Lời chúa mỗi ngày

+ Chúa Nhật 10/12/2023 – CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG năm B – Dọn đường chờ Chúa.

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,547
  • Ngày đăng: 09/12/2023 10:00:00

Dọn đường chờ Chúa.

10/12 – CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG năm B

"Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng".

 

Lời Chúa: Mc 1, 1-8

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.

Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi.

Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan. Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng.

Người rao giảng rằng: "Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần".

 

* Đọc GIỜ KINH PHỤNG VỤ  link CGKPV

 

* Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

 

SUY NIỆM CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG B

Lời Chúa: Is 40, 1-5.9-11; 2Pr 3, 8-14; Mc 1, 1-8

 

MỤC LỤC

1.     Người dọn đường--‘Manna’

2.     Dọn đường cho Chúa--TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

3.     Sứ giả của hy vọng--TGM. Giuse Vũ Văn Thiên

4.     Tiếng kêu--GM. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

5.     Hãy dọn đường đón Chúa--Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm SJ.

6.     “Khởi đầu tin Mừng của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”--Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc

7.     Con chuẩn bị đón Chúa đến--ViKiNi--‘Xây Nhà Trên Đá’--Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm

8.     Tích cực chuẩn bị đón Chúa đến--Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

9.     Chúa nhựt 2: Mc 1,1-8--Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái

10.   Dọn đường cho Chúa đến--Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

11.   Hãy sám hối--Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.

12.   Thay đổi--Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.

13.   Dọn tâm hồn đón Đâng Thiên Sai Giêsu--Lm. Đan Vinh

14.   Kẻ dọn đường--Lm G. Nguyễn Cao Luật OP.

15.   Bắt đầu lại--Lm. Văn Hào, SDB chuyển ngữ

16.   Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

17.   Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Lm. Inhaxiô Hồ Thông

18.   Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Jaime L. Waters--Chuyển ngữ: ĐCV Sao Biển

19.   Về với lòng mình--Lm. Xuân Hy Vọng

20.   Người Kitô hữu loan báo niềm hy vọng--Lm. Antôn Hà Văn Minh

21.   Những con đường cần phải dọn--Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

22.   Gioan, con người thật lạ lùng--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

23.   Nhận sai, sửa sai--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

24.   Sửa đường Chúa đến--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

25.   Lầm lỗi và sám hối--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

26.   Chuẩn bị đón Chúa--“Như Thầy đã yêu”--Thiên Phúc

27.   Giấc mơ hay hiện thực--‘Niềm Vui Chia Sẻ’

28.   Người phu quét lá--Lm Giuse Nguyễn Hữu An

29.   Lối sống đi đôi với lời loan báo--Lm Giuse Nguyễn Hữu An

30.   Sửa đường nội tâm--Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

31.   Hãy dọn đường của Chúa--Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến

32.   Hãy dọn đường Chúa đến--Phanxicô Xaviê

33.   Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng--Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy

34.   Con đường của Đức Chúa--AM Trần Bình An

35.   Sửa lối cho thẳng để Người đi!—Lm. Anmai, CSsR

36.   Dọn đời--Trầm Thiên Thu

37.   Dọn đường--Trầm Thiên Thu

38.   Chuẩn bị đón Chúa đến--Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện

39.   Sứ điệp Gioan Tiền Hô--Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty SD

40.   Từ mình sang Chúa--Lm. Minh Anh

41.   Dọn đường--Lm Vũ Đình Tường

42.   Hãy chuẩn bị tâm hồn cho xứng để đón nhận Chúa đến--Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

43.   Tháo gỡ để giao hòa--Lm. Inhaxiô Trần Ngà

44.   Người dọn đường tâm hồn--Lm. Nguyễn Minh Hùng

45.   Chân dung Gioan Tẩy Giả--P. Trần Đình Phan Tiến

46.   Đón nhận Đức Kitô trong niềm vui--Văn Chính, SDB chuyển ngữ

47.   Lắng nghe tiếng Chúa--Lm. Phêrô Trần Văn Trợ, SJ.

48.   Mở đường để làm gì? Đường dẫn tới đâu?--Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

49.   Suy niệm của JKN

50.   Sống cùng trời và đất mới--Lm Nguyễn Khoa Toàn

51.   Con đường…--Lm. Anphong Trần Đức Phương

52.   Hãy dọn đường—Lm. Mark Link

53.   Hãy dọn đường Chúa--Lm. Nguyễn Tiến Huân

54.   Sứ vụ của Gioan--Lm FX. Vũ Phan Long

55.   Chú giải và suy niệm của Noel Quesson

56.   Theo gương Gioan, hãy dọn đường cho Chúa đến--Phêrô Hà Anh Tiến, OP.

57.   Dọn sẵn con đường cho Đức Chúa--Lm. Trầm Phúc

58.   Dọn sẵn con đường cho Đức Chúa--Lm. Trầm Phúc

59.   Hoán cải: niềm vui gặp Chúa--Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê

60.   Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--William Barclay

61.   Chú giải theo Fiches Dominicales

62.   Vì Ngài Ở Với Chúng Ta …--Jean Ratlé

63.   Hoang địa phì nhiêu--‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’--Achille Degeest

64.   Dọn - rửa sạch tâm hồn đón Chúa--Lm. Joshepus Quang Nguyễn

65.   Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Lm. Anthony Trung Thành

66.   Cần lắm một con đường thẳng!--Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP

67.   Sửa đường tâm linh cho ngay thẳng--Jos. Vinc. Ngọc Biển

68.   Các ngày trong tuần 2 Mùa Vọng--Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP

69.   Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Văn Chính, SDB chuyển ngữ

70.   Tìm gặp Chúa trong sa mạc tâm hồn--Lm Trần Bình Trọng

71.   Thời cứu độ

72.   Chúa đến để giải thoát

73.   Đường nào cho Chúa

74.   Dọn đường

75.   Chuẩn bị

76.   Dọn đường

77.   Con đường

78.   Biến đổi

79.   Cất lời rao giảng

80.   Dọn đường

81.   Dọn đường Chúa đến

82.   Chúng ta đợi chờ

83.   Gioan Tiền Hô

84.   Dọn lòng

85.   Dọn đường đón Chúa Cứu Thế

86.   Dọn đường Chúa đến

87.   Dọn đường

88.   Dọn đường

89.   Thay đổi

90.   Dọn đường Chúa đến

91.   Sám hối--Huệ Minh

 

1.Người dọn đường--‘Manna’

Suy Niệm

Để chuẩn bị cho Con của Ngài đến trần gian,

Thiên Chúa cần nhiều người dọn đường trong dòng lịch sử.

Người nổi bật nhất là Gioan.

Gioan là nhịp cầu thân thương

để Đức Kitô đến gặp dân Ngài,

và để dân Ngài đón nhận Đức Kitô cứu thế.

Ông đã quen biết cả đôi bên

và ông hạnh phúc được làm người phù rể

cho đám cưới giữa Đức Kitô và dân được chọn.

Thời nào Thiên Chúa cũng cần những sứ giả,

những người dọn đường, những Gioan mới.

Đó là sự khiêm tốn muôn thuở của Thiên Chúa,

Ngài chẳng bao giờ đường đột đến với con người.

Hôm nay, Đức Kitô muốn đi vào thế giới của bạn:

đất nước, gia đình, trường học, nơi làm việc, bạn bè...

Ngài cần bạn làm người giới thiệu.

Nhờ bạn, Tin Mừng được khởi đầu nơi một ai đó,

như xưa Tin Mừng đã được khởi đầu nhờ Gioan.

Chúng ta cần ngắm nhìn lối sống của Gioan.

Ông sống độc thân trong hoang địa,

ăn châu chấu và mật ong rừng,

mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da.

Lối sống khắc khổ ấy đã trở nên một dấu hỏi.

Gioan đã chọn lối sống phù hợp với lời ông giảng.

Ông kêu gọi mọi người dọn tâm hồn

để đón Đấng quyền thế hơn ông,

thì chính ông đã sống như con đường thẳng.

Ông mời gọi người ta sám hối,

thì chính đời ông đã mang nét sám hối rồi.

Bởi thế tiếng gọi của ông có sức thu hút mãnh liệt.

Biết bao người từ khắp nơi kéo đến với ông,

để khiêm tốn thú tội và chịu phép rửa,

nhằm chuẩn bị đón Đấng Mêsia sắp đến.

Chúng ta không thể vào hoang địa như Gioan,

cũng không thể ăn mặc như ông,

nhưng chắc chắn để làm chứng cho Đức Kitô hôm nay,

chúng ta không thể sống y như mọi người.

Lắm khi chúng ta phải từ khước một cuộc sống dễ dãi, tiện nghi, thoải mái,

để tìm kiếm một cái gì sâu xa hơn, ý nghĩa hơn.

Không phải chúng ta thích lập dị,

nhưng ơn gọi Kitô hữu đòi chúng ta

dám lội ngược dòng với thế gian,

dám sống một cách khác thường

trong chính cuộc sống bình thường của ta.

Làm sao chúng ta có sức thu hút như Gioan

để đưa con người hôm nay đến gặp Chúa?

Chúng ta phải thay đổi lối sống mình như thế nào,

để người ta tin được lời chúng ta rao giảng?

Đức Kitô hôm nay vẫn cần những người dọn đường tuyệt vời như Gioan.

Gợi Ý Chia Sẻ

Nhiều người đã không đón nhận Tin Mừng chỉ vì gương xấu của các Kitô hữu. Bạn có nhìn thấy, nghe thấy những gương xấu đó ở quanh bạn không? Làm sao để có một cuộc sám hối tập thể như Gioan đã khơi dậy?

Bạn sẽ làm gì để tỏ lòng yêu mến Chúa Giêsu và làm cho Ngài được mọi người yêu mến?

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu,

sám hối không phải là điều dễ dàng,

bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận mình lầm lỗi.

Chúng con ngỡ ngàng khi thấy Chúa là Đấng vô tội

mà lại đứng chung với các tội nhân,

chờ Gioan ban phép Rửa.

Chúa đã muốn nên bạn đồng hành

với phận người mỏng dòn và yếu đuối chúng con.

Xin cho chúng con biết thường xuyên

điều chỉnh lối nghĩ và lối sống của mình,

tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng,

thành thật để khỏi tự dối mình.

Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải,

dám đi đến những hành động cụ thể,

và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.

Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con

niềm vui của Giakêu, hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến.

 

2.Dọn đường cho Chúa--TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Trong một trận lũ lụt kia, nhiều du khách trên tuyến đường Bắc - Nam bị kẹt ở miền Trung. Lý do là đèo Hải Vân bị sạt lở, xe cộ không đi lại được. Nhiều đoạn đường sắt bị nước lũ cuốn đi, nên tàu Bắc - Nam cũng đành ủ rũ nằm chờ. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.

Những con đường thật là quan trọng. Đường đi giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Đường đi giúp cho người bị nạn đón nhận được sự cứu trợ. Đường đi nối liên lạc giữa người với người. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, chậm trễ việc cứu trợ, ngăn cách người với người. Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn việc cứu trợ có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau, phải sửa chữa đường đi cho thật tốt.

Con đường vật lý đã cần. Nhưng con đường tâm lý còn cần hơn. Nếu con đường tâm lý bị hư hỏng thì dù có ở sát cạnh nhau, người ta cũng vẫn cứ xa nhau.

Tương tự như thế, ta cần có con đường thiêng liêng thật tốt để đón Chúa đến. Thật ra Chúa đã đến từ lâu, nhưng ta chưa đón nhận được vì con đường thiêng liêng trong tâm hồn ta đã bị hư hỏng.

Tâm hồn ta có những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn muốn nâng mình lên, luôn khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác. Tâm hồn ta có những ngọn núi tự ái cao ngất trời xanh, không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ.

Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu vén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, luôn gây ra bất hoà, luôn giận hờn, luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.

Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.

Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.

Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn chặn Chúa đến với ta. Nên hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa Giêsu đến.

Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn. Hãy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những quanh co dối trá. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh giả hình. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề nói hành nói xấu.

Đổi mới một con đường thì dễ, nhưng đổi mới tâm hồn không dễ chút nào. Ngoài những cố gắng bản thân, còn cần đến những phương thế. Đời sống của Thánh Gioan Baotixita đề nghị cho ta 3 phương thế rất tốt.

Phương thế thứ nhất là vào sa mạc. Sa mạc là nơi hoang vu vắng vẻ giúp ta sống cô tịch. Trong cô tịch, ta dễ chìm sâu xuống đáy lòng mình để gặp gỡ Chúa. Một mình ta diện đối diện với Chúa. Trong thân mật, Chúa sẽ dạy ta biết Thánh Ý để ta thi hành. Đức Giêsu, trước khi đi rao giảng cũng đã vào sa mạc 40 ngày để tìm Thánh Ý Chúa Cha. Sa mạc đây được hiểu là những giờ cầu nguyện riêng tư thân mật một mình ta với Chúa.

Phương thế thứ hai là mặc áo da thú. Mặc áo da thú có nghĩa là ăn mặc đơn sơ, không chải chuốt. Một tâm hồn mặc áo da thú là một tâm hồn biết sống thực với chính mình, biết nhìn nhận những yếu đuối lỗi lầm và xin Chúa tha thứ. Thái độ đơn sơ khiêm nhường như thế chính là khởi điểm để tiến lên trên con đường thánh đức.

Phương thế thứ ba là ăn châu chấu và mật ong rừng. Đây có ý nói về một đời sống khổ chế. Hãm dẹp những tính mê tật xấu, hạn chế những đòi hỏi của thân xác để bắt nó quy phục linh hồn. Giảm bớt những nhu cầu không cần thiết để bồi dưỡng đời sống tâm linh.

Thánh Gioan Baotixita đã sống theo chương trình 3 điểm này, nên Ngài đã trở thành người mở đường cho Đấng Cứu Thế. Nếu chúng ta biết áp dụng 3 phương thế ấy trong Mùa Vọng này, ta sẽ biến tâm hồn ta thành một con đường thẳng tắp cho Chúa Giáng Sinh ngự đến.

Lạy Chúa, xin cứu con khỏi mọi tội lỗi để con xứng đáng đón rước Chúa. Amen.

GỢI Ý CHIA SẺ

1- Con đường tâm hồn tôi có những đồi núi, vực sâu, khúc quanh nào cần sửa chữa?

2- Tôi có cần đến những phương thế của Thánh Gioan Baotixita không?

3- Tôi sẽ làm gì trong tuần này để thực hành Lời Chúa?

4- Trong bài Tin Mừng Chủ nhật thứ II Mùa Vọng này, tôi tâm đắc nhất câu nào?

 

3.Sứ giả của hy vọng--TGM. Giuse Vũ Văn Thiên

Cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta hôm nay còn nhiều tiêu cực ở mọi lãnh vực: gia đình, công sở, xã hội, nhà trường. Ngay trong môi trường giáo dục, là nơi đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng tồn tại những gian dối, điển hình như vụ việc nâng điểm thi tại Hà Giang năm 2018 đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Những vụ án mạng thương tâm xảy ra thường xuyên, trong đó có những trường hợp thủ phạm và nạn nhân đều là thành viên của một gia đình. Hiện trạng này cho thấy, con người càng ngày càng trở nên hung bạo, thậm chí hoang dã đối với nhau. Sự gian dối và bạo lực trong mọi lãnh vực xã hội làm cho con người hôm nay chao đảo mất niềm tin vào hiện tại và mất hy vọng vào tương lai. Giữa bối cảnh đó, người Kitô hữu được mời gọi trở nên những sứ giả của hy vọng bằng chính đời sống của mình. Thực vậy, khi cố gắng sống tốt lành và phản ánh tinh thần Tin Mừng, mỗi người tín hữu sẽ như ngọn hải đăng giữa đại dương, như ánh nến toả sáng giữa đêm trường và như niềm hy vọng giữa những bi quan chán nản.

Lời Chúa trong Phụng vụ hôm nay là lời của hy vọng. Ngôn sứ Isaia trong bài đọc thứ nhất như một tiếng reo vang đem lạc quan cho mọi người. Vào thời đó, dân Do Thái đang sống kiếp lưu đày. Họ bi quan buồn chán vì phải sống tha hương. Không có Đền thờ, chẳng còn nghi thức tế tự và các lễ hội truyền thống. Chính lúc này, Isaia được Chúa sai đến để tuyên bố: Chúa sẽ an ủi dân Ngài. Ngài sẽ can thiệp để nỗi buồn trở thành niềm vui và chán chường trở nên hy vọng. Chắc chắn lúc đó sẽ có người chế nhạo vị ngôn sứ vì họ cho đó là điều không tưởng. Tuy vậy, Isaia vẫn can đảm, giống như người lội ngược dòng, để nói những gì Chúa đã truyền lệnh cho ông. Lời ông như một lời hiệu triệu gửi đến toàn dân: Hỡi kẻ loan tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi, hãy đi đến các thành miền Giuđa. Hãy hét lên rằng: Thiên Chúa đang đến. Ngài không dửng dưng với nỗi khổ của con người, nhưng ra tay can thiệp cứu vớt họ khỏi cảnh khốn cùng.

Vâng, Thiên Chúa đang đến để an ủi dân Ngài. Hôm nay, mỗi Kitô hữu chúng ta đều là sứ giả để chuyển tải thông điệp mà Chúa đã trao gửi cho ông Isaia năm xưa. Những người thời đại chúng ta đang đặt ra câu hỏi: Thiên Chúa ở đâu khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, lũ lụt thiên tai cướp đi nhiều sinh mạng và xung đột đang đe doạ nhấn chìm nhân loại trong bom đạn và chiến tranh. Mỗi người tín hữu được trao sứ mạng để khẳng định: Thiên Chúa yêu thương con người. Ngài sẽ can thiệp, sẽ an ủi Dân Ngài. Mùa Vọng chính là thời điểm để chúng ta suy tư về sự can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử và trong hiện tại, tức là ngày hôm nay, trong một thế giới đầy xung đột và bất an. Chính mỗi người tín hữu là chứng nhân của hy vọng, chia sẻ cho đồng bào tình thương Thiên Chúa bằng những nghĩa cử bác ái và lời nói yêu thương. Qua những cộng đoàn đức tin, người không cùng tôn giáo và những người đang cơ nhỡ cảm nhận được tình thương của Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện giữa cuộc đời, mặc dù trong biến cố và hoàn cảnh nào. Khi con người biết thiện chí cộng tác với ơn Chúa và lắng nghe lời Ngài, dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, nạn nhân lũ lụt sẽ được nâng đỡ, hoà bình sẽ được thiết lập và chiến tranh sẽ chấm dứt.

Có tiếng hô: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta”. Kitô hữu là những người dọn đường cho Chúa đến trong cuộc đời. Con đường ấy không chỉ ở phố phường đô thị, mà là con đường trong sa mạc, là con đường đầy sỏi đá gập ghềnh khó đi. Mở những con đường trong sa mạc cho thấy cần phải cố gắng kiên trì, vì nhiều khi cảm thấy như vô ích. Mỗi năm, khi Mùa Vọng về, Phụng vụ lại giới thiệu với chúng ta hình ảnh của thánh Gioan Tiền Hô, cùng với lời kêu gọi sám hối. Các bài Tin Mừng được đề nghị đọc trong thánh lễ Chúa nhật thứ hai Mùa Vọng cho cả ba năm A,B,C đều nhắc tới vị ngôn sứ này. Điều đó cho thấy, chủ đề chính của Lời Chúa trong Chúa nhật này là lời mời gọi sám hối để dọn mình xứng đáng đón Chúa đang ngự đến.

Theo thánh sử Marcô, việc Gioan Tẩy giả xuất hiện là ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia tiên báo: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho con”. Sám hối là khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm của mình trước mặt Chúa và đối với anh chị em. Sám hối cũng là nhìn nhận tận căn của sự dữ đang hoành hành trong xã hội để cùng chung tay làm cho giảm bớt những hành động tiêu cực, đang phá hoại môi trường thiên nhiên, môi trường đạo đức của cuộc sống chúng ta. Đây là một điều kiện cần thiết để có thể đón Chúa đến trong cuộc đời. Khi tâm hồn chúng ta đầy những tham vọng vật chất và hận thù, làm sao ta còn có chỗ để đón Chúa đến trong ta? Ngôn sứ Isaia đã dùng những hình ảnh rất sinh động để diễn tả tâm tình sám hối: Hãy nắn thẳng những con đường, hãy lấp đầy những thung lũng, hãy san phẳng những núi đồi. Chỉ khi nào khiêm tốn chấp nhận thay đổi tận căn của cuộc đời như thế, chúng ta mới được gặp gỡ Chúa và chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài. Đối với ai thành tâm kiếm tìm Chúa, cuộc gặp gỡ ấy sẽ là sự an ủi ngọt ngào, sẽ là niềm hạnh phúc bất tận. Dáng vẻ đơn sơ, lòng nhiệt thành và nhất là niềm xác tín của vị Tiền Hô đã làm nhiều người đương thời cảm động. Dân chúng đến với ông rất đông. Họ sám hối và khiêm tốn bước xuống dòng sống Giorđanô, xin được tẩy rửa để tỏ lòng sám hối, để tâm hồn họ được bình an.

Năm nay, Quê hương đất nước chúng ta, cụ thể là miền Trung, phải gánh chịu liên tiếp những cơn bão và lũ lụt. Thiên tai đã gây những hậu quả đau thương về sinh mạng và vật chất. Các nhà chuyên môn kết luận: lũ lụt là hậu quả của việc phá rừng và khai thác tài nguyên một cách vô trách nhiệm. Mẹ Thiên nhiên đã nổi giận trước sự vô ơn và tàn nhẫn của con người. Khi phá hoại thiên nhiên là con người tự huỷ diệt chính mình. Con người đang biến thế giới này thành hoang mạc.

Nhưng một tình trạng còn nghiêm trọng hơn nữa là hoang mạc hóa đời sống tinh thần nơi con người. Nếu như cuộc sống vật chất hôm nay đang dần được cải thiện rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của con người, thì cuộc sống tình cảm lại đang dần chai cứng đến mức vô cảm. Sự vô cảm này là “lớp cặn nổi trên bề mặt xã hội” theo kiểu nói của một vị tiến sĩ khoa học, nghĩa là nó cho thấy một xã hội suy thoái nghiêm trọng về căn bản. Con người sống trong cuộc đời có liên đới với nhau. Nếu không quan tâm đến ích lợi của người khác, thì chính sự an toàn của mình cũng không được bảo đảm. Một xã hội hoang hóa là hậu quả của thái độ dửng dưng với Thiên Chúa và khước từ giáo huấn của Ngài.

“Thà thắp lên một ngọn nến nhỏ còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối”. Mỗi Kitô hữu chúng ta hãy là một cây nến trong cuộc sống, để chiếu rọi ánh sáng thần linh là Đức Kitô, Đấng là Ánh sáng thế gian. Ánh sáng của Người là sự thánh thiện, bao dung, công bằng, nhân hậu và khiêm nhường. Khi trở nên ánh sáng giữa đời, chúng ta sẽ đem niềm hy vọng cho thế giới, bạo lực và hận thù sẽ bị đẩy lui và lòng nhân ái sẽ phủ đầy cuộc sống. Thánh Phêrô tông đồ khuyên chúng ta hãy kiên nhẫn và cậy trông vào lòng từ bi của Thiên Chúa. Ngài nhân từ và bao dung, không muốn cho ai phải diệt vong. Lòng nhân từ của Chúa đã khiến Ngài kiên nhẫn chờ đợi tội nhân sám hối trở về. Giữa những hoang mang xáo trộn của cuộc sống, người tin Chúa phải sống đạo đức và thánh thiện, với niềm xác tín, Chúa sẽ thưởng công cho những ai trung tín thực thi Lời Ngài.

Nếu mỗi Kitô hữu cố gắng để trở nên sứ giả của niềm hy vọng, thì chúng ta sẽ làm cho sa mạc nở hoa. Giữa một xã hội mà tỷ lệ người Công giáo còn quá thấp, sứ mạng của chúng ta càng quan trọng và cấp thiết, để nói với thế giới hôm nay rằng: Thiên Chúa đang đến, Ngài là Đấng Emmanuel và là Đấng yêu thương con người.

 

4.Tiếng kêu--GM. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm

Điểm nổi bật trong các bài đọc hôm nay là tiếng kêu. Khi một âm thanh vang động, thì tiếng ấy phải phát xuất từ đâu, muốn nói gì và cho ai? Tiếng kếu chúng ta nghe hôm nay phát xuất từ Thiên Chúa qua Gioan Tiền hô loan báo cho ta một sứ điệp: "Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước để dọn đường cho con". Sứ giả Gioan chính là tiếng kêu trong sa mạc: "Hãy dọn đường cho Chúa, chỗ quanh co hãy uốn lại cho ngay thẳng" (Mc 1,1-3).

1. Tiếng kêu của Chúa

Từ ngày xưa cũng như bây giờ, Thiên Chúa vẫn làm phát xuất những tiếng kêu: qua các ngôn sứ, qua tiếng lương tâm và qua cả những trạng huống của đời sống con người. Những tiếng kêu bi thiết trầm thống của mọi thời đại đã vang tới Chúa. Phải chăng chỉ vì vậy mà Chúa mới nhắn bảo các sứ ngôn: "Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta. Hãy nói cho Yêrusalem biết rằng: nó không còn phải mang kiếp tôi đòi nữa và tội lỗi của nói đã được tha" (Is 40,2-2).

Vì thế tiếng kêu của Chúa là một tiếng kêu đặc biệt. Thông thường khi nói tới tiếng kêu, chúng ta quen nghĩ tới kêu cứu, kêu gọi, kêu cầu: kêu cứu vì mình đang lâm nguy; kêu cầu để van xin giúp đỡ; kêu gọi để nhắc bảo phải làm một cái gì. Tiếng kêu của Chúa không hàm nghĩa kêu cứu và kêu cầu, mà chỉ ngụ ý kêu gọi.

2. Chúa kêu gọi ta làm gì?

Để lay động thức tỉnh ta, bắt ta chú ý và chuẩn bị đón nhận một sứ điệp. Tiếng kêu của Gioan tiền hô giữa nơi hoang vắng tiên vàn cũng đánh thức, gây chú ý và quy tụ dân chúng để nghe ông nói.

Sứ điệp của ông cũng tương tự như những điều ngôn sứ trong sách Đệ nhị Isaia đã nói với dân Dothái vào thế kỷ VI, sau khi họ vừa thoát khỏi cảnh lưu đày ở Babylon.

Chúa đã thẳng tay trừng trị Yêrusalem, nhưng giờ đây họ không còn phải làm nô lệ nữa, và tội lỗi của họ đã được tha thứ.

Phải dọn đường cho Chúa trong sa mạc. Chỗ gập ghềnh khúc khuỷu hãy uốn lại cho ngay.

Mọi người sẽ được nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa, vì Người đến với đầy vẻ lẫm liệt oai phong.

Người lãnh đạo dân mình như mục tử chăn dắt đoàn chiên (Is 40,1-5.9-11).

Những năm tháng lưu đày đã giúp họ hồi tâm lại và nhận thức lý do đem tới đau khổ là chính tội lỗi của họ (Is 7,25-28). Từ đó nhóm dậy trong lòng họ những tâm tình sám hối, dẫn đến quyết định dứt khoát với tội lỗi.

Khi làm như thế là họ sửa sang đường lối trong tâm hồn cho ngay thẳng để đón tiếp vinh quang Chúa đến. Đó chính là điều các ngôn sứ nhắm, khi các ngài gióng lên tiếng kêu.

3. Tiếng kêu của Gioan gây nên âm hưởng nào đối với người Do Thái đương thời?

Chắc chắn, tiếng kêu ấy đã khiến họ ngỡ ngàng, băn khoăn và làm cho họ như phải đối diện với một số vấn đề thuộc phạm vi lương tâm và công bình xã hội (Lc 3,7-14). Họ đã chịu phép rửa sám hối, xin ơn tha tội để dọn tâm hồn tiếp nhận Đức Kitô.

Còn đối với chúng ta hôm nay thì sao?

Sứ điệp của sách Đệ nhị Isaia và của Gioan tiền hô vẫn thúc bách chúng ta dọn đường cho Chúa trong sa mạc, nhưng là để đón Chúa Kitô trở lại trong vinh quang. Quả vậy, kinh nghiệm sa mạc của người Dothái trong biến cố Xuất hành khỏi Aicập hướng về Đất Hứa và trên đường hồi cư từ Babylon trở về Quê Hương vẫn mang một giá trị hiện thực cho cuộc sống chúng ta hôm nay. Sa mạc trong lịch sử cứu độ mang những ý nghĩa thần học sâu xa. Chính trong sa mạc con người chịu thử thách và phải chiến đấu để trung thành với Giao ước; cũng chính trong sa mạc, con người được thanh luyện tinh tuyền để xứng đáng với Thiên Chúa trong cuộc gặp gỡ ân tình. Giáo hội hôm nay cũng phải trải qua kinh nghiệm sa mạc bằng cuộc sống chiến đấu và thử thách để minh chứng lòng trung thành với ơn gọi Kitô hữu của mình và để tự thanh luyện xứng đáng gặp lại Đức Kitô đến thiết lập Trời mới Đất mới (2P 3,13).

4. Phải chăng trời mới đất mới chỉ hình thành trong thời viễn lai?

Ngay từ bây giờ Trời mới Đất mới xuất hiện khi mỗi người thi hành sứ điệp dọn đường cho Chúa và biến cõi đời này thành nơi đáng sống hơn. Ở đó mỗi ngày một bớt dần những cảnh bất công tàn ác; ở đó nhân phẩm được kính trọng và các quyền lợi căn bản của con người được bảo đảm; và nhất là ở đó mọi người được hòa giải với Thiên Chúa và với anh em đồng loại. Như thế, vinh quang Thiên Chúa đang xuất hiện giữa thế giới loài người, vì theo thánh Irênê: "Con người là vinh quang của Thiên Chúa". Chúng ta không ngừng xây dựng Trời mới Đất mới để tiến tới ngày viên mãn rực rỡ lúc mà Đức Kitô trở lại hoàn tất lịch sử cứu độ, thu hồi vạn vật về một mối (Ep 1,10) và trao phó vương quyền cho Thiên Chúa Cha, để Người trở nên mọi sự trong mọi người. (1Cr 15,28).

Đó là viễn tượng giúp ta hiểu đúng câu nói của thánh Phêrô trong bài đọc thứ 2: "Ngày đó, các tầng trời sẽ sụp đổ tan tành, lửa, nước, ánh sáng, gió, mây đều cháy tiêu tan, và trái đất với tất cả mọi công trình xây dựng của con người đều bị thiêu đốt" (2P 3,10). Câu đó có nghĩa là chính Đức Kitô sẽ dùng năng lực Thánh Thần và lửa tình yêu nung nấu tất cả, để siêu thăng và biến đổi chúng nên rực rỡ tốt đẹp cách nhiệm mầu chứ không hủy diệt chúng. Đó sẽ là cuộc biến hình hoàn vũ, mà cuộc biến hình trên núi Tabo là dấu chỉ và khởi đầu.

Tiếng kêu của Gioan vọng lại tiếng kêu của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ, đang gọi ta đứng dậy, ngước mắt nhìn lên và hướng về tương lai. Viễn tượng Chúa đến trong vinh quang đem lại cho ta niềm tin, phấn khởi trong cuộc hành trình qua sa mạc của đời sống hiện tại.

Vì thế, tiếng kêu của vị tiền hô là một tiếng kêu mang đầy Hy Vọng và Niềm Vui.

***

BÀI GIẢNG

Chúa nhật hôm nay có thể gọi được là Chúa nhật của vị Tiền Hô, của Gioan Tẩy giả, của "tiếng kêu" dọn đường Chúa đến, và như thế là Chúa nhật của niềm trông đợi chứa chan hy vọng.

Chúng ta ngày nay, xét về mặt xã hội, không còn như Israel ngày xưa. Dân Chúa bấy giờ đang lầm than trong cảnh nô lệ lưu vong. Nhưng xét về nhiều phương diện khác, đời người luôn luôn có những khổ sở. Và chẳng bao giờ nhân loại thấy đã thoát khỏi lầm than, đau đớn... Luôn luôn chúng ta có một số vấn đề không làm đau khổ thể xác thì cũng làm khắc khoải tâm hồn. Và cái khổ là bao giờ những khó khăn hiện tại đối với tâm lý, cũng vẫn là những gò bó khó chịu nhất mà chúng ta muốn cựa quậy, giũ đi cho bằng hết. Trong hoàn cảnh đó tiếng kêu của vị Tiền hô đang muốn khơi lại niềm tin hun đúc niềm cậy, để mọi người chúng ta tìm lại được tinh thần chứa chan hy vọng do Tin Mừng cứu độ mang tới.

Gioan không bịa ra những nguồn tin giả dối, trần tục, vô căn cứ và miễn cho ta những nỗ lực chính đáng. Chính ông cũng không tự xưng là người sẽ giải thoát anh em. Ông chỉ cho chúng ta thấy Đấng Cứu thế đích thực, là Đức Yêsu Kitô. Nói đúng hơn, khi rao giảng, ông bảo mọi người hãy trông cậy vào Đấng sẽ đến sau, Đấng chưa ai thấy, nhưng chắc chắn sẽ đến mà ông chẳng đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Gioan không nói viển vông. Đặt niềm tin ở Sách Thánh, căn cứ vào mạc khải của Thiên Chúa, Gioan khẳng định Đấng Cứu thế không phải là phàm nhân, không hành động như các vĩ nhân trong lịch sử. Ngài đến chăn dắt đoàn chiên mình như mục tử; Ngài ẵm chiên con trên cánh tay; ôm ấp chúng vào lòng và nhẹ tay dẫn dắt các chiên mẹ.

Đấng Cứu thế chúng ta trông đợi là như thế. Ngài không có những toan tính trần gian. Ngài là một mục tử hiền lành săn sóc từng con chiên và cả đoàn chiên. Vì thế, chúng ta hãy trút bỏ não trạng trần tục khi khắc khoải đợi chờ Đức Kitô trở lại. Trong bất cứ thử thách nào Đấng Cứu chuộc chúng ta vẫn là Chúa, vì chỉ có Ngài mới đáp ứng được niềm trông cậy của ta.

