Sự cho phép thiêng liêng để ở trong thống khổ
- In trang này
- Lượt xem: 541
- Ngày đăng: 19/08/2024 08:00:37
SỰ CHO PHÉP THIÊNG LIÊNG ĐỂ Ở TRONG THỐNG KHỔ
Nếu Chúa Giêsu đã khóc, thì chúng ta cũng phải khóc. Người môn đệ không bao giờ hơn thầy.
Chúng ta sống đời này “trong đau buồn và khóc lóc, trong thung lũng đầy nước mắt”. Cũng như nhiều người trong thế hệ cha mẹ tôi, đó là một phần lời cầu nguyện hàng ngày trong suốt cuộc đời của họ. Theo quan điểm tế nhị ngày nay (tâm linh một chiều), điều này nghe có vẻ bệnh hoạn. Chúng ta có nên hiểu cuộc đời là đau buồn trong một thế giới không thể mang lại hạnh phúc cho con người không? Thực sự đây có phải là điều Chúa muốn ở chúng ta không?
Nếu hiểu nông cạn thì điều này có thể bị cho là bệnh hoạn. Chúa không đặt chúng ta vào thế giới này để chịu đau khổ mới được lên thiên đàng. Không. Chúa là người cha nhân lành. Các cha mẹ nhân lành đưa con cái đến thế giới này với mục đích là chúng sẽ phát triển và tìm thấy hạnh phúc. Vậy vì sao đức tin kitô giáo đòi hỏi chúng ta phải than khóc đau buồn trong thung lũng đầy nước mắt?
Với cha mẹ tôi, lời cầu nguyện này mang lại cho họ một an ủi nào đó, cụ thể cuộc sống của họ không nhất thiết phải là cuộc sống của bản giao hưởng trọn vẹn, một thiên đàng trần thế ngay lúc này. Cuộc sống cho họ điều thiêng liêng để chấp nhận, trong đời sẽ có những thất vọng, đau khổ, nghèo đói, bệnh tật, mất mát, những giấc mơ không đạt được, những thất vọng, đau khổ, hiểu lầm và cái chết. Họ không bao giờ mong chờ một điều gì quá mức, họ hiểu chịu đau khổ và thất vọng là chuyện bình thường. Nhưng ngược lại, khi chấp nhận những hạn chế này, họ lại cho phép mình tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc tốt đẹp của cuộc sống mà không cảm thấy tội lỗi.
Tôi sợ chúng ta và cả thế hệ tiếp theo không chuẩn bị đủ để có thể đi qua thất vọng, đau khổ mà không suy sụp về đức tin (đôi khi cả về tinh thần lẫn thể xác). Ngày nay, phần lớn mong chờ bình thường là không bị ở trong tình trạng phải than van khóc lóc, cuộc sống phải mang đến cho chúng ta bản giao hưởng trọn vẹn. Chúng ta không còn cảm thấy mình cần sự cho phép thiêng liêng để khóc nữa.
Tâm linh mà chúng ta hít thở ngày nay từ các nhà thờ, các thần học gia, các nhà văn tâm linh có nhiều điểm mạnh (giống như tâm linh mà cha mẹ tôi hít thở cũng có những điểm yếu). Tuy nhiên, theo tôi, phần lớn các tôn giáo ngày nay không dành đủ không gian cho đau buồn, một khoảng trống mà hầu hết thế giới thế tục đều có.
Chúng ta không dành đủ không gian cho đau buồn, trong nhà thờ cũng như trong cuộc sống. Chúng ta không cung cấp cho mọi người những công cụ cần thiết để giải quyết các thất vọng, mất mát và đau khổ, cũng như cách để đau buồn khi bị những chuyện này bủa vây. Ngoài các nghi thức tang lễ, chúng ta dành rất ít không gian cho đau buồn. Tệ hơn, chúng ta có xu hướng tạo ấn tượng có điều gì không ổn khi cuộc sống của mình đầy nước mắt. Vị trí và giá trị của đau buồn là gì?
