Suy tư - Cảm nghiệm

3 trở ngại có thể ngăn cản chúng ta cầu nguyện

  • In trang này
  • Lượt xem: 370
  • Ngày đăng: 23/05/2024 07:27:31

3 TRỞ NGẠI CÓ THỂ NGĂN CẢN CHÚNG TA CẦU NGUYỆN

 

Dù có nhận ra hay không, chúng ta có thể chọn không cầu nguyện vì dựa theo những thái độ “đời” vốn trở thành những trở ngại rất khó để vượt qua.

 

Có những thái độ có thể khiến chúng ta khó cầu nguyện. Ảnh: Canva

 

Là Kitô hữu, chúng ta biết rằng chúng ta nên cầu nguyện hàng ngày và phải dành ít thời gian cầu nguyện vào mỗi Chúa nhật. Tuy nhiên, không phải chúng ta luôn cầu nguyện, và đôi khi chúng ta lấy lý do dựa trên những thái độ “đời” về cầu nguyện.

 

Chúng ta thậm chí có thể không nhận ra rằng chúng ta có những thái độ này đối với việc cầu nguyện, nhưng nếu đi sâu hơn vào tâm hồn mình, chúng ta có thể tìm thấy những trở ngại sau đây đối với việc cầu nguyện mà Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo đã liệt kê.

 

 

Sách Giáo lý giải thích rằng: “Những người quá đề cao năng suất và lợi nhuận; do đó, lời cầu nguyện nếu không có kết quả thì là vô ích ” (GLCG 2727).

 

Trong nền văn hóa hiện đại, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”. Nếu chúng ta không sử dụng thời gian hiệu quả thì chúng ta sẽ không “nắm bắt được thời gian”.

 

 

Đây là lý do tại sao một số người trong chúng ta có thể bỏ bê việc cầu nguyện, vì nó không tạo ra bất cứ điều gì giúp ích cho chúng ta về mặt vật chất. Cầu nguyện không cho kết quả ngay lập tức thế nên chúng ta không muốn cầu nguyện, coi đó là điều vô ích.

 

Để đối phó với xu hướng này, chúng ta cần nhận ra hoa trái tiềm ẩn của việc cầu nguyện và cách nó ảnh hưởng đến thế giới thiêng liêng. Có thể chúng ta không thấy được kết quả lời cầu nguyện của mình, nhưng nếu tin cậy Chúa, chúng ta biết rằng Ngài đang làm điều gì đó đáng kể ở phía sau.

 

 

Sách Giáo lý dạy: “Còn có những người tôn sùng cảm xúc và sự thoải mái như tiêu chuẩn của chân, thiện, mỹ; trong khi cầu nguyện mới chính là ‘yêu cái đẹp’ (philokalia), được nhận thấy trong vinh quang của Thiên Chúa hằng sống và chân thật” (GLCG 2727).

 

Nhìn bề ngoài, lời cầu nguyện thường không khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu. Nó cũng không thú vị bằng việc lướt điện thoại và xem video trên YouTube. Các giác quan của chúng ta thường không hoạt động theo hướng tích cực và cơ thể chúng ta thường đau nhức. Khi quỳ, đứng hoặc thậm chí ngồi lâu, việc cầu nguyện sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể chúng ta.

 

Cầu nguyện lâu giờ có thể khiến cơ thể chúng ta đau nhức, và đó là một trở ngại. Ảnh: Canva

 

Điều này có thể là một trở ngại đối với chúng ta, vì chúng ta có thể rơi vào quan niệm trần tục rằng mọi thứ đều cần phải mang lại cảm giác dễ chịu.

 

Nếu muốn thành công trong việc cầu nguyện, chúng ta phải thừa nhận rằng việc cầu nguyện không hề thoải mái, nhưng chúng ta có thể kết hợp những đau khổ của mình với Thiên Chúa và nhìn lên Chúa Giêsu như một gương mẫu tối cao về cầu nguyện.