Niềm trông cậy ấy tạo nên ở nơi ta một thái độ, một tác phong, một nếp sống đặc biệt. Khi người ta ao ước những sự hão huyền hay chờ đợi những giải pháp trần tục, thường người ta dành công việc cứu thế cho người khác; còn chính bản thân người ta chỉ thụ động ỷ lại và biếng nhác. Ngược lại, khi rao giảng Đấng Cứu thế là ai, thì Gioan cũng vạch ra cho mỗi người con đường phải sửa soạn có thể tiếp một vị cứu tinh như thế. Người sẽ rửa ta trong Thánh Thần. Người sẽ thánh hóa tất cả những ai sẵn sàng. Thế nên hết mọi người phải ăn năn thống hối, phải thú tội và sửa lại đường lối xưa nay. Không còn được sống quanh co, lúc thế này khi thế khác. Phải trước sau như một, thi hành một đòi hỏi của sự thánh thiện. Mọi gồ ghề ngăn trở các quan hệ tốt đẹp với tha nhân, phải bạt xuống và san phẳng đi, để tình người và lòng bác ái cứu độ của Đức Kitô đến với hết mọi người. Có như vậy, xã hội mới dần dần huynh đệ hơn, tốt đẹp hơn và chúng ta mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa trải rộng trên khắp mặt địa cầu.

Không những rao giảng, Gioan còn sống cuộc đời sám hối. Ông ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Ông mặc áo lông lạc đà và thắt lưng bằng dây da thú. Ông sống như các thánh nhân thời bấy giờ: không quan tâm đến việc trang điểm bằng các sản phẩm mỹ nghệ, không ăn dùng như những người tưởng chỉ có các thú vui ở đời này. Ngược lại, ông thấy hạnh phúc trong nếp sống gần thiên nhiên, thấy thiên nhiên như tiếng gọi trở về đời sống chất phác và chân thật. Ông coi cuộc đời phù phiếm như đã qua, và trông đợi Trời mới và Đất mới trong đó có công lý sẽ ngự trị.

Tất cả chúng ta không đang được kêu gọi đi vào một nếp sống cụ thể như thế sao? Cả một lối sống phù phiếm như đã qua rồi. Những giờ lao động tiếp xúc với thiên nhiên như đang khiến ta có một nhân-sinh-quan mới: chân thật và đơn sơ hơn. Nhiều nhân đức Phúc Âm như đang có cơ hội được thực thi dễ dàng hơn trước. Chúng ta phải bắt lấy thời cơ, nhờ ơn từ trời xuống, giúp nhau sám hối và đổi đời. Làm được như vậy, là đang san phẳng đường đi cho Chúa đến. Nói đúng hơn, Thánh Thần Chúa ở trong ta đang muốn dùng ta để thay đổi mặt đất này cho công lý ngự trị.

Thánh Thể mà chúng ta cử hành bây giờ cũng chỉ muốn thực hiện những điều đó. Đức Kitô cứu thế mời ta góp phần đời sống sám hối canh tân của chúng ta vào mầu nhiệm Tử nạn của Người, để ơn Phục sinh của Người tràn vào tâm hồn và đời sống chúng ta, dùng nếp sống đổi mới hằng ngày của ta, canh cải mặt đất này tạo nên một Trời mới Đất mới cho tất cả mọi người.

Xin anh em hãy hết mình đi vào mầu nhiệm bàn thờ với những tâm tư quyết liệt như thế.

 

5.Hãy dọn đường đón Chúa--Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm SJ.

Chúa đã tới và đang tới. Lời Chúa mời gọi con người hãy chuẩn bị để đón Chúa. Hãy dọn đường cho Chúa, lấp những chỗ trũng, san bằng những gập ghềnh, để Chúa ngự đến.

1. Chúa đang tới

Chúa tới thăm dân Ngài đang bị lưu đày nơi đất khách quê người. Chúa tới thăm, nghĩa là, Ngài tới để giải thoát họ khỏi cảnh cùng cực. Họ được trở về quê hương. Chúa luôn là Đấng đem niềm vui, hạnh phúc cho dân Ngài. Tin Chúa tới thăm, là tin mừng cho tất cả con dân Ngài.

Con người với bao nỗi khổ, bận tâm, lo lắng. Lo lắng bận tâm cho gia đình với những nhu cầu vật chất và tinh thần. Bận tâm về tương lai và sự nghiệp của mình và của những người thân. Dường như ngày nào cũng có nỗi khổ riêng của ngày đó. Ai có thể giúp mình thoát khỏi những bận tâm khổ não như vậy?

Thiên Chúa là Đấng yêu thương con người. Ngài luôn muốn con người sống bình an hạnh phúc. Ngài có cách giúp con người được hạnh phúc. Ngài đang tới. Ngài tới để an ủi dân Ngài, để giải phóng dân Ngài. Ngài tới để giải phóng mỗi người khỏi khổ não mà mỗi người đang mang vác.

2. Hãy dọn đường cho Chúa tới

Hãy dọn đường cho Chúa tới. Đây là lời mời cho những người sẵn sàng đón nhận Thiên Chúa vào đời mình. Hãy bạt những gập gềnh, sửa những chỗ quanh co. Để Thiên Chúa ngự tới. Khi mỗi người làm điều này, Thiên Chúa đã đang ở với họ rồi. Chính Thiên Chúa giúp họ có đủ can đảm và sức mạnh để vượt trên chính mình, để bỏ tự ái, để đến với người khác.

Hãy cho Chúa một cơ hội, sẽ thấy bên Ngài, người ta tìm được bình an và hạnh phúc. Hãy để Ngài biến đổi mình, để Ngài lo cho những lo lắng của mình, để Ngài săn sóc những người thân và tương lai họ giúp mình. Hãy cho Ngài cơ hội để Ngài giới thiệu về Ngài, để thấy được Ngài thương mình đến độ nào.

Không dọn đường, Chúa vẫn tới, và Ngài vẫn tìm cách để tới với mỗi người. Tuy vậy, nếu mình không đồng ý, thì Chúa vẫn không làm gì được. Ngài luôn là Đấng có sáng kiến để mời gọi mình, để chinh phục mình bằng tình yêu, nhưng con người luôn tự do để từ chối. Mà khi con người từ chối, Thiên Chúa vẫn không chịu thua vì Ngài yêu mình. Ngài tìm cách khác để tiếp cận, làm quen và cảm hóa mình. Ngài luôn có sáng kiến để yêu mình.

3. Thiên Chúa đến với con người qua Đức Yêsu

Đức Yêsu sẽ được sinh ra. Đây là người rất đặc biệt, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là Đấng Thiên Chúa nói với con người, Ngài là Lời của Thiên Chúa cho con người. Ngài rất khiêm tốn, không ai biết Ngài để đón tiếp long trọng. Thân phận của Ngài là thân phận của mỗi người chúng ta. Ngài rất đặc biệt, nhưng khi Ngài còn tại thế, khó có ai biết sự thật về chính Ngài.

Yoan đã được sai đến để chuẩn bị cho Ngài. Yoan giúp dân trở về với Thiên Chúa, để có thể đón nhận Đấng Thiên Sai. Chính Yoan cũng phải tìm kiếm để biết Đấng đó là ai. “Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi phải chờ Đấng khác?” Đấng phải tới đó, Yoan không đáng cúi xuống cởi dây giầy cho Ngài, nhưng Ngài quá âm thầm đến độ chính Yoan cũng khó biết.

Chúa đã đến. Ngài cũng đang đến với con người. Hãy tỉnh thức và nhạy bén để nhận ra Ngài. Ngài không chỉ đến vào ngày cánh chung và vào giờ chết của mỗi người, nhưng Ngài còn đến với mỗi người từng ngày một cách dễ thương. Hãy tỉnh thức để nhận ra Ngài. Hãy mời Ngài vào lòng mình, để Ngài an ủi, để Ngài lo lắng, để Ngài giúp mình trong mọi chuyện, để mình có thể an nghỉ. Hãy phó thác tất cả cho Ngài. Ngài sẽ làm tất cả, vì Ngài yêu thương mình.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ

1. Tuần qua, Chúa có tới với bạn không? Qua trung gian nào?

2. Hôm nay, bạn làm gì để đón Ngài?

3. Xin bạn kể một kinh nghiệm Chúa đến mang niềm vui và bình an cho bạn, nếu được.

 

6. “Khởi đầu tin Mừng của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa”--Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc

1. Khởi đầu Tin Mừng

Theo tài liệu chính thức của Giáo Hội về Những qui luật tổng quát về Năm Phụng Vụ và Niên Lịch, “Mùa Vọng có hai đặc tính: vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này, kính nhớ đến việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trong đợi Chúa Ki-tô đến lần thứ hai trong ngày tận thế” (AC 39).

Như thế, với đặc tính thứ nhất, Mùa Vọng hướng chúng ta đến Lễ Giáng Sinh (còn chưa đến ba tuần nữa), nghĩa là lễ tưởng nhớ biến cố Đức Giêsu sinh ra. Biến cố này là một “khởi đầu”, như câu “khởi đầu” của sách Tin Mừng theo thánh Mác-cô long trọng công bố:

Khởi đầu Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. (c. 1)

Trong bối cảnh Phụng Vụ mà chúng ta gợi lại ở trên, khi nghe câu đầu tiên của bài Tin Mừng của Thánh Lễ hôm nay và cũng là câu đầu tiên của sách Tin Mừng theo thánh Mác-cô, chúng ta có thể đoán là thánh sử Mác-cô sẽ kể về biến cố sinh ra của Đức Giêsu, như các thánh sử Mát-thêu và Luca, bởi lẽ, khởi đầu của cuộc đời Đức Giêsu phải là mầu nhiệm Giáng Sinh, cũng như sinh nhật là khởi đầu cuộc đời của mỗi người chúng ta.

Tuy nhiên, không phải như vậy, và điều này phải làm cho chúng ta ngặc nhiên:

Khởi đầu Tin Mừng của Đức Giê-su Kitô, Con Thiên Chúa, là lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả: “Ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (c. 4)!

Nhưng cũng theo bản văn khởi đầu sách Tin Mừng theo thánh Mác-cô, ông Gioan Tẩy Giả vẫn chưa là khởi đầu thực sự, vì sứ mạng của ngôn sứ Gioan đã được loan báo bởi một ngôn sứ khác, bởi một khởi đầu khác, đó là ngôn sứ Isaia: “Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con” (c. 2).

2. Tin Mừng Đức Giêsu Kitô và ngôn sứ Isaia

Như thế, Tin Mừng Đức Giê-su Kitô, Con Thiên Chúa, không chỉ khởi đầu với biến cố Giáng Sinh, nhưng còn có một khởi đầu xa hơn trước đó, đó là lời của ngôn sứ Isaia. Và như chúng ta đều biết, đàng sau những lời này của ngôn sứ Isaia, là cả một dân tộc đang ở trong cơn thử thách tột cùng: bị mất tất cả, bị đưa đi lưu đày, bị coi thường, vị chà đạp, trở nên những lao công nhục nhằn nên đất khách quê người không niềm hi vọng [1].

Bài đọc thứ nhất của Thánh Lễ hôm nay giúp chúng ta nhớ lại giai đoạn đầy thử thách này:

Thiên Chúa anh em phán: “Hãy an ủi, an ủi dân Ta, hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay ĐỨC CHÚA giáng phạt gấp hai lần tội phạm.” (Is 40, 1-2)

Vì thế, tiếng hô mà ngôn sứ Isaia loan báo, tiên vàn là tiếng hô của niềm hy vọng, tiếng hô loan Tin Mừng:

Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa,

tập trung cả đoàn dưới cánh tay.

Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng,

bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt. (c. 11)

Thân phận bị thử thách đến tột cùng của Dân Chúa xưa kia diễn tả chính thân phận của nhân loại của chúng ta, thân phận của từng người ở mọi nơi mọi thời và ở những mức độ khác nhau. Và chính trong hoàn cảnh triệt để này, Dân Chúa làm chứng cho nhân loại và cho từng người chúng ta về niềm hi vọng, niềm hi vọng Thiên Chúa sẽ đến ủi an.

Thật vậy, loài người trong thời đại hôm nay cũng đang phải trải qua những thử thách lớn lao chưa từng có: tai họa về môi trường, những thiên tai, những căn bệnh mới và nan y, những tai họa, bạo lực và chiến tranh con người dành cho con người và đe dọa con người từng ngày. Sự sống của con người bị đe dọa từng ngày và nghiêm trọng hơn bao giờ hết, nhưng nhiều khi con người không ý thức, hay không có cảm đảm nhìn vào sự thật này của đời sống hôm nay.

Ngày hôm nay, để thực sự là niềm vui, Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa cũng tuyệt đối cần một khởi đầu: đó là kinh nghiệm đích thân của chúng ta và tâm tình liên đới với thân phận đau khổ lầm than của con người hôm nay. Đó không phải là để tuyệt vọng, nhưng để hướng về Đức Ki-tô đã đến, đang đến và sẽ đến với niềm hi vọng.

3. Tin Mừng Đức Giêsu Kitô và Gioan Tẩy Giả

Tuy nhiên, điều làm cho chúng ta ngạc nhiên nhiều nhất, đó là theo thánh Mác-cô, Tin Mừng Đức Giê-su Kitô, Con Thiên Chúa không khởi đầu với biến cố sinh ra của Người, nhưng với lời loan báo của Gio-an Tẩy Giả! Điều này càng có ý nghĩa, khi chúng ta biết gần như chắc chắn rằng, sách Tin Mừng theo thánh Mác-cô đã được viết đầu tiên (khoảng năm 65-70).

Lời Chúa qua cách trình bày Tin Mừng của thánh Mác-cô, muốn nói với chúng ta rằng: Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa không chỉ bắt đầu với biến cố sinh ra lạ lùng của Ngài, nhưng còn bắt đầu với cuộc “sinh ra lạ lùng” của chính chúng ta! Đó là hành trình chuẩn bị con đường của Đức Kitô và làm cho thẳng những lối đi của Ngài. Bởi vì Ngài sẽ đi ngang qua thân phận của loài người và của từng người chúng ta; Ngài đi ngang qua để ban phép rửa bằng Thánh Thần, nghĩa là Ngài ban Thánh Thần của Ngài để tái tạo, để làm tái sinh loài người chúng ta trong sự sống mới (x. Ga 3, 8).

*  *  *

Ngoài ra, Tin Mừng Đức Giêsu Kitô còn cần đến một khởi đầu khác nữa, đó là những “Gioan Tẩy Giả” cho thời đại hôm nay. Bởi vì ơn gọi và sứ mạng của thánh Gioan, cũng chính là ơn gọi và sứ mạng của chúng ta; đó là ơn gọi và sứ mạng trở thành “lời loan báo sống động” và “lời loan báo sống” về Đức Ki-tô:

Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần. (c. 6-8)

Được tái sinh và được mời gọi sống ơn gọi và sứ mạng của mình như thánh Gioan, chính là cách tốt nhất để chúng ta vừa kính nhớ mầu nhiệm Chúa đã đến và vừa hướng về mầu nhiệm Chúa lại đến, theo lời mời gọi của Giáo Hội trong Mùa Vọng và trong “mọi mùa” của năm, của cuộc đời và của hành trình sống ơn gọi của chúng ta.

--------------------------------

[1] Khi vua Salômon chết, năm 930, vương quốc bị phân chia ra làm hai: phía nam, vương quốc Juda, thủ đô là Giêrusalem; phía bắc là vương quốc Israel, thủ đô là Tirsa, sau đó là Samaria. Vào năm 722, người Assyria thôn tính vương quốc Israel. Năm 587, Giêrusalem bị phá hủy và người Juda bị đưa đi lưu đày ở Babylon. Năm 539, vua Perse, là Cyrus chinh phục Babylon. Người Do Thái dần dần được trở về lập cư quanh Giêrusalem, nhưng sống dưới sự thống trị của người Perse. Từ năm 333, Alexandre chinh phục vùng Cận Đông và áp đặt nền văn hóa và ngôn ngữ Hy Lạp. Từ năm 63, người Roma chiếm cứ vùng Cận Đông và vua Hêrôđê cai trị từ năm 40 đến 4, trước công nguyên (xem Étienne Charpentier, Pour lire l’Ancien Testament, Paris, Editions du Cerf, 1994, trang 22-23).

 

7.Con chuẩn bị đón Chúa đến--ViKiNi--‘Xây Nhà Trên Đá’--Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm

Theo lời Chúa hôm nay, chúng ta đang sống giữa hai thời đại của Chúa: thời đại Con Thiên Chúa giáng sinh và thời đại Con Thiên Chúa giáng lâm.

Thời đại Giáng sinh được tiên tri Isaia loan báo là thời đại an ủi và khuyên bảo ngọt ngào.

Con Thiên Chúa đến an ủi và khuyên bảo dân Người vì họ đang phải sống phục dịch cho thành dã man. Thành dã man này là thành Babylon, dân đang phải sống kiếp lưu đầy, là đế quốc La mã đang đặt ách nô lệ trên Giêrusalem, là vương quốc satan đang thống trị nhân loại. Dân đang phải phục dịch bọn chúng giữa chốn sa mạc, giữa cánh đồng hoang, giữa núi đồi lổm chổm, dưới thung lũng hố sâu.

Thiên Chúa đã an ủi dân, khuyên họ đừng sợ: “Thiên Chúa các ngươi đến đây rồi”. Người sẽ giải thoát khỏi nô lệ Babylon. Họ được trở về quê cha đất tổ của Abraham, của Isaac. “Chúa chăn dắt họ như mục tử, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Chiên con, Người ấp ủ vào lòng, chiên mẹ, Người tận tình săn sóc” (Is. 40, 1-5. 9-11).

Gioan cũng xuất hiện bên bờ sông Gióc-đan kêu gọi dân chịu phép rửa sám hối và chỉ cho họ biết “có Đấng quyền thế cao trọng hơn tôi, đang đến sau tôi, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần” (Mc. 1, 7-8). “Người sẵn sàng ban ơn cứu độ cho kẻ kính sợ Người. Người cho thành tín mọc lên từ đất thấp. Và cho công lý mưa từ trời cao. Chúa sẽ tặng ban nguồn ân huệ dồi dào, đất đai này trổ sinh nhiều hoa trái” (Tv. 84, 10.13.14).

Thời đại Giáng lâm cũng được Isaia và thánh tông đồ Phêrô loan báo. Đó là thời đại vinh quang của Chúa hiện đến. “Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền” (Is. 40, 10). “Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành sẽ bốc cháy tiêu tan, mặt đất và công trình trên đó sẽ bị thiêu hủy nhường chỗ cho trời mới đất mới, đúng như lời Chúa hứa” (2P. 3, 4.10.13). “Người sẽ muôn đời ngự trị, cho dân Người được hưởng thái bình, thịnh vượng. Ân nghĩa tín thành nay hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên” (Tv. 85, 9.11). “Thiên Chúa ban diễm lệ vinh quang hạnh phúc cho tất cả những ai bước đi trọn lành” (Tv. 84, 12).

Chúng ta đang sống giữa hai thời đại huy hoàng đó. Nhờ vậy, chúng ta được hưởng nguồn ân huệ Giáng sinh, để biết chuẩn bị đón chờ Chúa Giáng lâm. Thánh Phêrô đã ngọt ngào khuyên nhủ chúng ta: “Có điều này, xin anh em đừng quên: Đối với Chúa, một ngày như thể ngàn năm, ngàn năm tựa như một ngày”. Thời gian trước mặt Chúa đều là hiện tại, quá khứ hay tương lai ngàn năm đều ở trước mặt Chúa. Cho nên, một ngày hay ngàn năm cũng như nhau. Thiên Chúa hằng hữu đời đời, không có thời gian ngày tháng thay đổi, không có thơ ấu lớn lên, trưởng thành, già cỗi tiêu tan. Người hoàn hảo trọn vẹn vô cùng. Lâu hay chóng, nhỏ hay lớn, xấu hay tốt, lành hay dữ là tự ta. Vì thế “Người tỏ lòng kiên nhẫn thương chờ đợi hết thảy ăn năn trở lại. Người không muốn cho bất cứ ai phải diệt vong. Người sẽ đến bất ngờ như kẻ trộm không phải để đánh bẫy, nhưng để anh em luôn luôn phải ăn ở thế nào, phải sống thánh thiện biết bao, phải tôn kính Thiên Chúa chừng nào! Khi ngày Thiên Chúa đến, anh em sẽ được hưởng trời mới đất mới” (2Pr. 3, 8-14).

Phúc cho chúng ta luôn biết chuẩn bị đón Chúa đến trong ngày quang lâm. Ai ra công ra sức dọn đường Chúa đến, biết làm cho sa mạc khô cằn thành xa lộ quang minh chính đại; trong chân lý của Chúa, biết san phẳng đồi núi thành cánh đồng sinh nhiều hoa trái thánh thiện, biết làm cho những thung lũng tối tăm đầy ánh sáng huy hoàng của Tin Mừng.

Như vậy, có dọn mình một ngàn năm, vẫn thấy mình bất xứng, vẫn chưa đủ để ra trước Thiên Nhan vinh quang Thiên Chúa. Vì thế, một ngàn năm thấy chóng như một ngày. Nhưng ta đang sống trong cảnh tù đầy trần gian, nóng lòng mong mỏi khao khát Chúa đến, như sa mạc mong trời mưa xuống, như tù nhân mong ngày tự do, vì thế chúng ta cảm thấy một ngày lâu như ngàn năm: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Lạy Chúa, xin tỏ lòng Ngài nhân ái. Ơn cứu độ Ngài, xin ban tặng cho chúng con.

----------------------------------------

CHÚ Ý: Chúa đến bất ngờ có hai lý do:

1. Để biết lòng trung thành ta đối với Chúa: đầy tớ bất trung nghĩ chủ còn lâu, sẽ ăn chơi, đánh đập, hành hạ tớ trai tớ gái.

2. Để cho ta luôn luôn biết tỉnh thức, luôn luôn chuẩn bị bằng lo làm nhiệm vụ, lo đón Chúa.

8.Tích cực chuẩn bị đón Chúa đến--Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

Chủ đề: Tích cực chuẩn bị đón Chúa đến

I. Dẫn vào Thánh lễ

Mùa vọng là thời gian chúng ta chờ đợi Chúa đến viếng thăm tâm hồn mình. Nhưng chờ đợi không phải là thụ động không làm gì, trái lại phải tích cực chuẩn bị cho cuộc viếng thăm đó. Hôm nay, Giáo Hội dùng lại lời của Thánh Gioan Tẩy giả để kêu gọi chúng ta "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". Chúng ta hãy đáp ứng lời kêu gọi này.

II. Gợi ý sám hối

-Tâm hồn chúng ta từ bấy lâu nay như một ngôi nhà không quét dọn, đầy dẫy rác rến, bụi bậm, không xứng đáng được Chúa đến thăm.

-Cuộc đời chúng ta như một con đường chỗ lồi chỗ lõm chỗ quanh co khiến Chúa khó đến với chúng ta.

-Bấy lâu nay chúng ta chỉ lo đến bản thân mình, không nghĩ đến việc mời Chúa đến thăm.

III. Lời Chúa

1. Bài đọc 1: Is 40, 1-5. 9-11

Ðoạn này nằm trong phần thứ hai sách Isaia (các chương 40-45), được soạn bởi một đệ tử của ngôn sứ Isaia mà người ta gọi là Ðệ nhị Isaia. Phần này được soạn vào cuối thời lưu đày. Do nội dung, nó cũng được đặt tên là Sách An Ủi.

Trong đoạn này, có 3 ý tưởng đáng lưu ý:

a/ "Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá". Ngày xưa, vì dân Do Thái phạm tội nên Thiên Chúa đã cho họ bị lưu đày. Nhưng nay đã tới lúc Thiên Chúa ân xá tội lỗi cho họ và chấm dứt thời nô lệ của họ. Vì thế, tác giả bảo "Hãy an tâm, hãy an tâm".

b/ Tác giả còn kêu gọi "Hãy dọn đường. Hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa". Sau khi kết thúc thời lưu đày, dân sẽ trở về quê hương theo một hành trình qua sa mạc, giống như một cuộc xuất hành mới qua sa mạc để về Ðất Hứa. Bởi thế, cũng như ngày xưa trong cuộc xuất hành thứ nhất, Thiên Chúa đã đi trước dẫn đường, thì trong cuộc xuất hành này, Thiên Chúa cũng sẽ dẫn đường cho họ. Vì thế mà phải dọn đường, phải sửa đường. Hành trình qua sa mạc không phải chỉ là thời gian thử thách, mà còn là thời gian thanh luyện.

c/ Tác giả mô tả Thiên Chúa như một mục tử. Thiên Chúa chẳng những là Ðấng giải thoát, Ðấng dẫn đường, mà còn là Ðấng yêu thương: "Ngài ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng trong lòng và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ".

2. Ðáp ca: Tv 84

Tv 84 là một ca khúc hân hoan hát lên niềm vui thoát cảnh lưu đày và trở về quê hương đất hứa. Tác giả nghĩ tới thời kỳ mà "Lòng từ bi và chân lý sẽ gặp nhau, công lý và hòa bình sẽ hôn nhau".

Phụng vụ Giáo Hội lặp lại những lời ca đầy tràn hy vọng ấy và cầu xin cho thời ấy mau đến: "Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng tôi và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi".

3. Tin Mừng: Mc 1, 1-8

Tất cả những niềm hy vọng ấy của Cựu Ước được thực hiện nơi Ðức Giêsu. Ngài chính là Ðấng Messia. Ngài sắp đến. Bởi thế, Thiên Chúa đã sai Gioan Tẩy giả làm tiên hô dọn đường cho Ngài, thực hiện lời kêu gọi của Isaia ngày xưa.

Việc Ðức Giêsu là Ðấng Messia và Ngài sắp đến là một tin rất quan trọng sẽ mang lại niềm vui cho dân Do Thái, bởi vì họ đã chờ đợi điều này từ rất lâu. Bởi thế, ngay từ câu đầu tiên của đoạn này và cũng là của cả quyển sách, thánh Mác cô đã dùng từ "Tin Mừng": "Khởi đầu Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa".

Ðấng Messia là một nhân vật quan trọng mà Cựu Ước chờ đợi bấy lâu nay. Vì thế phải có một sứ giả đi trước để dọn đường cho Ngài. Isaia chỉ nói tới việc dọn đường và người dọn đường. Ðoạn Tin Mừng này cho biết rõ thêm: người dọn đường là Gioan Tẩy giả, và ngài kêu gọi dọn đường một cách cụ thể bằng việc sám hối và lãnh nhận phép thanh tẩy.

4. Bài đọc II: 2 Pr 3, 9-14

Lá thư được gọi là thư thứ hai Phêrô thực ra không phải do Thánh Phêrô viết, mà do một người mượn danh ngài viết ra, vào khoảng cuối thế kỷ I.

Hoàn cảnh và lý do: Vào cuối thế kỷ I, các kitô hữu không mấy tin vào việc Chúa lại đến, từ đó họ cũng chẳng thiết tha gì đến việc dọn đường cho Ngài.

- Do thời gian chờ đợi hơi lâu nên nhiều người nản lòng. Nhưng tác giả giải thích rằng sở dĩ Chúa chậm đến là vì Ngài nhẫn nại, ban thêm thời gian cho những người tội lỗi có dịp sám hối.

- Tác giả khẳng định lại rằng chắc chắn Chúa sẽ lại đến. Và khi đó sẽ là "trời mới đất mới".

- "Vì vậy, anh em càng phải sống thánh thiện và đạo đức biết bao khi mong chờ ngày Chúa đến".

IV. Gợi ý giảng

1. Tấm gương của Gioan Tiền hô

Thời Cựu Ước, ngôn sứ Ðệ nhị Isaia đã kêu gọi "Hãy don đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong sa mạc". Thánh Gioan Tiền hô là người thực hiện lời kêu gọi này. Ngài cũng là người làm gương cho chúng ta noi theo để thực hiện lời kêu gọi này.

a/ Gioan đã đi vào sa mạc: Trong lịch sử cứu độ, sa mạc luôn là khung cảnh thuận tiện cho ân sủng hoạt động. Ở đó, Thiên Chúa đã giáo dục dân Ngài qua 40 năm của cuộc xuất hành; ở đó, Thiên Chúa đã thanh luyện dân Ngài trước khi cho họ trở lại quê hương sau khi thoát khỏi cảnh lưu đày.

Chính vì thế, Giáo Hội muốn chúng ta sống 4 tuần lễ Mùa Vọng này như sống trong sa mạc: bình tâm hơn, ăn uống đạm bạc hơn, cầu nguyện nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn để biết rõ ý Chúa.

b/ Gioan đã đi trước Chúa để dọn đường cho Ngài: Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Gioan đã giúp người ta sám hối, thú tội và lãnh nhận phép thanh tẩy. Rồi khi Ðức Giêsu xuất hiện, chính Gioan giới thiệu Ngài cho dân chúng biết.

Ngày nay, Ðức Giêsu vẫn còn cần những người tiền hô, những kẻ dọn đường; Tin Mừng của Ngài vẫn còn cần những người nhiệt tình mang đến giới thiệu cho người khác.

2. "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng"

Bài Tin Mừng được chọn đọc trong Chúa nhật II mùa vọng này đề cập đến con đường. Thánh Gioan Tiền hô bảo "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng".

- Con đường là một phương tiện giao thông liên lạc, nối kết hai người ở hai nơi xa cách nhau để hai người, hai nơi đó có thể đến được với nhau. Nếu không có con đường thì không đến được với nhau, hoặc nếu có con đường nhưng đường đó đã hư hỏng thì cũng không đến với nhau được.

- Dĩ nhiên khi nói đến con đường nối kết thì không phải chỉ là con đường vật chất bằng đất, nhựa hay xi măng, không phải chỉ là con đường trên mặt đất, trên sông biển, trên vòm trời... Mà còn là những con đường tinh thần, những con đường trong lòng người. Con đường tinh thần, con đường trong lòng mới là quan trọng. Ông Nguyễn Bá Học có nói "Ðường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông". Con đường tình yêu cũng thế "Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua".

- Bây giờ ta hãy trở lại với Lời rao giảng của thánh Gioan tiền hô. "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng". Lễ Giáng sinh là dịp Chúa muốn đến với mỗi người chúng ta. Mùa vọng là mùa mỗi người chúng ta chuẩn bị để có thể đến gặp Chúa. Như vậy là cần phải có một con đường. Chúa là Chúa, ta là người phàm, tự nhiên là xa cách nhau, cần phải có một con đường để Chúa có thể qua đó mà đến với ta và ta qua đó mà đến với Chúa. Lời của Gioan Tiền Hô đặt cho ta hai câu hỏi: 1/ Ðã có con đường ấy chưa? 2/ Con đường đó có thể đi lại được hay không?

1/ Giữa Chúa và mỗi người chúng ta, đã có một con đường liên lạc nào hay chưa?

Chắc chắn rằng đối với một số người thì chẳng có một con đường nào nối kết họ với Chúa cả. Ðó là những người chỉ biết có làm ăn sinh sống, vui chơi, thỏa mãn mọi nhu cầu thế tục. Họ có nhiều con đường lắm, đường dẫn tới chỗ làm ăn, đường dẫn đến chỗ vui chơi, đường dẫn tới những chỗ hẹn hò yêu đương. Nhưng không có con đường nào dẫn họ đến với Chúa cả. Còn đối với chúng ta, chắc là nhiều người nghĩ rằng mình đã có sẵn con đường nối kết với Chúa rồi, đó là con đường đưa ta từ nhà mình đến nhà thờ này. Ðến nhà thờ là đến với Chúa rồi chứ gì nữa, phải không? Chưa chắc! Ðành rằng đã có con đường dẫn đến nhà thờ, nhưng con đường đó có khi trời mưa ta không đi, có khi vì bận rộn hay vì một thứ gì đó ta ham thích hơn nên ta cũng chẳng thèm đi, và có khi dù ta có đến nhà thờ ta vẫn không gặp được Chúa!

- Như vậy con đường phải có để Chúa và ta có thể gặp nhau là con đường gì?

Thưa là con đường cầu nguyện: đến nhà thờ mà có cầu nguyện thật sự thì mới gặp được Chúa. Khi chưa phải là Chúa nhật hay khi trở ngại không đến nhà thờ được, nhưng nếu ta có cầu nguyện riêng, cầu nguyện ở nhà, cầu nguyện trong mọi biến cố cuộc sống, thì ta vẫn gặp được Chúa. Vì thế trong những tuần Mùa vọng này, ta hãy cầu nguyện nhiều hơn, cầu nguyện sốt sắng hơn. Cầu nguyện ở nhà thờ, cầu nguyện ở nhà riêng, cầu nguyện trước những biến cố của cuộc sống. Khi đã gặp được Chúa trong cầu nguyện, Chúa sẽ chỉ dẫn tiếp cho ta biết phải làm gì để cuộc sống mình ngày càng tốt hơn.

- Khi mình cầu nguyện sốt sắng thì Chúa sẽ chỉ dẫn mình. Nói như vậy nghĩa là còn một con đường thứ hai nữa: đó là thực hiện thánh ý Chúa. Thánh ý Chúa rất nhiệm mầu, nhiều khi mình không hiểu và không muốn tuân theo. Nhưng luôn luôn thánh ý Chúa là con đường tốt nhất cho mỗi người chúng ta. Chỉ bằng cách đi theo con đường thánh ý Chúa, thì chúng ta mới bình an, hạnh phúc thật. Cưỡng lại thánh ý Chúa, đời mình luôn áy náy, khổ sở.

Chúng ta còn nhớ chuyện ông Giona không? Ý Chúa muốn ông đi đến thành Ninivê để vạch tội của dân thành ấy và bảo họ phải ăn năn sám hối. Ông thì coi việc đó là khó khăn, không thích. Nên ông cũng xuống tàu, nhưng xuống tàu để đến một thành khác, Tarsis. Trời nổi cơn giông, biển động. Các thủy thủ đã làm đủ cách, các hành khách đã khẩn cầu với đủ thứ thần linh, thế mà nguy hiểm chìm tàu vẫn không chấm dứt. Lúc đó Giona hiểu rằng tất cả chỉ vì mình đã cố tình không chịu đi theo con đường thánh ý Chúa. Người ta quăng ông xuống biển, ông bị trôi dạt ba ngày, và cuối cùng tấp vào bờ của một thành phố, chính là thành phố Ninivê mà ý Chúa đã muốn ông đi đến!