Đầu tiên, như thần học gia Karl Rahner đã giải thích một cách nên thơ, đó là chấp nhận trong sự giày vò của thiếu thốn, của những chuyện không thể có được, cuối cùng chúng ta học bài học, ở đời này không có bản giao hưởng nào hoàn chỉnh. Như bà Rachel Naomi Remen, giáo sư danh dự ở Trung tâm Osher, San Francisco đã viết, đau buồn cũng là một cách thiết yếu để tự chăm sóc mình, không đau buồn là phủ nhận sự chính trực của mình. Chúng ta kiệt sức vì chúng ta không làm xong đau buồn của mình. Tiểu thuyết gia người Anh Anita Brookner lặp lại một điệp khúc trong một số sách của bà. Khi bình luận về hôn nhân, bà cho rằng nhiệm vụ đầu tiên trong hôn nhân là hai vợ chồng phải an ủi nhau, vì thực tế họ không thể không làm nhau thất vọng.
Cha mẹ tôi không đọc Karl Rahner, Rachel Naomi Remen hay Anita Brookner, nhưng trong lời cầu nguyện hàng ngày, họ tự nhắc mình, cuộc sống này không có bản giao hưởng nào hoàn chỉnh, rằng đau buồn là cách tự chăm sóc bản thân lành mạnh và chấp nhận, người này không thể đủ cho người kia và ngược lại, vì chỉ có Chúa mới có thể an ủi chúng ta được.
Chúng ta cần gì khi đau buồn? Tình trạng con người của chúng ta và tất cả những gì đi kèm, cụ thể là vô thường, tuổi trẻ bị đánh mất, không còn cơ thể trẻ trung, bị những tổn thương, những phản bội, những giấc mơ thất vọng, những nỗi đau, mất người thân yêu, vỡ mộng vì tuần trăng mật biến mất, dòng đời, nơi chốn, thể chế rồi cũng biến mất, sự bất lực của chúng ta khi làm cho người khác thất vọng, sức khỏe mất đi và cuối cùng cái chết đến, đó là những gì chúng ta cần phải đau buồn.
Và chúng ta đau buồn như thế nào? Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta ở vườn Giếtsêmani. Như các Phúc âm kể, Ngài đã đổ mồ hôi máu trước cái chết của mình. Ngài đã làm gì? Ngài cầu nguyện, lời cầu nguyện công khai và trung thực về nỗi đau của Ngài, thừa nhận có một khoảng cách với người khác trong nỗi đau này, thừa nhận mình bất lực khi không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi tình hình, Ngài liên tục cầu xin Chúa thay đổi mọi thứ, nhưng hoàn toàn phó thác dù đi trong đêm tối. Đó là cách Chúa Giêsu khóc.
Nếu Chúa Giêsu đã khóc, thì chúng ta cũng phải khóc. Người môn đệ không bao giờ hơn thầy. Hơn nữa, chúng ta có thể học ở Chúa Giêsu, đau buồn và than khóc trong cuộc sống không hẳn là sai trái. Nó có nghĩa, đây là nơi chúng ta phải đến.
Chúng ta có sự cho phép thiêng liêng để đôi khi ở trong thống khổ.
Ronald Rolheiser
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài cùng chuyên mục:
Độc thân – Nên nói gì đây? (20/09/2024 09:50:07 - Xem: 49)
Độc thân làm chúng ta sống trong cô đơn mà chính Chúa đã lên án, nhưng đó cũng là cô đơn mà Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta, và đó là biểu hiện tình yêu sáng tạo nhất của lịch sử loài người.
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá (18/09/2024 08:09:35 - Xem: 88)
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta (12/09/2024 08:43:22 - Xem: 280)
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi và phán xét nhiều hơn trước đây.