 

 

Sách Giáo lý chỉ ra rằng: “Cuối cùng, một số người coi cầu nguyện như là sự trốn tránh khỏi thế giới khi chống lại việc hoạt động; nhưng thực ra, lời cầu nguyện của Kitô hữu không phải là một lối thoát khỏi thực tại và cũng không phải là một sự cách ly khỏi cuộc đời này” (GLCG 2727).

 

Một số người trong chúng ta có thể nghĩ rằng việc cầu nguyện đẩy chúng ta xa thế gian và không làm những điều Chúa Giêsu dạy, chẳng hạn như cho người nghèo ăn.

 

Theo cách này, cầu nguyện được coi như một cuộc chạy trốn khỏi thế gian, một điều gì đó giống như bỏ bê công việc đáng phải làm.

 

Tuy nhiên, những người như Mẹ Têrêsa lại cầu nguyện một giờ mỗi ngày, coi lời cầu nguyện là nhiên liệu cần thiết để hoạt động giữa thế gian.

 
Tác giả: Philip Kosloski
Người dịch: Kim Linh
Nguồn: Aleteia

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 17 TN năm B - 2024 (26/07/2024 05:38:23 - Xem: 173)

Tin Mừng hôm nay thách thức chúng ta thay đổi lối sống tham lam để có thể phục vụ những người nghèo đói xung quanh chúng ta.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 17 TN năm B - 2024 (25/07/2024 07:49:41 - Xem: 277)

Cuộc sống không sợ thiếu lương thực, chỉ sợ thiếu những con người không mở lòng chia sẻ. Thế giới không sợ thiếu hoà bình, chỉ sợ thiếu những người xây dựng hoà bình.

Gia vị cho bài giảng CN 16 TN năm B - 2024 (18/07/2024 18:29:31 - Xem: 489)

Sống quân bình- lao động và cầu nguyện hài hòa chắc chắn là một phần trong việc thực hành đức tin của chúng ta, bởi vì chính Chúa muốn như vậy.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 16 TN năm B - 2024 (18/07/2024 05:47:23 - Xem: 538)

Mỗi ngày cần có những giây phút kề cận bên Chúa, cần tận dụng mọi cơ hội và biến cố để sống với Chúa một cách thân tình hơn.

Gia vị cho bài giảng CN 15 TN năm B -2024 (09/07/2024 07:28:59 - Xem: 579)

Chúng ta, những người đã được nghe Tin Mừng và cảm nghiệm được ơn giải thoát của Chúa Kitô, có trách nhiệm khẩn thiết rao truyền Tin Mừng cho những người khác vẫn còn bị nô lệ tội lỗi.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 15 thường niên năm B - 2024 (09/07/2024 05:50:32 - Xem: 540)

Ơn gọi và sứ mạng của các Tông đồ cũng là ơn gọi và sứ mạng đời Kitô hữu. Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay không khác với nhiệm vụ của Nhóm Mười Hai: đó là loan báo Tin Mừng để giảm thiểu ảnh hưởng của sự dữ.

Gia vị cho bài giảng CN 14 TN năm B - 2024 (03/07/2024 07:08:32 - Xem: 663)

Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa Giêsu trải qua sự từ chối của gia đình và đồng hương tại quê nhà Nazareth.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 14 TN năm B -2024 (01/07/2024 08:09:56 - Xem: 614)

Con Thiên Chúa đã làm người, nhưng Ngài không đòi hỏi một miễn trừ nào. Ngài bằng lòng nhận lấy cuộc đời với mọi trắc trở.

Gia vị cho bài giảng CN 13 TN năm B - 2024 (25/06/2024 18:13:41 - Xem: 447)

Hãy luôn kết nối với với Chúa Giêsu bằng đức tin và bạn sẽ cảm thấy sức mạnh và sự mới mẻ tràn vào tâm hồn.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 13 TN năm B - 2024 (25/06/2024 06:24:55 - Xem: 519)

Thông điệp của bài Phúc Âm không chỉ mời gọi ta sống đức tin sâu xa vào Chúa mà còn mời gọi sống như Chúa.

Bài viết mới