Suy tư - Cảm nghiệm

Chúa hiển dung

  • In trang này
  • Lượt xem: 695
  • Ngày đăng: 06/08/2023 05:04:24

CHÚA HIỂN DUNG

 

Mỗi ngày bạn và tôi cũng tham gia vào cuộc biến hình. Cuộc biến hình mà trong đó vinh quang ẩn mình. Cuộc biến hình khiêm nhường và âm thầm hơn. Cuộc biến hình qua việc tham dự Bí Tích Thánh Thể...

 

 

Các bạn thân mến!

Khi chúng ta nói đến Chúa Hiển Dung chúng ta hay nói đến việc Chúa mặc khải về chính mình và vinh quang của Ngài cho các môn đệ. Vấn đề là vì sao Ngài hiển dung và biến cố đó có ý nghĩa gì cho đời sống chúng ta hay không?

 

Sẽ là khó hiểu nếu chúng ta không liên kết đoạn Tin Mừng này với đoạn Tin Mừng trước đó. Tin Mừng hôm nay đề cập “sáu ngày sau” tức là sau biến cố Chúa Giê-su hỏi Phê-rô và các môn đệ câu hỏi về căn tính của Ngài ở Xe-da-rê Phi-líp-phê. Sau đó, Phê-rô đại diện anh em trả lời “Thầy là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống.” Sau câu trả lời này, Ngài loan báo cuộc thương khó lần thứ nhất và điều kiện để đi theo Chúa.[1] Như thế, biến cố biến hình củng cố câu trả lời về căn tính của Chúa Giê-su và con đường mà Ngài sẽ trải qua để cứu độ con người. Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa, Đấng được Chúa Cha xức dầu tấn phong để thi hành sứ mạng cứu chuộc. Đồng thời sứ mạng ấy đòi hỏi Ngài phải vâng phục cho đến cùng. Cũng chính sứ mạng ấy dấn Ngài tới Thập Giá. Đây là con đường làm cho các môn đệ khó chấp nhận. Bằng chứng là sau khi trả lời câu hỏi của Chúa Giê-su, Phê-rô lại là người bị Chúa mắng là kẻ cản lối Thầy, “tư tưởng của anh không giống tư tưởng của Thầy.”

 

Các môn đệ muốn theo Thầy cần phải chấp nhận từ bỏ chính mình và vác thập giá mình, “uống nắn chính mình theo tầm nhìn của Thiên Chúa.[2] Thập giá luôn là con đường thách đố cho các môn đệ trong việc đi theo Chúa. Cách hiểu của các ông về căn tính và con đường mà Chúa Giê-su khác hoàn toàn với những gì Chúa Giê-su mặc khải. Chúa Giê-su mặc khải Ngài là người tôi tớ đau khổ và con đường của Ngài sẽ bước qua là con đường thập giá. Biến cố biến hình vừa là trả lời cho câu hỏi về căn tính của Chúa Giê-su, vừa cho thấy con đường mà Đức Ki-tô sẽ trải qua để cứu độ con người và hé lộ vinh quang phục sinh. Nói cách khác biến cố biến hình giúp cho các môn đệ thưởng nếm trước niềm vui của đời sống mới. Hơn nữa biết cố này cho thấy vinh quang Thiên Chúa mà Ngài sẽ đem đến cho con người. Vinh quang mà Ngài đem đến không phải là vinh quang trần thế, vinh quang của việc được ngồi bên tả hay bên hữu Thầy nhưng là vinh quang của đời sống mới, vinh quang sẽ đến khi dám bước với Thầy trong hành trình thập giá. Để bước vào đời sống mới, người môn đệ cần bước theo và bước trên Con đường Ngài đi.

 

Như thế, biến cố biến hình vừa giúp các môn đệ thưởng nếm trước niềm vui phục sinh và đời sống mới đồng thời cũng là một lời mời gọi dành cho những ai muốn bước theo Chúa. Chính trong biến cố này mà Đức Ki-tô bày tỏ vinh quang của Ngài. Ngài là nơi phát xuất vinh quang cho những ai được hưởng sự sống mới. Đồng thời, Chúa Giê-su cũng là Người hoàn tất những gì được tiên báo trong Cựu Ứớc. Ngài kiện toàn Lề Luật được trao ban qua Mô-sê và hoàn tất những gì đã được loan báo qua các ngôn sứ mà Elia là tiêu biểu.

 

Thứ đến, Biến cố hiển dung diễn ra khi Chúa Giê-su đang cầu nguyện và các môn đệ cũng được ở trong bầu khí cầu nguyện. Cầu nguyện là cuộc gặp gỡ thường xuyên với Chúa. Cuộc gặp này tạo nên một sự trao đổi kỳ diệu và mang con người vào trong cuộc biến hình. “2 Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.”[3] Dung nhan người trở nên chói lọi phản ánh kinh nghiệm lên núi của Mô-se khi ông lên núi để gặp Chúa[4], đồng thời biến cố này cũng cho thấy niềm hy vọng về sự vinh quang sáng láng của những kẻ công chính.[5] Chính trong cuộc gặp gỡ này mà bạn và tôi được tham gia vào biến cố biến hình và đồng thời chuẩn bị cho biến cố biến hình mà Chúa sẽ thực hiện cho mỗi người vào thời gian thích hợp.