Cầu nguyện khi cảm thấy dường như vô ích (30/08/2024 08:39:48 - Xem: 442)
Cầu nguyện không phải để thay đổi tâm trí Chúa, nhưng để thay đổi tâm trí của người đang cầu nguyện. Chúng ta không cầu nguyện để kéo Chúa về phía mình;
Điều gì định hình nên tâm hồn con người? (13/08/2024 07:42:28 - Xem: 402)
Rất nhiều người trong chúng ta, điểm mạnh và điểm yếu bắt nguồn từ cách nuôi dạy chúng ta, nhưng dù sao, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.
Con đường ít ai đi (08/08/2024 07:09:13 - Xem: 549)
Tôi sẽ chọn con đường nào? Đôi khi là con đường này, đôi khi là con đường kia; dù tôi biết con đường nào Chúa Giêsu đang mời tôi.
Chúng ta được ban cho điều gì để gánh vác? (04/08/2024 08:14:38 - Xem: 361)
Mỗi chúng ta đến với thế giới này với ơn gọi của Chúa trao ban. Về bản chất, điều này khá dễ xác định. Một cách đơn giản, tất cả chúng ta được gọi để yêu Chúa và yêu nhau.
Hướng dẫn ngắn gọn để nuôi dưỡng tình bằng hữu với Chúa Thánh Thần (21/07/2024 09:07:42 - Xem: 466)
Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong tâm hồn chúng ta, dù Ngài thường bị cho là trừu tượng, không thể đến gần được.
Giữ ngày Sabát (15/07/2024 08:49:54 - Xem: 149)
Dành ưu tiên cho gia đình và cho các mối quan hệ. Vào cuối ngày, cuộc sống là của gia đình, của tình bạn, của các mối quan hệ, một sự thật dễ dàng bị lu mờ và mất đi trong áp lực của cuộc sống hối hả. Ngày Sabát mang chúng ta về lại sự thật này, ít nhất một tuần một lần.
Mất người thân yêu vì tự tử (15/07/2024 07:50:45 - Xem: 498)
Một người mẹ mất con vì tự tử đã viết: “Ý chí muốn cứu mạng ai đó không tạo được sức mạnh để ngăn chặn cái chết.”
-
Thứ Bảy 21/09/2024 – Thứ Bảy tuần 24 thường niên – THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. – Đứng dậy, đi theo Chúa.
THÁNH MÁT-THÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính.
- Thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung...
- Thứ Năm tuần 24 thường niên.
-
Độc thân – Nên nói gì đây?
Độc thân làm chúng ta sống trong cô đơn mà chính Chúa đã lên án, nhưng đó cũng là cô đơn mà Chúa Giêsu đã chết cho chúng ta, và đó là biểu...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024
Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024
Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ...
-
Đức khó nghèo đem chúng ta đến gần Thiên Chúa
Những người nghèo khó về mặt vật chất dễ dàng nhận ra sự phụ thuộc tinh thần của họ vào Chúa hơn vì chính thực tại của họ luôn nói cho...
-
Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha?
Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?
-
Đức Mẹ và kinh nghiệm của ta về Thập Giá
Khởi đầu cuộc đời làm mẹ, Đức Maria đã hiểu rằng những đau khổ của Chúa Kitô cũng sẽ là chính đau khổ của Mẹ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi
Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng...
-
Điều hầu hết mọi người hiểu sai về hôn nhân
Chúng ta về bản chất có xu hướng ích kỷ, và khi đang sống trong một xã hội ích kỷ và duy vật chất chỉ làm tăng cám dỗ sự ích kỷ.
-
Ảo tưởng về chính lòng tốt của chúng ta
Với hầu hết chúng ta, khi điều này xảy ra, chúng ta vẫn là những người tốt và hào phóng, ngoại trừ chúng ta trở nên cay nghiệt, hoài nghi...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024
Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.
-
Nhận nhưng không, cho nhưng không
Xin ngài hãy nói cho con biết nên sử dụng số tiền này như thế nào để gia tăng lợi ích cho con!
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...
- Câu chuyện chiều thứ bảy: Đừng...
- Bát mì tôm trứng và bài học