- Trong Mùa Vong này, mỗi người chúng ta hãy cố gắng vạch một con đường để Chúa có thể đến với mình và mình có thể đến với Chúa. Con đường đó là cầu nguyện. Hãy cầu nguyện nhiều hơn, cầu nguyện sốt sắng hơn. Khi mình cầu nguyện thì Chúa sẽ chỉ cụ thể cho mình biết phải làm gì cụ thể hơn nữa trong Mùa vọng này. Ðó chính là thánh ý Chúa, hãy cố gắng làm theo sự hướng dẫn của ý Chúa, vì chỉ có làm theo Thánh ý Chúa thì đời mình mới tốt hơn, tâm hồn mình mới bình an vui sướng thật sự.

2/ Còn vấn đề thứ hai nữa: Ðã có con đường nối kết ta với Chúa rồi. Ðó là cầu nguyện và theo ý Chúa. Nhưng con đường đó có trở ngại đến nỗi không đi lại được hay không? Dĩ nhiên là có nhiều trở ngại lắm: Nói đến cầu nguyện là tự nhiên ta ngán, ta không quen. Nói đến thánh ý Chúa thì tự nhiên ta cũng ngại, ta muốn làm theo ý riêng mình hơn. Ðó là những trở ngại. Nói theo từ ngữ của Gioan Tiền hô, đó là những chỗ lồi lõm, quanh co, gập ghềnh trên con đường nối kết ta với Chúa. Nhưng xét cho cùng chẳng có trở ngại nào mà ta không thể vượt qua, trừ trở ngại trong chính lòng ta. "Ðường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông". Nếu cứ ngại như thế mãi thì ta sẽ không gặp được Chúa. Mùa vọng này sẽ qua đi. Lễ Giáng sinh năm nay sẽ trôi đi, cuộc đời của ta thì vẫn chẳng có gì thay đổi tốt hơn. Vì thế ta phải vượt qua mọi e ngại, chiến thắng khuynh hướng ươn lười để suốt mùa Vọng này siêng năng cầu nguyện sốt sắng và tìm hiểu để thực hành thánh ý Chúa. Có như vậy Mùa Vọng này mới hữu ích thực sự và lễ Giáng sinh năm nay mới là dịp Chúa ban tràn trề ơn sủng cho cuộc đời mỗi người chúng ta.

3. Chúa sắp đến. Nhưng có phải vậy không?

Có lẽ tâm trạng chúng ta hôm nay cũng giống tâm trạng các tín hữu thế kỷ I mà bài Thánh thư hôm nay nói tới: Một mặt nghe dạy rằng Chúa sẽ lại đến nên cần phải dọn đường cho Chúa. Nhưng mặt khác chờ mãi mà không thấy Chúa đến, nên ngã lòng buông xuôi. Ðức tin, đức cậy và đức mến nguội lạnh dần theo thời gian.

Ngược lại, ngày nay có một vài nhóm người tin chắc rằng Chúa sắp đến. Họ giải thích Sách Thánh theo một kiểu nào đó rồi đi đến kết luận rằng sắp tới ngày tận thế. Họ còn dám khẳng định chắc chắn tận thế sẽ là ngày mấy tháng mấy năm mấy nữa!

Ta nên xem lại các bài Thánh Thư hôm nay.

- Tác giả viết rằng sẽ có ngày mà trời và đất sẽ bị huỷ diệt: "Các tầng trời qua đi, ngũ hành bị thiêu rụi, trái đất cùng mọi công trình kiến tạo đều bị thiêu huỷ". Nhưng đồng thời tác giả cũng loan báo rằng sẽ có "trời mới đất mới". Như thế là có hai thứ "trời đất": thứ trời đất xấu xa tội lỗi sẽ bị tận diệt (tận thế), còn thứ trời đất tốt lành sẽ lên ngôi (tạo dựng mới). Tác giả đã dùng loại văn thể khải huyền với nhiều hình ảnh nhằm gây xúc động. Chúng ta không nên hiểu những hình ảnh này theo nghĩa đen mà chỉ cần nắm ý tác giả là sẽ có một sự thay đổi lớn lao: sự dữ bị tận diệt và sự thiện lên ngôi. Có thể nói, đó là lúc Chúa đến.

- Nhưng không ai có thể xác định ngày tháng cho biến cố đó, vì "Chúa đến như kẻ trộm" (câu 10. Xem thêm Mt 24, 43-44), nghĩa là rất bất ngờ. Hơn nữa, không phải Chúa chỉ đến trong ngày tận thế, mà Ngài còn đến rất nhiều lần, đến với từng người, đến để tạo dựng trời mới đất mới trong lòng người đó.

- Vì thế tác giả đưa lời khuyên về cách sống trong khi chờ ngày Chúa đến: Nếu Chúa chưa đến là do Ngài muốn ban thêm cho chúng ta thời gian để chúng ta lo ăn năn sám hối hầu tránh khỏi bị phạt khi Ngài đến thật; Vậy trong thời gian hiện tại chúng ta hãy lo sám hối ăn năn và cố gắng sống thánh thiện đạo đức.

Ðó cũng là điều mà Giáo Hội kêu gọi chúng ta trong Mùa Vọng này.

4. Chuẩn bị đón Chúa

Pat William có kể một câu chuyện rất đặc sắc trong cuốn The Power Within You như sau:

Cordell Brown, một bệnh nhân bị chứng liệt não, đến câu lạc bộ Quán Quân Thế Giới Philadelphia Phillies. Anh bước đi khó khăn, nói năng ấp úng, nên khi anh tới, các thành viên quay mặt đi như không nhìn thấy. Anh có thể nói gì với những siêu minh tinh màn bạc Steve Carleton, hoặc như Mike Schmit, những kẻ sống rất phong lưu ngàn lần cách xa anh?

Tuy không được đón tiếp nhiệt tình, anh vẫn nói: "Tôi biết rằng tôi rất khác biệt với các bạn, 'nhưng nhờ ơn Chúa mà tôi được như thế này'" (1Cr. 15, 10). Và anh thao thao bất tuyệt nói về lòng nhân hậu của Thiên Chúa đã tuôn đổ phúc lộc xuống trên cuộc đời anh. Anh mạnh mẽ xác quyết: "Các bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời, lãnh cả triệu đôla mỗi năm, nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp quan tài của các bạn lại, thì các bạn cũng như tôi. Mọi người đều như nhau. Tôi không cần những gì các bạn đang có, nhưng tôi chắc chắn rằng các bạn cần một điều mà tôi luôn có, đó là Ðức Giêsu Kitô".

***

Suốt chiều dài lịch sử Cựu Ước, Thiên Chúa đã chuẩn bị cho con người đón tiếp Ðức Kitô. Và khi đến thời gian đã định, Thiên Chúa dùng Gioan Tiền Hô, một tiên tri vĩ đại gạch nối giữa Cựu và Tân ước để chuẩn bị cho Ðấng Cứu Thế: "Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng" (Mc. 1, 3).

Gioan không làm cách mạng, ngài không bắt người ta phải thay đổi cuộc sống, thay đổi địa vị xã hội, cho dù là thu thuế hay binh lính, hai hạng người mà thời bấy giờ bị coi khinh và xem thường. Nhưng Gioan chỉ nhắc nhở, thúc giục mọi người hãy cải thiện đời sống, đổi mới tâm hồn để sẵn sàng chờ đón Chúa đến.

Ðể gặp gỡ Ðức Kitô, chúng ta không thể làm gì khác Gioan, sống khó nghèo và đơn sơ trong cách ăn mặc và lối sống.

Ðể gặp gỡ Ðức Kitô, chúng ta không thể sống buông thả, theo tính khoe khoang và tự mãn.

Ðể gặp gỡ Ðức Kitô, chúng ta không thể không học nơi Gioan lòng khiêm nhường, luôn qui hướng mọi vinh quang về cho Chúa.

Chính nhờ có Ðức Kitô mà Cordell Brown trong câu chuyện trên đây cảm thấy hạnh phúc tràn đầy. Hạnh phúc ấy chỉ có được bằng giá của sự từ bỏ liên tục. Ludovic Giraud đã viết: "Sống không phải chấp nhận tất cả, mà là chọn lựa, là cắt bỏ, là hy sinh. Nhựa cây chỉ dẫn đến cành khi được cắt tỉa và nó chỉ sống được khi ngành cây tầm gởi không bóp nghẹt nó".

Mùa Vọng là thời gian của hy vọng. Con thuyền hy vọng của người tín hữu Kitô luôn chất đầy tin tưởng và phó thác:

- Tin tưởng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người, nên chúng ta cũng đừng thất vọng về chính mình.

- Phó thác cho Thiên Chúa Tình yêu, nên dù tội lỗi có ngập tràn, khổ đau có chồng chất, chúng ta vẫn một niềm cậy trông.

Tin tưởng và phó thác là đôi mắt của người tín hữu nhìn thẳng vào Chúa mà hy sinh và từ bỏ.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con chuẩn bị đón Chúa với thái độ của người lữ hành trong sa mạc: dẹp đi những cồng kềnh vướng bận. Xin cho chúng con biết khổ chế nơi thân xác và chay tịnh trong cõi lòng, cho tâm hồn chúng con được thanh thoát, đón mừng Chúa đến ban nguồn vui Ơn Cứu độ. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")

5. Ðừng tưởng

Những người thuộc phái Pharisêu và Sađóc là những thành phần đạo đức và sốt sắng nhất thời đó. Bởi thế họ nghĩ rằng cho dù ai đó có bị mất phần rỗi thì họ vẫn chắc chắn sẽ được cứu rỗi thôi. Nhưng Gioan bảo họ: "Ðừng tưởng thế... Hãy sinh hoa kết quả"

Chúng ta tuy không đạo đức sốt sắng như những người pharisêu và sađóc, nhưng chúng ta không bỏ lễ Chúa nhựt nào, không bỏ kinh hôm kinh mai ngày nào, không phạm tội trọng nào cả. Thế thì chúng ta cũng có thể được hưởng ơn cứu độ chứ. Gioan cũng nhắc chúng ta "Ðừng tưởng thế". Một cái cây sum xuê lá cành mà không sinh hoa kết quả thì cũng vô ích và phải bị chặt đi thôi!

6. Hãy an tâm, hãy an tâm!

Trong số biết bao lời trong Thánh Kinh, chắc hẳn đây là một trong những lời dễ nghe chịu nhất: "Hãy an tâm, hãy an tâm! Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi".

Thực ra, lời ngọt ngào này Thiên Chúa không chỉ nói một lần duy nhất qua miệng ngôn sứ Ðệ nhị Isaia. Ngài đã nói thế không biết là bao nhiêu lần bằng những lời lẽ khác. Hãy đọc lại những chương đầu của sách Sáng thế, ta sẽ thấy rằng sau mỗi lần con người phạm tội và bị phạt thì Thiên Chúa đều tỏ một cử chỉ yêu thương: mặc áo cho hai nguyên tổ đang xấu hỗ vì trần truồng, ghi dấu trên trán Cain để bảo vệ anh, tự tay đóng cửa chiếc tàu Noê trước khi cơn hồng thuỷ ập xuống... Hãy nhìn lại dòng lịch sử cứu độ, ta lại thấy lịch sử cứu độ là một lịch sử tha thứ: con người phạm tội không biết là bao nhiêu lần, và Thiên Chúa vẫn rộng lượng tha thứ không biết là bao nhiêu lần.

Ðức Giêsu đến trần gian cũng chỉ để nói lên lời ngọt ngào đó. Hãy đọc lại Tân Ước và đếm xem bao nhiêu lần Ðức Giêsu bảo người ta "Ðừng sợ", bao nhiều lần Ngài âu yếm nói "Tội con đã được tha". Khi muốn mượn một hình ảnh để giúp người ta hiểu về mình, Ðức Giêsu đã ví mình như một mục tử lặn lội đi tìm con chiên lạc và khi tìm được rồi thì trìu mến ẵm chiên trong lòng...

Bởi thế, thông tin về việc Ngài đến chính là một Tin Mừng.

Chúng ta hãy làm theo lời kêu gọi của Isaia trong bài đọc I hôm nay: "Hỡi những kẻ đưa Tin Mừng, hãy trèo lên núi cao, hãy mạnh dạn cất tiếng, hãy nói cho các dân rằng: Ðây Chúa là Thiên Chúa sẽ đến!".

7. Tiếng kêu trong hoang địa

Tiếng của Gioan Tẩy giả là một tiếng kêu trong hoang địa, nhiều người không nghe thấy.

Ngày nay cũng có nhiều tiếng kêu trong hoang địa:

- Hiện giờ ở đâu đó một đứa trẻ đang kêu. Em cần tình thương, hay đơn giản hơn chỉ là một miếng bánh.

- Hiện giờ ở đâu đó một người trẻ đang kêu. Anh cần một đôi tai lắng nghe, hoặc một con tim thông cảm.

- Hiện giờ ở đâu đó một người già đang kêu. Ông cần ai đó đến thăm, hoặc con cái nói một lời.

Hàng ngàn hàng vạn tiếng kêu đang vang lên nhưng không ai nghe thấy trong thế giới bất công này.

Lạy Chúa, xin giúp con lắng nghe những tiếng kêu trong hoang địa.

Nhất là xin giúp con nghe được tiếng Chúa, đang thì thầm trong hoang địa của lòng chúng con. (Viết theo Flor McCarthy)

V. Lời nguyện cho mọi người

Chủ tế: Anh chị em thân mến, hôm nay Chúa nhật thứ 2 Mùa Vọng, Hội thánh mời gọi mọi người hãy dọn đường cho Chúa đến, sửa lối cho thẳng để Người đi. Chúa đến là một hồng ân cho mỗi người. Chúng ta hãy thành tâm khẩn nguyện:

1. Hội thánh được sai đi để dọn đường cho Chúa đến với mọi người / chúng ta cầu xin Chúa cho mọi người trong Hội thánh biết noi gương thánh Gioan tẩy giả / để dọn đường sửa lối cho Chúa đến.

2. Thế giới còn đầy những bất công chia rẽ / nhiều nơi còn đang chiến tranh, đói khát / chúng ta cầu xin Chúa cho các nhà cầm quyền biết cai trị theo công lý, hòa bình và tình huynh đệ / để dọn đường cho Chúa đến với mọi người.

3. Chung quanh chúng ta còn nhiều người nghèo đói, thất nghiệp, bệnh tật, không ai quan tâm giúp đỡ / chúng ta cầu xin Chúa cho họ biết kiên nhẫn và can đảm / để mong chờ và hy vọng Chúa đến giúp đỡ họ.

4. Trong hoàn cảnh khó khăn còn phải lo âu nhiều cho cuộc sống hằng ngày / chúng ta cầu xin Chúa cho anh chị em trong họ đạo chúng ta / đừng vì thế mà dửng dưng với việc dọn đường sửa lối cho Chúa đến.

Chủ tế: Lạy Ðức Giêsu, Chúa đến để đem hạnh phúc thật cho mọi người chúng con. Xin Chúa giúp chúng con dẹp bỏ mọi cản trở trên đường Chúa đến, bằng lòng ăn năn sám hối mọi tội lỗi, để được Chúa viếng thăm. Chúa là Ðấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

VI. Trong Thánh lễ

- Trước Kinh Lạy Cha: Chúng ta sắp cầu nguyện cho Nước Chúa trị đến. Nhưng cũng hãy nhớ dọn đường cho Nước Chúa đến.

- Sau Kinh Lạy Cha: "... Xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an, là dấu chỉ của việc Con Cha đến trong trần gian. Nhờ Cha rộng lòng thương cứu giúp, chúng con cố gắng hoán cải mỗi ngày, chúng con sẽ luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn. Xin giúp chúng con luôn tỉnh thức sẵn sàng đang khi chúng con đợi chờ ngày hồng phúc..."

- Trước khi rước lễ: "Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng cứu độ trần gian, Ðấng sắp đến viếng thăm chúng ta và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Phúc cho ai được..."

VII. Giải tán

Anh chị em hãy ra đi dọn đường cho Chúa trong gia đình, khu xóm và môi trường làm việc của mình. Chúc anh chị em ra về trong bình an.

 

9.Chúa nhựt 2: Mc 1,1-8--Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái

A. Hạt giống...

Ý tưởng chính của Lời Chúa hôm nay là "dọn đường":

1. Ngôn sứ Isaia cho biết mục đích của việc dọn đường là "để cho Đức Chúa đến" (các câu 2-3)

2. Gioan Tiền hô kêu gọi thính giả mình dọn đường bằng cách sám hối (các câu 4-5).

3. Chính Gioan Tiền hô dọn đường bằng cách giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác (các câu 6-8).

B.... nẩy mầm.

1. "Con người là con đường của Chúa" (Đức Gioan Phaolô 2). Nhưng có nhiều con đường rất khác nhau:

- Con đường giăng kẽm gai là con đường của những kẻ thù hận nhau, ngăn chận những tương giao qua lại.

- Con đường đầy ổ phục kích: con đường của những kẻ cạnh tranh nhau, chờ cơ hội để hại nhau.

- Con đường sa mạc nóng bỏng: con đường của những kẻ khô khan việc đạo.

- Con đường quanh co: con đường của những kẻ lọc lừa gian dối.

- Con đường hầm u tối: con đường của những kẻ sống trong tội lỗi.

- Con đường cỏ dại mọc đầy: con đường của những kẻ không vướng mắc tội nặng nhưng còn rất nhiều tội nhẹ.

- v.v. và v.v.

2. Nội dung chính trong lời kêu gọi của Gioan Tiền hô là "Hãy sám hối". Sám hối bao gồm nhận biết tội mình, hối tiếc vì đã phạm tội, và trông cậy vào ơn Chúa giúp mình chừa bỏ nó. Thiếu một trong ba yếu tố đó thì không phải là sám hối thật. Giuđa biết tội, hối tiếc vì tội và... chỉ có thế thôi, nên đã đi treo cổ chết. Thánh Phêrô cũng biết tội, cũng hối tiếc tội, nhưng còn trông cậy vào ơn Chúa nên đã trở lại với tình thương của Ngài.

 

 

10.Dọn đường cho Chúa đến--Lm. Giuse Đinh Lập Liễm

A. DẪN NHẬP

Chủ đề Chúa nhật thứ I mùa Vọng là “Hãy tỉnh thức chờ đợi Chúa đến”. Chúa sẽ đến là một điều chắc chắn, nhưng trước khi Chúa đến, mọi sự phải được chuẩn bị sẵn sàng. Ngay từ thế kỷ thứ 6, tiên tri Isaia đã hô hào cho dân chúng hãy sửa đường cho Chúa đến (bài đọc I). Sau này, Gioan Tẩy giả xuất hiện, cũng tiếp nối sứ vụ tiền hô ấy, ông cũng khuyên mọi người như Isaia xưa: “Có tiếng hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi”.

Chuẩn bị đường cho Chúa đến là phải sửa đường cho thẳng, cho tốt đẹp, sạch sẽ. Theo Gioan Tẩy giả, sửa đường chính là sám hối, là canh tân cuộc sống của mình để xứng đáng đón nhận Chúa đến trong ngày Ngài quang lâm và nhất là trong ngày sau hết của đời mình.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

+ Bài đọc 1: Is 40,1-5.9-11.

Đoạn trích phần thứ hai của sách Isaia, được gọi là Sách An ủi, cho biết: Thời nô lệ của Israel đã chấm dứt, Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho dân. Ngày xưa vì đã phản bội Giao ước, đã phản bội Chúa nên Thiên Chúa đã cho họ bị lưu đầy. Nay dân Chúa đã biết hối lỗi, Thiên Chúa ân  xá cho họ và sẽ đưa họ về quê cha đất tổ. Việc loan báo này được coi như là loan báo Tin mừng cứu độ.

Ngày xưa, Thiên Chúa đã dẫn cha ông họ trong sa mạc đề về đất hứa, ngày nay Thiên Chúa cũng dẫn họ qua sa mạc để về lại quê cha đất tổ. Cuộc xuất hành lần thứ hai này không những chỉ là thời gian thử thách mà còn là thời gian  tinh luyện, vì thế, mới có tiếng người hô trong sa mạc: hãy dọn đường cho Chúa đến.

Không những Thiên Chúa đã giải thoát dân mà Ngài còn yêu thương họ như mục tử nhân lành chăn dắt đàn chiên mình: “Ngài ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng trong lòng và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ”.

+ Bài đdọc 2: 2 Pr 3,3,9-14.

Các Kitô hữu đầu tiên cứ tưởng rằng ngày Chúa trở lại trần gian sắp đến. Thức lâu chầu mỏi, họ đâm ra chán nản  không tha thiết gì đến việc dọn đường cho Chúa. Nhưng thánh Phêrô cho biết sở dĩ Chúa chậm đến là vì Ngài nhẫn nại, ban thêm thời gian cho kẻ tội lỗi ăn năn sám hối.

Chúa đã hứa thì Ngài sẽ thực hiện. Chắc chắn Ngài sẽ đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, còn ngày giờ nào thì chưa ai biết. Ngài sẽ đến để đem đến trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị. Còn việc phải làm ngay trong lúc này là mọi người phải sống thánh thiện để đón chờ Chúa đến: “Trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Ngài thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3,14).

+ Bài Tin mừng: Mc 1,1-8.

Đấng Messia mà Cựu ước loan báo chính là Đức Giêsu, Ngài sẽ đến. Nhưng trước khi Ngài đến cần có người đến trước chuẩn bị. Đó là Gioan Tẩy giả, ông đến dọn đường cho Ngài. Ông đã chọn nơi cô tịch nơi hoang địa để thi hành sứ vụ, nhằm tránh xa chốn ồn ào của thành phố, giúp cho lời nói của ông được người đời nghe rõ hơn và dễ thấm nhập nơi nội tâm con người.

Ông cũng lặp lại lời tiên tri Isaia hô hào cho dân chúng thực hiện: “Có tiếng người hô trong hoang địa, hãy dọn đường cho Chúa đến”. Ông thực sự là tiền hô rao giảng sự thống hối chờ đợi Chúa đến. Qua nếp sống gương mẫu của ông, từng đoàn người kéo đến bờ sông Giordan chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.

Theo thánh Gioan, việc dọn đường cho Chúa là lòng sám hối và lãnh nhận phép thánh tẩy. Ông khuyên tất cả mọi người hãy từ bỏ con đường tội lỗi mà trở về đường lành, và lúc đó mọi người sẽ xứng đáng hưởng ơn cứu độ,

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

ường là sám hối.

I. CÔNG VIỆC DỌN ĐƯỜNG.

Ngày nay, kinh tế phát triển mạnh, giao thông là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một nước. Muốn cho giao thông tốt phải có đường tốt, muốn có đường tốt thì phải sửa chữa và bảo trì như: đường bộ, đường hàng hải hay đường hàng không. Sửa đường là một việc thường xuyên phải thực hiện để giao thông được dễ dàng.

1. Có nhiều con đường.

- Con đường vật lý là những con đường làm bằng vật chất mà ta phải xử dụng hằng ngày để sự giao thông vật chất được dễ dàng. Những con đường này rất nhiều, rất đa dạng, ở đâu cũng có. Chỗ nào không có đường thì giao thông bị bế tắc.

- Con đường tinh thần là con đường vô hình trong việc giao lưu giữa con người với con người. Đây chỉ là con đường vô hình, siêu vật chất nhưng cũng có lúc bị tắc nghẽn hay bị cắt đứt làm cho sự giao lưu giữa con người gặp khó khăn ví dụ: hai người ngồi gần kề nhau mà vẫn thấy nghìn trùng xa cách.

- Con đường thiêng liêng là con đương vô hình, siêu vật chất nối kết tâm hồn ta với thần linh, nối kết linh hồn ta với Thiên Chúa. Con đường này cũng có khi bị tắc nghẽn làm cho chúng ta khó liên hệ với Chúa, ví dụ người luôn ở trong tình trạng phạm tội nhẹ hay ở trong tình trạng ơ hờ lạnh nhạt đối với Chúa. Cũng có thể con đường này bị cắt đứt trong tình trạng con người phạm tội trọng. làm cho ta không đến được với Chúa và Chúa không đến với ta.

2. Sửa phẳng con đường thiêng liêng.

Con đường thiêng liêng của chúng ta cũng có thể bị tắc nghẽn hay gián đoạn bởi thung lũng, núi đồi, khúc quanh co, đường lồi lõm. Tình trạng con đường bị tắc nghẽn nhiều hay ít là do từng người, và mỗi người chúng ta phải sửa chữa để đến với Chúa.

Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, muốn thu quén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu chia rẽ, muốn gây bất hòa, luôn giận hờn, luôn ghen ghét, luôn nghi kỵ. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những hố sâu dục vọng nặng nề thú tính.

Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm.

Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề  vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.

Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn Chúa đến với ta. Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn.bạt đi thói kiêu hãnh ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh co dối trá. Hãy uốn lại những khúc quanh giả hình. Hãy uốn lại những khúc quanh mưu mô xảo quyệt. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những sóng gồ ghề nói hành nói xấu. Nên hôm nay, thánh Giaon Tẩy giả mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa đến.

Muốn có con đường thẳng ngay và bằng phẳng, cần có một tâm hồn chính trực. Với những ai muốn đón Chúa đến, Gioan Tẩy giả yêu cầu: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Khi đón một nhân vật quan trọng đến vùng nào, người vùng đó phải dọn dẹp đường cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Cũng vậy, để đón Chúa đến, ta cũng phải sửa lại những con đường trong tâm hồn ta cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp ; nghĩa là tâm hồn ta phải luôn ngay thẳng, chính trực, không quanh co, gian dối, giả hình...

Ngay thẳng là một trong những yếu tố chính yếu của sự công chính, thánh thiện. Thiết tưởng người Kitô hữu cần phải tạo cho mình một tư cách ngay thẳng, chính trực, nói gì hay làm gì cũng phải “công minh chính đại”, “đường đường chính chính”, không lén lút, giấu  giếm, không làm ai phải nghi ngờ điều gì. Tư cách của người Kitô hữu phải là tư cách của một người quân tử, tôn trọng sự thật, nghĩ thế nào nói thể ấy và nói sao thì làm vậy...

II. DỌN ĐƯỜNG VÀ SÁM HỐI.

1. Dân Israel đã sám hối.

Bài đọc I cho chúng ta biết: những năm tháng lưu đầy đã giúp họ hồi tâm lại và nhận thức lý do đưa tới tù đầy đau khổ là chính tội lỗi của họ (Yr 7,25-28). Từ đó nhóm dậy trong lòng họ những tâm tình sám hối, dẫn đến quyết định  dứt khoát với tội lỗi. Khi làm như thế là họ sửa sang đường lối trong tâm hồn cho ngay thẳng để đón tiếp vinh quang Chúa đến.

2. Thánh Gioan Tẩy giả cũng đòi sám hối.

Thánh Gioan rao giảng sự sám hối  bằng cách chịu phép rửa để được ơn tha tội. Ngài đòi con người phải sửa đổi tâm hồn, nhưng ngài không làm cách mạng, ngài không bắt người ta  phải thay đổi cuộc sống, thay đổi địa vị xã hội, cho dù là thu thuế hay binh lính, hai hạng người mà thời bấy giờ  bị coi khinh và xem thường. Nhưng Gioan chỉ nhắc nhở, thúc giục mọi người hãy cải thiện đời sống, đổi mới tâm hồn để sẵn sàng chờ đón Chúa đến.

3. Chúng ta cũng phải sám hối.

Sám hối, theo tiếng Hy lạp có nghĩa là thay đổi não trạng. Theo tiếng Do thái là quay trở về, trở lại, tức là trở về với Chúa, với giao ước của Chúa. Gioan rao giảng kêu gọi mọi người sám hối. Ai nghe lời ngài giảng mà sám hối thì được ngài làm phép rửa. Nhưng phép rửa của ngài chỉ có tính cách giúp người ta thống hối, sửa soạn cho việc tha tội, chứ không phải là một bí tích như phép rửa Chúa Giêsu sẽ thiết lập sau này.

Sám hối là biết trở về, nghĩa là phải nhận biết tội lỗi của mình, biết nhìn nhận ra thực trạng của linh hồn mình, nhưng mấy người biết nhìn ra tội lỗi của mình. Biết thực trạng con người của mình là điều kiện cần thiết của sự sám hối.

Gần 20 thế kỷ nay, thánh Phaolô tông đồ đã nói: “Tôi xử sự như một thằng điên và sai lầm của tôi thì nhiều vô kể”.

Hùm thiêng khi đã sa cơ như Napoléon lúc ngồi vò võ tại đảo Sainte Hélène cũng phải tự thú: “Sự sụp đổ này là tại chính tôi, tôi là tử thù của tôi, là nguyên nhân mạt kiếp của tôi”.

Tâm hồn thánh thiện như thánh Phaolô, một bộ óc vĩ đại như Napoléon mà còn buông ra những lời tự thú như vậy thì huống hồ là chúng ta...hay làm lỗi mà ít khi chịu nhận là mình lầm lỗi.

Triết gia Elbert Hubbart nói: “Người nào cũng sai lỗi ít là 5 phút mỗi ngày. Bậc thánh nhân là không để vượt qua thời gian kỷ lục ấy”.

Như vậy ai dám nói là mình hoàn hảo, không còn sai sót gì, không cần phải sửa đổi gì bởi vì như người ta thường nói: “Bàng quan giả tỉnh, đương cục giả mê”: việc người thì sáng, việc mình thì quáng.

Truyện: Biết nhận lỗi mình.

Công tước d’Ossone, một nhà chính trị trứ danh, vào năm 1624 lên chức phó vương ở Naples. Một hôm, ông đến thăm nhà ngục và hỏi từng phạm nhân là đã làm gì mà mình bị giam

Tất cả mọi tù nhân đều kêu là mình bị oan, duy chỉ có một anh cúi đầu nhận tội, và còn nói đáng lẽ ra mình phải chịu phạt hơn nữa mới xứng đáng. Thấy hắn khiêm nhường nhận lỗi, công tước bảo: “Như vậy thì anh ở đây không phải chỗ: anh có tội mà sao lại ở giữa những người vô tội này? Hãy ra khỏi đây, Ta tha cho anh”.

Chúa cũng sẽ tha tội cho tất cả những ai thành thật thú nhận tội lỗi của mình, bởi vì bản tính của con người là hay sa ngã, còn bản tính của Thiên Chúa là hay tha thứ!

Đức Khổng Tử đưa ra môt chương trình giáo dục mà ngày nay vẫn còn có giá trị. Chương trình đó là: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”: muốn cai trị được thiên hạ, muốn đem lại được bình an thịnh vượng cho thế giới thì trước tiên phải “tu thân”, phải sửa mình cho nên tốt đã. Mình có tốt thì mới điều khiển được thiên hạ, mới có thể đưa xã hội vào con đường ngay chính, mới đưa đến trật tự an toàn, mới có hoà bình trật tự. Còn nếu muốn điều khiển thiên hạ mà mình chưa tốt thì sẽ rơi vào tình trạng “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”:

Người trên ở chẳng chính ngôi

Làm cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.

Truyện: kinh nghiệm của một triết gia.

Một triết gia Ấn độ đã nhìn lại quãng đời đi qua của mình như sau:

- Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất mà tôi dâng lên Thiên Chúa là: lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để con thay đổi thế giới.

- Đến tổi trung niên, tôi mới nhận thấy rằng một nửa đời người của tôi đã qua đi mà tôi chưa thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới cầu nguyện với Thượng Đế: lạy Chúa, xin cho con được biến cải tất cả  những người con gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con. Và như vậy là đủ cho con mãn nguyện rồi.

- Nhưng giờ đây, tóc đã bạc, răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, tôi mới nhận thức rằng tôi đã khờ dại biết chừng nào. Giờ này, tôi chỉ biết cầu nguyện như sau: lạy Chúa, xin ban cho con được thay đổi chính con.

Nếu tôi biết cầu nguyện như thế ngay từ lúc đầu, thì tôi đã không phí phạm quãng đời đã qua.

Dọn đường cho Chúa đến, chính là nỗ lực hoán cải bản thân và thực thi bác ái.

Một nhà cách mạng đã nói: “Chỉ cần 10 người như thánh Phanxicô Assisi thì cuộc diện thế giới sẽ thay đổi”. Cuộc cách mạng đầu tiên mà bất cứ vị thánh nào cũng khởi sự, đó là cách mạng bản thân.

Vào thế kỷ 12, tệ đoan lan tràn khắp nơi, các phe phái quá khích nổi lên, nhiều người phê bình chỉ trích các nhà lãnh đạo Giáo hội vì cuộc sống phản chứng của các ngài. Lúc đó thánh Phanxicô Assisi xuất hiện. Ngài không chỉ trích ai, nhưng ý thức rằng kẻ phải ăn năn sám hối trước tiên là chính ngài. Ngài không khoe khoang, không tham lam, không giả hình, nhưng cố gắng sống nghèo khó, bác ái, phục vụ, khoan dung. Lý tưởng của thánh Phanxicô  chẳng mấy chốc đã được nhiều người chia sẻ. Giáo hội được hồi sinh, nhiều tâm hồn được đổi mới. Mùa xuân thiêng liêng được nở rộ nhiều thế kỷ kế tiếp.

Chắc chúng ta cảm thấy mình nhỏ bé, thấp hèn, không làm gì được để góp phần vào trong việc cải tạo thế giới, nhưng chúng ta hãy theo gương thánh Phanxicô Assisi, cứ tự thay đổi con người của mình trước đi, rồi mọi việc sẽ trao phó cho Chúa. “Thà thắp lên một ngọn đèn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”. Nếu mỗi người, ai cũng đốt lên ngọn đèn của mình, nếu mỗi người, ai cũng đóng góp phần ít ỏi, nhỏ mọn của mình, thì có lẽ thế giới này sẽ bớt lạnh lẽo hơn vì lòng ích kỷ... Không ai nghèo đến nỗi không có gì cho người khác. Hãy bắt đầu bằng món quà nhỏ mọn, có khi vô tình của chúng ta. Một giọt nước nhỏ là một điều không đáng kể trong đại dương bao la, nhưng nếu không có những giọt nước nhỏ kết tụ lại, thì đại dương kia cũng chỉ là sa mạc khô cằn.

Đức Giêsu đã đến lần thứ nhất để giải thoát loài người khỏi ách nô lệ tội lỗi và ma qủi. Ngài sẽ đến lần thứ hai để phán xét kẻ sống và kẻ chết trong vinh quang của Ngài. Ngài đang đến, đến từng giây phút, chúng ta đang đón chờ ngày Người quang lâm. Và Chúa sẽ đến riêng với chúng ta trong ngày lìa bỏ cõi đời này, ngày Ngài đến không còn xa. Thời gian còn rất ngắn, chúng ta hãy ráo riết chuẩn bị, luôn ở trong tư thế tỉnh thức và sẵn sàng.

