Văn hóa - Lẽ sống

Bốn lời khuyên của Đức Phanxicô để chống lại giận dữ

  • In trang này
  • Lượt xem: 930
  • Ngày đăng: 05/02/2024 07:56:08

BỐN LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHANXICO

ĐỂ CHỐNG LẠI GIẬN DỮ

 

Phải cân bằng trong những đam mê, phải điều khiển để những đam mê này hướng về điều tốt đẹp, đó là cách chế ngự thói giận dữ. 

 

 

Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày 31 tháng 1-2024 tại Hội trường Phaolô VI.

 

Trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư 31 tháng 1-2024, Đức Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về tính tốt tính xấu, tuần này ngài nói về thói giận dữ, đó là tính xấu làm hủy hoại các mối quan hệ của con người.

 

 “Cuộc sống không phải là một dòng sông êm đềm nhưng là một ngọn núi để leo lên”. Ai cũng đều từng trải cảm giác đau đớn khi để bản thân mình bị cơn giận làm mất lý trí. Đức Phanxicô nói, tức giận làm mờ tâm trí và cuối cùng làm chúng ta mất ngủ. Đối diện với những thất vọng của thói xấu này, ngài đưa ra bốn lời khuyên nhỏ để chống lại các cơn giận dữ.

 

Thứ nhất là trau dồi “lòng tốt”. Lòng tốt không phải là dễ thương hay tin tưởng. Lòng tốt là chúng ta cho người khác thấy chúng ta tìm kiếm điều tốt cho họ, qua lời nói và hành động để họ cảm nhận được lòng biết ơn. Mỗi người đều phải cố gắng trở nên tốt, công bằng và hiểu biết.

 

Thứ hai là “mở lòng” với những người xung quanh bằng cách chấp nhận con người của họ, lắng nghe họ và chia sẻ thì giờ với nhau trong tình anh em.

 

Thứ ba là “dịu dàng”. Dịu dàng là yêu thương người khác trước mặt mình. Giống như Chúa Kitô đã thương xót người thanh niên giàu có đến với Ngài: “Chúa Giêsu đưa mắt nhìn và đem lòng yêu mến.” (Mc 10:21).

 

Cuối cùng là “kiên nhẫn”. Như Thánh Phaolô nhắc chúng ta, chúng ta phải chịu đựng lẫn nhau, đôi khi chịu đựng những điều không thể vượt qua nhưng vẫn bám chặt vào những gì chân thật và tốt lành. Kiên nhẫn là đức tính được duy trì như một cánh đồng.

 

Giận dữ, tệ nạn dai dẳng trong xã hội

Đức Phanxicô nhắc, sự tức giận bộc lộ cho thấy những phần đen tối nhất của con người, có người có thể kìm nén cơn giận ở nơi làm việc, nhưng khi về nhà, họ hết kiên nhẫn, họ trở nên không thể chịu đựng được dưới mắt vợ con. Giận dữ là điều trỗi dậy bên trong bạn và không thể bị kìm nén mãi mãi. Khi nó tràn ra, chính những người xung quanh chúng ta trở thành mục tiêu để chúng ta giải tỏa.

 

Vấn đề của tức giận là không nhất thiết nó giảm theo thời gian, có khi nó càng mãnh liệt và dẫn con người đến ước muốn trả thù cay độc. Ngài cảnh báo, “tức giận thường là nguồn gốc của chiến tranh và bạo lực”. Ngài kêu gọi chúng ta đừng để “những hiểu lầm và sai sót” khơi dậy sự tức giận của mình, nhưng phải giữ sáng suốt và giải quyết ngay lập tức những gì đang làm phiền chúng ta. Sau đó chúng ta phải bắt đầu đối thoại và thảo luận để có được thanh thản. Vì vậy, chúng ta phải lựa chọn và “học cách tha thứ”, dù rất khó để có được sự khiêm nhường này.

 

Sự tức giận lành mạnh

Như thế tức giận có nên bị cấm khỏi cuộc sống chúng ta không? Còn tức giận chính đáng khi đối diện với bất công thì sao? Về điều này, Thánh Augutinô đã viết trong Tổng luận Thần học, “tức giận không phải lúc nào cũng là một chuyện xấu”. Đức Phanxicô cũng đưa ra quan điểm về việc phân biệt giữa quan trọng và thiết yếu, giữa “phẫn nộ thánh thiện” và “tức giận xấu xa”. Ngài nhấn mạnh: “Nếu một người không bao giờ tức giận, không cảm thấy xúc phạm vì bất công, không rùng mình khi thấy người yếu đuối bị áp bức, như thế họ không phải là con người, lại càng không phải là một tín hữu kitô.”

 

Ngài kết luận, phải cân bằng trong những đam mê, phải điều khiển để những đam mê này hướng về điều tốt đẹp, đó là cách chế ngự thói giận dữ. Một tiến trình đôi khi khó khăn và đau đớn nhưng cần thiết để tiến tới sự thánh thiện.

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình? (18/11/2024 08:57:32 - Xem: 188)

Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú, đứa thì khá căm ghét

Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh (17/11/2024 08:40:31 - Xem: 177)

Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!

Người tự kỷ có gì để cống hiến (11/11/2024 07:34:12 - Xem: 144)

Một trong những điều khiến người bệnh tự kỷ mắc phải là sự phụ thuộc vào đồ vật, con người hoặc theo thói quen.

Nền tảng thần học về Luyện ngục (01/11/2024 15:23:04 - Xem: 893)

Vấn đề luyện ngục có nền tảng trong Kinh Thánh tuy chưa thực sự rõ ràng, nhưng Thánh Truyền đã minh định rất rõ về chủ đề này. Có người bông đùa rằng luyện ngục là một loại “hoả ngục có lối thoát”.

Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học (26/10/2024 07:52:26 - Xem: 326)

Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.

Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì (22/10/2024 07:21:00 - Xem: 386)

Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách mà nhiều vị thánh đã làm.

Sức mạnh của thinh lặng (20/10/2024 14:40:48 - Xem: 473)

“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.” (Cn 10:19-20).

4 cách lần hạt Mân Côi dành cho người bận rộn (17/10/2024 07:34:56 - Xem: 491)

Để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, đây là 4 cách đơn giản để áp dụng lần hạt Mân Côi khi bạn đã kín lịch.

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng… (08/10/2024 13:42:18 - Xem: 524)

Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân thế nặng mùi trần.

Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ? (05/10/2024 05:37:18 - Xem: 1,305)

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó khăn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7