Văn hóa - Lẽ sống

Cảm nhận: Vô cùng thương tiếc

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,381
  • Ngày đăng: 13/05/2021 09:21:42
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
 
Đây có lẽ lần đầu tiên tôi ý thức rõ ràng và thấm thía ý nghĩa thăm thẳm của sự tiếc nuối hụt hẫng và đau khổ đắng ngắt khi viết và nhẩm đọc 4 chữ: VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC. 
 
 
Sáng nay tôi bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại và bàng hoàng khi nghe tin thầy Ngữ đã chết. Tôi cầu mong đây chỉ là sự nhầm lẫn dù linh tính biết rằng đây là tin chính xác và chính thức. 
 
 
Chẳng phải mình tôi bàng hoàng mà những ai quen biết thầy cũng đều ngỡ ngàng và tiếc thương. 
 
Thầy tên là Phê-rô Trần Quốc Ngữ, 29 tuổi, sinh trưởng ở An Giang. Thầy đến Mỹ vào tháng 8 năm 2017 và ở nhà dự tu của Giáo-phận Metuchen. Đầu năm 2018 thầy bắt đầu chương trình tiền thần học tại chủng viện thánh Vincentê, Latrobe, PA và mùa thu thầy tiếp tục học thần học tại chủng viện Vô Nhiễm Nguyên Tội, South Orange. 
 
 
Khi mới đến Mỹ lúc còn ở nhà dự tu, thầy có đến dự lễ tại Cộng Đoàn Công Giáo VN, thuộc Giáo-phận Metuchen để ra mắt cộng đoàn. Sau thánh lễ, thầy ngỏ lời chào cộng đoàn và đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người với bài nói chuyện ngắn hôm đó. Người ta thấy ngay sự thân thiện, gần gũi, ăn nói lưu loát, khúc chiết... và óc khôi hài thật dễ thương của thầy. Nên không ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người cảm thấy hụt hẫng và thương tiếc sự ra đi quá bất ngờ khi tuổi đời còn quá trẻ. Nhiều người đã biểu tả cảm xúc chân thành khi chia sẻ rằng chưa bao giờ họ có cảm giác thương tiếc ai như thương tiếc thầy Phê-rô. 
 
 
Lại một lần nữa tôi suy gẫm Lời Chúa trong sách tiên tri Isaiah:
      
“Lạy Chúa, con như người thợ dệt,
đang mải dệt đời mình, 
bỗng nhiên bị tay Chúa 
cắt đứt ngay hàng chỉ.” (Is 38, 12)
 
Vẫn biết cuộc đời là vô thường. Vẫn biết cuộc đời chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích. Vẫn biết nước sẽ theo nguồn chảy về biển lớn. Vẫn biết có sinh thì có diệt. Nhưng sao không khỏi đau lòng khi thấy một người trẻ bất ngờ ra đi. 
 
 
Thầy Ngữ cũng đang mải mê dệt đời mình, mải mê vẽ tương lai, không phải tương lai cho riêng mình nhưng là tương lai của Giáo Hội, tương lai hiến dâng cả đời trong ơn gọi tận hiến phục vụ cho cánh đồng lúa mênh mông... mà thiếu thợ gặp. Vì yêu mến mà thầy bỏ cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bỏ quê hương đến xứ lạnh để học ngôn ngữ mới, văn hoá mới, nếp sống mới và cả thức ăn không hợp khẩu vị. (Ngay trong lời chia sẻ với cộng đoàn lần đầu tiên sau mấy tháng ở Mỹ thầy đã thú thật là bị sụt mấy ký vì không quen thức ăn Mỹ.) Rồi miệt mài đèn sách, với chữ nghĩa... chỉ vì muốn thành người thợ gặt tốt cho cánh đồng lúa sau này. Đức cha hay khoe mỗi khi có dịp về thầy như là người thông minh và học giỏi. Nhưng nay tất cả mọi ước mơ đó đã khép lại... khi thầy bước qua ngưỡng cửa tử sinh để trở về với Đấng mà thầy tôn thờ từ thơ ấu. Thầy trở về với Thiên Chúa. Vì Ngài là cùng đích mà mọi người chúng ta rồi cũng sẽ phải đến.
 
Sáng nay sau khi nghe tin thầy mất, một chị đã đăng bức hình do thầy vẽ tặng chị mới đây. Bức tranh ấy thầy vẽ con thuyền buồm mong manh nhỏ bé một mình trên biển cả. Xa xa là ngôi nhà như ngọn hải đăng soi lối cho thuyền không lạc lối. Trên bầu trời xanh cao bao la có những ngôi sao đang lấp lánh... ở dưới là chân trời với màu vàng sáng ánh lên niềm hy vọng. 
 
Con thuyền ấy nay đã cặp bến bình an... thầy đã về yên nghỉ trong vòng tay yêu thương vô ngần của Thiên Chúa ở giữa những vì sao. 
 
 
Thầy ra đi để lại thương tiếc cho bao nhiêu người. Ông bà cố, anh chị em, các bạn bè, các thầy cùng lớp và cùng địa phận, Đức cha, quý cha đang hướng dẫn thầy trên đường tu đức ... và mọi người quen biết và yêu quý thầy. Chắc chắn ông bà cố đang thương khóc thầy và đau khổ khi chưa được nhìn thấy mặt thầy. Xin Chúa ban cho mọi sự thuận lợi để xác thầy được về với gia đình và nghỉ ngơi nơi trong đất quê nhà.
 
 
 Lạy Thiên Chúa giầu lòng xót thương xin tha thứ mọi tội lỗi và đón nhận linh hồn Phê-rô vào nước hằng sống. Xin ban ơn an ủi, bình an và lau khô mọi giọt lệ của cha mẹ, anh chị em và mọi người yêu mến và khóc thương thầy. 
 
Vô cùng thương tiếc,
Lm. Hùng Cường, M.M. (Cựu chủng sinh Têrêxa Long Xuyên)
 

Bài cùng chuyên mục:

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 191)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 178)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 896)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 387)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 474)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 492)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 524)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,306)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7