Tâm linh - Tu đức

Chúng ta được ban cho điều gì để gánh vác?

  • In trang này
  • Lượt xem: 354
  • Ngày đăng: 04/08/2024 08:14:38

CHÚNG TA ĐƯỢC BAN CHO ĐIỀU GÌ ĐỂ GÁNH VÁC?

 

Mỗi chúng ta đến với thế giới này với ơn gọi của Chúa trao ban. Về bản chất, điều này khá dễ xác định. Một cách đơn giản, tất cả chúng ta được gọi để yêu Chúa và yêu nhau. 

 

 

Chúng ta được ban cho điều gì để gánh vác? Nhu cầu và nỗi đau của người khác tác động đến sự tự do của chúng ta như thế nào? Khi nào tự do bị hoàn cảnh làm cho bớt tự do? Chúng ta sinh ra hoặc chúng ta gặp những tình huống nào trong cuộc sống buộc chúng ta phản ứng, dù phải trả bằng chính mạng sống của mình? Chúng ta không được quay lưng với điều gì?

 

Đó là những câu hỏi quan trọng nhưng không dễ để trả lời. Nhưng đó lại là những câu hỏi then chốt liên quan đến việc phân định ơn gọi của chúng ta: nhiệm vụ đặc biệt mỗi chúng ta được giao cho cuộc sống của mình là gì?

 

Mỗi chúng ta đến với thế giới này với ơn gọi của Chúa trao ban. Về bản chất, điều này khá dễ xác định. Một cách đơn giản, tất cả chúng ta được gọi để yêu Chúa và yêu nhau. Tất cả đều được gọi như vậy. Tuy nhiên, ngoài điều thiết yếu đơn giản này, nó lại không giống nhau cho tất cả mọi người, vì chúng ta sinh ra trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Chúng ta sinh ra trong những gia đình khác nhau, quốc gia khác nhau, thời đại lịch sử khác nhau, văn hóa khác nhau, hoàn cảnh nghèo giàu khác nhau, tôn giáo khác nhau, trí thông minh khác nhau, năng khiếu tự nhiên khác nhau, cơ thể khác nhau về sức khỏe, sức mạnh và sức hấp dẫn bề ngoài. Các nhà triết học gọi đây là tình huống “hiện sinh”. Giống như bông tuyết, trong những đặc thù này không ai giống hệt ai. Và sự độc đáo này tô điểm, có lẽ xác định cơ bản thiên chức của chúng ta giúp chúng ta quyết định những gì chúng ta được trao để gánh vác.

Và đó là những gì đang bị đe dọa. Đúng là tất cả chúng ta sinh ra đều tự do, nhưng có nhiều chuyện vừa cưỡng ép vừa hạn chế tự do của chúng ta.

 

Xin cho tôi minh họa bằng ví dụ của gia đình tôi. Tôi là đứa con thứ mười hai trong một gia đình đông con. Cha mẹ tôi là nhà nông nhập cư thế hệ đầu tiên, ông bà lập gia đình, nuôi dạy con cái, hoàn toàn sống bằng nghề nông. Chúng tôi cần thêm thu nhập. Cộng đồng nông thôn hẻo lánh của chúng tôi chỉ có một trường tiểu học và trẻ em học xong lớp tám phải xa nhà để vào trường nội trú, nhưng cha mẹ tôi không đủ khả năng chi trả.

 

Vì lý do đó, sau khi học xong tiểu học năm anh chị lớn của tôi bỏ học, không phải vì họ không đủ thông minh để học thêm nhưng vì gia đình không có tiền để cho con đi học xa, làng chúng tôi không có trường trung học, các anh chị phải bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình. Với các anh chị, đặc biệt với vài người, đây là cả một hy sinh khó khăn. Họ khao khát được tự do, được lựa chọn nhiều hơn; nhưng, xét theo hoàn cảnh của họ, đây là những gì họ được trao cho. Và sự hy sinh đó, việc trao đi bản thân mình cho một điều gì đó vượt ra ngoài bản thân đã xác định rất nhiều về thiên chức và chính con người của họ. Một phần lớn thiên chức của họ là hy sinh ước mơ và hoài bão riêng của mình vì lợi ích gia đình. Trong những yếu tố này, cơ hội được học hành của riêng tôi phần lớn dựa trên sự hy sinh của họ.

 

Tuy nhiên, về điều này, họ không phải là ngoại lệ. Sự hy sinh của họ được phản ánh trong cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới: những người nhập cư phải hy sinh tham vọng riêng để làm việc trên đồng ruộng hoặc làm việc tay chân để nuôi sống gia đình; những phụ nữ và đàn ông trẻ từ các nước đang phát triển phải rời gia đình, đi ra nước ngoài làm việc để gởi tiền về giúp gia đình; hàng triệu người trẻ không có tiền để học tiếp lên đại học; vô số các ông, các bà phải hy toàn thời gian của mình để chăm sóc cha mẹ bệnh tật hoặc già yếu; và hàng tỷ phụ nữ phải hy sinh sự nghiệp để nuôi con. Đó là những gì họ được trao cho để gánh vác – và sự hy sinh của họ giúp hình thành nên tâm hồn ơn gọi của họ.

