Văn hóa - Lẽ sống

Để chu toàn bổn phận như là môn đệ Chúa Giêsu

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,465
  • Ngày đăng: 05/04/2022 14:23:18

ĐỂ CHU TOÀN BỔN PHẬN

NHƯ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU

 

Vậy làm thế nào chúng ta có thể chu toàn bổn phận tiên quyết của mình là trở nên giống Đức Kitô để có thể giúp người khác cũng nên giống Ngài?

 

 

 

Một đôi bạn trẻ có xin tôi chủ sự đám cưới sắp tới của họ. Tôi sớm thất vọng khi họ nói với tôi rằng họ không có bất cứ hình thức chuẩn bị nào cho đám cưới của họ cả. Họ lý ​​luận đơn giản rằng họ có một tình yêu chân thành dành cho nhau và vì thế họ thấy thực sự không cần thiết để họ có sự chuẩn bị chính thức cho hôn nhân trong Nhà thờ. Do đó, về cơ bản, họ yêu cầu tôi long trọng hóa hôn nhân của họ chỉ vì họ yêu nhau ngay cả khi họ không biết và không hiểu những bổn phận của tình yêu vợ chồng trước mặt Chúa.

 

Liệu rằng chỉ có tình yêu trong lòng và thiện chí thì có đủ để chúng ta đón nhận và thực hiện các ơn gọi của mình trong Giáo Hội không? Tôi không nghĩ vậy. Mọi ơn gọi trong Giáo hội đều có nhiệm vụ riêng. Những ai được mời gọi cho bất kỳ ơn gọi nào cũng cần phải biết, hiểu, chấp nhận và cố gắng chu toàn các bổn phận của ơn gọi mà mình được kêu gọi. Chỉ có tình yêu trong lòng mà thôi thì chưa đủ.

 

Theo kinh nghiệm bản thân, tôi có tình yêu đối với Thiên Chúa và Dân của Ngài và tôi đã dành gần một thập niên để chuẩn bị cho chức linh mục Công giáo. Dù thế, vẫn có nhiều lúc tôi thấy thật khó để trung thành với những bổn phận của chức linh mục. Vậy thì làm sao một số người có thể muốn kết hôn trong Giáo hội mà không có sự hiểu biết và chuẩn bị đầy đủ cho những bổn phận của tình yêu vợ chồng được?

 

Điều tương tự cũng áp dụng cho ơn gọi tối hậu của chúng ta ngay trên trái đất này – đó là trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta được mời gọi để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô trong và qua bất kỳ trạng thái nào của cuộc sống mà trong đó chúng ta tìm thấy chính mình. Nhưng liệu chúng ta có nhận biết và chu toàn bổn phận như là môn đệ của Đức Kitô chưa? Đối với một môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, chỉ yêu mến Ngài mà thôi thì chưa đủ, người môn đệ không thể thiếu cố gắng nhận ra và chu toàn những bổn phận phát xuất từ ​​tình yêu này, “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14, 15).

 

Chúa Giêsu mô tả bổn phận trước hết của chúng ta như là môn đệ của Ngài bằng những lời này, “Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi” (Lc 6, 40). Bởi vì Chúa Giêsu là vị thầy duy nhất của chúng ta, nên bổn phận tiên quyết của chúng ta là ngày càng trở nên Ngài nhiều hơn trong mọi sự - tất cả những gì chúng ta nghĩ, nói và làm. Thực sự là không xứng đáng khi nói rằng chúng ta yêu mến Chúa Giêsu mà chúng ta không trở nên giống Ngài hơn.

 

Bổn phận thứ hai của chúng ta như là môn đệ của Chúa Giêsu là dẫn dắt và giúp đỡ người khác trở nên giống Ngài hơn. Chúa Giêsu lên án cả sự giả hình lẫn sự thờ ơ trong thái độ của chúng ta đối với người khác. Trước hết, chúng ta phải tránh thói đạo đức giả để có thể trở thành người hướng dẫn tốt hơn cho người khác trong hành trình trở nên giống Đức Kitô hơn. “Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!" (x. Lc 6, 39-45). Chúng ta phải nghiêm túc phấn đấu để trở nên giống Chúa Giêsu hơn trước khi có thể giúp người khác nên giống Ngài hơn.

 

Vậy làm thế nào chúng ta có thể chu toàn bổn phận tiên quyết của mình là trở nên giống Đức Kitô để có thể giúp người khác cũng nên giống Ngài?

Trước hết, chúng ta phải tập trung vào chỉ một mình Chúa Giêsu là căn nguyên mọi điều thiện hảo mà chúng ta thấy nơi mình và nơi người khác. Bản thân chúng ta không có sự tốt lành nội tại nào ngoài sự tốt lành mà Thiên Chúa ban cho chúng ta nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu Kitô, “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra" (Lc 6, 45).

 

Thứ đến, chúng ta phải sẵn sàng đón nhận sự sống và sự thiện hảo từ chỉ một mình Chúa Giêsu nếu chúng ta định hướng dẫn người khác đến với Ngài. Vì Ngài mãi mãi là Ánh sáng thế gian, Chúa Giêsu hỏi chúng ta, “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” (Lc 6, 39). Nếu tách ra khỏi Ngài, chúng ta đều là những kẻ mù loà. Vì vậy, trước hết chúng ta phải nhận được ánh sáng của ân sủng thiêng liêng từ Chúa Giêsu Kitô nếu chúng ta muốn giúp người khác nên giống Ngài hơn.

