi ông chỉ đứng cách khoảng nửa mét. Cuối cùng, bà trả lời: “Em đã nói lần thứ mười một rằng chúng ta sẽ ăn thịt viên rồi!”

 

11/ MÁY TRỢ THÍNH

Một ông già nọ bị các vấn đề về thính giác nghiêm trọng trong nhiều năm. Ông đã đến gặp bác sĩ và bác sĩ đã lắp cho ông một bộ máy trợ thính cho phép ông nghe được 100%. Một tháng sau, ông già quay lại gặp bác sĩ và bác sĩ nói: “Khả năng nghe của ông hoàn hảo rồi. Gia đình ông hẳn rất vui mừng khi ông có thể nghe lại được”. Ông già trả lời: “Ồ, tôi vẫn chưa nói với gia đình. Tôi chỉ ngồi đó lắng nghe các cuộc trò chuyện. Và tôi đã phải thay đổi di chúc của mình ba lần!”

Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

Bài cùng chuyên mục:

Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (04/10/2024 07:16:40 - Xem: 394)

Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời hợt, chưa đi sâu vào chính nội tâm mình, vì đang bị vây bủa bởi những bon chen và lợi lộc vật chất.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024 (04/10/2024 07:12:50 - Xem: 291)

Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế giới vô vọng, không có niềm vui và tội lỗi này thành một nơi vui tươi và hạnh phúc.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm B -2024 (28/09/2024 04:34:49 - Xem: 602)

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng một phép ẩn dụ tương tự mời gọi chúng ta chặt tay nếu nó khiến chúng ta phạm tội và ngăn cản chúng ta thừa hưởng Nước Trời.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 26TN năm B - 2024 (28/09/2024 04:32:21 - Xem: 473)

Gương xấu làm cớ cho người khác sa ngã, và có khi là nguyên do gây ra một phản ứng quá đà mang tính xã hội, trong đó có trách nhiệm của chúng ta.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024 (19/09/2024 14:59:24 - Xem: 588)

Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ giúp.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024 (19/09/2024 14:54:29 - Xem: 687)

Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ và sống trên người khác.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 511)

Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024 (11/09/2024 14:58:12 - Xem: 484)

Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 731)

Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 22 TN năm B -2024 (26/08/2024 15:04:21 - Xem: 597)

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết những người Pharisêu đã cảm thấy ức chế như thế nào khi chất vấn Chúa Giêsu về các môn đệ của Người bỏ qua nghi thức rửa tay trước khi dùng bữa.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7