Văn hóa - Lẽ sống

Câu chuyện về Quả Trứng Phục Sinh

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,469
  • Ngày đăng: 20/04/2021 23:11:33

CÂU CHUYỆN VỀ QUẢ TRỨNG PHỤC SINH

 

Bạn đã nhận được Quả Trứng Phục Sinh của cuộc đời là những điều tốt lành tuyệt vời từ ai đó, thì bạn cũng hãy trao tặng cho những người đang cần tới. 

 

     

     Chúa đã sống lại thật rồi! Người ơi vui lên! Alleluia!!! Lời ấy vang lên từ hơn hai ngàn năm nay và sẽ còn tiếp mãi đến mai sau. Thế rồi, ngày nay cũng có cách trao món quà biểu tượng là Quả Trứng Phục Sinh. Quả trứng diễn tả một sự sống mới đang thành hình, đang bắt đầu. Thế nhưng, năm nay trong cảnh Covid vẫn còn tiếp diễn, câu chuyện Quả Trứng Phục Sinh có nhiều điều mới mẻ.

 

Mới hôm trước, tôi xem chương trình thời sự của Italia, thấy người ta nói về đề tài “quả trứng” với hiện tượng rất mới rất khác. Mọi năm, dịp Phục Sinh là một trong hai dịp lễ nghỉ lớn nhất trong năm. Và vì thế, mỗi gia đình đều ăn mừng lễ rất lớn. Đương nhiên là đồ ăn sẽ rất ngon và thịnh soạn với đủ mọi món… Thế nhưng, năm nay, Lễ Phục Sinh này rất khác. Công việc đã đình trệ hơn một năm, thu nhập không còn, tiền dự trữ cũng “thủng” từ lâu… Những chi tiêu hằng ngày còn khó, nói chi đến việc ăn mừng với các đồ ăn thức uống đặc biệt… Thế nên, phần đông các gia đình đều cắt giảm chi tiêu và ăn uống đơn giản nhất có thể. Và trong thực đơn ấy, món được “ưa chuộng nhất” là trứng: trứng luộc, trứng xào, trứng… Vì món này thuộc nhóm đồ ăn dễ mua, dễ để, rất rẻ, và vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết… Và như thế, một cách “vô tình”, quả trứng được gắn liền với món ăn căn bản, thiết yếu, và thích hợp cho sự sống, cho cuộc sống. Nếu bạn là người có lòng yêu mến Bí Tích Thánh Thể cách đặc biệt, bạn sẽ hiểu thế nào là tầm quan trọng của Chúa Giêsu Thánh Thể cho việc nuôi dưỡng linh hồn và con người nội tâm. Tấm bánh bé nhỏ, Chúa Giêsu Thánh Thể, trở nên Quả Trứng Phục Sinh, nuôi dưỡng và làm sống lại trong ta sự sống của chính Thiên Chúa.

 

Cũng câu chuyện về quả trứng, tôi ngồi kể trong bàn ăn với các anh em Châu Âu (Bồ Đào Nha, Ba Lan, Pháp). Thời khó khăn của Việt Nam, những năm 1990-2000, cái thời mà dấu ấn nghèo khó sau chiến tranh vẫn còn in rất đậm trong đời sống. Bữa ăn của mỗi gia đình nhiều khi cũng rất đạm bạc. Có cơm từ thóc gạo ở cánh đồng. Có rau từ mảnh vườn nhỏ. Và có trứng gà trứng vịt, hoặc là đi mua, hoặc là từ gà vịt tự nuôi ở nhà. Cũng có lúc, nhà 3 người 4 người, mà chỉ có 1 quả trứng được xào mặn với nhiều muối. Nếu bạn nào đọc sách ngày xưa nói về con cá gỗ, thì sẽ thấy thấm thía hơn. Có anh chàng từ Mexico nói thêm vào. Ừ, đúng rồi đó, quê tôi cũng thế. Nhiều gia đình không thể chi trả cho cuộc sống, cũng nuôi gà, để có trứng ăn cho bữa ăn hằng ngày.

 

Trở về quá khứ mấy năm trước, với một tháng thăm người tị nạn Syria tại đất nước Liban (là quốc gia liền kề Đất Thánh), tôi thấy họ còn chịu cảnh khó hơn nhiều. Nếu không muốn nói là họ bị đói, thì kỳ thực cũng gần như thế. Hai triệu người ở trong các túp lều trên các bãi đất hoang. Mỗi gia đình hoặc đại gia đình ở trong một cái lều. Thường thì các gia đình không có người bố, vì hoặc là phần lớn bị chết trong chiến tranh, hoặc phần nhỏ vẫn đang tham gia chiến đấu hoặc đi đánh thuê để lấy tiền nuôi gia đình. Cuộc sống trong lều gần như không có gì. Có đồ ăn, nhưng nghèo hết sức có thể. Không có đất để mà vui chơi, để mà canh tác… Nói chung, không cần nói nhiều, chỉ cần các bạn trẻ hỏi lại ông bà bố mẹ, sẽ hiểu được cảnh sống trong cuộc chiến là thế nào. Thế nhưng, trong bối cảnh đen tối ấy, vẫn không vắng bóng nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ.

 

Hiện nay, hằng ngày vẫn có biết bao người chết trên biển Địa Trung Hải, vì muốn vượt biển từ các nước Châu Phi để vào châu Âu. Họ phải làm thế, hoặc là do chiến tranh loạn lạc, hoặc do cảnh đói khổ cùng quẫn… Gần hơn, là sự loạn lạc mà người dân và đất nước Myanmar đang chịu… Gần hơn nữa, là chính trong thành phố của bạn, trong làng xóm của bạn, trong gia đình bạn, giữa những người gần gũi nhất, thân yêu nhất…   

 

Bạn đã nhận được Quả Trứng Phục Sinh của cuộc đời là những điều tốt lành tuyệt vời từ ai đó, thì bạn cũng hãy trao tặng cho những người đang cần tới. Sự sống chỉ nảy sinh khi được trao tặng. Tình yêu chỉ bền vững khi biết sẻ chia. Ngay cả tài sản vật chất và tinh thần, chỉ ở lại với ta, khi ta biết sử dụng để phát triển cho những mục đích lớn hơn và cao cả hơn. Và như thế, mầu nhiệm Phục Sinh, sự sống đời đời, không chỉ là sự sống sau cái chết, mà là sự sống bắt đầu ngay từ cuộc sống này.

 

Tứ Quyết SJ(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 29)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 273)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 317)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 520)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 474)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 617)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 634)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 427)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 429)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Mùa Chay 2024: làm thế nào để chống lại cám dỗ của mạng xã hội? (23/02/2024 08:20:32 - Xem: 519)

Cơ chế của mạng xã hội không phải là cuộc cách mạng, nó là sự khuếch đại của các hiện tượng hiện có.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7