Điều đáng phải sợ
- In trang này
- Lượt xem: 1,000
- Ngày đăng: 22/06/2023 06:34:49
ĐIỀU ĐÁNG PHẢI SỢ
Nỗi sợ hãi chiếm lĩnh con người, tâm tư, ý nghĩ, chi phối các sinh hoạt của con người, cho nên chúng ta thường có xu hướng không sợ những điều đáng/nên phải sợ.
Không biết tự bao giờ, chúng ta bắt đầu có những nỗi sợ hãi mà không thể giải thích được! Từ khi nào con trẻ lại sợ bóng tối? Lớn dần lên bắt đầu sợ ma, nhưng lại thích nghe từ bạn bè, người lớn những chuyện về ma quỷ? Và rất nhiều nỗi sợ khác đáng lí ra không nên khiếp sợ thì chúng ta lại sợ hãi vô cùng!
Có lẽ vì bản tính yếu đuối của con người, và hậu quả của sự tội, nên chúng ta thường trở nên hoảng sợ trong ý nghĩ, sợ hãi do trí tưởng tượng hay suy đoán mà ra. Trong khi đó, những việc nên sợ, những chuyện không đáng phải sợ thì chúng ta lại xem đó là điều không đáng sợ và cho đó là bình thường, chẳng cần bận tâm!
Thật ra, chẳng phải đến thời đại chúng ta mới có điều này, mà từ rất xa xưa, thời Cựu ước đã diễn ra qua lời thuật lại của tiên tri Giê-rê-mi-a: sợ bị vu cáo, sợ người thân thích rình xem sự vấp ngã của bản thân, sợ bị mắc lừa, sợ bị nhục nhã ê chề…. Và trên hết điều đáng kính sợ và nên làm mà không được quên: “hãy ca tụng Chúa, hãy ngợi khen Chúa, vì Người đã giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo, cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ” (x. Gr 20, 13).
Nỗi sợ hãi chiếm lĩnh con người, tâm tư, ý nghĩ, chi phối các sinh hoạt của con người, cho nên chúng ta thường có xu hướng không sợ những điều đáng/nên phải sợ. Có nhiều cha bạn của con rất là sợ ma! Khi nghe đến chuyện một linh mục sợ ma, thì phản ứng đầu tiên của giáo dân là: ôi, cứ tưởng chỉ có giáo dân sợ thôi chứ, các cha mà cũng sợ ma sao! Thật ra, đâu phải trở thành linh mục rồi mới sợ ma hay hết sợ ma! Trước khi được đào tạo trở thành một thừa tác viên linh mục, thì ứng viên đã có nỗi sợ này từ nhỏ rồi, và điều này cứ theo đương sự suốt (có thể mức độ sợ sẽ giảm dần theo năm tháng!!!). Ngoài ra, rất nhiều câu chuyện về một số cha ngại đến nỗi sợ không dám tiến gần quan tài để rảy nước Thánh hay an ủi gia đình tang quyến, mà chỉ đứng từ xa rảy nước Thánh khi cử hành các nghi thức tang lễ tại gia và trong Thánh lễ an táng, đặc biệt trong nghi thức tiễn biệt! Một trong nhiều lí do mà chúng ta thường được nghe: sợ ngã bệnh hay cơ thể sẽ trở nên không khoẻ khi tiếp xúc với hơi người đã qua đời!
Ở đây, chúng ta không có tham vọng tìm ra nguyên nhân hay lí do hầu giải thích; tuy nhiên dẫu biết một lí do gì đi chăng nữa, chúng ta đều thấy điều mà chúng ta không đáng sợ thì chúng ta lại sợ hãi vô cùng; ngược lại, điều chúng ta nên và đáng phải sợ thì chúng ta cho là bình thường! Nào là chúng ta sợ mỗi khi lãnh nhận bí tích Hoà giải, ngại xếp hàng đi xưng thú tội lỗi của mình; trong khi đó chúng ta lại không sợ việc phạm tội, không sợ làm Chúa phiền lòng, chẳng e sợ khi làm người khác tổn thương như nói xấu anh chị em, nói sau lưng người khác, dèm pha, đồn thổi, loan tin thất thiệt…Chúng ta sợ, không dám tuyên xưng đức tin qua đời sống đạo, sợ không dám làm chứng cho Chúa giữa đời; trong khi đó chúng ta dường như lại không sợ một khi chưa chu toàn bổn phận sống đạo và làm gương lành gương tốt trong gia đình, lối xóm, cộng đoàn giáo xứ! “Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời” (Mt 10, 32-33). Chúng ta sợ người khác hại đến thân thể, thân xác, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, đời sống thể lý của mình, nhưng chúng ta lại không sợ bị mất linh hồn, mỗi khi chúng ta rơi vào cạm bẫy tội lỗi, thói hư tật xấu, xa lìa, hờ hững, dửng dưng trước sự thống khổ của anh chị em, xa rời, nguội lạnh trong đời sống đức tin, làm những việc không ích lợi cho đời sống linh hồn! "Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Đấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục” (Mt 10, 28). Chẳng phải những gì Chúa dạy nên và đáng phải kính sợ, thì chúng ta cần để tâm, khắc sâu trong lòng mà nỗ lực sống thực thi mỗi ngày sao? “Các con đừng sợ những gì, những việc, những ai không đáng lo hãi, vì các con đáng giá hơn chim sẻ bội phần” (x. Mt 10, 31), vì chính Chúa Giê-su Ki-tô đã đổ máu ra cứu chuộc chúng ta, giúp chúng ta vượt lên những nỗi sợ hãi vô hình này. Và nhờ ân sủng đức tin mà chúng ta được lãnh nhận, cùng với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, ban cho chúng ta lòng can đảm, sự khôn ngoan vượt thắng những sợ hãi này, như lời xác tín của Thánh Phao-lô gửi cho giáo đoàn Rô-ma “sự sa ngã của A-đam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người (x. Rm 5, 15).
Giờ đây, chúng ta cùng khẩn cầu xin Chúa giúp mỗi người chúng ta vượt lên những sợ hãi dưới đây, và cho chúng ta luôn biết tín thác vào Chúa và sống như lời nhắn nhủ của Ngài “các con đừng sợ hãi…” qua đôi dòng suy tư trở về với lòng mình ‘chẳng ngại/chẳng sợ….nhưng lại sợ’:
Lạy Chúa, lắm lúc chúng con:
Chẳng ngại nhắm mắt làm điều trái với lương tâm
Nhưng e sợ mở mắt cảm thông, chia san với anh chị em.
Chẳng sợ đưa tin buồn, tin hãi, tin vịt
Nhưng e ngại loan truyền Tin Mừng, tin tưởng, tin vui.
Chẳng ngại đưa chân đến những nơi đánh mất nhân phẩm
Nhưng e sợ bước chân tới những ai đang khốn khổ nghèo hèn.
Chẳng sợ tích trữ quá nhiều của cải vật chất, đánh mất linh hồn
Nhưng e ngại chia sẻ thật lòng với anh chị em.
Chẳng ngại để cuộc sống mình câu kết với tội lỗi
Nhưng e sợ trao đời sống mình trong bàn tay Chúa.
Chẳng sợ mỗi khi tự mãn tự kiêu với thành quả bản thân
Nhưng e ngại chia vui thành công với người khác.
Chẳng ngại xét đoán, lên án người khác
Nhưng e sợ mỗi lúc nhìn lại bản thân mình.
Chẳng sợ với những dự định ảo của bản thân
Nhưng e ngại đón nhận chương trình của Chúa.
Chẳng ngại khi chỉ biết tung tăng ngao du khắp nơi
Nhưng e sợ mỗi lúc tham dự Thánh Lễ trọn vẹn.
Chẳng sợ khi ưu tiên đi phượt những nơi xa xôi
Nhưng e ngại đến với những ai đang gần kề cần đến mình.
Chẳng ngại mỗi lúc mua sắm, tiêu tiền thả ga
Nhưng e sợ khi phải giúp đỡ, bớt xén từng đồng.
Chẳng sợ học đòi gương mù gương xấu
Nhưng e ngại học - sống gương tốt gương lành.
Chẳng sợ khi mất nhiều thời gian cho tán gẫu, ‘buông dưa buông lê’
Nhưng e sợ mỗi lần tâm sự, cầu nguyện cùng Chúa.
Chẳng ngại buông lời khiến anh chị em tổn thương
Nhưng e ngại nói lời xin lỗi - cám ơn với người…..
‘E ngại’ mà vậy thì thôi
‘Chẳng sợ’ ra thế, hỡi ôi làm gì?
Làm ngược lại chẳng hại chi
Mang điều tươi sáng, tiếc gì người ơi! Amen!
Lm. Xuân Hy Vọng
Bài cùng chuyên mục:
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024 (21/11/2024 10:04:15 - Xem: 183)
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024 (21/11/2024 07:57:59 - Xem: 171)
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật, mà sự thật là điều gì có lợi cho tôi.
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo (16/11/2024 11:20:12 - Xem: 841)
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng việc học văn hóa và công ăn việc làm được đặt trên việc nuôi dưỡng đức tin ?
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024 (16/11/2024 05:36:01 - Xem: 365)
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
Ngày tận thế: Bí ẩn chỉ có Chúa Cha biết (16/11/2024 05:28:22 - Xem: 178)
Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận Ngài trong bình an và hân hoan, với trái tim tràn đầy hy vọng vào ngày vinh quang của Chúa.
“Có làm mưa làm gió” (11/11/2024 07:52:43 - Xem: 233)
Khi tôi chết đi, thế giới này cũng vẫn cứ vần xoay theo định luật đã được mặc định cho nó. Chẳng phải vì tôi chết đi mà vũ trụ này có rúng động hay biến đổi gì.
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:28:19 - Xem: 545)
Chúng ta không xây dựng đời mình trên vật chất hay chiếm hữu, nhưng trên tình yêu, để sẵn sàng cho đi và dâng hiến.
Gia vị cho bài giảng CN 32 TN năm B - 2024 (08/11/2024 07:24:57 - Xem: 462)
Sứ điệp Tin Mừng Chúa nhật này là về sự cho đi. Mỗi người đều có khả năng chia sẻ dù họ nghèo khó hay túng thiếu đến đâu.
Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu (05/11/2024 07:26:42 - Xem: 281)
Việc suy ngẫm và tưởng nghĩ về Thiên đàng rất có lợi cho tâm hồn chúng ta, chiêm nghiệm xem Thiên đàng sẽ như thế nào, xinh đẹp và hoàn hảo ra sao.
Gia vị cho bài giảng CN 31 TN năm B -2024 (01/11/2024 11:31:26 - Xem: 399)
Yêu người lân cận như chính mình cũng được hiểu theo chiều ngược lại: mở rộng tâm hồn đón nhận quà tặng tình yêu được trao ban.
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất