Đức Phanxicô trả lời các nhà báo trên máy bay từ Malta về Rôma
- In trang này
- Lượt xem: 3,330
- Ngày đăng: 06/04/2022 17:57:25
Đức Phanxicô: “Chúng ta không học hỏi, chúng ta yêu chiến tranh, chúng ta yêu tinh thần của Ca-in”.
Trong buổi họp báo trên chuyến bay đưa Đức Phanxicô từ Malta về Rôma, Đức Phanxicô đã trả lời các câu hỏi về khả năng có một chuyến đi đi Kyiv và nỗi kinh hoàng của chiến tranh.
“Chúng ta không học! Xin Chúa thương xót chúng con, tất cả chúng con! Chúng con tất cả đều có tội!”; đó là lời của Đức Phanxicô nói với các nhà báo trên chuyến bay từ Malta về Rôma, sau khi nhắc lại ngài rất xúc động khi được chào đón trên đảo, sau đó ngài trở về với chủ đề chiến tranh.
Xin cám ơn sự hiện diện của cha ở Malta. Câu hỏi của tôi liên quan đến sự ngạc nhiên mà cha dành cho người Malta sáng nay tại nhà nguyện nơi chôn Thánh Giorgio Preca. Động lực nào đã làm cho cha có sự bất ngờ này và cha giữ lại kỷ niệm nào trong chuyến đi này. Và sức khỏe của cha thế nào? Chúng tôi đã thấy lịch làm việc của cha rất nhiều, nhưng tất cả đã diễn ra tốt đẹp. Xin cám ơn cha rất nhiều. Andrea Rossitto (TVM)
Sức khỏe của tôi hơi thất thường, tôi gặp vấn đề về đầu gối nên đi lại khó khăn. Tuy hơi bực nhưng cũng đỡ hơn, ít nhất tôi cũng có thể đi lại được. Cách đây mười lăm ngày, tôi không thể làm gì được. Tuy chậm nhưng tôi hy vọng nó sẽ trở lại, nhưng có điều đáng ngại là ở tuổi tôi, tôi không biết nó sẽ kết thúc như thế nào, hy vọng nó sẽ diễn ra tốt đẹp. Còn Malta, tôi rất vui với chuyến đi. Tôi đã thấy thực tế của Malta, sự nhiệt tình tuyệt vời của người dân, cả ở Gozo, Malta, Valletta và những nơi khác. Một nhiệt tình tuyệt vời trên đường phố, tôi đã rất ngạc nhiên, tuy hơi ngắn, vấn đề tôi thấy và các bạn cũng thấy, một trong những vấn đề, đó là vấn đề di cư. Vấn đề người di cư là nghiêm trọng vì Hy Lạp, Síp, Malta, Ý và Tây Ban Nha là những quốc gia gần châu Phi và Trung Đông nhất. Họ đến đây, người di cư phải luôn được chào đón! Vấn đề là mỗi chính phủ phải nói rõ họ có thể tiếp nhận bao nhiêu để họ còn có thể sống. Điều này đòi hỏi một thỏa thuận với các nước châu Âu và không phải tất cả đều sẵn sàng chào đón người di cư. Chúng ta quên châu Âu được xây dựng nhờ người di cư, phải không? Chuyện là như vậy, nhưng ít nhất đừng để mọi gánh nặng cho những quốc gia láng giềng quá rộng lượng, và Malta là một trong số những nước này. Hôm nay tôi ở trung tâm tiếp nhận người di cư và những điều tôi nghe ở đó thật khủng khiếp, nỗi khổ của họ trên đường đến đây, và sau đó là ở các trại, có những trại tập trung ở bờ biển Libya khi họ bị trục xuất. Nghe có vẻ tội phạm, phải không? Chính vì vậy tôi nghĩ đó là một vấn đề chạm đến trái tim mỗi người. Cũng như châu Âu quảng đại dành chỗ cho người Ukraine đến gõ cửa, những người khác đến từ Địa Trung Hải cũng vậy. Đây là nơi tôi kết thúc chuyến đi và đã làm cho tôi rất xúc động vì tôi đã nghe những lời chứng, những đau khổ và ít nhiều giống với những điều mà tôi đã nói với các bạn trong quyển sách nhỏ “Hermanito” đã xuất bản ấn bản tiếng Tây Ban Nha “người anh em nhỏ” và con đường thập giá của những người này. Người ngày hôm nay phải trả gấp bốn lần, tôi xin các bạn suy nghĩ điều này. Xin cám ơn.
Giờ Kinh Truyền Tin ở Malta: chúng ta đừng mệt mỏi khi giúp đỡ những người đau khổ. Cuối thánh lễ cử hành ngày chúa nhật hôm nay ở Malta, Đức Phanxicô cám ơn sự chào đón và tình cảm của người dân Malta. Ngài cũng cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine.
Trên chuyến bay đến Malta, cha nói với một đồng nghiệp rằng chuyến đi Kyiv đã sẵn sàng và ở Malta, cha nói đến sự gần gũi của cha với người dân Ukraine. Ngày thứ sáu 1 tháng 4, tổng thống Ba Lan đã để ngỏ cánh cửa cho chuyến tông du tới biên giới Ba Lan. Hôm nay chúng tôi đau đớn nhìn hình ảnh ở Bucha, một làng gần Kyiv bị quân đội Nga bỏ rơi, người ta thấy hàng chục xác người Ukraine bị ném ra đường, một số bị trói tay, như thể họ đã bị hành quyết. Có vẻ như hôm nay sự hiện diện của cha ở đó ngày càng cần thiết. Cha có nghĩ một chuyến đi như vậy là khả thi? Và những điều kiện nào phải có để cha có thể đi? Jorge Antelo Barcia (RNA)
Cám ơn bạn đã cho tôi biết thông tin hôm nay mà tôi chưa biết. Chiến tranh luôn là tàn ác, luôn phi nhân tính, đi ngược lại tinh thần của con người, tôi không nói là tinh thần thiên chúa giáo, mà là tinh thần con người. Đó là tinh thần của Ca-in, tinh thần “anh giết em”. Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì phải làm, và Tòa thánh, đặc biệt là phía ngoại giao, hồng y Parolin và giám mục Gallagher, đang làm mọi thứ, thực sự là làm mọi thứ. Vì thận trọng, chúng tôi không thể công khai tất cả những gì họ làm, vì bảo mật, nhưng chúng tôi chạm đến giới hạn công việc của chúng tôi. Tổng thống Ba Lan đã xin cử hồng y Krajewski đến thăm người Ukraine được tiếp nhận ở Ba Lan. Ngài đã đến đó hai lần, đã mang hai chiếc xe cứu thương đến và ở lại với họ. Ngài sẽ trở lại đó một lần khác, ngài sẵn sàng làm như vậy. Còn chuyến đi Kyiv, có hơn một người hỏi tôi, tôi chân thành trả lời, tôi có nghĩ đến chuyện này, rằng tôi luôn sẵn sàng. Người ta cũng hỏi tôi như sau: chúng tôi nghe nói cha đang nghĩ một chuyến đi Ukraine. Tôi nói hồ sơ đã ở trên bàn, đó là một trong những đề xuất được trình bày, nhưng tôi không biết liệu nó có thể thực hiện được không, có thích hợp để làm và nếu để tốt hơn, hoặc thích hợp để làm và tôi nên làm, tất cả còn trong dự tính.
Sau đó, có lúc chúng tôi đã nghĩ đến một cuộc gặp với thượng phụ Kyrill đó là những gì chúng tôi đang làm, chúng tôi đang làm việc với Trung Đông trong tâm trí, đó là những chuyện bây giờ.