Để kết thúc, chúng ta hãy suy niệm và cầu nguyện bằng bài thơ cổ, nói về cuộc đời này chóng qua thế nào và điều gì quan trọng vào giây phút cuối cùng:

“Khi tôi là một đứa trẻ, tôi cười và khóc, thì lúc đó thấy thời gian bỏ tôi.

“Khi thôi là một thanh niên, tôi táo bạo hơn, thì thấy thời gian đi bộ.

“Khi tôi trưởng thành, tôi là một người chững chạc, thì thấy thời gian chạy.

“Cuối cùng khi tôi bước vào tuổi chín mùi, tuổi già, thì thấy thời gian bay

“Chẳng bao lâu nữa là tôi chết, lúc đó thời gian đã đi mất.

“Ôi! lạy Chúa Giêsu, khi cái chết đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng nữa”.

 

11.Hãy sám hối--Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.

Trong Mùa vọng, các bài Tin Mừng nhiều lần nói đến Gioan Tẩy giả, bởi vì đời sống và sứ mạng của ngài gắn liền với Đấng Cứu Thế. Ngài là vị ngôn sứ cuối cùng được Thiên Chúa chọn làm sứ giả đi trước mở đường và dọn đường cho Chúa Kitô. Cho nên, danh hiệu “Tiền hô” và sự nghiệp của Gioan gắn liền với chương trình cứu chuộc của Chúa Giêsu, thậm chí không thể nào nói đến Chúa Giêsu mà không nhắc tới vị tiền hô của Người. Chính vì thế phụng vụ Mùa vọng đã dành nhiều ngày nói đến Gioan. Cụ thể bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay và Chúa nhật tuần sau, đặc biệt đề cập đến ngài.

Ngài là con duy nhất của ông Giacaria và bà Êlisabéth, sinh sống ở làng Ain Karim, gần thủ đô Giêrusalem. Có thể ngài đã đi tu từ nhỏ trong hoang địa với những người phái Qumran, sống rất khổ hạnh: Y phục chỉ có một áo choàng bằng da lạc đà, một kiểu áo hãm mình mà các ngôn sứ xưa thường dùng. Ngang lưng thắt một dây da cho gọn ghẽ. Còn của ăn là châu chấu độn với mật ong rừng. Ngài sống như vậy cho đến mùa thu năm 27, dưới thời hoàng đế Tibêriô thì xuất hiện công khai giảng dậy dân chúng ở miền nam Do thái, chung quanh lưu vực sông Giorđan.

Nội dung lời giảng dạy của ngài được thánh Matthêu diễn tả rõ ràng: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”. Các sách Tin Mừng khác cũng cho thấy nội dung ấy một cách gián tiếp khi kể lại những lời kêu gọi và hoạt động “làm phép rửa sám hối” của ngài, chẳng hạn như Tin Mừng Maccô của Chúa nhật hôm nay.

Sám hối, theo tiếng Hy lạp có nghĩa là thay đổi não trạng. Theo tiếng Do thái là quay trở về, trở lại, tức là trở về với Chúa, với giao ước của Chúa. Gioan rao giảng kêu gọi mọi người sám hối. Ai nghe lời ngài giảng mà sám hối thì được ngài làm phép rửa, nhưng phép rửa của ngài chỉ có tính cách giúp người ta thống hối, sửa soạn cho việc tha tội, chứ không phải là một bí tích như phép rửa Chúa Giêsu sẽ thiết lập sau này.

Như vậy, Gioan đã đối chiếu sứ mạng của ngài với sứ mạng của Đấng đến sau ngài, và ngài khiêm nhường tự nhận là không đáng cởi quai dép cho Đấng đó. Tóm lại Gioan làm phép rửa bằng nước để giục lòng người ta sám hối. Còn Đấng đến sau làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần để tha tội cho người ta. Cho nên, rõ ràng Gioan chỉ là một vị tiền hô, một người đi trước, có bổn phận dọn đường cho Đấng Cứu thế.

Đối với chúng ta hôm nay, nhắc đến Gioan Tiền hô cũng có nghĩa là nhắc lại lời ngài đã giảng dạy, và cũng là nhắc nhở chúng ta: Hãy sám hối, hãy thay đổi đời sống. Chúng ta đều đã biết sám hối là nhận ra những giới hạn thiếu sót và lầm lỗi của mình; là nhận ra những thiệt hại mình đã gây ra cho người khác; là nhận ra và quyết tâm dứt bỏ tình trạng cũ để bắt đầu một cuộc canh tân. Nhưng trước hết và trên hết, chúng ta phải hiểu sám hối là quay về với Chúa, tuyên xưng tình yêu thương và lòng nhân từ tha thứ của Chúa. Đây là điều Thiên Chúa mong muốn nơi chúng ta.

Về điều này, chúng ta hãy nhớ câu chuyện thánh Giêrônimô: Vào một đêm lễ Giáng Sinh kia. Giêrônimô đang cầu nguyện trong một hang đá ở rừng vắng, ngài suy niệm về mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Đột nhiên Chúa Giêsu hiện ra hỏi ngài: “Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày sinh nhật của Ta không?”. Ngài thưa: “Lạy Chúa, con xin dâng Chúa trái tim của con”. Chúa nói: “Còn gì khác nữa không?”. Ngài thưa: “Lạy Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và tất cả những gì con có thể”. Chúa lại hỏi: “Còn điều gì khác nữa không?”. Ngài thưa: “Lạy Chúa, con mới dịch sách Thánh xong, con xin dâng Chúa bản dịch công lao vất vả của con”. Chúa nói: “Tốt lắm, con còn điều gì nữa không?”. Ngài thưa: “Lạy Chúa, con còn gì nữa đâu?”. Chúa bảo: “Còn sự yếu đuối và tội lỗi của con, con hãy dâng những thứ ấy cho Ta”. Giêrônimô hốt hoảng thưa: “Lạy Chúa, làm sao con dám dâng những cái ấy?”. Chúa nói: “Được chứ, Ta muốn con dâng những cái đó cho Ta để Ta tha thứ cho con. Đó là điều Ta mong đợi”.

Câu chuyện trên nhắc nhở: Chúng ta phải có tâm hồn sám hối để được Chúa tha thứ. Lòng nhân từ tha thứ của Thiên Chúa được biểu lộ tới tột đỉnh bằng việc ban tặng chính Con Một của Ngài. Chúa Giêsu chính là hiện thân của lòng tha thứ. Ngài đến trần gian để nhận lấy tất cả tội lỗi của loài người. Bởi vậy, chẳng có gì quá đáng khi nói: Món quà Thiên Chúa mong đợi nhất nơi con người là tội lỗi của họ. Vì Thiên Chúa chẳng muốn gì hơn là được thỏa mãn lòng nhân từ yêu thương của Ngài bằng việc tha thứ cho con người.

 

12.Thay đổi--Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

Gioan Tẩy Giả là vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế. Ngài đã sống và thi hành sứ mạng của ngài thế nào? Ngài sống rất khổ hạnh từ buổi thiếu thời: y phục chỉ có một áo choàng bằng da lạc đà, là một kiểu áo hãm mình mà các ngôn sứ xưa thường dùng, ngang lưng thắt một dây da cho gọn ghẽ, còn của ăn lại càng bấp bênh hơn nhờ vào “may rủi”, là ăn châu chấu độn với mật ong rừng. Gioan ăn mặc như thế mà đi rao giảng khắp vùng Giu-đê, Ga-li-lê và quanh sông Gio-đan. Bấy giờ mùa màng vừa gặt hái xong, thời vụ mới cũng chưa tới, nên dân chúng rảnh rang kéo nhau đến rất đông để nghe ngài giảng, cả những người lãnh đạo cũng sai người tới hỏi ngài là ai? Ngài chỉ mượn lời ngôn sứ I-sai-a để trả lời: tôi không là ai cả, chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, có bổn phận dọn đường cho Đấng Cứu Thế.

Thực vậy, ngài làm phép rửa và rao giảng kêu gọi mọi người thay đổi đời sống để đón Đấng Cứu Thế đến. Phép rửa của Gioan, xét về hình thức thì giống như phép rửa của đạo Do Thái, là dìm mình ở nước sông Gio-đan, để từ bỏ ngoại giáo và dứt khoát trở về tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng phép rửa của Gioan có một hướng mới, khác hẳn đạo Do Thái, là hướng về luân lý, dùng công bằng, bác ái, chân thật để sửa soạn cho nước Đấng Cứu Thế. Vì vậy, phép rửa của Gioan chuẩn bị cho phép rửa của Chúa Giêsu, giúp người ta sám hối, sửa soạn cho việc tha tội. Cho nên, phép rửa của Gioan không phải là một bí tích, nghĩa là không tự động tức khắc tha tội.

Đàng khác, cùng với việc làm phép rửa, Gioan Tiền Hô còn giảng dạy, kêu gọi mọi người hãy thay đổi đời sống để đón nhận Đấng Cứu Thế: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Điệp khúc rao giảng của ngài là hãy ăn năn sám hối, lời giảng của ngài làm chấn động mọi tầng lớp, mọi thứ người, từ lớp rắn lục trở xuống, nghĩa là những người có chức quyền, nhưng lươn lẹo, cố chấp, cả vua Hê-rô-đê cũng bằng lòng nghe ngài giảng. Sử gia Phơ-la-vi-ô đã ghi nhận: “Gioan có ảnh hưởng sâu đậm trên quần chúng, đến nỗi họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì ông dạy bảo, hết mọi hạng người đến gặp ngài để xin ngài chỉ dạy cách phải sống”.

Đối với chúng ta ngày nay, lời kêu gọi “hãy ăn năn sám hối” của Gioan phải chăng đã nhàm chán và lỗi thời? hoặc trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, lời kêu gọi hãy thay đổi đời sống của Gioan phải chăng không còn cần thiết? Nhàm chán thì có nhàm chán thật, vì lúc nào chúng ta cũng nghe lặp đi lặp lại những lời khuyên đó hoặc những lời tương tự như hãy tu thân tích đức, đừng kiêu ngạo, đừng gian tham, đừng bất công, đừng sống phản bác ái, lỗi tình thương… Nhưng còn lỗi thời thì sao? có lỗi thời không? Có thể nói, ngày nào còn con người là còn luân lý, còn giáo dục, còn khuyên răn, và bao lâu còn tội lỗi, còn tranh chấp, còn tệ đoan, còn tiêu cực, thì còn phải sửa chữa, phải thay đổi để trở nên tốt hơn, và như vậy lời kêu gọi của Gioan vẫn mãi mãi cần thiết, không bao giờ lỗi thời.

Tất cả chúng ta đều biết: bước đầu tiên để kiến tạo một xã hội, một thế giới tốt đẹp, là con người phải hiểu rõ “cái tôi” của mình, từ đó mới làm chủ được bản thân và cùng hòa nhịp vào cuộc sống với mọi ngưới, đúng như quan niệm từ ngàn xưa của Khổng Tử: “Thành ý, chính tâm, tu thân” rồi mới “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Con người sống trong xã hội có ảnh hưởng hỗ tương và liên đới trách nhiệm với nhau rất mật thiết, một con én không làm nên mùa xuân, nhưng một phần tử xấu cũng đủ làm hư hỏng một gia đình và cả xã hội, “con sâu làm rầu nồi canh” là như thế.

Vì vậy, mỗi Mùa Vọng chúng ta lại có dịp xét mình, kiểm điểm đời sống, cách suy nghĩ qua lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô, để cải thiện đời sống mỗi ngày thêm tốt đẹp hơn. Nói khác đi, chúng ta cần phải thay đổi cách sống và lối suy nghĩ không phù hợp với lời Chúa hay không đúng với lương tâm và lương tri của mình.

Trên đời này có cái gì không thay đổi chăng? có người nói chơi: chỉ có chữ “thay đổi” là không thay đổi mà thôi, nghĩa là cái gì trên đời này cũng thay đổi. Thế giới này có nhiều sự thay đổi, và có những cái thay đổi ảnh hưởng tới chúng ta, nhưng cái cần thiết nhất là lòng chúng ta phải thay đổi. Khi lòng mình được thay đổi thì mọi sự sẽ được đổi thay. Chúng ta đừng mong ngoại cảnh thay đổi lòng mình, chính lòng chúng ta phải được thay đổi trước đã thì ngoại cảnh mới thay đổi theo, như câu chuyện sau: có một cụ già kia sống giữa hai gia đình: một gia đình làm nghề thợ rèn và một gia đình làm nghề thợ mộc, cả hai gia đình này gây tiếng động ồn ào suốt ngày. Cụ già không chịu được, năn nỉ họ đổi đi nơi khác, nhưng họ cứ nhùng nhằng mãi, sau cùng họ đồng ý đổi đi, họ đổi đi đâu? họ đổi nhà cho nhau, như vậy cụ già kia chẳng được gì. Muốn thay đổi, chính cụ phải thay đổi, chính cụ phải dọn nhà ra đi.

Đàng khác, có người không muốn thay đổi gì hay chỉ ưa thay đổi tạm bợ và bằng lòng với phương pháp gọi là tu sửa ít phần trăm, có người lại sợ đổi mất cả cái ít phần trăm đó, vì thế, dù chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào thì lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô vẫn là một lời khẩn thiết, xin mỗi người hãy lắng nghe và thực hiện để kinh nghiệm được những ơn phúc của Mùa Vọng. Xin Chúa cho tất cả chúng ta đều thay đổi, đều đổi mới từ tư tưởng tới hành động để trở thành những con người mới thực sự.

 

13.Dọn tâm hồn đón Đâng Thiên Sai Giêsu--Lm. Đan Vinh

I. HỌC LỜI CHÚA

Ý CHÍNH:

Sách Tin Mừng thứ hai bắt đầu với lời rao giảng của ông Gio-an Tẩy Giả. Mác-cô giới thiệu Gio-an là vị tiền sứ của Đức Giêsu, có sứ mạng đi trước để dọn đường cho Người (c 2-3). Gio-an thực hiện sứ mạng bằng việcrao giảng để kêu gọi mọi người phải ăn năn sám hối và sẽ được thanh tẩy nhờ phép rửa dìm mình trong nước sông Gio-đan. Cuối cùng chính Gio-an đã giới thiệu về con người và sứ mạng của Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Mc 1,7-8).

CHÚ THÍCH:

- (c 1) Tin Mừng: Một từ ngữ Hy Lạp (Euaggelion) có nghĩa là Tin vui, Tin mừng. Ta có thể hiểu Tin mừng Đức Giêsu Ki-tô theo hai nghĩa: Một là chính Tin mừng đã được Đức Giêsu rao giảng. Hai là Tin mừng về Đức Giêsu được Hội Thánh công bố. Như vậy, Đức Giêsu vừa là người rao giảng Tin mừng, lại vừa là đối tượng của Tin mừng được rao giảng (x. Mc 8,38;10,29). + Giêsu: có nghĩa là Thiên Chúa cứu độ (x. Mt 1,21). Đức Giêsu là một nhân vật lịch sử có thật, quê tại làng Na-gia-rét miền Ga-li-lê (x. Mc 1,9), làm nghề thợ mộc, là con của bà Ma-ri-a, là anh em bà con với các ông Gia-cô-bê, Giu-se, Giu-đa và Si-mon (x. Mc 6,3). + Ki-tô: Ki-tô hay Mê-si-a có nghĩa là Đấng được xức dầu hay được thánh hiến. Trong Cựu Ước có ba chức vị được xức dầu tấn phong là: vua, tư tế và ngôn sứ. Chẳng hạn: Đa-vít được ngôn sứ Sa-mu-en xức dầu phong làm vua (x. 1 Sm 16,13), A-a-ron được Mô-sê xức dầu phong làm tư tế (x. Lv 8,12), Ê-li-sê được Ê-li-a xức dầu phong làm ngôn sứ (x. 1 V 19,16). Qua câu này, Mác-cô quả quyết Đức Giêsu chính là Đấng Thiên Sai hay Đấng Mê-si-a cũng gọi là Ki-tô mà người Do-thái đang mong đợi (x. Cv 10,38; Lc 4,18-19). + Con Thiên Chúa: Tước hiệu Con Thiên Chúa tương đương với tước hiệu Con Vua Đa-vít (x. Mc 14,61-62a). Với sự xuất hiện của Đức Giêsu, thời đại hoàng kim của nhân loại đã khởi đầu: Từ đây nhân loại sẽ được giải thoát khỏi ách nặng nề của lề luật, khỏi làm nô lệ cho ma quỉ, nhưng được trở nên con cái của Thiên Chúa (x. Mt 5,9), được gọi Chúa là “Áp-ba, Ba ơi! ” (x. Gl 4,6), được nên nghĩ#a tử của Thiên Chúa nhờ tin yêu kết hiệp với Đấng Ki-tô (x. Gl 3,26-28).

- (c 2-3) Lời đã chép trong sách ngôn sứ I-sai-a: Đây là một đoạn Lời Chúa trích ra từ sách ngôn sứ I-sai-a (40,3). Qua câu này, Mác-cô muốn ám chỉ Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Người được Thiên Chúa trao cho sứ mạng làm Mô-sê Mới của thời Tân Ước để thực hiện một cuộc Xuất Hành Mới. Người sẽ dẫn đưa dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh vượt qua sa mạc trần gian để về miền Đất Hứa là Nước Trời đời sau. + Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con: Vị sứ giả đây chính là Gio-an Tẩy giả. Ông đã được trao sứ mạng tiền hô, nghĩa là công việc của người đi trước hô to lên cho mọi người biết và dẹp đường để đón Đấng Thiên Sai sắp đến.

- (c 4-5) Phép rửa của Gio-an Tẩy giả: Gio-an làm phép rửa để giúp người ta tỏ lòng sám hối tội lỗi và cầu xin Chúa tha tội. Đồng thời, cũng để chuẩn bị giúp họ đón nhận ơn cứu độ của Đấng Thiên Sai. Nghi thức phép rửa của Gio-an gồm việc khiêm nhường xưng tội trước khi được Gio-an dìm mình dưới nước sông Gio-đan.

- (c 7-8) Bí tích Rửa tội của Đức Giêsu: Sau khi được Gio-an dìm mình dưới nước sông Gio-đan, Đức Giêsu đã được Chúa Thánh Thần lấy hình chim câu ngự xuống trên mình. Qua cuộc thần hiện này, Người đã thiết lập bí tích rửa tội để ban cho những ai có lòng sám hối và có đức tin sẽ được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa (x. Mt 28,19). Trong nghi lễ rửa tội, sau khi tuyên bố từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin, người chịu phép sẽ được vụ chủ sự dìm mình trong giếng nước hay được dội nước trên đầu, và còn được xức dầu thánh để nên dưỡng tử của Thiên Chúa.

CÂU HỎI: 1.- Tin mừng Đức Giêsu Ki-tô có ý nghĩa thế nào? 2.- Ý nghĩa của hai từ Giêsu và Ki-tô khác nhau ra sao? 3.- Vị ngôn sứ nói tiên tri về vai trò sứ giả hay tiền sứ của Gio-an Tẩy giả về Đấng Thiên Sai sắp đến là ai? 4.- Phân biệt giữa phép rửa do Gio-an thực hiện với phép rửa tội do Đức Giêsu thiết lập giống và khác nhau như thế nào? 5.- Người giáo dân có được quyền ban phép rửa tội cho một người lương lớn tuổi muốn theo đạo, hay cho một trẻ mới sinh sắp chết hay không và cách thức ban thế nào?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (c 3).

2. CÂU CHUYỆN:

1) Sám hối - điều kiện để được tha tội:

Một hôm, vị Phó Vương xứ Naples là công tước d’ Osone khi mới lên nhậm chức, ông quyết định sẽ ân xá cho các tù nhân có biểu hiện sám hối thực sự. Ông đã đích thân đến thăm nhà ngục và xét hỏi từng người để sẽ ban lệnh ân xá cho họ. Khi được hỏi, hầu hết tù nhân đều kêu mình bị oan. Riêng chỉ có một người là sẵn sàng nhận tội, và còn nói lẽ ra mình phải chịu mức án nặng hơn mới đáng với tội của mình. Thấy phạm nhân thành tâm nhận lỗi, vị công tước liền nói với anh như sau: ”Anh đã nhận mình là tội nhân đang khi nhiều người khác lại chối tội. Như vậy nhà tù này không hợp với anh, nên anh được ân xá và sẽ lập tức được trở về nhà”.

Một người phàm như công tước xứ Naples mà còn có lòng thương xót và sẵn sàng tha thứ cho một tù nhân có lòng khiêm hạ sám hối, phương chi Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi thương xót lại không tha thứ lỗi lầm cho những hối nhân sám hối và quyết tâm cải tà quy chính hay sao? Bởi vì nếu bản tính của loài người là kẻ yếu hèn và dễ phạm tội, thì Thiên Chúa lại là “Đấng từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi. Ngài không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm” (TV 103,8-10).

2) Mỗi người cần phải làm gì?

Một vị thiền sư Ấn giáo vào tuổi cao niên đã phát biểu cảm nghĩ về cuộc đời của ông từ nhỏ tới lớn đã từng trải qua như sau:

- Lúc còn trẻ, tôi là một thiếu niên có những suy nghĩ táo bạo và đầy quyết tâm. Khi nhìn thấy thế giới chung quanh đầy tội lỗi gian ác, tôi đã mạnh dạn cầu nguyện với Thượng Đế như sau: “Lạy Chúa, xin ban cho con có đủ khôn ngoan để biến đổi thế giới tội lỗi xấu xa này nên thánh thiện tốt đẹp hơn”.

- Rồi khi đến tuổi trưởng thành, tôi đã nghiệm ra rằng: Tôi đã trải qua nửa đời người rồi mà vẫn chưa biến đổi được ai nên tốt hơn. Lúc đó, tôi đã thay đổi lời cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, xin cho con đủ sức biến đổi mọi người trong gia đình và bè bạn của con nên tốt hơn. Và như vậy đã đủ làm cho con thỏa mãn”.

- Nhưng giờ đây đến tuổi xế chiều, “răng nong tóc bạc”, khi ngày tháng đời tôi sắp đến lúc chấm hết, tôi mới nhận ra rằng: tôi đã thật khờ dại biết bao! Tôi đã chẳng làm được điều tốt nào cho ai cả. Bây giờ tôi chỉ còn biết khiêm tốn cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, xin giúp con đủ nghị lực để biến đổi chính bản thân con… Giả như tôi đã sớm hiểu biết và cầu nguyện quyết tâm như vậy ngay từ lúc còn trẻ, thì tôi đã không phí thời gian cách vô ích rồi”.

3) Gương sáng hiệu quả hơn lời giảng:

Vào thế kỷ 12, nhiều tệ đoan đã xảy ra trong nội bộ Hội thánh, nhiều bè phái đã nổi lên ở khắp nơi phê phán chỉ trích nếp sống xa hoa của nhiều chủ chăn trong Hội thánh. Lúc đó hai thánh Phan-xi-cô thành Át-si-si và thánh Đa-minh đã được Thiên Chúa sai đến với sứ mạng thức tỉnh và canh tân Hội thánh. Các ngài đã không lớn tiếng phê phán bất cứ ai, nhưng luôn ý thức người phải ăn năn sám hối trước hết là chính bản thân các ngài. Các ngài không khoe khoang thành tích đã làm được, không tham lam của cải vật chất và địa vị quyền hành, không sống giả hình đạo đức… Tuy cả hai vị đều thuộc dòng dõi quý tộc, nhưng các ngài đã từ bỏ tất cả địa vị danh vọng tiền của vật chất để chọn lối sống khó nghèo, hiền hòa và khiêm tốn phục vụ người nghèo của Chúa Giêsu trong Tin Mừng.... Thánh Đa-minh đã lập dòng “Anh em thuyết giáo” (OP), còn thánh Phan-xi-cô lập dòng “Anh em hèn mọn” (OFM). Các tu sĩ của hai dòng khổ tu này có nếp sống đơn giản: ăn mặc quần áo vải thô, ngày ngày đi chân đất qua các xóm làng khất thực và đến tối lo dạy giáo lý cho người lớn và trẻ em tại các nhà thờ lâu ngày bỏ hoang, tổ chức những tuần tĩnh tâm cho các tín hữu. Chẳng mấy chốc tiếng lành đồn xa, cuộc sống nghèo khó và đạo đức của các ngài đã được nhiều vị chủ chăn và các tín hữu nhận biết nể phục. Nhiều tội nhân và người theo lạc giáo đã được ơn Chúa hồi tâm sám hối trở về với Hội thánh Công giáo. Nhờ sự quyết tâm canh tân vừa bằng lời giảng kèm theo gương sáng của các vị chủ chăn, các tu sĩ nam nữ và các tín hữu mà con thuyền Hội Thánh đã vượt qua nhiều cơn phong ba bão táp có nguy cơ chìm đắm.

3. SUY NIỆM:

Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Vọng hôm nay thuật lại việc Gioan Tầy Giả đã thi hành sứ mạng tiền hô đi trước dọn đường cho mọi người đón nhận Đấng Thiên Sai. Noi gương ngôn sứ I-sai-a xưa, Gio-an đã đến sông Gióc-đan rao giảng rằng: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1,5). Ông cũng làm phép rửa cho những ai thành tâm sám hối để chuẩn bị đón Đấng Thiên Sai.

1) Sứ mạng dọn đường cho Chúa:

Thiên Chúa đã gọi Gio-an là con tư tế Gia-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét làm ngôn sứ và trao cho sứ mạng đi trước dọn đường cho người ta đón Đấng Thiên Sai sắp đến. Gio-an đã thi hành sứ mạng bằng một cuộc sống khổ hạnh: mặc áo lông lạc đả, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ông đã từ bỏ mọi tiện nghi vật chất để nêu gương sống siêu thoát hầu thi hành sứ mạng tiền hô của Đấng Cứu Thế. Gio-an rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau. Tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước. Còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1,7-8). Qua đó, Gio-an xác nhận rõ vai trò sứ giả của ông. Ông chỉ là người đi trước dọn đường cho Đấng Thiên Sai. Ông đã nói với mọi người rằng: Tôi không là Đấng Thiên Sai, nhưng chỉ là tiếng kêu trong hoang địa để mọi người dọn đường đón Người. Người cao trọng hơn tôi và là Đấng dân chúng đang trông đợi. Người đi trước dọn đường chắc chắn không quan trọng bằng người đến sau như Gio-an đã xác nhận: “Đấng đến sau tôi thì cao trọng hơn tôi!” Ông đã thực hiện đúng như lời tuyên sấm của Ma-la-ki-a và I-sai-a như sau: “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta” (Ml 3,1) và “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Is 40,3).

2) Dọn đường bằng lời nói và việc làm:

a) Sống sám hối – Để sửa đường cho thẳng đón Chúa đến (Lc 3,4):

Gioan Tẩy Giả đã thực hiện lời ngôn sứ I-sai-a: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3,4-6).

b) Sống đơn giản – Để có giờ lo công việc nhà Chúa và phục vụ anh em:

Nếp sống đơn giản làm cho chúng ta tự do và thoải mái, vì nếu sống cầu kỳ phức tạp sẽ làm chúng ta bận bịu và mất giờ về quần áo mặc hay về nơi ăn chốn ở hay về những tiện nghi vật dụng mình xài như xe cộ, tivi, tủ lạnh...

b) Sống khiêm tốn – Để Đức Ki-tô được lớn lên trong anh em:

Cuộc sống của người tín hữu chúng ta dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân đều có chung mục đích là “Làm vinh danh cho Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn” như lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện trong kinh Lạy Cha: “Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Muốn thực hiện được điều này đòi chúng ta phải sống theo gương Gio-an là khiêm tốn qui mọi vinh quang về cho Đức Giêsu như Gioan đã trả lời cho các môn đệ của ông: “Chính anh em làm chứng cho Thầy là thầy đã nói: Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người… Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30).

3) Cụ thể chúng tôi phải làm gì?

Sau khi chứng kiến gương sáng và nghe lời Gio-an giảng, đám đông đã hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?”. Gio-an đã trả lời các việc cụ thể mỗi người phải làm, tóm lại là phải hồi tâm và ăn ở công bình, quảng đại chia sẻ cơm áo cho người nghèo đói bất hạnh như sau:

+ Hãy vào nơi thanh vắng: Cần tạo một bầu khí thinh lặng nội tâm bằng việc mỗi ngày dành ra ít phút khi vừa thức dậy để dâng ngày mới cho Chúa, xét mình trước lúc nghỉ đêm, siêng năng dự lễ và tích cực tham dự các buổi tĩnh tâm Mùa Vọng được tổ chức tại nhà thờ...

+ Hãy làm cho Chúa được lớn lên: Trước khi làm một công việc gì, mỗi người hãy tự hỏi: Tôi làm việc này để làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn hay để được nhiều người biết tiếng khen ngợi?

+ Hãy sống đơn giản: Tránh may thêm quần áo giày dép mới khi không thực sự cần; Bớt tổ chức các bữa liên hoan không cần thiết; Tránh đến các quán bia ôm hay cà-phê đèn mờ: Tránh lên mạng chơi game online…để tập sống đơn giản như ông Gio-an và Đức Giêsu như người đã nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8,20). Một người có địa vị cao chắc sẽ gây được nhiều thiện cảm nếu có lối sống đơn giản trong y phục, xe cộ, trang hoàng nhà cửa… kèm theo phong cách ứng xử khiêm tốn vui vẻ chân thành với hết những ai có dịp tiếp xúc với mình.

+ Hãy sống công minh chính trực: Những ai đang hành nghề buôn bán cần biết buôn ngay bán thật. Mỗi người chúng ta cần nói năng lễ độ trung thực và khôn ngoan tế nhị. Tránh lối thích ‘nổ” để cho mình trổi vượt người khác.

+ Hãy quảng đại chia sẻ niềm vui và tình thương: Gửi thiệp Noel cho bạn bè và người thân thể hiện sự quan tâm và đi bước trước đến với tha nhân; Cùng ông già Noel đi thăm viếng phát quà các trẻ em bụi đời đường phố hay các trẻ mồ côi, các người mù lòa khuyết tật, các cụ già liệt giường neo đơn tại tư gia hay nhà nuôi người già...

4. THẢO LUẬN: 1) Đến ngày tận thế, Chúa Giêsu sẽ tái lâm để biến đổi trần gian nên “Trời Mới Đất Mới”. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta phải cộng tác với Chúa để biến gia đình của mình ngày một an vui hạnh phúc hơn, khu xóm ta đang sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, đất nước của ta ngày một văn minh, an bình và thịnh vượng hơn? 2) Ta phải dọn lòng đón chúa đến trong những ngày mừng lễ Giáng Sinh bằng những việc gì?

5. NGUYỆN CẦU:

- Lạy Chúa Cha, Đấng giàu lòng từ bi nhân hậu. Xin giúp chúng con chuẩn bị tâm hồn tiếp đón Đấng Ki-tô sẽ đến: Đến riêng trong giờ chết của mỗi người chúng con và đến chung trong ngày tận thế của toàn thể nhân loại. Xin thanh tẩy lương tâm chúng con sạch mọi điều xấu xa gian ác. Xin loại ra khỏi con người chúng con thái độ ích kỷ tự mãn, hận thù ganh ghét và mọi thứ đam mê bất chính khác, để chúng con xứng đáng nhận được ơn cứu độ của Chúa Giêsu.

- Lạy Chúa Giêsu. Trong những ngày Mùa Vọng này, xin cho chúng con biết siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ, để qua đó, chúng con sẽ “loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”. Chúa sẽ lại đến trong đêm Giáng Sinh, trong giờ chết của mỗi người chúng con và trong ngày tận thế chung của toàn nhân loại. Xin cho chúng con biết dọn lòng đón Chúa đến bằng việc thành tâm sám hối các thói hư, mỗi ngày làm ít nhất một việc bác ái kèm theo một lời nguyện tắt. Nhờ đó chúng con mới chu toàn được sứ mạng đem Chúa là niềm vui, bình an. tình thương và hạnh phúc đến cho mọi người.

X. Hiệp cùng Mẹ Maria.-Đ. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

 

14.Kẻ dọn đường--Lm G. Nguyễn Cao Luật OP.

Vẫn là một con đường

Toàn bộ cuộc sống của dân Do-thái đều có dấu ấn về một quan niệm: đời sống là một cuộc Vượt qua. Quan niệm này được bày tỏ rõ ràng qua những biến cố lớn: Thiên Chúa gọi tổ phụ Áp-ra-ham, dân Do-thái được giải thoát khỏi Ai-cập và lưu lạc 40 năm trong sa mạc, cuộc lên đường rời bỏ đất lưu đày để trở về quê hương... Trong những biến cố đó, họ luôn phải lên đường và luôn phải vượt qua những chướng ngại làm cản trở bước chân: đó là sa mạc, là dòng sông... Họ lên đường để đi tới miền đất Thiên Chúa đã hứa ban cho họ, nơi họ vẫn hằng mơ ước.

Sa mạc, dòng sông: những yếu tố này lại xuất hiện trong câu chuyện về ông Gioan Tẩy Giả và trở thành dấu chỉ cho những ý nghĩa mới: Phép rửa ông Gioan đề ra cho người Do-thái không phải chỉ là một nghi thức; trái lại, đó là dấu chỉ bề ngoài cho một hoạt động sâu xa là sự thanh tẩy nội tâm. Qua phép rửa này, ông Gioan muốn nhắc nhở dân chúng về ý nghĩa sâu xa trong ơn gọi của họ: họ là những người được Thiên Chúa tuyển chọn và họ phải trở nên xứng đáng với ơn gọi đó. Theo cách hiểu của các Kitô hữu thời đầu, từ việc Thiên Chúa kêu gọi dân Ít-ra-en trở thành dân của Người đến sự xuất hiện của ông Gioan Tẩy Giả và của Đức Giêsu là một sự liên tục hoàn toàn. Những yếu tố này liên hệ với nhau cách chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Đây cũng chính là điều thánh Mác-cô muốn nhấn mạnh. Trong bài tường thuật của Tin Mừng thứ hai, người ta thấy cả ba khía cạnh quá khứ, hiện tại và tương lai.