 

Tiếp theo, chúng ta phải tin rằng Chúa Giêsu, qua cuộc tử nạn và sự phục sinh của Ngài, đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Theo lời của Thánh Phaolô, “Nọc độc của sự chết là tội lỗi… Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (x. 1Cr 15, 54-58). Đây là Phúc âm! Bởi vì Chúa Giêsu và những gì Ngài đã thực hiện cho chúng ta, những suy nghĩ, lời nói và hành động tội lỗi từ nay không còn quyền hành trên chúng ta nữa. Chỉ bằng ân sủng của Ngài, chúng ta có thể suy nghĩ, nói năng và hành động giống như Ngài trong mọi sự và giúp người khác cũng làm như vậy.

 

Thứ tư, chúng ta phải sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm của Chúa Giêsu trong cuộc đời dương thế của Ngài, “Không môn đệ nào cao trọng hơn thầy”. Chúng ta không thể mong đợi người khác đối xử với chúng ta tử tế hơn như họ đã đối xử với Chúa Giêsu. Chúng ta không thể nghĩ rằng lúc nào mình cũng thành công khi chính Chúa Giêsu cũng đã trải qua những thất bại rõ ràng. Chúng ta không thể mong rằng ma quỷ sẽ cám dỗ chúng ta ít hơn chúng đã cám dỗ Chúa Giêsu. Chúng ta không thể mong chờ một cuộc sống không có đau khổ và cay đắng khi Chúa Giêsu đã chọn để cứu chúng ta qua đau khổ bằng tình yêu. Chúng ta không thể mong đợi mọi người đều yêu thương chúng ta khi họ đều ghét bỏ Ngài. Chúng ta chẳng bao giờ có thể hành động giống như Đức Kitô nếu chúng ta không muốn thông phần những trải nghiệm khi còn tại thế của chính Ngài.

 

Cuối cùng, chúng ta phải đặt Chúa Giêsu là mẫu mực duy nhất của cuộc đời mình và tránh so sánh mình với người khác. Chúng ta sẽ trở nên tự mãn khi so sánh mình với người khác khi nghĩ rằng, “Chà, mình không đến nỗi tệ; ít nhất thì mình không tệ như vậy”. Việc nhìn vào Chúa Giêsu như là mẫu mực duy nhất, chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Ngài thúc bách chúng ta trở nên giống Ngài hơn, chúng ta ra khỏi chính mình và hướng về Ngài, chúng ta tràn đầy hy vọng rằng mình có thể thực sự trở nên giống Ngài hơn.

 

Thiên Chúa ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta cần để trung thành với bổn phận như là những môn đệ của Chúa Giêsu trong bất cứ ơn gọi nào mà chúng ta được mời gọi. Điều trước tiên mà Thiên Chúa ban cho chúng ta đó là tình yêu của Ngài và tình thương của chúng ta dành cho người khác. Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta những gì chúng ta cần để “vững vàng, kiên định, và nhiệt tâm đối với công việc của Đức Chúa, với nhận thức rằng trong Ngài mọi việc của chúng ta không phải là vô ích.” Yêu suông thì chưa đủ; chúng ta phải ôm trọn “công việc của Chúa,” và trở nên giống Đức Kitô hơn trong mọi sự.

 

Nếu hôm nay chúng ta không chu toàn bổn phận như là môn đệ của Chúa Giêsu, thì chẳng gì có thể khiến chúng ta hạnh phúc trong ơn gọi của mình và chúng ta sẽ không thể được ở bên Thiên Chúa trong Vương quốc vĩnh cửu. Trở nên giống Đức Kitô và giúp người khác nên giống Đức Kitô - đây là lý do tại sao chúng ta hiện hữu và tại sao Thiên Chúa không ngừng ban cho chúng ta tình yêu, lòng thương xót và ân sủng của Ngài. Thiên đàng chỉ dành cho những ai trở nên giống Chúa Giêsu hơn và giúp người khác nên giống Ngài hơn. Chúng ta không thể nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu trong vinh quang nếu chúng ta không nên giống Ngài ngay tại trần thế này.

 

Ân sủng của Bí tích Thánh Thể biến đổi chúng ta thành Chúa Giêsu Kitô hơn. Ân sủng này cũng thúc đẩy chúng ta trở nên giống Ngài hơn trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Khi chu toàn bổn phận trở nên giống Chúa Giêsu hơn qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta cũng nhớ rằng vẫn còn có rất nhiều môn đệ bất lương của Chúa Giêsu trong thế giới hiện nay. Chúng ta tìm thấy họ trong gia đình, nơi làm việc, trong Giáo hội và xã hội. Chúa Giêsu đã đổ máu để họ trở nên giống Ngài hơn. Trên hết mọi sự, họ cần nhìn thấy Chúa Giêsu trong lời nói và hành động của chúng ta, đồng thời họ rút được niềm hy vọng từ chúng ta để trở nên giống Ngài hơn. Điều cuối cùng họ cần là sự giả hình hoặc sự thờ ơ của chúng ta lên tiếng rằng, "Tôi là ai để xét đoán người khác?"

 

Chúng ta hãy giúp họ nên giống Đức Kitô hơn theo bất kỳ cách nào mà chúng ta có thể: suy nghĩ, lời nói, hành động, lời cầu nguyện, hy sinh, … Đây là bổn phận của chúng ta như là môn đệ của Chúa Giêsu và chỉ yêu thương mà thôi thì chưa đủ.

 

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: 
Catholic Exchange (2. 3. 2022)

 

 


[1] Cha Nnamdi Moneme, OMV là một Linh mục thuộc Dòng Hiến sĩ Đức Mẹ, hiện đang truyền giáo tại Philippines. Cha phụ trách Sứ vụ Tĩnh Tâm của Hội Dòng, Nhà huấn luyện dành cho các Tập sinh, và các thày lớp thần tại Antipolo, Philippines.

 

Bài cùng chuyên mục:

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 197)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 180)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 901)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 387)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 474)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 492)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 525)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,307)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7