Cha đã nói về chiến tranh nhiều lần trong chuyến đi này. Câu hỏi trong đầu mọi người là, cha đã nói chuyện với tổng thống Putin kể từ khi bắt đầu chiến tranh chưa, và nếu chưa, cha sẽ nói gì với ông hôm nay? Gerry O’Connel (America Magazine)
Những điều tôi đã nói với chính quyền mỗi bên đều được công khai. Không có điều gì tôi đã nói là bí mật với tôi. Khi tôi nói chuyện với thượng phụ, ngài đã tuyên bố về những gì chúng tôi đã nói. Tôi đã có tin của tổng thống Nga cuối năm ngoái khi ông gọi điện mừng năm mới. Tôi đã nói chuyện với tổng thống Ukraine hai lần. Và ngày đầu tiên cuộc chiến, tôi nghĩ tôi nên đến sứ quán Nga để nói chuyện với đại sứ, người đại diện cho người dân, đặt câu hỏi và đưa ra suy nghĩ của tôi về vấn đề này. Đó là những liên hệ chính thức tôi đã có. Với nước Nga, tôi đi qua sứ quán. Tôi cũng có tin của tổng giám mục trưởng Schevchuck của Kiyiv.
Sau đó cứ hai hoặc ba ngày tôi nói chuyện thường xuyên với bà Elisabetta Piquet, đồng nghiệp của các bạn, bà ở Lviv và hiện đang ở Odessa. Bà cho tôi biết các chuyện xảy ra như thế nào. Tôi cũng nói chuyện với giám đốc chủng viện. Nhưng như tôi đã nói, tôi cũng liên lạc với một trong số các đồng nghiệp của các bạn. Nhắc đến chuyện này, tôi xin chia buồn với các đồng nghiệp các bạn đã ngã xuống. Thực tế là họ đang đứng ở phía mà họ không một chút hứng thú. Nhưng công việc của các bạn là vì lợi ích chung và những điều này phục vụ cho lợi ích chung. Để có thêm thông tin và chúng tôi không quên. Họ đã dũng cảm và tôi cầu nguyện xin Chúa thưởng công họ. Đây là những liên hệ mà chúng tôi có cho đến nay.
Nhưng đâu là thông điệp cha nói với ông Putin khi cha có dịp nói chuyện với ông?
Những thông điệp tôi gởi cho các nhà cầm quyền là những thông điệp tôi làm công khai. Tôi không nói hai lời. Tôi luôn làm cùng chuyện. Tôi nghĩ trong câu ông nói có sự nghi ngờ về những cuộc chiến chính nghĩa và phi nghĩa. Mọi chiến tranh đều sinh ra từ bất công, luôn là như vậy. Bởi vì có một mô hình chiến tranh. Không có kế hoạch chi tiết cho hòa bình. Ví dụ, đầu tư bằng cách mua vũ khí. Họ nói: nhưng chúng ta cần vũ khí để tự vệ. Đây là khuôn mẫu của chiến tranh. Khi Thế chiến thứ hai kết thúc, mọi người đều thở phào “sẽ không bao giờ chiến tranh” và sẽ có hòa bình. Một cam kết rộng rãi cho hòa bình cũng bắt đầu với mong muốn từ bỏ vũ khí, vũ khí nguyên tử vào thời đó, để có hòa bình sau Hiroshima và Nagasaki. Đó là một khoảnh khắc thiện chí cao cả.