Quá khứ: vào cuối thời lưu đày, ngôn sứ I-sai-a đã kêu gọi dân Do-thái lên đường, thực hiện một chuyến du hành mới băng qua sa mạc. Một lần nữa, Thiên Chúa lại đến, mở ra con đường cho dân Người, thúc đẩy họ lên đường đang khi họ là những người đã chịu kết án phải chết.

Hiện tại: ông Gioan kêu gọi dân trở lại, từ bỏ lối sống cũ và bước vào đời sống mới.

Tương lai: ông Gioan thoáng thấy được sự xuất hiện của Đức Giêsu, Vị Cứu Thế. Chính Người sẽ làm sáng tỏ toàn bộ ý nghĩa của cuộc hành trình luôn được lặp lại này. Người là Đấng sẽ thực hiện cuộc Vượt Qua đích thực, và tận điểm của cuộc hành trình này là ân huệ Thánh Thần.

Qua những suy niệm như thế về ý nghĩa lời rao giảng của ông Gioan Tẩy Giả, thánh Mác-cô đã hiểu được tất cả mọi điều hàm chứa trong phép rửa. Với Đức Giêsu, phép rửa chính là cuộc vượt qua đúng nghĩa, nhờ cái chết trên thập giá. Cuộc vượt qua này đòi phải từ bỏ mọi sự, kể cả mạng sống, nhưng cuối cùng, chính cuộc vượt qua này sẽ mở ra con đường dẫn tới cuộc sống viên mãn.

Công việc của kẻ dọn đường

Người ta vẫn gọi ông Gioan Tẩy Giả là vị Tiền Hô, nhưng có người lại muốn gọi ông là cái máy ủi.

Cách nói như thế không phải chỉ do ý thích muốn chơi chữ. Lý do chính là tính cộc cằn của ông cũng như những ngôn từ mạnh bạo, quyết liệt của ông. Thánh Lu-ca thuật lại ông đã lăng mạ những người đến gặp ông: ông gọi họ là nòi rắn độc.

Một lý do khác nữa là nếp sống kỳ lạ của ông. Con người ông ít có những nét hấp dẫn, như lời tường thuật của các tác giả sách Tin Mừng và hình ảnh do các nhà điêu khắc để lại: một con người mặc áo bằng da thú, ăn châu chấu và mật ong rừng...

Vị ngôn sứ này quả là một nhân vật lạ lùng. Đức Giêsu gọi ông là vị ngôn sứ lớn nhất, không phải chỉ vì dáng dấp đặc biệt của một người sống trong sa mạc: là nếp sống khỗ hạnh và đưa ra nhiều yêu cầu, nhưng vì ông đã nhận mình là tiếng nói của Thiên Chúa: ông đến để loan báo và chuẩn bị cho cuộc xuất hiện của chính Thiên Chúa.

Thiên Chúa vẫn luôn là Đấng Em-ma-nu-en - Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, một Thiên Chúa đang chuẩn bị cho cuộc xuất hành mới, cuộc xuất hành cuối cùng để đưa nhân loại về quê hương vĩnh cửu. Con người cần phải tạo điều kiện để Thiên Chúa có thể đến và hoạt động nơi họ. Ông Gioan là người nhắc nhở cho họ về bỗn phận này.

Công việc của ông Gioan là "đi trước Chúa, mở lối cho Người" (Lc 1,76b) và ông đã dọn lối bằng cách thức tỉnh lương tâm con người, kêu gọi họ thay đỗi lối sống, thúc đẩy họ dẹp bỏ những gò nỗng, lấp những hố sâu, uốn ngay đường cong mà quay về đường công chính.

Thật ra lời kêu gọi của ông Gioan không phải là mới mẻ: hình thức có thay đỗi, nhưng nội dung vẫn là một từ thời các ngôn sứ. Thiên Chúa vẫn luôn mong muốn con người vươn lên cao hơn, hạnh phúc hơn và xứng đáng hơn với tình yêu thương của Người. Con người luôn phải vượt qua quá khứ để đạt tới tương lai mới. Họ luôn phải khắc khoải trở mình để đón lấy những điều lớn lao Thiên Chúa tặng ban cho họ. Lời kêu gọi của ông Gioan Tẩy Giả nhắc lại cả một lịch sử dài của lòng yêu thương. Lịch sử này đang đi tới hổi quyết định với sự xuất hiện của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa.

Do đó, lời kêu gọi của ông Gioan có tính cách độc đáo vì chuẩn bị cho thời cuối cùng. Ông đã thoáng thấy một tương lai xán lạn đang được mở ra: nhân loại được giải thoát hoàn toàn khỏi ách nô lệ, và Thiên Chúa sắp đến để thực hiện những sáng kiến cuối cùng. Chính vì vậy ông nói rõ: "sẽ có một Đấng đến sau tôi, quyền thế hơn tôi" và "tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần" (Mc 1,7-8).

Kẻ dọn đường hiên ngang

Ngày nay, Đức Kitô đã đến và một giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người đã được ký kết, thì nhân vật Gioan này còn có thể nói gì với con người? Ông là vị ngôn sứ cuối cùng, một vị ngôn sứ lớn của Cựu Ước, nhưng lại là vị ngôn sứ đầu tiên trong Kitô giáo; ông đã hoàn thành công trình xây dựng cây cầu nối giữa dân Ít-ra-en và dân mới của Thiên Chúa, giữa đợi chờ và xuất hiện. Vậy phải chăng nên xếp ông vào công hàm, vào bảo tàng lưu trữ?

Chắc chắn là không. Điểm nghịch lý trong Lịch Sử Cứu Độ là tất cả đã được ban tặng nhưng vẫn còn đang được thực hiện. Có một Tin Mừng đã được viết ra, và có một Tin Mừng khác cũng đang được viết ra. Thiên Chúa đã nói với con người một lần thay cho tất cả, nhưng sự im lặng hiện nay của Người cũng là một cách nói. Do đó, lời kêu gọi của ông Gioan Tẩy Giả vẫn luôn vang lên như một lời mời gọi, như một sứ mạng.

Như một lời mời gọi. Con người sống trong sa mạc xưa kia cũng đang kêu lên giữa sa mạc của cuộc đời: Anh em hãy ăn năn sám hối, tức là: hãy đi vào sa mạc mà gặp gỡ Thiên Chúa, hãy từ bỏ tất cả để nhường chỗ cho Thiên Chúa. Đây cũng là điều Thiên Chúa luôn nói với con người, như lời ngôn sứ Hô-sê: "Ta sẽ dẫn ngươi vào sa mạc để cùng ngươi thổ lộ tâm tình."

Như một sứ mạng. Gioan đã minh chứng rằng Đức Kitô chỉ có thể xuất hiện trên những con đường đã được chuẩn bị sẵn sàng. Mỗi người phải dẹp đi những trở ngại được dựng nên trên con đường của Đức Kitô. Họ có nhiệm vụ phải đẩy xa khỏi mình cũng như môi trường chung quanh những thành kiến, những thái độ thiếu tình yêu... Họ có sứ mạng phải dọn đường, phải dành chỗ cho Đức Kitô xuất hiện: nhỗ đi những mầm mống của bạo lực và chiến tranh, san bằng những ngọn núi là thái độ dửng dưng, lấp đầy những hố sâu là nghi ngờ và cái nhìn xấu xa.

Ông Gioan đã làm chứng cho niềm tin của ông vào thế giới mới này bằng chính mạng sống của ông. Ông xác tín rằng trong thế giới mới này, những tâm hồn ủ rũ sẽ được nâng dậy và những cõi lòng sôi sục, chia rẽ vì hận thù sẽ được biến đổi trở nên dịu hiền.

Ông Gioan đã là cái máy ủi. Mỗi người chúng ta, theo cách của mình, cũng phải trở thành người ủi đường cho Chúa đến. Và như ông Gioan, mỗi người chúng ta cũng phải xoá mình đi trước một Đấng khác, quyền thế hơn chúng ta. Chính Người là ơn cứu độ, là Tin Mừng cho thời đại chúng ta.

* * *

Đức Kitô chẳng còn đôi tay

Người chỉ có đôi tay của chúng ta

để thực hiện công trình của Người ngày hôm nay.

Đức Kitô chẳng còn đôi chân

Người chỉ có đôi chân của chúng ta

để đến với con người.

Đức Kitô chẳng còn tiếng nói

Người chỉ có tiếng nói của chúng ta

để công bố về Người.

Đức Kitô chẳng còn sức lực

Người chỉ có sức lực của chúng ta

để hướng dẫn nhân loại đến với Người.

Đức Kitô chẳng còn những bản Tin Mừng

để con người đọc lên.

Nhưng tất cả những gì chúng ta làm

qua lời nói và hành động

đó chính là Tin Mừng được viết ra.

M. Pomilio.

 

15.Bắt đầu lại--Lm. Văn Hào, SDB chuyển ngữ

Chúng ta mong đợi trời mới đất mới (2P 3,13)

Thời điểm bị khủng hoảng cũng là dịp để giúp chúng ta thay đổi, canh tân và bắt đầu lại. Khi mọi sự đang diễn ra suông sẻ, chúng ta thường ít nghĩ đến việc phải đổi thay. Giữa lúc thế giới có những xáo trộn, chúng ta có thể dễ dàng nghe được tiếng nói của những người đang cần đến chúng ta, để giúp họ vươn lên và sống đúng với phẩm giá đầy tròn của mình. Đây cũng là điều mà ngôn sứ Isaia đã làm đối với dân Chúa trong cuộc lưu đày bên Babylon, mà chúng ta sẽ nghe trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Vị ngôn sứ ngọt ngào nói với Israel, hay diễn tả theo kiểu cách văn hoa là Isaia đã “ngỏ lời bằng con tim của mình” về niềm hy vọng khi bình minh mới ló rạng. Đây là ngôn ngữ của những người đang chìm đắm trong yêu thương nồng nàn. Bình minh ló rạng sẽ khai mở một tin tức tốt lành lúc ban mai: Dân sẽ thoát cảnh lưu vong và được trở về cố hương. Một con đường dẫn ngang sa mạc sẽ đưa họ trở về Giêrusalem, về với quê cha đất tổ.

Nhiều người đi lưu đày, coi đó như một hình phạt do chính tội lỗi họ đã gây ra. Tuy nhiên vị ngôn sứ nói về “cánh tay mạnh mẽ của Đấng Thánh” không phải là đôi tay để giáng phạt. Trái lại, Thiên Chúa giang rộng vòng tay để thu gom đoàn chiên bị tản mát, để ôm ấp dân Ngài vào lòng cách trìu mến, và dịu dàng đưa dẫn họ trên con đường về lại quê hương. Đây chính là tin vui được công bố. Một Thiên Chúa uy quyền và mạnh mẽ lại là một Thiên Chúa nhân hậu, như một mục tử hiền lành, chăm sóc những con chiên bị thương tích và tật nguyền, dẫn chúng thoát khỏi nơi hoang vu, và đưa chúng đi vào đường lối của Ngài. Đó là một khởi đầu mới quá tốt lành.

Tuy nhiên, Gioan tiền hô cũng đã công bố một khởi đầu mới, nhưng xem ra có vẻ hơi nhức nhối và khó chịu. Gioan nói rằng, quà tặng thứ tha đến từ Thiên Chúa, chỉ được trao ban cho những ai nhận thức được tội lỗi mình và biết trải lòng ra để Thiên Chúa lau rửa sạch sẽ. Sự khởi đầu mới này đã được đón nhận bởi đám đông khi họ đến nghe Gioan rao giảng, và được thanh tẩy bằng Thần khí. Câu văn đầu tiên, mà Marcô đã viết trong trình thuật “ Khởi đầu Tin Mừng”, vọng lại âm hưởng những dòng đầu tiên trong sách Khởi nguyên. Marcô muốn gợi lên nơi chúng ta niềm hy vọng vào Thiên Chúa, đấng đang thực hiện một khởi nguyên mới khi Đức Giêsu đến. Đó là một cuộc tạo dựng mới, được bắt đầu ngay hôm nay, ngay bây giờ, mỗi khi chúng ta trở về với Chúa và biết biến cải tâm hồn chúng ta đi theo đường lối chính trực và ngay lành.

Bài đọc thứ hai cũng nói về sự mới mẻ mà chúng ta đang đợi chờ. Thánh Phêrô dùng hình ảnh “trời mới, đất mới” để khải thị điều này. Nhiều bản văn Kinh thánh cũng nói về một cuộc tạo dựng mới tương tự, (như trong Is 65,17; 66,22; Kh 21,1; 2 Cor 5,17; Gal 6,15). Tuy nhiên chỉ trong lá thư thứ hai của Thánh Phêrô, vị tông đồ đã phác vẽ một viễn cảnh cánh chung bao gồm cả sự hủy diệt và khóa sổ vũ trụ, trước khi khai mở một tạo dựng mới. “Các tầng trời sẽ bị thiêu hủy và ngũ hành chảy tan ra trong lửa hồng” (2P 3,12). Quan niệm này bắt đầu xuất hiện ở Ba-tư, dần trải rộng sang vùng theo văn hóa Hy - La. Nhiều lần, chính chúng ta cũng mong muốn Thiên Chúa thực hiện một điều gì đó xem ra có vẻ bi thiết giống như vậy, để khởi đầu lại, và xóa sạch mọi vết tích cũ. Tin Mừng được công bố, chính là việc Thiên Chúa, cho dù đã thực hiện những việc bi ai, nhưng Ngài biến đổi vũ trụ, thiết định một tạo dựng mới xuyên qua những dạng thức bi ai này. Tuy nhiên, Thiên Chúa thực thi những công trình của Ngài, không phải với phương cách hủy diệt đầy phẫn nộ và tàn bạo. Ngài chỉ mong muốn mạnh mẽ lôi kéo mọi con tim sắt đá và chai cứng đến sát bên Ngài, để những tâm hồn tội lỗi đó được tẩy luyện trong máu Đức Giêsu. Đây là cách thái thông thường, tuy cũng khá đặc biệt, mà Thiên Chúa thường hay sử dụng. Ngài dùng sự Khôn Ngoan linh thánh nhập thể nơi vũ trụ, để biến đổi hoàn vũ cũng như biến đổi tâm hồn chúng ta.

Đối với một số người, cần phải có một thời gian dài để mở toang cánh cửa tâm hồn cho tình yêu Thiên Chúa chiếm ngự và biến đổi. Một số khác, lại rất nhạy bén và nhanh chóng quy thuận để bước theo chỉ dẫn của Ngài. Thiên Chúa hứa thực hiện một khởi đầu mới nơi ta, nhưng nhiều khi ta vẫn nghĩ tưởng là Ngài chậm trễ hay trì hoãn. Không phải Ngài chậm trễ, mà là chính chúng ta, chúng ta không thiết tha hay cứ mãi chần chờ. Bài đọc thứ hai hôm nay bảo đảm rằng, Thiên Chúa luôn kiên nhẫn và không theo những gì chúng ta hoạch định cho hôm nay hay cho ngày mai. Đối với Chúa, một ngày cũng như ngàn năm và ngàn năm cũng như một ngày. Thánh Phêrô nói với chúng ta rằng nhiều người vẫn nghĩ Thiên Chúa quá chậm chạp, song thực chất Ngài luôn kiên nhẫn đợi chờ, chỉ vì muốn lôi kéo chúng ta đến với tình yêu Ngài, để tình yêu đó biến đổi và tái tạo cuộc sống mới nơi chúng ta.

Các bài đọc hôm nay trình bày cả hai chiều kích năng động, một từ phía Thiên Chúa, và một từ phía con người. Thiên Chúa mong muốn thực hiện nơi ta những khởi đầu mới nhưng Ngài sẽ bất lực không làm được, nếu chúng ta không đáp trả và cộng tác. Chúng ta phải nhận ra rằng Chúa đang đến, và chúng ta cần phải biết trải lòng mình ra đón chờ Chúa đến. Bài đọc thứ nhất và cả bài đọc thứ hai hôm nay đều mời gọi chúng ta đi vào sa mạc để thực thi điều ấy. Sa mạc biểu thị cả hai trạng huống tương phản. Đó vừa là nơi hoang vắng đầy khiếp hãi, đồng thời sa mạc cũng là nơi Thiên Chúa thân tình đến gặp gỡ và trao ban ân sủng cho con người. Từ trong sa mạc nội tâm nơi mỗi người chúng ta, vẫn luôn vang vọng điệp khúc của hy vọng, đem đến cho chúng ta những tin tức tốt lành. Đó là tin tức về tình yêu của Thiên Chúa không bao giờ vơi cạn, và cả khi chúng ta cảm thấy tâm hồn mình cằn cỗi, thiếu vắng tình yêu, ơn Chúa vẫn luôn đủ để giúp chúng ta “bắt đầu lại”.

 

16.Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Lm. Gioan Phan Tiến Dũng

Có một kỷ niệm vui lúc tôi còn nhỏ, cứ mỗi năm sau mùa mưa bão của tháng 11, bước vào Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng, sau khi đi Lễ nhất về, bà ngoại thường gọi con cháu ra quét dọn, làm sạch con đường trước nhà, cũng là con đường bên hông nhà thờ Gx. Tân Bình. Có một lần tôi hỏi bà: “Tại sao mình không dọn dẹp con đường vào các dịp khác mà cứ vào ngày này hằng năm? Bà liền cười và nói với tôi. Cháu không nghe Lời Chúa hôm nay và bài giảng của Cha về việc dọn đường cho Chúa đó sao.” “Làm sao để chuẩn bị, dọn đường để đón tiếp Chúa” là chủ đề của ba bài đọc Lời Chúa hôm nay, được hòa quyện và liên kết với nhau, tuy nhiên mỗi bài đọc vẫn cho chúng ta một cách thức và chiều kích khác nhau, hầu giúp chúng ta có thể sống và noi theo.

Trong bài đọc một, sau thời gian lưu đày, dân chúng dường như bị mặc cảm về chính cách sống, thái độ của họ trong quá khứ qua những yếu đuối và tội lỗi phản nghịch của mình. Nhận thấy tâm trạng u buồn, chán nản của dân chúng, nên Chúa đã dùng Tiên tri Isaia đến để an ủi, nâng đỡ và giúp họ sống trong cung cách mới: “Hãy an tâm, hãy an tâm! Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi.” Chúa yêu thương, ban ơn tha thứ, nhưng đồng thời, Ngài cũng kêu gọi sự cộng tác của con người trước ơn ban. “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng.” Thật vậy, cách dọn đường, sửa đường cho Chúa không gì khác hơn chính là thái độ sống đơn sơ khiêm tốn, thực lòng quay về với Chúa là Cha để trông cậy, tin tưởng hoàn toàn vào Ngài.

Trong bài đọc hai Thánh Phêrô minh chứng cho chúng ta biết thái độ bao dung nhân từ của Thiên Chúa, Ngài là Người Cha luôn kiên trì, nhẫn nại, vẫn đang chờ đợi chúng ta quay trở về để ban ơn tha thứ, thánh hóa. “Người hành động nhẫn nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối.” Chính vì lẽ đó mà Chúa muốn chúng ta: “phải sống thánh thiện và đạo đức biết bao, khi anh em mong chờ và thôi thúc ngày Chúa đến.” Đây là cách thức và thái độ khôn ngoan, hầu giúp chúng ta có thể đón nhận ơn thánh Chúa thương ban.

Khởi đầu Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô, sứ mạng của Chúa Giêsu hôm nay vang vọng lại dấu ấn từ tiếng kêu trong lời rao giảng của Tiên tri Isaia “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” và tiếng kêu trong hoang địa của Gioan Tẩy giả về “phép rửa của ăn năn sám hối để được ơn tha tội.” “Tiếng kêu trong hoang địa” với cái nhìn của Kinh Thánh, giúp dân chúng gợi nhớ lại hành trình trong sa mạc để tiến về đất hứa; nên tiếng kêu này rất gần gũi và thân thương đối với họ. Bên cạnh đó, hình ảnh của Gioan xuất hiện trong cung cách rất đơn sơ, khiêm tốn, gần gũi với thiên nhiên, nhưng sứ điệp của ông thì rất mạnh mẽ, rõ ràng khi mời gọi dân chúng sám hối, chuẩn bị đón Chúa đến. Chúng ta hôm nay cũng được mời gọi để chuẩn bị  về cả cách sống lẫn tâm hồn, để rồi chính chúng ta qua cách sống cũng trở thành “tiếng kêu trong sa mạc” cho người khác, qua đó họ cũng có thể đến với Chúa trở về với Chúa và lãnh nhận ơn Thánh của Ngài.

Áp dụng Lời Chúa hôm nay vào trong cuộc sống thực tại của chúng ta, khi dọn đường, chuẩn bị đường cho Chúa có nghĩa là gì? “Đường của Chúa” chính là sự thật, sự sống và ơn cứu độ. “Đường của chúng ta” cần chuẩn bị, chính là tâm hồn, lòng trí và cung cách, thái độ sống của chúng ta, con đường này cần phải đơn sơ, chân thật và ngay thẳng; cung cách, đường hướng trên con đường của chúng ta đi và hành động phải luôn quy hướng về một đích điểm là Chúa Giêsu. Thế nhưng trong thực tế của cuộc sống, không phải lúc nào con đường chúng ta đi cũng dễ dàng và thẳng tắp; có nhiều lúc chúng ta sẽ cảm thấy hành trình cuộc sống của mình dường như đang bị khô cằn như trong sa mạc; chúng ta cũng gặp phải những núi cao của sự kiêu căng, tự mãn của tính người; hay cũng sẽ gặp những hố sâu của yếu đuối và tội lỗi gây ra đến mức làm chúng ta hoang mang, bất an, cảm giác trống vắng và đánh mất ý nghĩa của cuộc sống. Tất cả những gồ ghề của đồi núi, hay vực thẳm hố sâu sẽ được san bằng, lấp đầy chỉ khi nào chúng ta tìm đến với Thiên Chúa bằng tấm lòng cởi mở, chân thật và khiêm tốn.

Hãy tìm đến với Chúa ngay cả những lúc chúng ta yếu đuối và con đang tim tan nát vì tội lỗi vì ơn thánh Chúa và sức mạnh của Ngài, đặc biệt qua bí tích Hòa giải và Thánh Thể sẽ giúp chúng ta được bình an, vui sống và vững bước trên con đường thánh đức để đón gặp Chúa. Lạy Chúa, xin đỡ nâng, ban ơn sức mạnh và thánh hóa, hầu chúng con luôn tiến bước và hướng đến Chúa là cùng đích, là nguồn của Chân-Thiện-Mỹ với tinh thần đơn sơ, khiêm tốn và chân thật. Amen.

 

17.Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Lm. Inhaxiô Hồ Thông

Cả ba bài đọc của Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật II Mùa Vọng đều được định vị trong viễn cảnh của việc Thiên Chúa can thiệp vào trong Lịch Sử loài người.

Is 40: 1-5, 9-11

Thiên Chúa truyền cho ngôn sứ I-sai-a đệ nhị hãy an ủi dân Ngài trong cảnh cùng khốn và loan báo cuộc giải thoát gần kề.

2Pr 3: 8-14

Thánh Phê-rô nhắc nhở rằng không phải Thiên Chúa lỗi hẹn, nhưng vì lòng thương xót mà Ngài trì hoãn để chúng ta có đủ thời giờ lập công tích đức trong khi chờ đợi trời mới và đất mới mà Chúa đã hứa cho chúng ta.

Mc 1: 1-8

Gioan Tẩy Giả, vị sứ giả được Thiên Chúa sai đi để dọn đường cho Đức Giê-su, Ngài là Đấng Ki-tô và là Con Thiên Chúa.

BÀI ĐỌC I (Is 40: 1-5, 9-11)

Chúa Nhật vừa qua, chúng ta đã đọc bản văn của ngôn sứ I-sai-a thời hậu lưu đày, được gọi là I-sai-a đệ tam: dân Do thái đã được cứu thoát khỏi cảnh lưu đày, trở về quê cha đất tổ và đang nổ lực tái thiết đất nước. Trong Chúa Nhật nầy, Bài Đọc I được trích từ tác phẩm của vị ngôn sứ thời lưu đày. Bản văn này đưa chúng ta đi ngược về quá khứ: thời kỳ dân Do thái vẫn còn bị lưu đày ở Ba-by-lon vào những năm 550-539, cuộc giải thoát chưa xảy đến.

Vị ngôn sứ thời lưu đày nầy không ngừng đem đến những lời an ủi lớn lao cho đồng bào của mình. Thế nên, tác phẩm của ông được gọi “sách An Ủi” (Is 40-55). Chúng ta không biết gì về vị ngôn sứ thời lưu đày nầy. Ông thường hằng ẩn mình sau sứ điệp của mình, như bản văn hôm nay cho thấy. Ngay từ đầu, vị ngôn sứ ẩn mình trong “lời Thiên Chúa phán”; đoạn, trong “một tiếng kêu” mà không xác định; và sau cùng, trong “một sứ giả báo tin mừng”. Vị ngôn sứ nầy thường được gọi I-sai-a đệ nhị, vì ông thuộc vào hàng những môn đệ đầu tiên của ngôn sứ I-sai-a đệ nhất, và tác phẩm của ông đã được tập hợp chung với tác phẩm của thầy mình.

1. “Hãy an ủi dân Ta”:

“Hãy an ủi, an ủi dân Ta!”, đó là lệnh truyền mà Thiên Chúa gởi đến cho vị ngôn sứ của Ngài trong khi dân Do thái đang sống kiếp lưu đày vô vọng. “Dân Ta”, lời khẳng định nầy chắc chắn đã làm ấm lòng những người lưu đày, vì họ đã nghĩ rằng Thiên Chúa đã quên họ, không còn đoái hoài đến số phận bi thương của họ. Không, họ luôn luôn là “dân của Ngài”, dân Chúa chọn mà xưa kia được Thiên Chúa nâng niu chiều chuộng. Cung giọng đầy trìu mến được cất lên ở cuối bài thơ trong hình ảnh người mục tử tận tình săn sóc đàn chiên của mình, nhất là những con chiên bé bỏng.

“Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem”. Dân thành đã bị trừng phạt vì tội bất trung lâu dài của mình, đây là lần đầu tiên được Thiên Chúa loan báo là Ngài thứ tha tội vạ của dân và cho họ được hồi hương trở về quê cha đất tổ. Sứ điệp tràn đầy hy vọng.

2. Thời kỳ Thiên Chúa tha thứ:

“Thời phục dịch của thành đã mãn”. Chúng ta gặp lại hình ảnh nầy trong các đoạn văn Cựu Ước khác như G 7: 1: “Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao?”. Hình ảnh này được dùng ở đây để diễn tả thời kỳ gian khổ cùng cực.

“Thành đã bị tay Chúa giáng phạt gấp hai so với tội phạm”. Chúng ta có thể hiểu diễn ngữ “gấp hai” nếu chúng ta khảo sát hai thử thách lớn lao mà dân phải gánh chịu: một mặt, cuộc lưu đày ở Ba-by-lon và mặt khác, cuộc tàn phá Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Nhưng diễn ngữ nầy đơn giản muốn nói đến muôn vàn khổ đau mà dân phải chịu.

Ghi nhận quan trọng nầy sẽ xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của ngôn sứ I-sai-a đệ nhị và gợi lên nguồn cảm hứng cho các bài thơ về “Người Tôi Tớ đau khổ”. Dân Chúa chọn, người tôi tớ Thiên Chúa, đã kinh qua một sự thử thách thanh tẩy. Quả thật, ơn tha thứ của Thiên Chúa thì nhưng không. Tuy nhiên, qua những đau khổ dài lâu mà dân phải chịu, cũng như qua việc Thiên Chúa biểu lộ vinh quang của Ngài bằng việc cứu thoát dân, những người lưu đày sẽ bày tỏ cho muôn dân thấy “Thiên Chúa phán như thế nào, Ngài sẽ thực hiện đúng như vậy”.

Đó là ơn gọi của dân Ít-ra-en, với tư cách là người tôi tớ Đức Chúa: chuẩn bị những nẻo đường cứu độ cho muôn dân. Chúng ta thoáng thấy ươm mầm ý tưởng về giá trị của những đau khổ mà những người công chính, nhóm kiên trung còn sót lại, phải chịu để công chính hóa mọi người. Nhóm còn sót lại này, một ngày kia sẽ là “Người Tôi Tớ hoàn hảo”, chính là Đức Ki tô.

3. “Hãy mở một con đường cho Chúa”:

Để trở về quê cha đất tổ, đoàn người lưu đày sẽ phải băng qua hoang địa. Họ phải đặt trọn niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng sẽ ở bên cạnh dân Ngài và đích thân dẫn dắt dân Ngài. Sứ giả hô lớn: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Chúa; giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Chúa chúng ta”.

Cuộc hành trình băng qua hoang địa dưới sự che chỡ và hướng dẫn của Thiên Chúa, viễn cảnh nầy gợi lên rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những điềm thiêng dấu lạ cho những tù nhân Ba-by-lon, như xưa kia Ngài đã thực hiện cho cha ông họ: giải thoát họ ra khỏi cảnh đời nô dịch ở bên Ai-cập và dẫn đưa họ về miền Đất Hứa. Cuộc Tân Xuất Hành này sẽ bày tỏ vinh quang Thiên Chúa, qua đó muôn dân sẽ hiểu rằng “chính miệng Thiên Chúa đã phán như vậy”, nghĩa là Thiên Chúa trung thành với những gì Ngài đã hứa, Ngài sẽ thực hiện những dự định của Ngài. Dân Ít-ra-en sẽ là chứng nhân về ơn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa: “Mọi người phàm sẽ cùng được thấy”.

4. “Loan tin mừng”:

“Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao…”. Chính ở nơi bản văn nầy mà những Ki-tô hữu tiên khởi đã mượn thuật ngữ “Tin Mừng” để chỉ Mặc Khải Đức Giê-su Ki-tô mang đến. Vì thế, chúng ta ở tận nguồn của thần học về “Tin Mừng”.

Ấy vậy, “Tin Mừng” nầy phải được lớn tiếng công bố từ trên đỉnh non cao để khắp các thành xứ Giu-đa có thể nghe được là gì? Đó là Thiên Chúa đích thân đến cứu dân Ngài, giải thoát những kẻ bị giam cầm, dẫn đưa họ về quê hương đích thật của mình. Ngài không còn dung thứ những điều gian ác mà dân Ngài phải chịu.

Vị ngôn sứ tưởng tượng cuộc hồi hương về Giê-ru-sa-lem như một đám rước khải hoàn. Nhưng ông tô đậm chân dung vị lãnh đạo toàn thắng qua hình ảnh người mục tử ân cần trìu mến đối với đàn chiên của mình. Thiên Chúa tha thứ và dẫn đưa dân Ngài trở về miền Đất Hứa trước hết là vị Thiên Chúa Tình Yêu.

Đó là hình thức đầu tiên của Tin Mừng, tiên báo một cuộc giải thoát khác, một sự tha thứ có tính quyết định hơn và phổ quát hơn, và cũng tiên báo một đám rước khải hoàn khác: đám rước của những người được tuyển chọn về thành thánh Giê-ru-sa-lem thiên quốc.

BÀI ĐỌC II (2Pr 3: 8-14)

Ngay đầu thư, thánh Phê-rô tự giới thiệu mình: “Tôi là Si-mê-ôn Phê-rô, tôi tớ và Tông Đồ của Đức Giê-su Ki-tô…”. Bức thư chắc chắn chứa đựng những lời căn dặn sau cùng của thánh nhân (ngài gợi lên cái chết gần kề của mình). Tuy nhiên, xem ra đây là một di cảo, được một trong số các môn đệ của thánh nhân biên soạn lại và bổ sung để đương đầu với những hoàn cảnh mới.

Quả thật, những đề tài được đề cập đến trong đoạn trích hôm nay sẽ được hiểu tốt hơn, nếu như chúng được đặt vào trong bối cảnh muộn thời hơn. Thế hệ của các Tông Đồ và của những môn đệ truyền chân đã qua. Ấy vậy, Đức Ki-tô đã hứa là Ngài sẽ trở lại, nhưng thế hệ Ki-tô hữu hậu Tông Đồ chờ mãi vẫn không thấy ngày Chúa trở lại. Vì thế, họ ngạc nhiên, phản kháng và ngờ vực. Để trả lời cho vấn nạn nầy, một cộng tác viên của thánh Phê-rô đưa ra ba luận chứng:

1. Khái niệm thời gian:

Thời gian là của Chúa chứ không của chúng ta. Tác giả trích dẫn thích đáng ý của Tv 90:

“Ngàn năm Chúa kể là gì,

tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,

khác nào một trống canh thôi!” (Tv 90: 4).

2. Thiên Chúa trì hoãn vì lòng xót thương:

Đức Ki-tô đến chậm vì để cho mọi người có thời gian ăn năn hối cải. Chúng ta cũng gặp lại suy tư nầy của thánh Phao-lô trong thư gởi các tín hữu Rô-ma: “Thưa anh em, tôi không muốn anh em chẳng hay biết mầu nhiệm này, để anh em đừng tự cho mình là khôn, đó là: một phần dân Ít-ra-en đã ra cứng lòng, cho đến khi các dân ngoại gia nhập đông đủ” (11: 25).

3. Thiên Chúa trung tín với những lời Ngài đã hứa:

Việc Ngài trở lại là điều chắc chắn. Nhưng lúc đó là ngày cùng tận của thế giới (vậy tại sao phải hối thúc chứ?). Tác giả bức thư gợi lên ngày ấy bằng những hình ảnh quen thuộc của truyền thống khải huyền.

Đoạn ông khéo léo kết luận: bởi vì Thiên Chúa sẽ canh tân mọi sự cho những ai được Ngài tuyển chọn, thế nên, “trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải nên tinh tuyền, không gì đáng trách, để được bình an trước mặt Chúa”.