 

Ngoài những điều có thể tước đoạt quyền tự do của chúng ta và quyết định một cách triệt để ơn gọi của chúng ta, vẫn còn những điều khác có thể hạn chế hoặc mở rộng quyền tự do của chúng ta và qua đó giúp chúng ta quyết định ơn gọi: có sức khỏe thể chất và tinh thần mạnh mẽ chứ không yếu đuối; có sức vóc của một vận động viên thay vì khuyết tật thể chất; là người đàn ông đích thực, là nữ hoàng dạ hội chứ không là người đi bắt nạt người khác và sống xa lánh; có tính khí năng động chứ không nhẹ nhàng và dễ tính; hoặc người xuất thân từ đặc quyền trái ngược với người xuất thân từ hoàn cảnh không có đặc quyền.

 

Mỗi yếu tố này không chỉ định hình ơn gọi của chúng ta nhưng còn giúp chúng ta trang bị đặc biệt cho ơn gọi của mình. Nếu chúng ta yếu đuối và dễ bị tổn thưông thì những khiếm khuyết sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh đặc biệt để thành người chữa lành cho người khác. Bị tổn thương, chúng ta có sức mạnh đặc biệt để trở thành người chữa lành bị tổn thương. Ngược lại, nếu chúng ta ở phía được đặc quyền thì đặc quyền này cũng định hình thiên chức và ơn gọi đặc biệt của chúng ta, cụ thể chúng ta là người nhận được nhiều ơn, vì thế chúng ta bị mong chờ nhiều. Chuyện này không chỉ giúp chúng ta biết ơn gọi của mình, nhưng còn giúp chúng ta trang bị đặc biệt cho ơn gọi của mình. Nếu chúng ta ở phía yếu đuối và bị tổn thương, những khiếm khuyết có vẻ như đó như là con người của mình, có thể mang lại cho chúng ta sức mạnh đặc biệt để trở thành người chữa lành cho người khác. Bị tổn thương, chúng ta có sức mạnh đặc biệt để là người chữa lành người bị tổn thương. Ngược lại, nếu chúng ta ở phía đặc quyền, đặc quyền này cũng định hình nghề nghiệp và món quà đặc biệt của chúng ta, cụ thể bây giờ chúng ta là người được ban ơn nhiều và vì thế được kỳ vọng nhiều.

 

Ronald Rolheiser,

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài cùng chuyên mục:

Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta (12/09/2024 08:43:22 - Xem: 227)

Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi và phán xét nhiều hơn trước đây.

Cầu nguyện khi cảm thấy dường như vô ích (30/08/2024 08:39:48 - Xem: 426)

Cầu nguyện không phải để thay đổi tâm trí Chúa, nhưng để thay đổi tâm trí của người đang cầu nguyện. Chúng ta không cầu nguyện để kéo Chúa về phía mình;

Sự cho phép thiêng liêng để ở trong thống khổ (19/08/2024 08:00:37 - Xem: 530)

Nếu Chúa Giêsu đã khóc, thì chúng ta cũng phải khóc. Người môn đệ không bao giờ hơn thầy. Hơn nữa, chúng ta có thể học ở Chúa Giêsu, đau buồn và than khóc trong cuộc sống không hẳn là sai trái.

Điều gì định hình nên tâm hồn con người? (13/08/2024 07:42:28 - Xem: 387)

Rất nhiều người trong chúng ta, điểm mạnh và điểm yếu bắt nguồn từ cách nuôi dạy chúng ta, nhưng dù sao, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.

Con đường ít ai đi (08/08/2024 07:09:13 - Xem: 535)

Tôi sẽ chọn con đường nào? Đôi khi là con đường này, đôi khi là con đường kia; dù tôi biết con đường nào Chúa Giêsu đang mời tôi.

Hướng dẫn ngắn gọn để nuôi dưỡng tình bằng hữu với Chúa Thánh Thần (21/07/2024 09:07:42 - Xem: 456)

Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong tâm hồn chúng ta, dù Ngài thường bị cho là trừu tượng, không thể đến gần được.

Giữ ngày Sabát  (15/07/2024 08:49:54 - Xem: 145)

Dành ưu tiên cho gia đình và cho các mối quan hệ. Vào cuối ngày, cuộc sống là của gia đình, của tình bạn, của các mối quan hệ, một sự thật dễ dàng bị lu mờ và mất đi trong áp lực của cuộc sống hối hả. Ngày Sabát mang chúng ta về lại sự thật này, ít nhất một tuần một lần.

Mất người thân yêu vì tự tử (15/07/2024 07:50:45 - Xem: 488)

Một người mẹ mất con vì tự tử đã viết: “Ý chí muốn cứu mạng ai đó không tạo được sức mạnh để ngăn chặn cái chết.”

Lời khuyên của Thánh Lu-i Gonzaga để giữ tâm hồn trong sạch (11/07/2024 07:32:14 - Xem: 680)

Vượt lên đam mê và giữ gìn tâm hồn trong sạch là một việc khó khăn, đặc biệt trong thế giới siêu tính dục, nhưng qua cuộc đời của Thánh Lu-i Gonzaga, ngài có thể giúp chúng ta.

Trao tặng cái chết của mình (04/07/2024 09:36:04 - Xem: 645)

Khi chúng ta ra đi, tất cả chúng ta đều để lại đằng sau mình một tinh thần tuy không nói ra nhưng ảnh hưởng đến người thân ở lại của chúng ta.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7