70 năm sau, chúng ta quên tất cả những điều này. Đó là cách mô hình chiến tranh được áp đặt. Sau đó, có rất nhiều hy vọng vào hành động của Liên hợp quốc. Nhưng mô hình chiến tranh lại tự áp đặt. Chúng ta không thể nghĩ đến một mô hình khác, chúng ta không còn quen nghĩ đến mô hình hòa bình. Có những nhân vật vĩ đại như Gandhi và những người khác mà tôi trích dẫn ở cuối thông điệp “Fratelli tutti” đã đặt cược vào kế hoạch hòa bình. Nhưng là loài người, chúng ta ngoan cố. Chúng ta yêu chiến tranh, chúng ta yêu tinh thần Ca-in. Không phải ngẫu nhiên mà ở phần đầu của Kinh thánh có vấn đề này: tinh thần “anh giết em”, tinh thần giết người thay vì tinh thần hòa bình. Cha, chúng ta không thể! Tôi sẽ nói với các bạn một kinh nghiệm cá nhân khi tôi ở Redipuglia năm 2014, khi tôi nhìn tên các cậu bé, tôi đã khóc. Tôi thực sự đã khóc vì cay đắng. Rồi, một hoặc hai năm sau, vào Ngày lễ Các đẳng, tôi đến Anzio và tôi nhìn tên các người trẻ đã ngã xuống ở đó. Tất cả những người đàn ông trẻ, và tôi cũng đã khóc ở đó. Tôi thực sự đã khóc. Chúng ta phải khóc trước những ngôi mộ. Có một điểm mà tôi tôn trọng vì có vấn đề chính trị. Khi lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ Normandy, những người đứng đầu chính phủ đến đó để tưởng niệm. Nhưng tôi không nhớ có ai nói đến 30.000 thanh niên bị bỏ mạng trên các bãi biển. Tuổi trẻ không quan trọng. Điều này làm tôi phải suy nghĩ. Tôi rất buồn. Xin Chúa thương xót chúng con, tất cả chúng con! Chúng con tất cả đều có tội.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
vaticannews.va, 2022
Bài cùng chuyên mục:
Hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào Năm Thánh 2025 (22/11/2024 08:49:11 - Xem: 104)
DTC sẽ tuyên thánh cho Chân phước thiếu niên Carlo Acutis; và vào Ngày Giới trẻ, từ 28/7-3/8, ngài sẽ tuyên thánh cho Chân phước sinh viên Pier Giorgio Frassati.
Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ e (22/11/2024 05:53:16 - Xem: 60)
Trong một tài liệu viết tay được công bố ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban Tòa Thánh mới để cổ võ ngày Thế giới Trẻ em
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non (21/11/2024 15:06:47 - Xem: 338)
Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ.
ĐGH Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina (21/11/2024 08:23:54 - Xem: 242)
"Với một quyết định tối cao và dứt khoát," Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trục xuất Fernando María Cornet, một linh mục người Argentina, khỏi hàng giáo sĩ vì tội ly giáo.
Giáo hội và nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại nhà thờ Đức Bà Paris (17/11/2024 09:49:29 - Xem: 244)
Nghi thức mở cửa sẽ vào chiều ngày 7/12 và cử hành phụng vụ đầu tiên sẽ vào ngày 8/12/2024.
Vì sao người công giáo bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump? (15/11/2024 08:44:14 - Xem: 556)
Trong phạm vi rộng về mặt lịch sử của liên danh Trump-Vance thì sự phục hồi của niềm tin Công giáo Mỹ dường như đang gia tăng.
Phỏng vấn Tân Hồng Y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh (14/11/2024 14:32:35 - Xem: 234)
Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, Đức tân Hồng y Mykola Bycho chia sẻ về đời sống thiêng liêng, các gương mẫu đức tin và trách nhiệm trong thời chiến tranh.
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm linh mục gốc Việt làm Giám mục Phụ Tá TGP Melbourne (13/11/2024 13:36:38 - Xem: 990)
Ngày 8 tháng 11 năm 2024, Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne
Ngày Thế Giới Người Nghèo: ĐTC Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo (13/11/2024 09:03:52 - Xem: 138)
Ngày Thế giới Người nghèo năm nay sẽ diễn ra vào ngày 17/11/2024 và, như thường lệ, Đức Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng...
Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành Thừa Sai tại Đền thánh Mễ Du (13/11/2024 08:52:25 - Xem: 204)
Sau cuộc sống không có Chúa ở Canada, bà Nancy và ông Patrick đã có trải nghiệm tình mẫu tử của Đức Mẹ ở đền thánh Mễ Du.
-
+ Chúa Nhật 24/11/2024 – CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. – Vua Giêsu.
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ.
- Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
- Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo....
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất