Suy tư - Cảm nghiệm

Cần làm gì khi đối diện với các xung đột nội tâm?

  • In trang này
  • Lượt xem: 269
  • Ngày đăng: 24/08/2024 10:04:30

CẦN LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI CÁC XUNG ĐỘT NỘI TÂM?

 

Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật  21 TNB (Ga 6,60-69)

 

 

Các bạn thân mến!

Bài đọc Tin Mừng hôm nay là phần cuối của Diễn Từ Về Bánh Hằng Sống [1]. Thánh sử Gio-an ghi lại những phản ứng của các thính giả. Khi ấy, có nhiều người nói rằng: “Lời này chói tai quá! Ai mà nghe được!” Sau đó, họ bỏ đi và nhiều môn đệ cũng rút lui không còn đi theo Đức Giê-su nữa.

 

Lúc ấy, Người hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả chúng con nữa, chúng con có muốn bỏ đi không?” Ông Si-mon Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy chúng con biết đi theo ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và nhận biết rằng: Thầy là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa.

 

Trong các sách Tin Mừng ta thấy có một chuyển động nơi những người đi theo Đức Giê-su. Khởi đầu, họ háo hức và hãnh diện đi theo vì sự nổi tiếng, Ngài giảng hay và làm nhiều phép lạ. Sau này, người ta bỏ đi dần dần vì những lời giảng dạy khó chấp nhận. Cuối cùng, còn tẩy chay và lên án đóng đinh Người. Có thể nói, nhiều người đến và đi theo Đức Giê-su chỉ vì thấy có lợi cho mình, nhưng khi thấy đi theo Ngài phải mất mát nhiều, họ liền bỏ chạy.

 

Có thể nói, nhiều người bỏ cuộc và rút lui, vì tư tưởng của Thiên Chúa luôn luôn khác với tư tưởng của con người. Rõ ràng, những người theo Đức Giê-su đã mong đợi điều gì đó khác với những gì Người muốn đem đến. Có lẽ, họ mong đợi một ngôn sứ lớn, hoặc một người như ông Mô-sê có thể thực hiện những phép lạ vĩ đại – dẫn dân vượt qua biển đỏ; hoặc một đấng cứu thế theo hình ảnh của Đa-vít, một nhà lãnh đạo tài giỏi, giúp dân tái lập nước Is-ra-el hùng mạnh… Thực ra, những người theo Đức Giê-su đã có ý định tôn Người lên làm vua, ngay sau khi họ chứng kiến Ngài thực hiện phép lạ cho năm ngàn người ăn no nê trong đồng vắng. Nhưng khi thấy dân chúng có cái nhìn sai lạc về mình, Ngài trốn đi nơi khác. Có thể nói, khi Đức Giê-su từ chối thực hiện theo những điều người ta muốn và mong chờ, thì họ cũng từ chối, không chấp nhận những gì Ngài ban cho.

 

Trong đời sống đức tin, đôi lúc bạn và tôi cũng bị cám dỗ muốn từ chối những điều Chúa dạy, vì không thấy Ngài thực hiện những điều mình xin, mình muốn, hoặc đôi lúc vì thấy sống theo Chúa bị thiệt hại quá, phải hy sinh nhiều quá. Những lúc như thế, chúng ta thường bị cám dỗ rằng Chúa đã bỏ rơi mình, hoặc Chúa không còn đáng tin nữa… và suy nghĩ muốn thoái lui để sống cuộc đời theo ý mình muốn, hấp dẫn hơn!

 

Thật may mắn, ông Phê-rô đã lên tiếng đúng lúc, trong khi dân chúng đang bối rối và nghi ngờ về những lời rao giảng của Đức Giê-su, lời tuyên xưng đức tin của ông mời gọi bạn và tôi suy ngẫm về cách thức chúng ta nên đối diện với những xung đột trong nội tâm thế nào. Khi thấy ý muốn của Chúa hoặc lời dạy của Ngài khó chấp nhận, thì ta nên làm gì? Lúc ấy, ta nên thẳng thắn đối diện với câu hỏi của Đức Giê-su: “Còn anh em, anh em cũng muốn bỏ đi sao?” Rõ ràng, Ngài không muốn thao túng và không bắt ép chúng ta phải đi theo; chắc chắn, Ngài cũng không có ý hạ thấp các tiêu chuẩn xuống để làm vui lòng nhiều người… Nhưng chắc chắn, Ngài hoàn toàn tôn trọng tự do chọn lựa và quyết định của mỗi người – là tin và đi theo, hay là rời bỏ đi. Nếu bạn thực sự muốn bỏ cuộc, thì trước hết hãy suy ngẫm kỹ những lời chân thành này: “Thưa Thầy, bỏ Thầy, chúng con biết theo ai? Vì chỉ có Thầy, mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

 

Lời tuyên xưng của Phê-rô dạy bạn và tôi một bài học quan trọng về cách chúng ta nên làm khi gặp phải những xung đột trong nội tâm mình. Ta có đủ tự do để có thể gạt bỏ ý muốn của Chúa để làm theo ý riêng mình, nhưng chúng ta sẽ đi đâu? Để nếm trải những thú vui chóng qua ở đời này ư? Hay, để được thế gian và người đời ngưỡng mộ? Nếu chúng ta thật sự xác tín Đức Giê-su là Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống, thì lựa chọn khôn ngoan nhất mà chúng ta nên thực hiện là hãy trung thành với Chúa đến cùng. Sống trung thành trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt khi phải đối diện với những khó khăn và phải chiến đấu với các xung đột nội tâm, chính là chìa khóa để chúng ta vượt qua và mở ra để cho Thiên Chúa biến đổi mình trở nên mạnh mẽ hơn.

 

Thánh I-nhã dạy chúng ta một nguyên tắc vàng: trong khi bối rối [2], khi có xung đột trong nội tâm, thì hãy nhẫn nại, hãy làm điều ngược lại với những xáo trộn đang xảy đến trong tâm hồn, và nhất là đừng bao giờ thay đổi điều mà mình đã cam kết trước đó. Nói một cách khác, trong đời sống đức tin, khi gặp những bối rối và nghi ngờ, chúng ta thường bị cám dỗ bỏ cuộc và thoái lui… những lúc ấy ta nên làm ngược lại, là giữ cam kết và sống trung thành với điều mình đã hứa trước đó. Đợi khi nào tâm hồn bình an trở lại, chúng ta sẽ nhận định xem Thiên Chúa đang muốn dẫn tôi đi đâu.

 

Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi bạn và tôi hãy xem xét về những xung đột đã và đang xảy ra trong tâm hồn mình: Đâu là lời mời gọi hoặc lời giảng dạy của Chúa khiến ta khó chấp nhận và khó tin? Khi đối diện với những xung đột như thế, bạn thường làm gì? Nếu bạn chỉ muốn quay lưng lại với Thiên Chúa và muốn xa tránh Ngài, thì bạn hãy dành thời gian suy ngẫm về những lời chân thành ông của Phê-rô thưa với Đức Giê-su: “Bỏ Thầy, con biết theo ai bây giờ!” Bạn hãy mạnh dạn thưa những lời đó với Đức Giê-su và tâm sự với Ngài về tất cả những cảm xúc đang có ở trong tâm hồn. Hãy biến những thân thưa ấy thành lời cầu nguyện chân tình với Đức Giê-su, và để Ngài đến và củng cố niềm tin cho bạn.

 

Lạy Chúa, chúng con biết: theo Chúa chúng con phải từ bỏ triệt để cái tôi của mình. Đôi lúc, chúng con sợ hãi và chùn bước trước những đòi hỏi và thách đố đi theo Ngài. Nhưng bỏ Thầy, chúng con biết đi theo ai! Xin ban cho chúng con ơn đức tin và lòng can đảm, để chúng con trung thành vững bước đi theo Chúa đến cùng!

 

Lm. Giuse Trần Văn Ngữ, S.J

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm B -2024 (19/09/2024 14:59:24 - Xem: 101)

Hình mẫu về sự cao cả trong Nước Chúa, được Chúa Giêsu trình bày trong Tin Mừng hôm nay, là đứa trẻ yếu đuối, bất lực, và cần nhờ sự trợ giúp.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 25 TN năm B - 2024 (19/09/2024 14:54:29 - Xem: 133)

Thực tế, việc ham muốn đứng đầu vẫn là một cám dỗ không ngừng đối với đời lẫn đạo. Rất ít người mong đứng đầu để phục vụ, mà để hưởng thụ và sống trên người khác.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm B -2024 (11/09/2024 15:01:17 - Xem: 435)

Đức tin của chúng ta không phải là vấn đề biết về Chúa Giêsu. Đó là một hành trình khám phá để biết Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 24 TN năm B - 2024 (11/09/2024 14:58:12 - Xem: 427)

Phêrô trả lời hoàn toàn đúng, nhưng hình ảnh của ông về Đức Kitô vẫn không khác với quan niệm của đám đông: là một Đức Kitô oai phong lẫm liệt, chỉ chiến thắng chứ không hề chiến bại.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 23 TN năm B - 2024 (04/09/2024 05:19:29 - Xem: 671)

Chỉ nghe bằng tai thôi thì không đủ, mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác...

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 23 TN năm B -2024 (04/09/2024 05:14:40 - Xem: 453)

Khi Chúa Giêsu đi vào thế giới này mọi tạo vật đã được biến đổi. Khi Người chạm vào một ai đó, người ấy sẽ được chữa lành.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 22 TN năm B -2024 (26/08/2024 15:04:21 - Xem: 557)

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết những người Pharisêu đã cảm thấy ức chế như thế nào khi chất vấn Chúa Giêsu về các môn đệ của Người bỏ qua nghi thức rửa tay trước khi dùng bữa.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 22 TN năm B - 2024 (26/08/2024 07:45:13 - Xem: 570)

Lời Đức Giêsu khiển trách người Do Thái cũng là lời khuyên chúng ta lo tu luyện lại bản thân từ bên trong, chứ đừng lo phê phán người khác.

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 21 TN năm B - 2024 (19/08/2024 15:01:39 - Xem: 560)

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thách thức các môn đệ tin vào Người và đón nhận lời hứa của Người về bánh trường sinh.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 21 năm B - 2024 (19/08/2024 10:43:32 - Xem: 646)

Hôm nay vẫn có những câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng, vẫn có những lúc thử thách làm ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ và lôi kéo làm ta bỏ cuộc.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7