 

Chúa biến hình bày tỏ vinh quang Thiên Chúa. Khi nhập thể Ngài mang bản tính thuộc về sự chết của con người vào trong thân thể của Ngài để khi biến hình Ngài bày tỏ vinh quang Thiên Chúa và cũng đồng thời biến cố này cũng biến đổi những ai được nên đồng hình đồng dạng với Ngài. Biến hình nơi Chúa Giê-su là khi thân xác của Ngài trở nên sáng láng, y phục Ngài trở nên trắng tinh còn biến hình nơi bạn và tôi là được đồng nhất với Đấng đang thực hiện cuộc biến hình để nhờ việc tham gia này, bạn và tôi cũng thay đổi cái nhìn, thay đổi con tim, thay đổi tâm hồn, thay đổi từ thân xác phải chết sang thân xác phục sinh.

 

Ngoài ra, biến cố biến hình mặc khải rõ nét căn tính của Chúa Giê-su. Chúa Giê-su không chỉ là con người bình thường nhưng là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa. Ngài là Con Yêu Dấu vì xuất phát từ cung lòng và từ tình yêu của Cha. Ngài đẹp lòng Cha vì đã vâng phục Cha trong kế hoạch cứu độ con người. Nhờ Người và trong Người mà chúng ta nhận biết ơn cứu độ. “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người ![6] Nhờ Người Con Yêu dấu này mà bạn và tôi được là con yêu dấu của Thiên Chúa. Biến cố này biến đổi phẩm giá con người, bạn và tôi không còn là thù địch của Thiên Chúa nhưng là “những người con trong Người Con.”

 

Mỗi ngày bạn và tôi cũng tham gia vào cuộc biến hình. Cuộc biến hình mà trong đó vinh quang ẩn mình. Cuộc biến hình khiêm nhường và âm thầm hơn. Cuộc biến hình qua việc tham dự Bí Tích Thánh Thể, cuộc biến hình qua việc đón nhận giá trị và cung cách hành xử của Chúa và để giá trị đó đi hướng cuộc đời bạn. Chính khi bạn lấy giá trị của Đức Ki-tô là giá trị cốt lõi xây dựng những dự án làm người và làm con Chúa, bạn đang tham gia và thực hiện cuộc biến hình nhờ cuộc biến hình của Chúa Ki-tô. Cuộc biến hình mà bạn có thể tham gia là sự biến đổi từ việc thay đổi một nết xấu nào đó, thay đổi trọng tâm, thay đổi vị trí của Chúa trong lòng và trong trái tim của bạn.

 

Có những người đang thực hiện cuộc biến hình trong đời khi họ chấp nhận được đồng hóa với Chúa, biến cuộc đời của họ thành tấm bánh đem lại hạnh phúc cho tha nhân. Khi chúng ta chấp nhận lên núi với Chúa, chấp nhận được đồng hóa với Chúa, chấp nhận được nên một với Chúa, chấp nhận đi theo con đường mà Chúa Cha muốn, chấp nhận trở nên tấm bánh cho anh chị em của mình là chúng ta đang tham gia và hiện thực hóa cuộc biến hình mỗi ngày. Chỉ khi chấp nhận được tham gia vào cuộc biến hình với Chúa được thực hiện qua việc biến đổi bản thể, biến đổi qua Bí Tích Thánh Thể, mỗi người chúng ta mới thực sự trở nên và hiện thực hóa cuộc biến hình của Chúa trong đời sống hằng ngày. Thánh Thể không thực hiện cuộc biến hình bên ngoài nhưng thực hiện một cuộc “biến hình” sâu xa bên trong và đồng thời dẫn con người tham gia vào cuộc biến hình thiêng liêng và hướng tới cuộc biến hình thời cánh chung.

 

Việc tham gia vào cuộc biến hình là một ơn và việc duy trì và sống cuộc biến hình này trong đời sống hằng ngày lại là một ơn lớn hơn nữa. Thánh I-nhã trong Bộ Nhận Định Thần Loại trong thời gian hậu an ủi không nguyên do có thể do suy diễn hay những giải thích có nguy cơ bị thần dữ tác động hoặc đưa ra những quyết tâm thiếu sáng suốt. Điều quan trọng là cần phân biệt thời gian dư hưởng và thời gian được an ủi, hoặc đôi khi do chểnh mảng mà đánh mất ơn được tham gia vào cuộc biến hình của Chúa. [7]

 

Như thế, biến cố hiên dung một mặt mặc khải căn tính của Đức Ki-tô, Người Con yêu dấu của Chúa Cha, giúp các môn đệ thưởng nếm vinh quang phục sinh, mặt khác biến cố này củng cố đức tin, niềm hy vọng và sự xác tín con đường mà các môn đệ đang bước theo Chúa. Trong khi chờ đợi cuộc tái lâm vinh hiển của Chúa Giê-su, bạn và tôi được mời gọi sống sự tuân phục trong đức tin như Chúa Cha mời gọi: “Đây là Con yêu dấu của Ta, hãy vâng nghe lời Người.” Đây chính là con đường tham gia và hiện thực hóa cuộc biến hình của Đức Ki-tô trong đời sống hằng ngày.

 

Gioan Phạm Duy Anh, S.J.

[1] Mt 16, 21-26

[2] Claude Tasin, Tin Mừng Matthew, Chú giải mục vụ, 321

[3] Mt 17, 2

[4] Xh 24, 39

[5] Dn 12, 3

[6] Mt 17, 5

[7] “Trong thời gian tiếp sau ấy, nhiều khi tự mình suy nghĩ theo tư tưởng và suy luận riêng, hoặc do ảnh hưởng của thần lành hay thần dữ, ta hoạch ra những dự định và ý kiến mà không phải do Thiên Chúa, Chúa chúng ta, trực tiếp ban cho, và vì thế, cần xét xem thật kỹ trước khi hoàn toàn tin tưởng ở những điều ấy và đem ra thực hành.” Quy Tắc Nhận Định Thần Loại, Số 336, Quy Tắc VIII

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 356)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 348)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 215)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 411)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 271)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 613)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 697)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 255)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 516)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7