Gia đình tôi và Thánh lễ online thời Covid
- In trang này
- Lượt xem: 4,308
- Ngày đăng: 26/10/2021 06:06:57
GIA ĐÌNH TÔI VÀ THÁNH LỄ ONLINE THỜI COVID
Dẫu ngày nào chúng tôi cũng dự lễ, cũng nguyện cầu nhưng vẫn mãi âu lo, có lẽ vì đức tin không đủ lớn.
Đầu tháng Mười, khi đọc được thông báo của Tòa Tổng Giám Mục về việc các nhà thờ có thể dâng Thánh lễ hằng ngày dù có những hạn chế nhất định, tôi đã reo lên mừng rỡ. Vậy là tôi có thể trở lại nhà thờ, chốn thân thương để được viếng Chúa, gặp Cha, sẽ được gặp lại nhiều gương mặt thân quen sau những tháng ngày giãn cách, sẽ được cùng cộng đoàn tham dự Thánh lễ trực tiếp thay vì trực tuyến.
Năm ngoái, ngày 26/3/2020, lần đầu tiên có thông báo nhà thờ sẽ không có lễ vì dịch cúm Covid bùng phát, dẫu không quá bất ngờ, vậy mà lần đầu tiên xem lễ qua màn hình tivi tôi đã bất ngờ bật khóc. Nước mắt ràn rụa, không kềm được tiếng nức nở và có hơi xấu hổ trước mặt chồng con, nhưng lúc ấy tôi thực sự như đứa con đi hoang trở về đã khóc với cha mình, người cha nhân hậu. Suốt Thánh lễ, tôi tiếc nhớ những ngày tháng cũ, tự trách mình lười biếng sao trước kia không đến với Chúa mỗi ngày, hầu như tôi chỉ tham dự Thánh lễ chúa nhật và những ngày lễ buộc cho xong bổn phận mà thôi. Tôi ứa nước mắt nghĩ đến các linh mục đang một mình dâng lễ trong phòng thánh hay trong nhà thờ thênh thang vắng bóng giáo dân, chắc là các ngài buồn lắm. Cùng cảm giác đó tôi tham dự Thánh lễ online Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh năm 2020 nơi quảng trường Vatican rộng lớn, nhìn bóng Đức Thánh Cha liêu xiêu đổ dài theo ánh nến mà lòng đau theo tiếng kinh buồn.
Rồi thì cũng quen dần, tôi bỗng nhận ra những điều tích cực khi tham dự Thánh lễ online trong mùa dịch và tìm được ý Chúa qua những điều nho nhỏ.
Nếu trước đây tôi chỉ tham dự Thánh lễ mỗi tuần một lần thì bây giờ cùng với chồng tôi, tôi cũng dự lễ mỗi ngày, thậm chí có ngày hai lễ, tôi “gặp” được nhiều Cha, nghe được nhiều bài giảng đầy ơn ích, ngoài mỗi sáng dự lễ trực tuyến thường xuyên của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tôi còn được tham dự thánh lễ của các giáo phận khác.
Điều hạnh phúc nhất của gia đình tôi vào mỗi chiều thứ bảy là cả nhà cùng tụ tập nơi phòng sinh hoạt nhỏ của gia đình để cùng tham dự Thánh lễ online. Chúng tôi cùng đọc kinh đầu lễ, cùng xét mình, cùng nghe chung bài giảng, cùng chúc bình an cho nhau... Mỗi khi chúc bình an, cả nhà chúng tôi ôm chầm lấy nhau trong niềm vui cảm tạ Chúa đã ban cho gia đình được bình an trong cơn đại dịch. Những lúc ấy mọi muộn phiền lo âu giận hờn tan biến, chúng tôi lại càng gắn bó yêu thương nhau hơn không chỉ vì tình cảm gia đình mà còn vì tình yêu thương trong Chúa.
Đợt dịch đầu tiên, đợt 2, rồi đợt 3, đợt 4, cũng như mọi người, gia đình chúng tôi ngày ngày sống trong hoang mang. Nỗi sợ hãi càng cao theo tin tức mỗi ngày có thêm bao nhiêu người nhiễm bệnh, khi biết tin những người hàng xóm, những người thân quen qua đời... Dẫu ngày nào chúng tôi cũng dự lễ, cũng nguyện cầu nhưng vẫn mãi âu lo, có lẽ vì đức tin không đủ lớn.
Cuối tháng Tám, những ngày được gọi là đỉnh dịch, gia đình tôi có đến 3 người nhiễm Covid và phải đi điều trị ở một bệnh viện tư. Không có triệu chứng nặng, vợ chồng tôi vẫn có thể tham dự Thánh lễ online mỗi sáng qua chiếc iphone dựng tạm trên chiếc tủ đựng dụng cụ PCCC nơi hành lang bệnh viện. Vừa xem lễ, vừa dõi mắt trông chừng đứa con dâu đang vật vã ho sốt bên trong, vừa nghĩ đến lũ con cháu F1 đang cách ly ở nhà, ứa nước mắt tiếc nhớ những Thánh lễ online đông đủ tại nhà mà bây giờ chỉ còn là nỗi khát khao.
Tạ ơn Chúa! gia đình chúng tôi cuối cùng đã được bình an và sum họp đầy đủ bên nhau. Cùng với niềm vui được trở lại nhà thờ dự lễ trực tiếp thì Thánh lễ online vẫn đang được duy trì cũng sẽ là niềm vui không thể thiếu trong gia đình nhỏ bé của chúng tôi.
Têrêsa Nguyễn Cẩm (TGPSG)
(Ánh sáng Gia đình thời Covid)
Bài cùng chuyên mục:
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 192)
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 179)
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)
Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.
Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 897)
Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.
Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)
Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.
Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 387)
Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.
Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 474)
“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).
4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 492)
Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 524)
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,306)
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất