Chọn giỗ - dâng lễ 49 ngày - 100 ngày có sai và bất ổn!
- In trang này
- Lượt xem: 4,883
- Ngày đăng: 21/07/2022 08:39:29
CHỌN GIỖ - DÂNG LỄ 49 NGÀY - 100 NGÀY
CÓ SAI VÀ BẤT ỔN!
Ngày 49-100 mặc nhiên đã 'nhiễm' nặng tinh thần Phật giáo về luân hồi hóa kiếp, thực tế vẫn còn rất sống động với anh chị em Lương dân, có nên chọn làm Ngày Giỗ đặc biệt của Dân Thánh Công Giáo không?
Ông chết dịp Tuần Thánh, do Tai nạn giao thông.
Người nhà Ông liên hệ tớ để cho Cha cháu ngoài Bắc vào Dâng đúng dịp giỗ 100 ngày.
Người Bắc (tớ đồng hương chính hiệu người Bắc, lại học- làm báo chí, có khả năng lý luận, nghĩa là đủ chuẩn làm Tổng bí thư, theo bác tổng (người Bắc biết lý luận), có nhiều điều hay, nhưng nói thật cũng có tật xấu 'thâm căn cố đế', chẳng hạn tính sĩ, tức nhau tiếng gáy...
Nếu là Thánh lễ An táng, Linh mục người nhà, người ruột thân về dâng Lễ thì không nói, dâng trong giờ chung của Giáo xứ, tớ đồng ý ngay...
Nhưng đây chỉ là lễ Giỗ nên tớ không đồng ý.
Lại giỗ 100 ngày nữa, có gì lấn cấn…
…
Lễ giỗ kỷ niệm ngày tạ thế, chuẩn- miễn nói.
Nhưng tại sao (không ít người Công giáo) lại lấy ngày thứ 49 hay thứ 100 làm thêm Lễ Giỗ đặc biệt, xin dâng Lễ giỗ ?
Giỗ người chết ngày thứ 49 hay 100 xuất thân từ quan niệm Phật giáo. Họ tin, đấy là ngày người chết đầu thai sống kiếp mới.
"Sau khi đi qua 10 cửa ngục ấy, linh hồn người chết mới đi đầu thai. Do vậy lễ cúng 100 ngày hay 49 ngày cũng đều mang chung một ý nghĩa là người sống muốn người đã mất sẽ sớm đầu thai, cứu người đã mất ra khỏi địa ngục bằng những hành động những đức phước của người còn sống'. [1]
Hẳn nhiên Công giáo, nhờ Mạc Khải của Thiên Chúa- được viên mãn nơi Chúa Giêsu Nhập Thể Là- làm người, không có chuyện luân hồi chuyển nhiều kiếp.
Đức Tin từ Lời Chúa mặc khải, con người chỉ có hai đời (có thể nói hai kiếp), đời này và đời sau. Đời sau khi chết là bước vào đời đời, một lên Trời, hai xuống hỏa ngục (còn Luyện tội, những người chắc chắn lên Trời, nhưng cần thanh luyện vì vướng tội để xứng đáng hơn khi Lên Trời. Luyện tội chỉ tạm thời, rồi sẽ hết).
(Cuộc đời trần thế chỉ có một, duy nhất một lần, do đó phải 'yêu đời'- sống sao cho đời này có giá trị, ý nghĩa kẻo mất đời này và khốn nạn đời sau. Người Kitô giáo, trong Hội Thánh Chúa Giêsu thiết lập nhờ Lời Chúa mạc khải đều biết sống sao cho đời này có ý nghĩa giá trị, có an phúc...
Chúa Giêsu từng khuyến cáo: Được lời lãi cả thế gian mà mất phần Linh hồn (mất Nước Trời đời sau) thì được ích gì)[2].
Và như thế việc người Kitô hữu, nhất là Kitô hữu Công giáo Tông Truyền không tin giáo lý luân hồi hóa nhiều kiếp, không mê tín dị đoan.
Và như thế, khi xin Lễ giỗ ngày thứ 49 hay 100 chẳng ai tin theo giáo lý ngày đầu thai, hóa kiếp.
Có người lý luận: Chọn ngày 49-100 làm giỗ, dâng lễ là ta 'Rửa tội' văn hóa Phật giáo!
Nhưng liệu ta có Rửa tội được chưa?
(Ngày 25.12 là Ngày Thờ Thần Mặt Trời của Lương Dân. Giáo Hội chọn ngày đó để kỷ niệm biến cố- và thành đại lễ Giáng Sinh. nói 'Rửa tội' biến ngày 25.12 bắt nguồn lễ lương dân thành Lễ Kitô giáo còn có lý vì đã mất hẳn ý nghĩa Thờ Thần Mặt Trời, và văn hóa này xem ra không còn, ít ở mức phổ biến).
Nhưng vấn đề đợi chọn đến ngày 49 và 100 ngày làm Giỗ và xin Lễ lại khác.
Ngày 49-100 mặc nhiên đã 'nhiễm' nặng tinh thần Phật giáo về luân hồi hóa kiếp, thực tế vẫn còn rất sống động với anh chị em Lương dân, có nên chọn làm Ngày Giỗ đặc biệt của Dân Thánh Công Giáo không?
Nếu cần thêm ngày Giỗ cá biệt như điểm nhấn để con cháu quy tụ, tưởng nhớ tri ân- Cầu nguyện với người đã khuất...
Tại sao ta không chọn- ngoài Giỗ chính ngày mất- vào ngày thứ 3, ngày thứ 33; hoặc 40… có nét 'đặc trưng' Kitô giáo với nhiều ý nghĩa làm ngày Giỗ. Số Ba gắn liền với Màu nhiệm nền tảng của Đức Tin- Màu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu chết ba ngày Sống lại; 33 là số Năm tại thế của Chúa Giê-su; 40 là số 40 năm hành trình Dân Thánh (Do Thái) về miền Đất Hứa hay 40 ngày Chúa Giêsu Sống lại từ cõi chết, kỷ niệm biến cố Thăng Thiên- lên Trời…
Cũng nét văn hóa khác bắt nguồn từ Phật giáo:
Việc làm mâm cơm- mâm hoa quả cúng giỗ nếu chỉ để thể hiện lòng thảo hiếu người quá cố, Hội Thánh không cấm.
Nhưng làm với ý thức- ý nghĩa mời ông bà về ở gia đình, ông bà bên kia thế về ăn uống…thì Giáo hội lại cấm, vì có tính dị đoan, sai trái Đức Tin Công giáo[3].
Xin tham khảo thêm: Cha giáo Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ: Giỗ 49-100 ngày bên Công Giáo đúng sai?
https://www.youtube.com/watch?v=lES0hNS2Hjg
Lm. Đaminh Hương Quất
[1] x. ‘Ý nghĩa 49 ngày và 100 ngày là gì?...’ https://binhtungstone.com/blog/y-nghia-49-ngay-va-100-ngay.html
[2] x. ‘Quả báo và sự hả hê: Cái chết dữ của Chúa Giêsu ‘chấm dứt’ quan niệm có nhiều kiếp sống nối tiếp- nối tiếp, điều đó cũng ‘sáng rõ’ vấn đề nghiệp báo. Bởi nếu trong lăng kính ‘quả báo’ người ta không thể lý giải được biến cố Tử nạn của Chúa Giêsu, bởi Ngài là Đấng Chí Thánh[6]. (Ngay cả quan niệm rất ‘hiện sinh’ của Do Thái giáo- Chúa án phạt ngay đời này cũng không thể lý giải’ http://conggiao.info/qua-bao-va-su-ha-he-d-47787
[3] x.‘Văn bản hướng dẫn tôn kính Tổ tiên’ chính thức của Hội Đồng Giám mục VN, https://gpcantho.com/van-kien-viec-huong-dan-ton-kinh-to-tien
Bài cùng chuyên mục:

Khiêm nhường và Từ bi (30/11/2023 05:23:23 - Xem: 46)
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của chính Đức Giêsu Kitô.

Đời này – đời sau (25/11/2023 05:50:21 - Xem: 313)
Sống trọn vẹn đời này chính là sống những giá trị tốt đẹp của nó ở mức độ cao nhất: yêu thương, vị tha, hoà nhã, hy sinh…

Nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo (06/11/2023 08:21:53 - Xem: 589)
Khi nhìn nhận cái chết là “điểm đợi” của một đời người thì cách nào đó có thể nói, nghĩa trang chính là “bến đợi” của người tín hữu.

Sự sống đời sau (02/11/2023 07:38:24 - Xem: 592)
Ta đã có thể bắt đầu sự sống đời sau với nhiều hạnh phúc qua từng cái chết nho nhỏ nơi cuộc sống này: chết đi cho cái tôi ích kỷ, chết đi cho những kiêu ngạo, chết đi qua những hy sinh…

12 lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng (23/10/2023 08:00:08 - Xem: 418)
Khám phá mười hai lời khuyên mà Đức Phanxicô đã đưa ra trong bài giáo lý của ngài về “Niềm say mê truyền giáo

Nguyên tắc để quyết định đúng ý Chúa (19/10/2023 05:52:00 - Xem: 486)
Trước những quyết định quan trọng, Chúa luôn cầu nguyện với Chúa Cha. Chúa không để cho những cơn nóng giận chi phối, không đi theo đường lối của Ma Quỷ.

Ý nghĩa Kinh Mân Côi (04/10/2023 07:05:58 - Xem: 1,069)
Yêu mến Đức Mẹ là con đường dẫn đến Chúa Giêsu. Và lần hạt Mân Côi là phương thế để bày tỏ tình yêu đối với Đức Mẹ.

Chứng biếng ăn tâm thần (25/09/2023 08:02:01 - Xem: 565)
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho người khác. Bạn cảm thấy thiếu tình thương ư ?

Bệnh sĩ (16/09/2023 15:48:30 - Xem: 708)
Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và hiệp hành thực tế.

Yêu và sống theo con đường, sự thật và sự sống (13/09/2023 06:03:42 - Xem: 452)
Nếu chúng ta muốn trở nên giống Chúa Kitô, chúng ta phải sống với Ngài bằng cách để Ngài sống trong chúng ta.
-
Thứ Sáu 01/12/2023 – Thứ Sáu đầu tháng, tuần 34 thường niên. – Nhận ra tiếng Chúa qua các biến cố.
Thứ Sáu đầu tháng, tuần 34 thường niên.
-
THÁNH ANRÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.
-
Thứ Tư tuần 34 thường niên.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!
-
Linh mục triều và dòng có gì khác?
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.
-
Đời này – đời sau
Sống trọn vẹn đời này chính là sống những giá trị tốt đẹp của nó ở mức độ cao nhất: yêu thương, vị tha, hoà nhã, hy sinh…
-
Bất lực cũng phong phú
Đêm tối tâm hồn là gì? Đó là trải nghiệm mà chúng ta không còn có thể cảm nhận được Chúa một cách tưởng tượng hay cảm nhận Chúa một cách...
-
Gia đình sống Bí tích Thánh Thể: Sống hy sinh cho nhau bằng một tình yêu tự hiến
Khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, người tín hữu được kết hợp với Chúa Kitô, nhờ đó họ được liên kết trong một gia đình, trở nên một...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 34 TN năm A
Mọi người chúng ta sẽ không bị xét xử về điều gì khác ngoài tình yêu, nghĩa là những gì đã làm hay không làm cho anh chị em mình.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 34 TN năm A
vương quốc của Chúa Kitô vẫn tồn tại mãi mãi. Và vì thế, chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu thuộc về Ngài, không sợ chết, vì nó đã...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...