TIN MỪNG (Mc 1: 1-8)

Đoạn Tin Mừng hôm nay là phần mở đầu của sách Tin Mừng theo thánh Mác-cô được cấu trúc như sau:

1. Nhan đề (1: 1)

2. Sứ mạng của Gioan Tẩy Giả (1: 2-8)

A. Chứng từ của các ngôn sứ (1: 2-3)

B. Hoạt động và lối sống của Gioan Tẩy giả (1: 4-6)

C. Chứng từ của Gioan Tẩy giả (1: 7-8).

1. Nhan đề (1: 1).

Sách Tin Mừng Mác-cô không mở đầu với Tựa Ngôn như sách Tin Mừng Gioan, cũng không cuộc đời Thơ Ấu của Đức Giê-su như sách Tin Mừng Mát-thêu và sách Tin Mừng Lu-ca, nhưng với một nhan đề: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su, Đấng Ki tô, Con Thiên Chúa”. Với nhan đề nầy, ngay từ đầu, thánh Mác-cô loan báo sách được chia thành hai phần:

- Phần thứ nhất (1: 2-8: 30): Đức Giê-su dần dần vén mở sứ mạng của mình: Ngài là “Đấng Ki-tô”. “Đấng Ki-tô” được phiên âm từ từ Hy lạp “Christos”, xuất xứ từ nguyên ngữ Do thái “Đấng Mê-si-a”, nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu và đặc phái đến để thiết lập Vương Quốc của Ngài vào thời cánh chung. Như vậy, trong phần thứ nhất, thánh Mác-cô muốn dẫn đưa độc giả của mình cùng với thánh Phê-rô và các môn đệ đến chỗ nhận biết và tuyên xưng “Thầy là Đấng Ki-tô” (8: 29). Nhưng vào thời Đức Giê-su, tước hiệu “Đấng Ki-tô” rất dể ngộ nhận. Dân Do thái sau một thời gian dài bị đế quốc nầy đến đế quốc khác thống trị và áp bức, nên mong chờ một vị vua trần thế được Thiên Chúa ban quyền năng để đánh đông dẹp tây, mở rộng vương quyền và đem lại cảnh thái bình thịnh trị cho dân tộc mình.

- Phần hai (8: 31-16: 20): Đấng Ki-tô bày tỏ cho các môn đệ chân tính của Ngài là “Con Thiên Chúa”. Danh xưng nầy cũng là một trong những tước hiệu của Đấng Ki-tô. Các vua Phương Đông thời xưa cũng thường tự xưng mình là “thiên tử”. Nhưng Đức Giê-su dần dần bộc lộ cho thấy mối quan hệ đặc biệt mật thiết và độc nhất của Ngài với Thiên Chúa, mà Ngài gọi là Cha của mình. Chính Ngài công bố long trọng tước hiệu này trước vị thượng tế (14: 61-62). Các môn đệ phải qua một thời gian dài mới khám phá ra nơi bản thân Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa đến sống giữa con người, và nhờ cuộc Tử Nạn và Phục sinh của mình, Ngài giải thoát loài người khỏi quyền lực Sự Dữ và Cái Chết. Trong phần thứ hai nầy, thánh Mác-cô muốn dẫn đưa độc giả của mình tới lời tuyên xưng đức tin sâu sắc hơn, được thốt ra từ miệng viên sĩ quan Rô-ma, dưới chân thập giá: “Quả thật, người nầy là Con Thiên Chúa” (15: 39).

Như vậy, với nhan đề nầy cho toàn bộ sách Tin Mừng của mình, thánh Mác-cô xác định rất rõ rằng sách không kể cho chúng ta “tiểu sử cuộc đời” của Đức Giê-su, nhưng là một “Tin Mừng” về ơn cứu độ loài người được thể hiện cách độc đáo nơi bản thân Đức Giê-su quê Na-da-rét, Ngài là “Đấng Ki-tô” và là “Con Thiên Chúa” qua cái mâu thuẫn của thập giá. Chính Đức Giê-su là “Chúa” đến viếng thăm dân Ngài, không phải trong quyền uy xét xử, nhưng trong cái yếu hèn của một tình yêu trao tặng.

2. Sứ vụ của Gioan Tẩy giả (1: 2-8):

Câu 1 không chỉ là nhan đề của toàn bộ Tin Mừng Mác-cô nhưng cũng là nhan đề của của phần dẫn nhập (1: 1-15), phần dẫn nhập này được phân định bởi kiểu hành văn đóng khung rất quen thuộc của người Do thái, bắt đầu với chữ “Tin Mừng” ở câu 1 và kết thúc với chữ “Tin Mừng” ở câu 15. Thuật ngữ “Tin Mừng” xuất xứ từ sách I-sai-a (Is 40: 9; 52: 7; 61: 1..) được dùng ở đây để loan báo một biến cố vui mừng có một tầm mức quan trọng bậc nhất, đó là Đức Giê-su, Ngài là Đấng Ki-tô và là Con Thiên Chúa.

Phần dẫn nhập nầy bắt đầu với sứ vụ của Gioan Tẩy giả, người đi trước dọn đường cho Đức Giê-su. Theo cách thức nầy, Tin Mừng Mác-cô trung thành với lược đồ rao giảng của các Tông Đồ như được gặp thấy trong sách Công Vụ (1: 21t; 10: 37; 13: 24). Trong bộ Kinh Thánh, sách Sáng Thế cũng mở đầu với diễn ngữ: “Khởi đầu”. Gioan Tẩy Giả loan báo Tin Mừng về Đức Giê-su, là Đấng Ki-tô và là Con Thiên Chúa, Ngài đến để đánh dấu một khởi đầu tận căn, một khởi nguyên mới, kỷ nguyên cứu độ.

A. Chứng từ của các ngôn sứ (1: 2):

Ngay từ những hàng đầu tiên, thánh Mác-cô nêu bật hai điểm khác biệt với các thánh ký khác. Trước tiên, các thánh ký nầy cũng đều trích dẫn sấm ngôn của I-sai-a: “Có một tiếng kêu trong hoang địa…” nhưng sau khi đã nêu lên sứ vụ của Gioan Tẩy giả (x. Mt 3: 3; Lc 3: 4; Ga 1: 23). Thứ đến, trước khi trích dẫn sấm ngôn của I-sai-a, thánh Mác-cô trích dẫn một sấm ngôn khác: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước Con, để dọn đường cho Con đến”, sấm ngôn này được đúc kết bởi hai bản văn Cựu Ước khác nhau: Xh 23:20 và Ml 3:1.

Trong Xh 23: 20, Thiên Chúa nói với ông Mô-sê: “Nầy Ta sai sứ thần đi trước con, để gìn giữ con khi đi đường…”. Ngôn sứ Ma-la-khi lập lại lời nầy nhưng với một ‎ý nghĩa mới: “Nầy Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta” (3: 1). Trong sấm ngôn của Ma-la-khi, Thiên Chúa sai “sứ giả” của Ngài đến trước dọn đường để “Ngài đích thân đến với dân Ngài”. Thật ra, thánh Mát-thêu và thánh Lu-ca cũng trích dẫn sấm ngôn nầy, nhưng trong một bối cảnh khác và được đặt trên môi miệng của Đức Giê-su (Mt 11: 10; Lc 7: 27).

Vị sứ giả trong sấm ngôn nầy là ai? Chúng ta gặp thấy căn tính của vị sứ giả nầy ở Ml 3: 23: “Nầy Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi Ngày của Đức Chúa đến, ngày trọng đại và huy hoàng”. Trong 2V 2: 11, ngôn sứ Ê-li-a không chết nhưng được rước về trời trong một cỗ xe đỏ như lửa với những con ngựa kéo cũng đỏ như lửa. Vì thế, theo truyền thống Do thái mãi cho đến thời Chúa Giê-su, vị sứ giả Ê-li-a sẽ trở lại để dọn đường cho Chúa đến..

Sấm ngôn thứ hai được trích dẫn từ Is 40: 3 (bài đọc I): “Có một tiếng hô: Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta”. Vị ngôn sứ loan báo cho những những người lưu đày ở Ba-by-lon biết rằng Thiên Chúa sắp can thiệp để giải thoát họ khỏi kiếp sống tù đày. Các tác giả Tin Mừng cũng đã thấy ở nơi “tiếng hô nầy” tiên báo Gioan Tẩy Giả, vị tiền hô của Đức Giê-su, ông có sứ mạng đến trước để dọn đường cho Đức Giê-su đến. Ở nơi lệnh truyền nầy: thung lũng sẽ được lấp đầy, núi đồi sẽ phải bạt xuống, chúng ta gặp thấy cũng một lời dạy như Gioan Tẩy Giả: phải thay lòng đổi dạ, biến đổi sa mạc tâm hồn thành miền đất thấm đẩm thiên ân, hủy bỏ những quanh co uốn khúc của sự gian tà.

Theo phương cách trích dẫn phổ biến vào thời đó, thánh Mác-cô gán toàn bộ lời trích dẫn nầy cho ngôn sứ I-sai-a, bởi vì chúng có chung một đề tài: “dọn đường để đón tiếp Thiên Chúa”. Như vậy, khi khai mạc sứ vụ của Gioan Tẩy giả bằng lời trích dẫn nầy, thánh Mác-cô muốn cho thấy rằng việc Đức Giê-su đến đã được Cha Ngài chuẩn bị trước đó rồi và ơn gọi của Gioan Tẩy giả, vị Tiền Hô của Con Ngài, được dự kiến lâu lắm rồi trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chính Gioan Tẩy giả là ngôn sứ Ê-li-a, mà truyền thống Do thái mong đợi, trở lại để dọn đường cho Chúa và việc ông xuất hiện cho thấy Thiên Chúa vẫn trung thành với những lời Ngài đã hứa. Thời gian đã đến hồi viên mãn.

B. Hoạt động và lối sống của Gioan Tẩy giả (1: 3-6).

Chúng ta lưu ý rằng khi trích dẫn sấm ngôn I-sai-a, thánh Mác-cô đã tự ý ngắt câu cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của Gioan Tẩy Giả. Thay vì “Có tiếng hô: Trong sa mạc…”, thánh ký đổi thành “Có tiếng người hô trong hoang địa…”. Quả thật, Gioan Tẩy giả đã ẩn cư trong hoang địa ngay từ thuở thanh xuân để chuẩn bị sứ mạng của mình trong thinh lặng và chiêm niệm cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en (Lc 1: 80), như Đức Giê-su sẽ rút vào trong sa mạc trước khi khởi đầu sứ mạng của mình.

Đây là sa mạc Giu-đa có dòng sông Gio-đan chảy băng qua và đổ vào Biển Chết. Phải chăng thánh Gioan thuộc vào cộng đoàn Kum-ran, có mặt ở trong miền nầy và sống trong sự chờ đợi Đấng Mê-si-a? Hay đơn giản ông có giao tiếp với cộng đoàn nầy? Phải nói rằng có rất nhiều điểm giống nhau giữa linh đạo của các nhà khổ hạnh Qum-ran và linh đạo của thánh nhân, nhưng cũng có rất nhiều điểm dị biệt.

Dù thế nào, sa mạc là nơi ẩn cư quen thuộc của những nhà thần bí vĩ đại thời Cựu Ước và là nơi ưu tiên cho những cuộc gặp gở với Thiên Chúa, như Mô-sê, Ê-li-a vân vân. Cũng như chính trong sa mạc mà dân Ít-ra-en đã trải qua những kinh nghiệm tôn giáo hình thành nên những mốc điểm lịch sử của dân tộc mình.

Lời kêu gọi sám hối là đề tài thường hằng của truyền thống ngôn sứ. Gioan Tẩy giả là vị ngôn sứ cuối cùng tiếp tục truyền thống nầy, nhưng ông thêm vào đây phép rửa. Không phải trong sa mạc mà nước mặc lấy tất cả giá trị và ý nghĩa tròn đầy của nó sao? Nước đem lại sự sống và biểu tượng ơn cứu độ.

Gioan Tẩy giả sống theo lối sống khổ hạnh: “Ông mặc áo lông lạc đà, thắt đai lưng bằng da, ăn châu chấu và mật ong rừng”. Qua việc mô tả cách ăn mặc của Gioan giống như ngôn sứ Ê-li-a (1V 1: 8), thánh Mác-cô muốn thông báo rằng Gioan Tẩy giả chính là ngôn sứ Ê-li-a tái xuất hiện mà mọi người đang mong đợi. Ngoài ra, qua việc mô tả tỉ mĩ cách sống khổ hạnh của Gioan tẩy giả trong hoang địa cô tịch, thánh Mác-cô ngầm trình bày hình ảnh tương phản với Đức Giê-su: Ngài giao tiếp gần gũi với đủ hạng người ở ngoài xã hội, cùng ăn cùng uống, cùng chia sẻ cuộc sống vui, buồn, sướng khổ với họ. Quả thật, Tin Mừng Mác-cô cống hiến cho chúng ta hình ảnh rất là người của Đức Giê-su: Ngài ngủ say giữa cơn giông tố (4: 38), Ngài ngạc nhiên về việc các người đồng hương của Ngài thiếu niềm tin (6: 6), Ngài không có thì giờ ăn uống (6: 31), Ngài không biết khi nào ngày Thế Mạc sẽ đến (13: 32), nhất là Ngài chết như một kẻ tuyệt vọng (15: 34). Nhưng chính ở nơi tính chất rất là người nầy, thánh Mác-cô có ý định dẫn đưa người đọc vào mầu nhiệm của Đức Giê-su, Đấng Ki-tô và Con Thiên Chúa.

C. Chứng từ của Gioan Tẩy giả (1: 7-8).

Chứng từ của Gioan Tẩy giả về Đức Giê-su là cao điểm của đoạn Tin Mừng hôm nay. Sứ điệp của ông làm xáo động lòng người. Uy tín của ông quá lớn đến độ dân chúng khắp nơi tuôn đến với ông. Tuy nhiên, ông ý thức sâu xa về sự cao vời khôn ví của Thiên Chúa. Ông công bố quyền năng vượt bậc của Đấng mà ông có sứ mạng chuẩn bị cho việc Ngài đến khi sử dụng hình ảnh rất tương phản để diễn tả sự bất xứng của mình như tên nô lệ trước mặt chủ, cả đến việc cúi xuống cởi dép cho Ngài ông cũng chẳng xứng đáng nữa: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cỏi dép cho Người”.

Nhất là ông nhận biết sự khác biệt căn bản giữa phép rửa của ông và phép rửa của Đức Giê-su: ông chỉ rửa trong nước, còn Đức Giê-su thì rửa trong Thánh Thần. Điều làm cho Đức Giê-su trổi vượt hẳn vị Tiền Hô của Ngài, đó là Ngài là Đấng sở hữu Thánh Thần (x. 1: 10).

Danh tiếng của Gioan Tẩy giả vào thời đó không thể nào chối cải. Sách Công Vụ nói với chúng ta rằng ngay cả sau khi ông đã qua đời rất lâu sau đó, các cộng đoàn môn đệ của ông vẫn tồn tại (Cv 18: 24-25; 19: 1-7). Họ đề cao ông là “Đấng Mê-si-a” (Ga 1: 19-34). Như thế ngay từ trang đầu tiên Tin Mừng của mình, thánh Mác-cô đã đặt Gioan Tẩy giả vào đúng vị thế của ông: sứ mạng của ông chỉ là loan báo và chuẩn bị cho việc Đức Giê-su, Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa. Chính Đức Giê-su mới là Tin Mừng mà Gioan có sứ mạng loan báo cho hết mọi người.

 

18.Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Jaime L. Waters--Chuyển ngữ: ĐCV Sao Biển

Lắng nghe những ngôn sứ của thời đại chúng ta

Các bài đọc Chúa nhật II Mùa Vọng nhấn mạnh đến các ngôn sứ là những người hướng dẫn chúng ta trên hành trình đến gần Thiên Chúa hơn.

Trong bài đọc thứ nhất từ sách ngôn sứ Isaia, chúng ta nghe lời tiên báo về dân tộc Giuđa, vì nhiều người đang sống xa quê hương trong cảnh lưu đày. Trong suốt thời kỳ này, Thiên Chúa hằng an ủi và đảm bảo với dân rằng họ sẽ có thể trở về quê hương với sự đồng hành và bảo vệ của Chúa. Giêrusalem được nhân cách hóa khi báo trước tin mừng ngày trở về quê hương sau thời kỳ lưu đày ở Babylon.

Tin mừng Marcô chú ý đến ngôn ngữ chuẩn bị mở đường bằng việc nối kết với Gioan Tẩy Giả và với vai trò của ông như là sứ giả báo trước sự xuất hiện của Đấng Mêsia. Trong phần mở đầu bài Tin mừng của thánh Máccô, với những vang vọng từ ngôn sứ Isaia, mọi người từ khắp miền Giuđê và Giêrusalem kéo đến với vị ngôn sứ và đón nhận phép rửa.

Khác với Mátthêu và Luca bắt đầu Tin mừng bằng việc tường thuật thời thơ ấu Chúa Giêsu và Gioan mở đầu với nguồn gốc thần linh của Chúa Giêsu, Máccô bắt đầu với lời loan báo của ngôn sứ Gioan Tẩy Giả nơi hoang địa. Phần mở đầu của Máccô tập trung vào sự khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu và lời tiên báo của Gioan định hình cách chúng ta hiểu biết về Chúa Giêsu.

Điều quan trọng là phần mở đầu của Máccô có nhiều chìa khóa để mở phần còn lại của Tin mừng chính yếu sẽ được đọc trong Năm phụng vụ B. Lời tuyên bố đầu tiên của Máccô nhằm kết nối Chúa Giêsu với Kinh thánh Do thái, soi sáng những đoạn trong Cựu ước. Máccô diễn giải và trình bày lại những lời tiên báo từ ngôn sứ Isaia và Malakhi về thời kỳ lưu đày và hậu lưu đày dưới ánh sáng của Đức Kitô. Tương tự như vậy, Máccô miêu tả Gioan Tẩy giả như vị ngôn sứ, mặc quần áo và ăn thức ăn thường được liên kết với ngôn sứ Êlia, một gợi ý quan trọng để thính giả thấy được nét tương đồng giữa hai nhân vật này.

Lời rao giảng đầu tiên của Gioan là: “Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các người, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các người trong Chúa Thánh Thần”. Gioan làm rõ vị thế và vai trò của mình so với Chúa Giêsu. Ông cho rằng mình là một ngôn sứ (trong các trích dẫn Kinh thánh và trang phục), chứ không phải là Đấng Mêsia. Khi chúng ta gặp được Chúa Giêsu ngay sau đó thì Gioan đã xác định Chúa Giêsu là Đấng mà ông giới thiệu. Hơn nữa, Gioan còn tự phân biệt mình với Chúa Giêsu bằng cách nói rằng mọi người sẽ đón nhận được Chúa Thánh Thần qua Chúa Giêsu.

Các bài đọc hôm nay nhắc nhở chúng ta nên biết sống hòa hợp với những lời nói ngôn sứ ở giữa chúng ta. Ngôn sứ Isaia đã nói trong thời của mình là quyền năng Thiên Chúa vượt quá thời lưu đày, quy tụ các dân tộc bị chia cắt và khởi đầu trở lại. Đến thời của Gioan Tẩy Giả, ông dựa vào truyền thống để làm sáng tỏ tầm quan trọng của Chúa Giêsu. Thay vì tiên báo tương lai, các ngôn sứ trong Kinh thánh rất quan tâm đến hiện tại, thường phê phán và giúp mọi người hiểu được thế giới để làm phong phú thêm mối tương quan của họ với Chúa và với nhau. Các ngôn sứ trong Kinh thánh cho thấy rằng Thiên Chúa phán qua lời nói và hành động của con người, và chúng ta nên tìm kiếm lời nói của vị ngôn sứ ở giữa chúng ta trong thời hiện đại này.

Trong Mùa Vọng và mọi lúc, chúng ta được mời gọi lắng nghe các vị ngôn sứ trong thời đại của chúng ta và được thôi thúc sống đời ngôn sứ, luôn lưu tâm đến các vấn đề cấp bách và làm việc không mệt mỏi để tìm hiểu và cải thiện thế giới.

----------------------------------

Nguồn: https://www.americamagazine.org/faith/2020/11/19/second-sunday-advent-gospel-reflection-catholic

 

19.Về với lòng mình--Lm. Xuân Hy Vọng

Kính thưa cộng đoàn Phụng Vụ, hôm nay Lời Chúa thúc giục mỗi người chúng ta hãy nhìn lại cuộc sống đức tin của mỗi người, nhìn lại mối tương quan đối với Chúa, đối với anh chị em trong cộng đoàn, gia đình, xã hội và sau hết với chính bản thân mình.

Mỗi lần bước vào Mùa Vọng, mùa ân sủng chuẩn bị tâm hồn đón chờ Chúa đến sinh lại nơi mỗi người, mỗi gia đình, cộng đoàn, chúng ta được Mẹ Giáo Hội nhắc nhở thường xuyên qua lời mời gọi của Chúa, đặc biệt qua các bài đọc hôm nay. Chúa đã dùng tiên tri Isaiah (bài đọc I) kêu mời, nhắn nhủ dân Is-ra-el “hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng”. Qua lời giáo huấn của Thánh Phê-rô (bài đọc II), Chúa hướng lòng chúng ta theo đường lối của Người “không phải Chúa chậm trễ thi hành lời hứa, nhưng vì anh em, Người hành động nhẫn nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối”. Và sau cùng, với hình ảnh của Thánh Gio-an Tiền Hô rao giảng phép rửa sám hối, cầu ơn tha tội (bài Phúc Âm), một lần nữa, Chúa mong muốn chúng ta cất bước trên con đường công chính của Người bằng việc sống khiêm nhu, lắng nghe và đáp lời kêu gọi của Người.

Đặt trên nền tảng Lời Chúa hôm nay, và với tâm tình ấy, nào chúng ta cùng tiến sâu vào cung lòng của mình, nơi đó chúng ta có thể gặp lại chính bản thân, cũng như bước vào một cuộc hội ngộ với Thiên Chúa - Người đang mong chờ, tìm gặp chúng ta qua đôi dòng suy niệm có vẻ rời rạc sau đây:

Hãy dọn đường đón chờ Chúa đến

Hãy lấp mọi ‘hố sâu giận hờn’

Hãy bạt muôn ‘núi đồi đố kỵ’

Làm cho ngay thẳng ‘lối sống cong queo’

San cho bằng ‘tâm hồn gồ ghề’

Hãy mạnh dạn cất bước loan tin

‘Trèo đèo gian khó’, băng rừng chông chênh

Cất tiếng cao đưa tin vui, đừng sợ

Báo tin mừng Chúa sẽ đến trong quyền uy

Người chăn dắt đoàn chiên như mục tử

Ẳm chiên con trên cánh tay nhẹ nhàng

Nhẹ dắt đưa chiên mẹ qua ngàn thảo nguyên xanh.

Ngàn năm với Chúa như một ngày đợi

Đợi một ngày với Chúa như ngàn năm

Nhưng đừng nhầm tưởng Chúa ‘ngủ quên’

Chẳng phải Người không thi hành lời hứa

Chỉ vì Người nhẫn nại với chúng ta

Không muốn ai phải hư mất trầm luân cả

Chẳng mong ai lìa xa ơn thứ tội

Luôn đợi chờ ta trở về ăn năn

Lìa xa tội, mặc lấy đức từ bi

Vững tâm, trông đợi trời mới và đất mới

Chính nơi này, công lý và hoà bình muôn năm.

‘Đấng đến sau tôi là Ngôi Hai cứu độ,

Người là đường, chân lý và sự sống

Rửa sạch trong bằng chính lửa Thánh Thần’

Hồn tôi ơi, vui mừng hoan hỉ

Hãy mở lòng, đón nhận Lời trường sinh

Thay con người tội lỗi nhân hình này… Amen!

 

20.Người Kitô hữu loan báo niềm hy vọng--Lm. Antôn Hà Văn Minh

Tin mừng Mc 1, 1-8: Lời kêu gọi sám hối như là cách thế dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến không chỉ là lời dành riêng cho Dân Do Thái, đó còn là lời được gởi đến cho chúng ta, người thời đại hôm nay. Bởi trong một thế giới tục hoá này, người ta cũng đang dần lãng quên Thiên Chúa...

Anh chị em thân mến,

Trong mấy ngày qua, xã hội Việt Nam đang nóng lên vì mấy con đường, những con đường được làm nên để cho việc thông thương được thuận lợi, để con người xích lại gần nhau hầu có thể trao đổi với nhau những thành tựu của cuộc sống trong các lãnh vực chẳng hạn khoa học, kỹ thuật... để phát triển kinh tế nhờ đó cuộc sống được nâng cao, con người thoát khỏi cảnh nghèo khó… nay những con đường đang trở thành mối đe doạ cho sự bình an của cuộc sống, tạo ra hận thù rẽ chia, gây ra những bất bình giữa nhiều người, những con đường đang tạo ra sự nghi ngờ rằng có chăng một nhóm lợi ích đã lợi dụng hình thức BOT để kiếm lợi riêng cho mình? Tại sao có những nghi ngờ gây ra sự bất bình lớn trong dân chúng? Thưa bởi vì sự hình thành những con đường như có một cái gì đó thiếu minh bạch, thiếu công khai khiến người ta đang nghĩ đó là những con đường gian lận! Những con đường như thế tạo ra sự tắc nghẽn trong cuộc sống, tắc nghẽn niềm tin, từ đó nẩy sinh ra bao nhiêu là muộn phiền, đánh mất đi bao nhiêu là nhiềm vui mà đáng lẽ cuộc đời đáng được hưởng. Thật đáng tiếc!

Phải chăng cuộc đời chỉ có những tiếng thở dài tiếc nuối, những muộn phiền không nguôi? Thưa không, Tin Mừng hôm nay thắp sáng cho chúng ta một niềm hy vọng lớn lao, niềm hy vọng về một con đường mang lại niềm vui, kiến tạo lại an bình, xoá bỏ mọi nghi ngờ ganh ghét, nối lại nhịp đập yêu thương. Con đường mà Gioan loan báo: con đường Chúa đến

Con đường mang lại niềm hy vọng này được kiến tạo không do bởi những đồng tiền, bởi tiền bạc nói như nhà thơ Arne Garborg người Na Uy: khi có tiền “bạn có thể mua thực phẩm nhưng không mua được sự ngon miệng; mua thuốc nhưng không mua được sức khỏe; mua chiếc giường êm ái nhưng không mua được giấc ngủ; mua sự hiểu biết nhưng không mua được sự khôn ngoan; mua hào quang nhưng không mua được sắc đẹp; mua sự huy hoàng nhưng không mua được sự ấm áp; mua thú vui nhưng không mua được niềm vui; mua người quen nhưng không mua được bạn bè; mua tôi tớ nhưng không mua được lòng trung thành”, vâng con đường trước tiên được xây dựng bằng hành vi sám hối.

Tại sao lại sám hối? Và việc này có liên quan gì đến con đường hy vọng mà tôi đang mong chờ? Chắc chắn Gioan không tự nhiên kêu gọi sám hối như là khởi đầu cho việc dọn một con đường để Chúa đến. Quả thật, Gioan đang ở trong một xã hội có quá nhiều nỗi khổ đau mà nguyên nhân chính là do Dân Chúa chọn đang xa rời sự tín thác vào Thiên Chúa, đang đánh mất dần lòng ham mê vào huấn lệnh của Chúa, và lòng qui hướng vào sự ham mê khác: sự giàu sang của cải. Lòng ham mê đó đã đẩy đưa con người đến bên bờ vực thẳm của hư vong, làm khô héo nhịp đập của con tim, đánh mất tình người, bởi giữa con người chỉ còn là thái độ hững hờ vô cảm không còn sự xót thương. Thánh Phaolô đã minh định: “Lòng ham tiền là gốc rễ của mọi loại tai hại, vì nuôi dưỡng ham muốn đó mà một số người đã... tự gây cho mình nhiều nỗi đau” (1 Tm 6, 10). Bởi vậy, lời kêu gọi sám hối của Gioan, chính là lời mời gọi dân chúng quay trở về với Thiên Chúa, với những huấn lệnh của Ngài.

Lời kêu gọi sám hối như là cách thế dọn đường cho Đấng Cứu thế đến không chỉ là lời dành riêng cho Dân Do Thái, đó còn là lời được gởi đến cho chúng ta, người thời đại hôm nay. Bởi trong một thế giới tục hoá này, người ta cũng đang dần lãng quên Thiên Chúa. Điều mà con người hôm nay quan tâm chính là sự giàu có của cải vật chất, là sự hưởng thụ nhằm thoả mãn những đòi hỏi của nhu cầu thân xác, và rồi một cách nào đó họ đồng hoá Thiên Chúa không gì hơn là chính họ. Việc này đã đưa tới một một thái độ loại trừ lẫn nhau, không đón nhận nhau và kết quả là giết chóc, là hận thù là bạo lực…. Vì thế, tâm tình sám hối của mùa vọng chính là nỗ lực tìm lại mối tương giao với Thiên Chúa.

Trong một thế giới đang bị chi phối quá nhiều tiếng náo động ồn ào, con người như lạc lạc lối giữa sự ồn ào ấy, và không biết làm thế nào để có thể tìm thấy một chỉ dẫn chắc chắn hầu có thể đạt tới niềm vui đích thật. Chúng ta, những Kitô hữu, phải là những tiếng hô cất lên niềm hy vọng như Gioan. Có nghĩa là chính chúng ta phải chỉ cho người thời đại hôm nay biết được đâu là đích đến của cuộc đời. Tiếng hô của chúng ta cất lên không chỉ là một âm vang, nhưng còn phải là một dấu chỉ sống động được biểu tỏ qua con người của chúng ta. Vâng, để tiếng hô của chúng ta được người khác nghe và tin tưởng vào Chúa, chúng ta phải làm cho người thời đại tìm thấy nơi chúng ta hình ảnh xác thực của Thiên Chúa hiện diện. Nói như Đức Phanxicô đã chia sẻ với tín hữu Myanmar vào ngày 30-11-2017 tại Thánh Lễ từ giã lên đường đi Bangladest.

Vâng thưa anh chị em, làm sao chúng ta trở thành được dấu chỉ cho cuộc gỡ được Thiên Chúa nếu trước tiên trong chúng ta không đầy ắp hình ảnh của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, và làm sao chúng ta có thể nói cho người ta biết về Thiên Chúa nếu nơi chúng ta thiếiu cảm nghiệm về Thiên Chúa, chỉ có Chúa mới có thể giúp chúng ta trở nên chân chính? Do đó, đức Phanxicô đã khuyên chúng ta: “hãy cầu nguyện với Ngài. Học nghe tiếng Chúa đang âm thầm nhắn nhủ trong sâu thẳm của cõi lòng chúng ta!"

Anh chị em,

Trong một thế giới đang đang chất ngất khổ đau và thất vọng, chúng ta hãy trở thành dấu chỉ của niềm hy vọng, hãy cất tiếng loan báo: Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị... Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ. Lời loan báo được hiện thực trong tín thác và hân hoan nơi đời sống Kitô hữu của chúng ta. Amen.

 

21.Những con đường cần phải dọn--Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

Dọn đường là chủ điểm của Tin Mừng hôm nay. Dọn đường nào? Đường 2/4 hay đường Lang Liêu? Đường Nguyễn Đình Chiểu hay đường nội bộ trải nhựa, dính nhựa đây? Chắc phải là những con đường dính … Kinh Thánh! Gioan đã kể một số đường: quanh co, gập ghềnh, lồi lõm… mà Mùa Vọng nào ta cũng nghe. Hôm nay ta lại nương theo Kinh Thánh để tìm ra một số con đường khác cần phải dọn, dọn sạch; cần phải chữa, chữa cho ngay để đón Chúa đến.

1. Đường vòng vo: Đó là con đường Kinh Thánh kể dân Do Thái đã đi qua trong sa mạc: một con đường quanh co đi hoài đi mãi suốt 40 năm mới về tới Đất Hứa. Thật ra quãng đường từ Ai Cập về Đất Hứa Ca-na-an, đi chừng hơn một tháng là tới. Không quá xa. Nhưng chuyện gì đã xảy ra để đi mãi 40 mùa thu mới tới. Là vì họ ca thán Chúa. Số là thám thính viên thuật rằng đất chảy sữa và mật thật, mùa màng cây trái tốt tươi thật, nhưng cũng nhờ đó mà dân chúng Đất Hứa mập mạp lực lưỡng. Làm sao người Do Thái chúng ta lang thang trong sa mạc ăn toàn manna chán ngấy lại có thể địch lại họ. Thế là dân lo, dân phản đối: thà chết bên Ai Cập còn hơn chết dưới cánh tay lực lưỡng của người Ca-na-an. Kết quả là Chúa phạt. Một ngày đi thám thính biến thành một năm—nhất nhật thám thính thành nhất niên lưu lạc—40 ngày thám thính thành 40 năm đi lang thang trong hoang địa, mục đích là thế hệ cứng đầu chết hết đi. Chỉ con cháu họ mới được vào đất Hứa.

Đường vòng vo của dân Do Thái xưa nay vẫn còn diễn lại nơi cuộc sống hiện tại của người Kitô hữu. Sống vòng vo là sống giả hình. Sống vòng vo là sống lươn lẹo. Sống vòng vo là cứ ở mãi trong đam mê thú vui tiền tình, làm ăn bất chính. Cứ lén lút lấp ló sống trong tội lỗi. Cứ thích ở trong đó, không muốn thoát ra. Thánh Augustino có một lời kinh thật dễ thương diễn tả tâm tình này, thánh nhân ghi trong cuốn Tự Thú của ngài, khi ngài đã trở lại với Chúa như sau, ngài xin: Lạy Chúa xin ban cho đức khiết tịnh (trong sạch), nhưng từ từ hẵng ban, đừng ban ngay bây giờ. Đó là ví dụ về đường vòng vo quanh co. Kẻ dọn đường đón Chúa phải sửa lại cho ngay, thì Thầy Giêsu mới tới.

2. Đường chặn lại. Chúa Giêsu và các môn đồ muốn đi từ Galilê xuống Giê-ru-sa-lem thì phải qua Samaria. Dân Samari chận lại không cho đi, khiến hai anh em con của sấm sét là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?" (Lc 9:54).

Con đường bị chặn lại đó, hay con đường kẽm gai ngày nay vẫn còn giăng đầy trên lối bước. Những thù hận, oán ghét chính là kẽm gai rào kín lối vào. Hai người thù oán nhau thì hết tiếp xúc, hết giáp mặt. Nếu có giáp mặt là sẽ giáp mặt để xin lửa bởi trời xuống tiêu huỷ hắn thôi.

Tôi nghe có nhiều chị nói với tôi thế này: Con tha nhưng nhất định con không quên.

Có anh chồng kia xúc phạm đến chị khi đi lăng nhăng gì đó. Chị biết được, nên chàng xin lỗi chị, chị tha cho. Nhưng thỉnh thoảng chị vẫn nhắc lại chuyện xưa. Hơi bị chạm, nên chàng nói.

- “Chuyện đó em đã tha thứ cho anh rồi mà.”

- “Thì em nhắc lại cho anh biết là em đã tha thứ.”

Tha nhưng không quên thì cũng gần như chưa tha. Đài truyền hình Mỹ kia tuần nào cũng có một chương trình mang tựa đề: Forgive and Forget. Tha thứ và Quên luôn. Bấy giờ cuộn gai mới được dẹp lại cất đi, chứ nếu dẹp lại rồi để đó thì con đường vẫn có thể bị chặn lại, vì sơ ý là kẽm gai bung ra liền. Hãy dọn đường bằng cách cuộn kẽm gai lại cất đi thì mới không chặn bước Chúa đến với bạn.

3. Đường hiểm trở. Đó là con đường từ Giêrusalem xuống thành Giêricô: một con đường hiểm trở đầy những ổ phục kích của bọn cướp. Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn về một người lữ hành đi qua con đường đó bị bọn cướp đánh dở sống dở chết. Một thầy Lê-vi đi qua, gặp thấy, bỏ mặc. Một linh mục đi qua, nhận ra, phớt lờ. Và một người Samaritanô chợt trông, liền xuống ngựa đưa vào nhà thương Hoàn Mỹ.

Đường hiểm trở ngày nay dẫy đầy. Có những người mang danh Kitô hữu đó nhưng cạnh tranh nhau, rình rập phục kích chờ những sơ hở của bạn bè, đồng nghiệp mà nhảy ra khai thác, ăn có, làm hại. Một lời nói sai, một cơ hội lỡ, một hành vi lầm là họ chụp ngay, ra tay làm hại. Đường hiểm trở như vậy, nếu ta không dọn dẹp, chắc chắc “chăm phần chăm” Chúa chẳng chịu chen chân vào đâu mà chớ!

4. Đường mù sương. Có lẽ phải qua Đảo Anh Quốc khi mùa đông tới, xe hơi chiếu đèn sáng, chạy san sát nhau, mà chẳng nhận ra nhau. Hay lên miền Sapa mây mù, Đalat mờ sương, đi bên nhau mà không nhận được mặt, thì ta mới hiểu được thế nào là con đường mù sương. Con đường mù sương trong Kinh Thánh chính là con đường về làng Emmau mà có lần sau phục sinh, hai môn đệ của Chúa Giêsu đã cùng Ngài sánh bước: đi chung đường, mà bị sương mù che khuất, không nhận ra Thầy.

Con đường mù sương không thời nào không có, không nước nào vắng bóng, không chỗ nào nó không hiện diện. Mù sương khiến ta không nhận ra Chúa là ai—đúng hơn, không nhận ra ai là Chúa, và không nhận ra đồng loại là anh em. Ta chỉ dừng lại nơi con đường mù sương khiến ta không nhận ra đồng loại là anh em trên con đường đón Chúa.

Con người nhiều khi cư xử với nhau như thú dữ, điều mà ngạn ngữ Latinh nói: Con người là chó sói của nhau (Homo lupus homini).

Chỉ cần dán cho họ một nhãn hiệu, một cái mác, là ta không còn coi họ là anh em, là tứ hải giai huynh đệ, mà nhiều khi, tệ hơn không muốn thấy mặt họ nữa, muốn họ biến mất trên đời. Cái nhãn, cái mác đó có thể là da màu. Đảng 3K Ku Klux Klan thề không cho da màu sống trên đất Mỹ. Cái mác đó có thể là khủng bố, trục ác quỉ: ai khủng bố và ai chứa chấp khủng bố đều bị xử sự như nhau, tức là bom dội trên đầu họ, như TT Bush đã nói như thế sau biến cố 11-9, như Thủ Tướng Sharone của Israel dán cho Arafat cái nhãn là kẻ dung dưỡng khủng bo để tự cho mình làm những hành vi còn mạnh hơn khủng bố tức là tự do bắn phá giết hại từ trên không… Trước đây ít lâu, cái mác đó có thể là xét lại, là phản động, địa chủ, là thế này là thế nọ… Rồi cho bọn họ lên máy chém hết.

Ta cũng đừng quên ngay trong giòng lịch sử giáo hội, cũng có những bóng đen lớn như thế, cũng có những sương mù dày như vậy, khi vào thời mà muốn kết án ai, giáo hội dán cho họ nhãn “phù thuỷ”, phù thuỷ là đi với quỷ, với ma, thế là cho lên dàn thiêu, cho lên máy chém. Phát minh một cái gì mới: coi chừng trò phù thuỷ. Những cái mác, cái nhãn đó như lớp mây mù dày đặc làm cho ta không nhận ra họ là người, là đồng loại, và là con Chúa, có một Cha chung.

Ta mải nói chuyện thế sự, lịch sử, nói chuyện đâu đâu, có thể làm ta quên con đường sương mù không cho người nhận ra người là anh chị em vẫn còn nằm ngay trên mi cửa của gia đình, nằm ngay trong chính cảnh đẹp thay êm ái thay của cộng đoàn đời tu, nói chi đến nơi chợ đời, nơi công ăn sở làm, nó càng nằm chình ình ngay giữa.

Đường vòng vo, đường chặn lại, đường hiểm trở, đường mờ sương… đó là những con đường Kinh Thánh gợi ý để chúng ta tìm cách dọn dẹp trong chính lối sống chúng ta. Ước mong được vậy để Chúa boon boon đến với con người. Amen.

 

22.Gioan, con người thật lạ lùng--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Hôm nay chúng ta cùng chiêm ngắm một con người thật lạ lùng. Lạ lùng từ khi được cưu mang. Lạ lùng trong cách sống. Lạ lùng đến nỗi cha ông là Zacaria đã không tin rằng mình sẽ làm cha vào tuổi bóng đã ngả về chiều. Lạ lùng vì ngay từ trong dạ mẹ ông đã reo lên khi Chúa đến viếng thăm. Lạ lùng vì ông sống khắc khổ nơi rừng vắng. Ông chỉ ăn châu chấu với mật ong. Lạ lùng vì ông được người đời ca tụng nhưng ông đã từ khước tất cả danh vọng chỉ nhận mình là tiếng kêu nơi hoang địa. Cuộc đời ông luôn khiêm tốn nhỏ bé để Chúa được lớn lên. Ông có tên gọi thật khiêm nhường là Gioan.

Tin mừng thánh Luca trình thuật về việc làm của ông cũng thật lạ lùng. "Có tiếng người hô trong hoang địa". Tại sao ông lại hô giữa nơi hoang địa? Hoang địa khô cằn lại lắm hiểm nguy? Hoang địa làm sao có kẻ qua người lại mà ông đến nơi hoang địa để hô vang dọn đường cho Chúa? Thế mà tiếng hô của ông lại đánh động lòng người. Hàng ngàn người đã ăn năn sám hối. Hàng ngàn người tìm đến với ông để canh tân, sửa đổi cuộc đời. Như vậy, hoang địa ở đây có thể không mang nghĩa địa lý. Hoang địa ở đây chính là sa mạc của lòng người. Cuộc đời đã khô cạn tình người. Giữa phố xá đông người nhưng con người vẫn cô đơn, thất vọng, chán chường bởi sự ích kỷ, lạnh lùng trong quan hệ giữa người với người. Đây là "một ngõ vắng xôn xao nằm trong thành phố lớn". Dù rằng thành phố có trăm ngàn ngõ ngách nhưng bởi tính ích kỷ và sự vô cảm nên xã hội vẫn đầy những ngõ vắng cô đơn của cuộc đời. Vâng, cuộc đời trở thành một hoang địa khi tình người đã mất. Khi người ta sống bên nhau nhưng không còn liên đới, chia sẻ với nhau thì con người vẫn cô đơn giữa lòng nhân thế. Cuộc đời trở thành một hoang địa khô cằn nên cuộc đời buồn nhiều hơn vui, nước mắt nhiều hơn nụ cười.

Tiếng hô của ông đi xuyên qua hoang địa lòng người. Ông đề nghị sửa lại lối sống. Đường quanh co hãy uốn cho ngay thẳng. Người quanh co là người sống thiếu chân thật. Người quanh co thường có lối sống gian dối, điêu ngoa, sống lắc lẻo, lừa bịp. Ăn không nói có. Thêm điều đặt chuyện để hại người hại đời. Lối sống như vậy chỉ là một loại phá hoại sự yên ổn của xóm làng và gây chia rẽ khu xóm, chỉ khiến con người xa rời nhau. Làm sao có thể tin tưởng và yêu mến nhau nếu trong giao tiếp thiếu sự chân thành, lại còn thêm điều đặt chuyện? Gioan còn đề nghị phải lấp đầy thung lũng của lòng người. Vì "sông sâu còn có kẻ dò - Lòng người nham hiểm trùng khơi khôn dò". Do vậy, phải lấp đầy thung lũng của những ngăn cách, của những phân biệt giai cấp và nghi kỵ hiểu lầm. Và cuối cùng là hãy bạt đi núi đồi của kiêu căng, tự mãn để nhờ đó mà con người khắp năm châu sẽ nắm tay nhau hát vang câu hát của thanh bình. Đây cũng là cách thức duy nhất để Nước Thiên Chúa hiển trị và ơn cứu độ của Thiên Chúa trải rộng đến muôn tâm hồn.

Vâng thưa anh chị em, thế giới hôm nay vẫn còn đó tiếng kêu đơn độc giữa phố phường. Có biết bao người sống cô đơn lây lất vì thiếu sự cảm thông nâng đỡ của anh em bạn bè. Có biết bao trái tim đang co thắt trong đau khổ vì sự nghi kỵ, kết án, tẩy chay của anh em. Có biết bao cuộc đời đang thất vọng buông xuôi vì sự bỏ vạ, cáo gian, vì sự lừa gạt và hãm hại của đồng loại. Có biết bao giọt nước mắt vẫn rơi rớt trên giòng đời vì vô ơn bội bạc, vì sự bất trung, bất hiếu của những người thân trong gia đình. Và vẫn còn đó, còn rất nhiều những nỗi đau là hệ quả của một thế giới hoang địa khô cằn tình người.

Mùa vọng giáo hội mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để nhận ra tiếng kêu cầu cứu của tha nhân. Hãy yêu mến tha nhân trong tình yêu chân thành, đừng lường gạt lẫn nhau, hãy sống thật lòng với nhau. Hãy xóa đi những hố sâu của nghi kỵ, hiểu lầm để sống cảm thông và tha thứ cho nhau, đừng gây chia rẽ và tạo nên những hố sâu của bất đồng, của oán hận hờn căm. Hãy xan bằng những ngăn cách bởi kiêu căng tự mãn bằng một đời sống hoà hợp với nhau trong tình anh em có chung một cha trên trời.

Ước mong mỗi người chúng ta hãy sửa lại lối sống cho phù hợp với tin mừng cứu độ, để thiết lập một màu xanh yêu thương và ngập tràn niềm vui và hạnh phúc thay cho sự khô cằn của sa mạc tình người.

Nguyện xin Đấng Emmanuel, là Đường là sự thật và là sự sống dẫn dắt chúng ta đi trong hồng ân của Ngài, ngõ hầu mỗi người chúng ta sẽ được hưởng một mùa xuân của hoa công lý và tình thương nở rộ khắp nhân trần. Amen.

 

23.Nhận sai, sửa sai--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Alfred Nobel được biết tới như người cổ súy mạnh mẽ cho hòa bình, chống lại chiến tranh. Nghiệt ngã thay, các sản phẩm sáng tạo nổi tiếng nhất của Nobel lại là thuốc nổ, những công trình nghiên cứu chấn động với chất nitroglycerine và các loại thuốc nổ khác.

Khi tạo ra thuốc nổ, Nobel chưa từng nghĩ rằng các phát minh của ông rồi sẽ được dùng để phục vụ chiến tranh. Tuy nhiên khả năng tàn phá của thuốc nổ nhanh chóng được biết tới và người ta đã đưa chúng vào sử dụng trong chiến tranh.

Vô tình năm 1888, tờ báo Pháp đăng tin nhà khoa học phát minh ra chất nổ Alfred Nobel qua đời với dòng tin:

"Tiến sĩ Alfred Nobel, người trở nên giàu có nhờ tìm cách giết người nhanh hơn bao giờ hết, đã qua đời hôm qua". Tờ báo dành cả trang để đăng bài cáo phó với ngôn từ mỉa mai Nobel, "tưởng nhớ" ông như một "kẻ buôn bán tử thần". Nhưng người chết khi đó là anh trai ông, Alfred Ludvig.

Bàng hoàng trước nhận định ấy, Nobel quyết định sử dụng tài sản tặng thưởng cho những thành tựu đem lại lợi ích cho nhân loại. Theo di chúc của Nobel, giải này sẽ chỉ được trao cho những con người có công lao gây dựng tình anh em giữa các quốc gia, giúp xóa bỏ hoặc giảm bớt quy mô quân đội thường trực và cổ súy cho các hội nghị hòa bình.

Người ta nói rằng Alfred Nobel là một con người đã biết thức tỉnh và trở về trong sám hối. Dù rằng phát minh của ông không mục đích giết người nhưng gián tiếp để phục vụ chiến tranh gây nên những cái chết tang thương, thế nên, ông đã sám hối và dùng toàn bộ tài sản ấy để cổ súy cho hòa bình yêu thương.

Cuộc đời vẫn có những sai lầm, điều quan trọng là biết nhận sai và sửa sai. Dẫu có muộn màng vẫn hơn. Dẫu có tái phạm vẫn can đảm sửa chữa và không cố tình ở lỳ trong tội.

Thánh Gioan Baotixita là sứ giả của Thiên Chúa. Ông đến để sửa lại lỗi lầm cho con người. Ông đi trước Chúa để uốn lại lòng dân. Ông dọn lại những gồ ghề trong tâm hồn con người bởi những tham sân si. Ông sửa lại con đường để Chúa đến bằng việc sám hối ăn năn. Có bao nhiêu con người là có bấy nhiêu lối đi. Lối đi nào cũng có thể có sai lầm. Lối đi nào cũng có cạm bẫy giăng đầy.

- Có con đường giăng kẽm gai là con đường của những kẻ thù hận nhau, ngăn chận những tương giao qua lại.

- Có con đường đầy ổ phục kích: con đường của những kẻ cạnh tranh nhau, chờ cơ hội để hại nhau.

- Có con đường sa mạc nóng bỏng: con đường của những kẻ khô khan việc đạo.

- Có con đường quanh co: con đường của những kẻ lọc lừa dối gian.

- Có con đường hầm u tối: con đường của những kẻ sống trong tội lỗi.

- Có con đường cỏ dại mọc đầy: con đường của những kẻ không vướng mắc tội nặng nhưng còn rất nhiều tội nhẹ v.v. và v.v

Gioan đã mời gọi con người dọn đường Chúa đến bằng sám hối. Sám Hối là thú nhận lỗi lầm, và hứa không tái phạm. Sám hối là hành động của bản thân biết nhìn ra tội lỗi của mình mà sửa đổi, mà canh tân. Không có sám hối sẽ không có những cuộc canh tân làm thay đổi đời sống và môi trường sống. Chính nhờ sám hối và bản thân được thăng tiến, môi trường cũng được đổi thay thêm xinh đẹp hơn.

Xin Chúa giúp chúng ta biết nhìn lại những yếu đuối của bản thân mà sám hối ăn năn. Xin Chúa nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta và giúp chúng ta can đảm sửa lại lối sống theo tin mừng để xứng đáng đón mừng Đại lễ giáng sinh sắp đến. Amen.

 

24.Sửa đường Chúa đến--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Mùa vọng luôn mời gọi: hãy dọn đường cho Chúa – hãy sửa lối cho thẳng để Chúa ngự đến. Hành vi dọn đường và sửa lối cho thẳng được thánh Gioan tiền hô mời gọi là hãy “Sám Hối”. Sám hối bao gồm nhận biết tội mình, hối tiếc vì đã phạm tội, và trông cậy vào ơn Chúa giúp mình chừa bỏ nó. Thiếu một trong ba yếu tố đó thì việc sám hối xem ra chưa trọn vẹn. Giuđa biết tội, hối tiếc vì tội đã làm nhưng ông thiếu niềm tin tưởng cậy trông vào sự tha thứ của Chúa, nên ông đã treo cổ tự vẫn. Thánh Phêrô cũng biết tội, cũng hối tiếc tội, nhưng thánh nhân còn trông cậy vào ơn Chúa nên đã trở lại với tình thương của Ngài.

Chúng ta thử nhìn lại lối đường của chúng ta là thẳng ngay hay quanh co để sám hối những lối đường lầm lỗi của mình. Chúng ta có khúc quanh co, lồi lõm nào cần uốn nắn, sửa đổi. Lối mòn của chúng ta đang đi là nhân đức hay tội lỗi thành thói quen không thể sửa? Nhìn lại con đường chúng ta đang đi để uốn nắn sửa đổi cho phù hợp với tin mừng của Chúa.

Trước tiên chúng ta cùng nhìn vào thế giới hôm nay, một thế giới có quá nhiều những lối mòn sai lầm nhưng người ta cố tình không nhìn nhận và không chịu sửa đổi như gian dối trong mọi lãnh vực: thông tin, giáo dục, thương trường. Tình trạng đó dẫn đến sự phá sản khắp nơi và trong mọi lãnh vực từ vật chất đến tinh thần.

Thực vậy, trong những năm gần đây, người ta thường hay xôn xao về những vụ phá sản, bể nợ, thua lỗ và mất khả năng chi trả của rất nhiều công ty xí nghiệp. Song song với những phá sản về tài chính, chúng ta cũng chứng kiến những phá sản về đạo đức và tinh thần. Khủng bố, chiến tranh, bắt cóc, giết người, các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng: xì ke, ma tuý, mại dâm. Mỗi ngày xem tivi chúng ta lại đau buồn khi thấy biết bao người đã chết do chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, đói nghèo, bệnh tật. Ở Việt Nam còn có một vụ phá sản về tình người, ngay giữa gia đình vẫn không có tình yêu chân thành. Cụ thể: mỗi ngày hơn 1 người tự tử vì thiếu tình yêu từ gia đình. Vợ chồng thiếu chung thuỷ vơi nhau. Con cái thiếu tin tưởng nơi cha mẹ. Anh em lừa dối nhau.

Trước sự phá sản về đạo đức, về giá trị làm người, Đức Piô X đã nói một cách xót xa: “Con người hôm nay đã đánh mất ý thức về tội”. Nghĩa là họ không còn sống theo lẽ phải, họ cố tình làm ngơ trước tiếng cảnh tỉnh của lương tâm, họ quá quen với khuynh hướng tuyệt đối về tự do nên họ không còn thấy những điều gì là cấm. Họ muốn, họ thích và họ làm mà không cần suy xét có hợp với luân thường đạo lý hay không?

Có lẽ đây là lúc phải trực diện với một trong những chủ đề then chốt nhất của mầu nhiệm cứu độ: vấn đề sự dữ, tức là tội. Tại sao sự dữ vẫn hoành hành, tỗi lỗi vẫn tràn lan? Đâu là nguyên nhân đưa đến sự xấu hiện diện trong thế giới hôm nay?

Trước tiên cũng nên nhớ lại: tội là toàn bộ những hành vi ác hại, sai quấy, mất trật tự của con người; đó là hành động ác hại làm đổ máu hoặc xúc phạm đến danh dự, là trộm cướp, vu khống, phẫn nộ, lười biếng, là kiêu căng chà đạp người khác, là đam mê nhục dục, v.v... mà truyền thống gọi là bảy mối tội đầu. Như vậy nguồn gốc sự dữ hệ tại ở chính lòng người. Chính lòng dạ con người là nguyên nhân dẫn đến những sự dữ ở trần gian.

Căn nguyên của tội chính là con người đã dùng sai sự tự do. Sự tự do đích thực là tự do hướng về sự thiện, là điều khiển hành vi nhân linh của con người theo lề luật tự nhiên, theo những quy tắc của luân thường đạo lý, hay nói cách khác chính là biết sử dụng tự do để điều khiển hành vi của mình theo lẽ phải. Nhiều người lầm tưởng rằng, tự do là muốn làm gì thì làm, nhưng thực ra họ đã đánh mất tự do khi buông mình theo những đam mê thấp hèn, những thói hư tật xấu. Họ bị lệ thuộc vào đam mê nghĩa là họ mất tự do đích thực. Họ trở thành nô lệ của những thói hư tật xấu mà các nhà luân lý gọi là nô lệ tội lội. Adam tưởng đã sử dụng tự do theo ý mình nhưng thực ra ông đã đánh mất tự do khi không chế ngự được bản tính kiêu căng của mình. Cain đã đánh mất tự do khi để sự ghen tương làm chủ dẫn đến án mạng mà hậu quả là cả đời trốn chạy, bất an và lo sợ. Con người ngày hôm nay tưởng rằng mình có khả năng làm ra vật chất và tận hưởng theo ý mình, nhưng thực ra họ đã để mình lệ thuộc vào những tiện nghi vật chất, trở thành nô lệ cho vật chất một cách mù quáng đến độ, số tiền làm ra chỉ đủ để trang trải cho những tiện nghi, những trò vui chơi giải trí. Rốt cuộc vẫn cảm thấy thiếu thốn vì chẳng bao giờ con người thỏa mãn những nhu cầu vật chất tầm thường.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta cần xét lại con đường chúng ta đang đi có phải là con đường quanh co, thiếu chân thành với nhau, thế nên, vẫn còn đó sự gian dối, thiếu cởi mở, với nhau không? Con đường chúng ta vẫn còn đó khúc quanh co của sự trốn tránh bổn phận, của sự giả hình, của sự thiếu duyệt xét lương tâm nên hành động hồ đồ và làn thương tổn đến tha nhân. Con đường chúng ta đang đi là con đường gồ ghề bởi những lời nói thiếu suy nghĩ, thiếu bác ái, thiếu xây dựng, luôn chỉ trích nặng lời với nhau, dẫn đến một đời sống thiếu hoà nhã với mọi người, thiếu khiêm tốn nên luôn bẳn gắt, luôn khó chịu về người khác một cách vô cớ, đôi khi nóng giận một cách hồ đồ mà không có nguyên do. Con đường chúng ta vẫn còn những thung lũng của những tư tưởng lỗi đức trong sạch, những ước muốn lầm lạc, luôn làm chúng ta quyến luyến các tạo vật mà xa lìa Chúa, vẫn còn đó những hố sâu của chia rẽ, hận thù, luôn gây ra bất hoà, luôn ganh ghét, luôn nghi kỵ với nhau. Con đường chúng ta đang đi, vẫn còn đó những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn đề cao mình quá đáng đến coi khinh anh em, không bao giờ chịu thua kém người khác.

Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn chặn Chúa đến với ta. Vì thế mùa vọng, là thời gian mời gọi chúng ta hãy sửa chữa lại con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa đến. Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn. Hãy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những sự trống vắng Thiên Chúa nơi tâm hồn bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh. Hãy uốn thẳng lại những quanh co dối trá và giả hình. Hãy san bằng những nghi kỵ, ganh ghét, bất hoà. Hãy san bằng những lượn sóng gồ ghề nói hành, nói xấu nhau nhưng hãy luôn nói tốt, nghĩ tốt về nhau.

Đó là cách duy nhất để dọn lòng Chúa đến, để Chúa giáng sinh mang lại niềm vui cho tâm hồn chúng ta.

Lạy Chúa, xin hãy cất khỏi chúng con tất cả những gì làm cho chúng con xa lìa Chúa, và xin ban cho tâm tình thống hối ăn năn để sửa đổi con người theo tinh thần phúc âm của Chúa. Amen.

 

25.Lầm lỗi và sám hối--Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Con người thường có những lỗi lầm. Lỗi lầm khiến con người trở nên xấu xa. Lỗi lầm càng nhiều thì xấu xa càng ghê sợ hơn. Thế nên, con người thường có khuynh hướng che giấu tội lỗi của mình. Đôi khi còn đóng kịch để che đậy bản tính xấu xa của mình. Sống giả dạng người tốt để đánh lừa anh em.

Có đôi vợ chồng nọ, mới cưới nhau về được khoảng một tuần, anh nói với vợ rằng,

- Xin em hứa với anh là đừng bao giờ mở cái hộp này ra, bao lâu anh đang còn sống.

- Người vợ gật gù đồng ý.

- Sau bốn mươi năm sống chung, gia đình rất hạnh phúc. Một hôm ông đi vắng, bà ở nhà một mình, tò mò lấy cái hộp từ dưới chân giường ra, không hiểu là ông đã giấu cái gì trong hộp. Người vợ nghĩ rằng đã sống với nhau bốn mươi năm, cái gì cũng biết hết rồi, ngoài trừ cái hộp này.

- Bà liền mở hộp ra xem, và trong hộp có năm vỏ bia, và một trăm hai mươi lăm đồng, năm chục xu. Bà nghĩ rằng chỉ có vậy thôi mà sao ông bí mật thế.

- Khi Ông đi làm về, bà liền đến tự thú với ông. Và bà hỏi ông rằng, tại sao trong hộp lại có năm vỏ bia? Ông trả lời, năm vỏ bia là tượng trưng cho mỗi lần tôi làm lỗi với bà, thì tôi uống một lon. Người vợ thấy vậy cũng vui vui, vì nghĩ rằng, sống với nhau bốn mươi năm, mà ông chỉ làm lỗi với mình chỉ có năm lần, kể cũng quá ít.

- Bà tiếp, vậy còn một trăm hai mươi lăm đồng, và năm chục xu thì sao?

- Ông đáp, "thì là tiền bán vỏ lon bia chứ gì. "

- Bà...."ố trời ơi!!!!!"

Hóa ra tình yêu vẫn có những phản bội. Phản bội vì yếu đuối. Phản bội vì nông cạn. Phản bội có thể xảy đến khi mình thiếu tự chủ, mất kiểm soát tình cảm dễ dẫn đến phản bội với nhau. Nhưng nếu phản bội mãi mà không nhận ra sai lỗi của mình thì thật bất hạnh cho mình và cho gia đình. Điều quan yếu là biết sám hối và đứng dậy sau những lần vấp ngã. Dẫu có muộn màng vẫn hơn. Dẫu có tái phạm vẫn còn sửa chữa vì không cố tình ở lỳ trong tội lỗi.

Thánh Gioan B. là sứ giả của Thiên Chúa. Ông đến để sửa lại lỗi lầm cho con người. Ông đi trước Chúa để uốn lại lòng dân. Ông dọn lại những gồ ghề trong tâm hồn con người bởi những tham sân si. Ông đưa ra phương án sửa lại lỗi lẫm bằng việc sám hối ăn năn.

Sám là thú nhận lỗi lầm, Hối là hứa từ nay không tái phạm. Sám Hối là thú nhận lỗi lầm, và hứa không tái phạm. Sám hối là hành động của bản thân biết nhìn ra tội lỗi của mình mà sửa đổi, mà canh tân. Không có sám hối sẽ không có những cuộc canh tân làm thay đổi đời sống và môi trường sống. Chính nhờ sám hối và bản thân được thăng tiến, mỗi trường cũng được đổi thay thêm xinh đẹp hơn.

Sám hối là động lực giúp con người hoàn chỉnh bản thân mình. Nhờ sám hối mà ta chỉnh tu lại con người mình thêm xinh đẹp hơn. Madalena đã từng sám hối để từ bỏ con người trắc nết mà biến đổi trở thành người đi theo Chúa. Augutino đã từng sám hối để bỏ đường rộng thênh thang chiều theo tính xác thịt mà biến đổi trờ thành một đại thánh cho Giáo hội. Có rất nhiều những con người đã đổi đời nhờ sám hối mà chỉnh tu lại lối đi của mình theo đường lối Thiên Chúa.

Xin Chúa giúp chúng ta biết nhìn lại những yếu đuối của bản thân mà sám hối ăn năn. Xin giúp chúng ta can đảm thực hiện hành vi sám hối bằng việc thú nhận tội lỗi của mình và tuyên hứa từ nay không tái phạm. Xin Chúa nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta và giúp chúng ta hoàn chỉnh mình mỗi ngày thêm giống Chúa hơn nhờ cuộc canh tâm sám hối từng ngày. Amen.

 

26.Chuẩn bị đón Chúa--“Như Thầy đã yêu”--Thiên Phúc

Pat William có kể một câu chuyện rất đặc sắc trong cuốn The Power Within You như sau:

Cordell Brown, một bệnh nhân vị bhứng liệt nào, đến câu lạc bộ Quán Quân Thế Giới Philadelphia Phillies. Anh bước đi khó khăn, nói năng ấp úng, nên khi anh tới, các thành viên quay mặt đi như không nhìn thấy. Anh có thể nói gì với những siêu minh tinh màn bạc Steve Carleton, hoặc như Mike Schmit, những kẻ sống rất phong lưu ngàn lần xa anh.

Tuy không được đón tiếp nhiệt tình, anh vẫn nói: Tôi biết rằng tôi rất khác biệt với các bạn, “nhưng nhờ ơn Chúa mà tôi được như thế này”. (1 Cr 15,10). Và anh thao thao bất tuyệt nói về long nhân hậu của Thiên Chúa đã tuôn đổ phúc lộc xuống trên cuộc đời anh. Anh mạnh mẽ xác quyết: “Các bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời, lãnh cả triệu đô la mỗi n ăm, nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp quan tài của các bạn lại, thì các bạn cũngnhư tôi. Mọi n gười đều như nhau. Tôi không cần những gì các bạn đang có, nhưng tôi chắc chắn rằng các bạn cần một điều mà tôi luôn có, đó là Đức Giêsu Kitô”.

Suốt chiều dài lịch sử Cựu Ước, Thiên Chúa đã chuẩn bị cho con người đón tiếp Đức Kitô. Và khi đến thời gian đã định Thiên Chúa dùng Gioan Tiền Hô, một tiên tri vĩ đại gạch nối giữa Cựu và Tân ước để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế: “Có tiếng kêu trong hoang địa; hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” (Mc 1,3).

Gioan không làm cách mạng, ngài không bắt người ta phải thay đổi cuộc sống, thay đổi địa vị xã hội, cỏ dù là thu thuế hay binh lính, hai hạng người mà thời bất giờ bị coi khinh và xem thường. Nhưng Gioan chỉ nhắc nhở, thúc dụ mọi người hãy cải thiện đời sống, đổi mới tâm hồn để sẵn sang chờ đón Chúa đến.

Để gặp gỡ Đức Kitô, chúng ta không thể làm gì khác Gioan, sống khó nghèo và đớn sơ trong cách ăn mặc và lối sống.

Để gặp gỡ Đức Kitô, chúng ta không thể sống buông thả theo tính khoe khoang và tự mãn.

Để gặp gỡ Đức Kitô, chúng ta không thể không học nơi Gioan long khiêm nhường, luôn qui hướng mọi vinh quang về cho Chúa.

Chính nhờ có Đức Kitô mà Cordell Brown trong câu chuyện trên đây cảm thấy hạnh phúc tràn đầy. Hạnh phúc ấy chỉ có được bằng giá của sẹ từ bỏ liên tục. Ludovic Giraud đã viết: “Sống không phải là chấp nhận tất cả, mà là chọn lựa, là cắt bỏ, là hy sinh. Nhựa cây chỉ dẫn đến cành khi được cắt tỉa, và nó chỉ sống được khi ngàn cây tầm gởi không bóp nghẹt nó”.

Mùa vọng là thời gian của hy vọng. Con thuyền hy vọng của người tín hữu Kitô luôn chất đầy tin tưởng và phó thác:

- Tin tưởng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người, nên chúng ta cũng đừng thất vọng về chính mình.

- Phó thác cho Thiên Chúa tình yêu, nên dù tội lỗi có ngập tràn, khổ đau có chồng chất, chúng ta vẫn một niềm cậy trông.

Tin tưởng và phó thác là đôi mắt của người tín hữu nhìn thẳng vào Chúa mà hy sinh và từ bỏ.

***

Lạy Chúa, xin giúp chúng con chuẩn bị đón Chúa với thái độ của người lữ hành trong sa mạc: dẹp đi những cồng kềnh vướng bận. Xin cho chúng con biết khổ chế nơi thân xác và chay tịnh trong cõi lòng, cho tâm hồn chúng con được thanh thoát, đón mừng Chúa đến ban nguồn vui Ơn Cứu độ. Amen.

 

27.Giấc mơ hay hiện thực--‘Niềm Vui Chia Sẻ’

Một người kia kể lại giấc mơ khủng khiếp như sau: Tôi thấy mình đứng trước một biệt thự nguy nga. Bước vào trong, tôi thấy hai hành lang với hai hàng chữ: Bên phải dành cho người Công giáo, bên trái dành cho kẻ ngoại đạo. Theo bảng chỉ dẫn, tôi đi theo hành lang bên phải dành cho người Công giáo.

Đi được một lúc, tôi thấy mình đứng trước một ngã rẽ khác. Lần này tôi đọc thấy bảng chỉ dẫn như sau: Bên phải dành cho kẻ có đức tin vững mạnh, bên trái dành cho kẻ có đức tin yếu kém. Và tôi lại đi bên phải.

Đến một ngã rẽ khác, tôi lại thấy một bảng chỉ dẫn: Bên phải dành cho những người có lòng bác ái, bên trái dành cho những người ích kỷ. Tôi lại chạy qua bên phải mà đi.

Cuối cùng tôi gặp một bảng chỉ dẫn: Bên phải dành cho những ai có đời sống thánh thiện, bên trái dành cho những kẻ tội lỗi. Một lần nữa tôi cứ chọn bên phải mà đi. Nhưng tôi đang hân hoan rảo bước, thì bỗng một cảnh tượng hãi hùng khủng khiếp hiện ra ở cuối hành lang ấy: cảnh hỏa ngục với muôn vàn hình khổ không lời nào tả xiết. Tôi hoảng hốt kêu rú lên và giật mình thức giấc.

Sau một phút tôi hoàn hồn và tự hỏi: “Phải chăng đời sống đạo của tôi cũng chỉ là một giấc mơ hãi hùng?”.

Câu hỏi trên đây có lẽ cũng có thể được nêu lên cho mỗi người chúng ta trước tiếng hô của Gioan Tẩy Giả: “Có tiếng hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Thường thì chúng ta cứ chọn bên phải mà đi, chứ mấy ai lại thích đi bên trái. Cái ảo tưởng về sự tốt lành của mình luôn luôn bám sát chúng ta như hình với bóng. Lòng tự cao tự đại thường mê hoặc chúng ta, làm cho chúng ta như chìm sâu mãi vào một giấc mơ hãi hùng.

“Anh em hãy tỉnh cơn mê, đêm đã tàn, ngày đang đến”. Lời ấy của thánh Phaolô muốn thôi thúc chúng ta thành khẩn nhìn lại giá trị đích thực của đời mình. Tôi có thực sự xứng đáng đứng bên phải trong ngày phán xét cuối cùng không? Hay đó chỉ là một giấc mơ hãi hùng?

Gioan Tẩy Giả kêu gọi chúng ta hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Dọn đường cho Ngài đến thực hiện một cuộc giải phóng mới, không phải giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập hay khỏi nơi lưu đầy Babylon, mà là khỏi tội lỗi, trở về với Thiên Chúa. Vì vậy, Gioan Tẩy Giả kêu gọi mọi người hãy sám hối. Ông đã dùng phép rửa như một dấu hiệu của lòng sám hối, từ bỏ tội lỗi để đón nhận Chúa Kitô, đồng thời như một dấu hiệu tiên báo một phép rửa hoàn hảo hơn -Phép rửa của Chúa Giêsu: “Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Ngài, Ngài sẽ làm Phép Rửa cho anh em bằng Thánh Thần”.

Gioan không chỉ rao giảng sám hối mà còn sống tinh thần sám hối, không chỉ thức tỉnh dân chúng trước biến cố đang xảy đến mà còn lay tỉnh chính mình trước công việc mầu nhiệm của Thiên Chúa: cách ăn mặc của Gioan nói lên tâm tư và phong cách sám hối. Thực vậy, lối sống đơn giản và khổ chế của Gioan – mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng – chứng tỏ ông đã thoát khỏi những ràng buộc phiền toái của xã hội Do Thái và những bận tâm quá đáng về vật chất để quy hướng cuộc sống vào việc chào đón và rao giảng về Đấng Cứu Thế. Ông đã làm chứng về Đấng Cứu Thế và chờ đợi Ngài đến bằng một đời sống khổ hạnh và tỉnh thức.

Đời người là một Mùa Vọng dài hướng về ngày Chúa đến lại. Mỗi tín hữu là một Gioan Tẩy Giả, và toàn thể Giáo Hội có sứ mạng tiền hô. Người tín hữu hôm nay, khi nhắc đến mầu nhiệm Chúa đến, phải có tâm tư và thái độ sống thế nào để dọn đường cho những anh chị em chung quanh biết đón chờ Chúa? Chúng ta đã gia tăng cầu nguyện, hoán cải đời sống để dọn đường Chúa đến, để chuẩn bị cho Chúa tỏ mình ra chưa?

Lòng sám hối đích thực không nằm ở nơi những tình cảm tốt đẹp, những sáo ngữ hấp dẫn, những nghi thức rầm rộ bên ngoài, nhưng nơi những công việc và hành vi cụ thể: sửa lại cho thẳng những lối đi quanh co tăm tối của con tim, bạt xuống cho bằng các đồi núi kiêu căng của tâm trí, lấp đầy hố thẳm nghèo đói Lời Chúa của tâm hồn.

Thánh Phêrô trong thư của ngài đã cho thấy lòng sám hối không phải là một thái độ nhất thời, mà là thái độ thường xuyên của người Kitô hữu trong suốt giai đoạn chờ Ngày của Chúa. Ngài nhắn nhủ: “Anh em thân mến, trong khi chờ đợi ngày đó, anh em phải cố gắng nên tinh tuyền, không chi đáng trách, để được bình an trước mặt Chúa” (2Pr 3,14). Lời nhắn nhủ đó là những lời kêu gọi các tín hữu sám hối để tạo nên cho mình một thái độ tương xứng cần thiết.

Hiển nhiên là lời kêu gọi sám hối trong Phụng Vụ Chúa Nhật 2 Mùa Vọng này không thể chỉ được giới hạn trong việc xét mình ăn năn và xưng tội để có được một tâm hồn trong sạch xứng đáng cho Chúa ngự, vào thánh lễ đêm Giáng Sinh. Sám hối là một thái độ sống của người Kitô hữu. Sám hối là một sự đổi mới, một sự đổi mới toàn diện: trong tư tưởng, trong sự chọn lựa, trong hành động. Sự đổi mới này không chỉ diễn ra một lần là đủ, mà là một đổi mới liên tục. Người Kitô hữu được kêu gọi từ bỏ con người cũ, lối sống theo lòng ích kỷ, tham lam, tàn bạo, không đếm xỉa đến quyền lợi của người khác, để sống theo con người mới với lòng yêu thương, với tình liên đới với người chung quanh, ở trong gia đình, trong trường lớp, trong cơ quan, xí nghiệp… Người Kitô hữu vẫn tin rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện không chỉ nơi thâm sâu thầm kín của từng con người mà còn ngang qua lịch sử trong xã hội con người.

Tiếng hô của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa là một tiếng gọi mang đầy hy vọng và niềm vui: “Hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế, vì Người sắp đến rồi!”. Hãy thay đổi bộ mặt trái đất này cho loài người được sống ấm no hạnh phúc, để cho Trời Mới Đất Mới xuất hiện, trong đó công lý và hòa bình sẽ ngự trị và mọi người sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.

 

28.Người phu quét lá--Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Trong Tác phẩm “Người phu quét lá”, Đức Giám Mục Nguyễn Khảm đã ví von, đời Linh mục như người phu quét lá: “Người phu quét lá bên đường. Quét cả nắng chiều quét cả mùa thu” (Ns. Trịnh Công Sơn).

Người phu quét lá, hàng ngày dù mưa dầm hay nắng hạn, vẫn luôn có mặt từ sáng sớm tinh sương trên mọi nẻo đường thành phố để dọn đường sạch sẽ cho ngàn ngàn con người sắp đi qua. Linh mục, mỗi ngày cũng dọn đường tâm hồn cho con người đi đến với Thiên Chúa và để Thiên Chúa đến với con người.

Trong ý nghĩa đó, có thể nói Gioan Tiền Hô cũng là “Người phu quét lá” dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến với nhân loại.

Bước vào Mùa Vọng, chúng ta gặp lại Gioan Tiền Hô, vị ngôn sứ đi trước dọn đường và dọn lòng người để đón Đấng Cứu Thế. Thực thi sứ vụ dọn đường, Ngôn Sứ Gioan luôn gắn bó với Thiên Chúa và sống gần gũi với con người. Lời Chúa, Gioan chiêm niệm trong hoang địa qua nhiều năm tháng đã giúp ông tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng người qua những vùng ven sông Giođan. Lời Chúa, Gioan nghe đã trở thành Lời Chúa ông công bố. Tiếng Chúa gọi Gioan đã trở thành tiếng ông mời gọi mọi người.Gioan trở nên trung gian làm người dọn con đường tâm hồn cho anh chị em mình đến với Chúa Cứu Thế.

Các chương từ 40-55 trong sách Tiên tri Isaia, được gọi là Sách An Ủi dân Israel. Sau khi Giêrusalem bị thất thủ, dân phải đi đầy sang Babylon, Thiên Chúa dùng Tiên tri Isaia loan báo cho dân ngày giải thoát. Vì vậy tiếng hô: "hãy mở một con đường cho Đức Chúa" (Is 40,3) là câu hoàn tất lệnh truyền của Thiên Chúa trước đó: "Hãy an ủi, an ủi dân Ta. Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong" (Is 40,2). Lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả hoàn tất các lời hứa của Thiên Chúa: "Này ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con." (Mc 1,2). Và mở đường cho ơn cứu độ phổ quát. Trước khi là một sứ điệp loan báo, Tin Mừng là một biến cố, một con người cụ thể, Đức Giêsu Kitô: Con Thiên Chúa hằng sống (Mc 15,39).

Thánh Máccô đã thấy rõ nơi Gioan Tẩy Giả là người thực hiện các điều mà Is 40,3 loan báo, là người giúp chuẩn bị lòng dân đón chờ Đấng Cứu Thế. Sứ điệp mà ông kêu gọi mọi người dọn lòng chuẩn bị đón Chúa đến chính là: sám hối và canh tân cuộc sống.Lòng ăn năn thống hối đích thực không hệ tại nơi những tình cảm chóng qua, hay những nghi thức bên ngoài nhưng phải phát xuất từ chính nội tâm bên trong, từ chính niềm tin mong đợi Chúa đến.

Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước. Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay Gioan xuất hiện với sứ mạng Tiền Hô. Ông đáp lại tiếng Chúa gọi, ra đi rao giảng về Nước Trời, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian. Ông đã chu toàn ơn gọi cách nhiệt thành và đã chết anh hùng cho sứ vụ. (x. Mt 14,3012; Mc 6,17-19). Cuộc đời Gioan là một thiên anh hùng ca, bất khuất trước cường quyền, bao dung với tội nhân.

Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường. Gioan chọn con đường tu khổ chế: ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú. Sống trong hoang địa trơ trụi, vắng người, thiếu sự sống. Nhưng chính ở đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với Thiên Chúa.

Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Gioan mời dân chúng sám hối. Không thể tiếp tục sống như xưa nữa. Đã đến lúc phải đổi đời, đổi lối nhìn, đổi lối nghĩ. Như thế, Gioan kêu gọi hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi. Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, những tính toán lệch lạc. Phải san cho phẳng những đồi núi kiêu căng tự mãn. Phải bạt cho thấp những gồ ghề của bất công bất chính.

Phụng vụ Chúa nhật II Mùa Vọng mời gọi chúng ta chuẩn bị con đường cho Chúa Cứu Thế ngự đến. Chúa đến là niềm vui cho toàn thể nhân loại. Nhưng để được hưởng niềm vui này, mỗi người cũng như toàn thể nhân loại phải biết dọn đường cho Người. Dọn đường là nỗ lực hoán cải bản thân, tẩy trừ tội lỗi trong đời sống; đồng thời trong xã hội, cũng cần sự hoán cải tập thể, để tình yêu và chân lý, công lý và hòa bình được ngự trị.

Đạo là con đường dẫn đến Thiên Chúa. Đạo là ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu không có đường thì không đi đến đâu cả. Một đất nước có văn minh hay không là do hệ thống đường sá.

Đạo từ nguyên thuỷ luôn mang ý nghĩa trong sáng, ngay thẳng, công minh. Đạo dẫn đưa con người đến chân thiện mỹ.

Đạo là đường nên có thể nói sống đạo là sống ngoài đường, sống với người khác, sống với cuộc đời. Abraham khởi đầu sứ mạng mới bằng việc lên đường từ giã thành Ur để sang đất hứa. Và lịch sử Do thái là những chuyến xuất hành di cư, lang thang trong sa mạc, lưu đầy và mất quê hương trong một thời gian dài. Gioan rao giảng và làm phép rửa khắp mọi nẻo đường. Chúa Giêsu sống ở thế gian bằng những cuộc lên đường sang Ai cập, về Nazareth, lên sa mạc, vào đền thánh và trở lại Galilêa. Cuộc sống công khai của Chúa ít là có ba cuộc hành trình lên Giêrusalem. Và sau cùng Ngài lên đường về nhà Cha.

Vì là đường nên nên đạo luôn mở ra nối kết và đón nhận cuộc sống, đón nhận mọi người, không phân biệt ai với tinh thần yêu thương của Thiên Chúa. Tin Mừng chính là đạo, là con đường mà Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta đi theo Ngài.

Đường quan trọng nhất là đường vào cõi lòng. Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ. Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vằng ánh sáng tình yêu. Sửa đường theo Gioan là sám hối. Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì cong queo hãy san cho thẳng. Những gì cao cao, cần bạt xuống thấp. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.

Con đường mà Gioan nói tới đây chính là đường vào cõi lòng. Con đường nội tâm của mọi người. Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế.

Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý. Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến. Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách. Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất. Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thân dân của Người. Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng. Như con đường cho Chúa đi qua. Như căn nhà cho Chúa ngự tới. Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào. Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nổi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu. Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì. Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác. Tâm hồn Mẹ bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi. Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.

Dọn đường còn là tỉnh thức đợi chờ Chúa đi xa trở về. Như năm cô khôn ngoan có sẵn dầu đèn. Như những đầy tớ làm lợi những nén vàng cho chủ. Như tên lính canh thành luôn chú ý những biến chuyển chung quanh. Mỗi cá nhân, ai cũng có những tật xấu, những khuyết điểm, vị kỷ kiêu căng, tham lam đố kỵ ghen ghét lười biếng hèn nhát… Xã hội nào cũng có bất công, những lạm dụng quyền bính, những hủ tục, những tệ đoan, những điều ấy làm cho con người đau khổ, trì trệ, không phát triển.

Dọn đường căn bản là ở trong nội tâm, sám hối để canh tân, sửa đổi để trở nên tốt lành thánh thiện hơn. Những con đường, thường được làm bằng đất đá nhựa bê tông. Những con đường trên mặt đất, trên sông trên biển trên bầu trời là những con đường vật lý. Những con đường tâm lý, con đường tinh thần, con đuờng lòng người mới quan trọng hơn. Nguyễn Bá Học đã nói: đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông.

Sống đạo luôn là một thách đố đầy quyết liệt và phong phú. Hiểu đạo, tin đạo, giữ đạo xem ra khá dễ dàng vì thuộc lãnh vực cá nhân. Còn sống đạo thường khó khăn hơn vì liên quan đến tha nhân, đòi hỏi một sự quên mình, vượt thắng bản thân. Cũng như thực hiện việc dọn đường qua nghi thức sám hối bên ngoài như rửa tội, xưng tội khá dễ dàng, nhưng nếu mà trong lòng không thật tâm sám hối đưa đến canh tân bản thân, thì hành vi sám hối chỉ là việc làm lấy lệ hình thức mà thôi.

Sống đạo bao giờ cũng đòi hỏi nhiều cố gắng và tỉnh thức. Mùa Vọng, Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm mẫu gương của Gioan. Sống gắn bó với Thiên Chúa và gần gũi với con người. Như thế mỗi người sẽ sống đạo hôm nay với tất cả niềm vui hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.

Cả cuộc đời Gioan chỉ một tâm nguyện là làm “Người phu quét lá” dọn lòng người khác cho Chúa đến. Mỗi người chúng ta cũng theo mẫu gương của Gioan trở thành “Người phu quét lá” cho chính tâm hồn mình, cho gia đình mình và rồi cho người khác nữa. Dọn đường cũng chính là lên đường theo Chúa Cứu Thế, cho nên dọn đường cho Chúa vừa là một hồng ân vừa là trách nhiệm đòi hỏi mỗi người thi hành nghiêm túc trong cuộc sống hàng ngày của mình.

 

29.Lối sống đi đôi với lời loan báo--Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Bài đọc 1 trích “Sách An Ủi” là phần thứ hai của Sách Isaia, mở đầu với câu: “Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta” (Is 40,1), loan báo việc Chúa sắp đưa dân Người từ nơi lưu đày Babilon trở về, câu thứ ba vang lên như một lời công bố tin mừng “Có tiếng người hô: trong hoang địa hãy dọn sẵn con đường”, ám chỉ tới hoang địa ngăn cách Babilon với đất Giuđa, để Chúa đưa dân lưu đày trở về. Cả bốn sách Tin Mừng đều áp dụng vào với việc ông Gioan khởi đầu sứ vụ rao giảng trong hoang địa xứ Giuđa.

Với Chúa Nhật II, chúng ta bước vào lịch sử: những loan báo trong Cựu Ước bắt đầu thực hiện và giấc mơ của nhân loại trở thành hiện thực. Người loan báo Tin Vui này là Gioan Tẩy Giả, một ngôn sứ đầy tràn ơn Thánh Linh. Gioan mời gọi: “Hãy hối cải vì nước trời đã cận kề”.

Gioan là sứ giả đi trước, làm tiếng hô trong hoang địa, kêu gọi người ta dọn đường cho Chúa bằng “Phép Rửa thống hối”, để lãnh ơn của Thiên Chúa đang đến ban ơn cứu độ, tức là ơn tha tội. Còn “Đấng quyền thế hơn”, đến sau ông, chính là Thiên Chúa đến ban ơn tha tội nhờ “Phép Rửa trong Thành Thần”.

1. Sứ giả đi trước

Sự xuất hiện của Gioan không phải là chuyện ngẫu nhiên, đột xuất, bất ngờ nhưng là kế hoạch của Thiên Chúa đã được loan báo trong Cựu ước.

Trong sách Xuất hành, Thiên Chúa tuyên bố với dân của Giao ước: “Này Ta sai thiên sứ đi trước ngươi, để gìn giữ ngươi khi đi đường và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn” (Xh 23,20).

Trong sách ngôn sứ Malakhi: “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh điện của Người” (Ml 3,1).

Trong sách ngôn sứ Isaia: “Có tiếng hô, trong hoang địa, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40,3-4).

Trong sách Xuất hành, Thiên Chúa sai thiên sứ đi trước để gìn giữ và đưa dân vào Đất Hứa. Trong sách Isaia, Thiên Chúa gởi tiếng hô dọn đưởng để Thiên Chúa đưa dân lưu đày trở về. Trong sách Malakhi, Thiên Chúa sai sứ giả dọn đường trước mặt Thiên Chúa, để Ngài đến cứu độ. Ba lời này gom lại để diễn tả hai nhân vật: “Đúng theo lời đó, ông Gioan đã xuất hiện trong hoang địa…” Trước hết, sự xuất hện của ông Gioan Tẩy Giả trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Isaia nói về dọn một con đường trong hoang địa để Thiên Chúa đưa dân lưu đày trở về; Maccô di chuyển dấu phết để nói về ông Gioan xuất hiện trong hoang địa. Con đường ông dọn không phải là con đường trong hoang địa, nhưng là con đường trong lòng người, được uốn thẳng san bằng nhờ lòng sám hối, để được ơn cứu độ tức là ơn tha tội. Sách Malakhi nói về dọn đường trước mặt Ta, tức là Thiên Chúa. Maccô ghép với lời sách Xuất hành để nói sứ giả dọn đường trước mặt Con, tức là Đức Giêsu, như tiếng từ trời xác nhận sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa. (x.Tĩnh tâm với sách Tin Mừng Maccô, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ).

Gioan là cầu nối giữa hai giai đoạn của lịch sử cứu độ.Ông vừa thuộc nhóm những ngôn sứ của giai đoạn trước,vừa là người đã chạm đến Nước Trời ở giai đoạn sau. Giai đoạn trước của những lời Thiên Chúa hứa,và giai đoạn sau khi Thiên Chúa thực hiện những lời hứa này. Đức Giêsu là Đấng khai mở giai đoạn sau.Nhưng Ngài cần Gioan để làm người tiền hô, dọn đường.

2. Dọn đường tâm hồn

Hình dáng và y phục của Gioan gợi nhớ ông Êlia (x.2V1,8), vị ngôn sứ đã một mình chống lại tất cả để bênh vực Thiên Chúa. Thức ăn của ông gợi nhớ thức ăn của “Emmanuel” (Is 7,15). Những nét phảng phất ấy gợi cho ta nhìn ở ông Gioan hình bóng một vị ngôn sứ giống như Êlia, đơn thân đứng lên kêu gọi mọi người quay về với Thiên Chúa, vào thời Đấng Emanuel xuất hiện. Lời rao giảng của ông cho biết con đường ông hô hào người ta dọn sẵn không phải là con đường cho cuộc hồi hương mà là con đường trong lòng mỗi người.Những chỗ ghập ghềnh quanh co phải san phẳng uốn ngay chính là tội lỗi trong lòng người.

Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ. Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vằng ánh sáng tình yêu. Sửa đường theo Gioan là sám hối. Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì cong queo, hãy san cho thẳng. Những gì gò cao cần phải bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.

Con đường Gioan mời gọi là đường vào cõi lòng. Con đường nội tâm của mọi người. Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế. Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý. Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến. Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách. Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất. Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thần dân của Người. Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng. Như con đường cho Chúa đi qua; như căn nhà cho Chúa ngự tới; Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào. Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nỗi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu. Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì. Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác. Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi. Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.

3. Hiệu quả lời rao giảng của Gioan

“Mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội và ông làm Phép Rửa cho họ trong sông Giođan”. Theo truyền thuyết thì nơi ông Gioan khởi sự rao giảng và làm Phép Rửa ở khúc sông Giođan gần thành Giêrikhô. Sách Tin mừng Gioan nói là “Bêtania bên kia sông Giođan” (Ga 1,28). Khoảng cách từ đây lên Giêrusalem là hai ngày đường, phù hợp với câu chuyện Chúa đi từ đây lên một làng cùng tên là Bêtania ở gần Giêrusalem để gọi Ladarô ra khỏi mồ (Ga 11,1-44). Khúc sông này mang nặng ý nghĩa, vì cũng là khúc sông Thiên Chúa rẽ nước cho dân Cựu Ước qua sông để vào Đất Hứa (x.Gs 2-2), và ông Êlia rẽ nước đi qua bên kia để được cất lên trời (x.2V 2,1-18). Vị trí này giúp hiểu tại sao dân từ khắp miền Giuđê và từ Giêrusalem dễ dàng nghe biết. Nhưng chuyện “Họ kéo đến với ông Gioan, họ thú tội và ông làm Phép Rửa cho họ trong sông Giođan”, lại không phải là chuyện đương nhiên. Họ đón nhận lời rao giảng của ông và đáp lại, đó ơn của Thiên Chúa. (sđd trang 25).

4. Gioan loan báo Đấng đến sau ông.

Người ta kéo đến với ông, thú tội và chịu Phép Rửa. Nhưng Gioan trung thành với sứ mạng của mình là sứ giả đi trước để dọn đường. “Ông rao giảng rằng: có Đấng quyền hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”. Sự khác biệt giữa ông và Đấng đến sau ông hiện rõ nơi Phép Rửa mà mỗi bên làm: “Tôi thì làm Phép Rửa cho anh em trong nước, con Người sẽ làm Phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần”.

Phép rửa mà Gioan Tẩy Giả đề xướng không nhằm mục đích nào khác ngoài việc tỏ lòng sám hối. Thanh tẩy của thánh nhân là dấu hiệu thanh tẩy nội tâm, chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn tha thứ tội lỗi, nhưng tự nó chưa có quyền ban ơn tha thứ này. Phép rửa của Gioan không phải là phép rửa Kitô giáo có khả năng xóa tội (Cv 2,38; 22,16): “Đấng mạnh thế hơn … sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa”. Vai trò chính yếu của Gioan là “bảo cho dân Chúa biết rằng Chúa sẽ tha thứ mọi tội khiên”.

5. Lối sống đi đôi với lời loan báo

Thánh Gioan đã giúp người ta sám hối, thú tội và lãnh nhận phép rửa, sửa đường nội tâm. Nếp sống giản dị của Gioan mang tâm tình sám hối, sửa đường. Gioan kêu gọi mọi người dọn tâm hồn để đón Đấng Cứu Thế, và chính Gioan đã sống như con đường thẳng. Gioan mời gọi người ta sám hối, và chính đời ngài đã mang nét sửa chữa bằng tâm tình sám hối chân thành.

Thánh Gioan đã sống tất cả những khó khăn thử thách của người dọn đường cho Chúa. Ông sống đời chay tịnh, cô độc trong hoang địa đất đá nắng nóng khô khan khắc nghiệt. Ông sống khó nghèo, áo bằng da lạc đà, thức ăn đạm bạc là châu chấu và mật ong rừng. Kêu gọi người khác dọn đường, chính Gioan đã là con đường đưa con người đến với Đức Giêsu. Mời gọi người khác sám hối, Gioan đã sống tâm tình sám hối ấy trước.

Mùa Vọng là mùa đợi chờ Đức Giêsu đến lần thứ hai. Gioan chính là người giúp chúng ta sống tâm tình chờ đợi tuyệt vời hơn cả, vì nơi ông, lối sống đi đôi với lời loan báo, hành động sánh vai với ý hướng. Đặc biệt hơn, ông không hướng người ta về với mình, nhưng chỉ dẫn họ đến với Chúa. Để là người giới thiệu Chúa cho người lân cận, chúng được mời gọi hãy sống như Gioan.

 

30.Sửa đường nội tâm--Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Thư HĐGMVN 2006 đã khẳng định: “Đời sống đạo vừa cần găn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em”.

Chúa nhật II Mùa vọng, Giáo hội giới thiệu cho chúng ta khuôn mặt Gioan Tiền hô, một ngôn sứ luôn gắn bó với Thiên Chúa, rất gần gũi với con người. Lời Chúa Gioan chiêm niệm trong hoang địa qua nhiều năm tháng đã giúp ông tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng người qua những vùng ven sông Giođan. Lời Chúa Gioan nghe đã trở thành lời Chúa ông công bố. Tiếng Chúa gọi Gioan đã trở thành tiếng ông mời gọi mọi người. Gioan trở nên trung gian làm người dọn con đường tâm hồn cho anh chị em mình đến với Chúa Cứu Thế.

Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước. Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay Gioan xuất hiện với sứ mạng Tiền hô. Ông đáp lại tiếng Chúa gọi, ra đi rao giảng về Nước Trời, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian. Ông đã chu toàn ơn gọi cách nhiệt thành và đã chết anh hùng cho sứ vụ. (x. Mt 14,3012; Mc 6,17-19). Cuộc đời Gioan là một thiên anh hùng ca, bất khuất trước cường quyền, bao dung với tội nhân.

Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường. Gioan chọn con đường tu khổ chế: ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú. Sống trong hoang địa trơ trụi, vắng người, thiếu sự sống. Nhưng chính ở đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với thiên Chúa.

Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Gioan mời dân chúng sám hối. Không thể tiếp tục sống như xưa nữa. Đã đến lúc phải đổi đời, đổi lối nhìn, đổi lối nghĩ. Như thế, Gioan kêu gọi hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi. Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, những tính toán lệch lạc. Phải san cho phẳng những đồi núi kiêu căng tự mãn. Phải bạt cho thấp những gồ ghề của bất công bất chính.

Đạo là con đường dẫn đến Thiên Chúa. Đạo là ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu không có đường thì không đi đến đâu cả. Một đất nước có văn minh hay không là do hệ thống đường sá.

Đạo từ nguyên thuỷ luôn mang ý nghĩa trong sáng, ngay thẳng, công minh. Đạo dẫn đưa con người đến chân thiện mỹ.

Đạo là đường nên có thể nói sống đạo là sống ngoài đường, sống với người khác, sống với cuộc đời. Abraham khởi đầu cuộc sống thật bằng việc lên đường từ giã thành Ur để sang đất hứa. Và lịch sử Do thái là những chuyến xuất hành di cư, lang thang trong sa mạc, lưu đầy và mất quê hương trong một thời gian dài. Gioan rao giảng và làm phép rửa khắp mọi nẻo đường. Chúa Giêsu sống ở thế gian bằng những cuộc lên đường sang Ai cập, về Nazareth, lên sa mạc, vào đền thánh và trở lại Galilêa. Cuộc sống công khai của Chúa ít là có ba cuộc hành trình lên Giêrusalem. Và sau cùng Ngài lên đường về nhà cha.

Vì là đường nên nên đạo luôn mở ra nối kết và đón nhận cuộc sống, đón nhận mọi người, không phân biệt ai với tinh thần yêu thương của Thiên Chúa. Tin mừng chính là đạo, là con đường mà Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta đi theo ngài.

Đường quan trọng nhất là đường vào cõi lòng. Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ. Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vằng ánh sáng tình yêu. Sửa đường theo Gioan là sám hối. Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì cong queo san cho thẳng. Những gì cao cần bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.

Con đường mà Gioan nói tới đây chinh là đường vào cõi lòng. Con đường nội tâm của mọi người. Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế. Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý. Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến. Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách. Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất. Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thân dân của Người. Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng. Như con đường cho Chúa đi qua. Như căn nhà cho Chúa ngự tới. Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào. Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nổi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu. Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì. Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác. Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi. Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.

Dọn đường còn là tỉnh thức đợi chờ Chúa đi xa trở về. Như năm cô khôn ngoan có sẵn dầu đèn. Như những đầy tớ làm lợi những nén vàng cho chủ. Như tên lính canh thành luôn chú ý những biến chuyển chung quanh. Mỗi cá nhân, ai cũng có những tật xấu, những khuyết điểm, vị kỷ kiêu căng tham lam đố kỵ ghen ghét lười biếng hèn nhát… Xã hội nào cũng có bất công, những lạm dụng quyền bính, những hủ tục, những tệ đoan, những điều ấy làm cho con người đau khổ, trì trệ, không phát triển.

Dọn đường căn bản là ở trong nội tâm, sám hối để canh tân, sửa đổi để trở nên tốt lành thánh thiện hơn. Những con đường thường được làm bằng đất đá nhựa bê tông. Những con đường trên mặt đất, trên sông trên biển trên bầu trời là những con đường vật lý. Những con đường tâm lý, con đường tinh thần, con đuờng lòng người mới quan trọng hơn. Nguyễn Bá Học đã nói: đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông.

Sống đạo luôn là một thách đố đầy quyết liệt và phong phú. Hiểu đạo, tin đạo, giữ đạo xem ra khá dễ dàng vì thuộc lãnh vực cá nhân. Còn sống đạo thường khó khăn hơn vì liên quan đến tha nhân, đòi hỏi một sự quên mình, vượt thắng bản thân. Cũng như thực hiện việc dọn đường qua nghi thức sám hối bên ngoài như rửa tội, xưng tội khá dễ dàng, nhưng nếu mà trong lòng không thật tâm sám hối đưa đến canh tân bản thân, thì hành vi sám hối chỉ là việc làm lấy lệ hình thức mà thôi.

Sống đạo bao giờ cũng đòi hỏi nhiều cố gắng và tỉnh thức. Mùa Vọng, Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm mẫu gương của Gioan. Sống gắn bó với Thiên Chúa và gần gũi với con người. Như thế mỗi người sẽ sống đạo hôm nay với tất cả niềm vui hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.

 

31.Hãy dọn đường của Chúa--Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến

Đọc 1,1-8 trong văn mạch của 1,1-13: Loan báo Đức Giêsu Kitô đến, điều đã được chuẩn bị trong Cựu Ước qua lời tiên tri Isaia (1,1-3), Gioan, tiên tri chuyển tiếp, loan báo cho dân Tân Ước đấng đang đến và chuẩn bị lòng dân (1,4-8), và Đức Giêsu đến (1,9-13).

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đến được loan báo cách rộng rãi và và hiệu quả, đến nỗi mọi người từ khắp miền Giuđê và Giêrusalem đều nghe biết. Họ tuôn ra từ các miền ấy và đến sông Giorđan với Gioan để chịu phép rửa sám hối (c. 4-5). Gioan rao giảng hai điều: phép rửa sám hối cho dân (c. 4) và Đấng sẽ đến sau ông (c. 7-8). Gioan là hiện thân của Isaia, sứ giả của Thiên Chúa (c. 6).

Lời hứa trong Cựu Ước về một Đấng Cứu Thế sẽ đến, nay được loan báo như một Tin Mừng trọng đại (c.1). Đấng ấy là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Loan báo khởi đầu nầy tóm kết tất cả con người và sứ mạng của đấng đang đến. Đấng nầy khi xuất hiện đầu tiên tại sông Giorđan sẽ chỉ gọi là Giêsu Nazarét (1,9), rồi căn tính của Người sẽ được tiết lộ dần. Đối với con người, đấng ấy sẽ được tuyên xưng là Kitô, Đấng Thiên Sai (8,29), con vua Đavít (12,35) và là vua Israel (15,32). Đối với Thiên Chúa, đấng ấy sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (1,1; 3,11), Con yêu dấu (1,11; 9,7), Đấng Thánh của Thiên Chúa (1,24), và cuối cùng là Con Thiên Chúa, đang chết trên thập giá để cứu nhân loại (15,39).

   Đứng trước Đấng cao cả như thế, ai mà không thấy mình bất xứng, tội lỗi và cần được thanh tẩy. Thanh tẩy được nhắc đến 4 lần như là việc cần thiết tuyệt đối (c. 4.5.6). Không sám hối và không được thanh tẩy, không thể nhận ra Đấng đang đến là ai. Đó là trường hợp của các Pharisêô (xem 2,7; 2,17). Ngược lại, dân chúng đã  được thanh tẩy, sau biến cố nầy, luôn tuôn đến với Chúa Giêsu, vì nhận ra nơi Người là thầy dạy quyền năng (1,27), là đấng có quyền tha tội (cf. 2,15-17) và là mục tử (xem 6,34). Những ai thú nhận mình tội lỗi, cũng sẽ được Đấng ấy đón nhận: Phêrô được kêu gọi làm tông đồ (Lc 5,8), người thu thuế được tha tội (Lc 18,13), người trộm lành được Nước Trời (Lc 23,40-42). Bởi đó, không chỉ Gioan loan báo phép rửa sám hối, chính Chúa Giêsu cũng kêu gọi sám hối khi chính Người đang đến (1,15) và đến phiên các tông đồ cũng làm như thế (6,12). Sám hối và được thanh tẩy là điều kiện đầu tiên và tuyệt đối mở ra ơn cứu độ từ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đang đến.

Đấng đang đến cao trọng hơn Gioan cả phẩm chức lẫn địa vị. Gioan tự nhận hai điều: là một người tôi tớ, dù để chỉ cởi quai dép cho Đấng ấy, cũng không xứng đáng, và phép rửa Đấng ấy sẽ làm thì cao trọng hơn phép rửa ông đang làm, bởi vì được thực hiện trong Thánh Thần, nên có thể tha tội thật sự và đưa đến hiệp thông với Thiên Chúa.

Chúa Giêsu chưa xuất hiện. Gioan đi trước dọn lòng người. Con người phải sám hối và thanh tẩy, vì đấng đang đến là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ.

 

32.Hãy dọn đường Chúa đến--Phanxicô Xaviê

Phụng vụ Chúa nhật II Mùa Vọng mời gọi chúng ta chuẩn bị con đường cho Chúa Cứu Thế ngự đến. Chúa đến là niềm vui cho toàn thể nhân loại. Nhưng để được hưởng niềm vui này, mỗi người cũng như toàn thể nhân loại phải biết dọn đường cho Người.

Dọn đường là nỗ lực hoán cải bản thân, tẩy trừ tội lỗi trong đời sống; đồng thời trong xã hội, cũng cần sự hoán cải tập thể, để tình yêu và chân lý, công lý và hòa bình được ngự trị.

Các chương từ 40-55 trong sách Tiên tri Isaia, được gọi là Sách An Ủi dân Israel. Sau khi Giêrusalem bị thất thủ, dân phải đi đầy sang Babylon, Thiên Chúa dùng Tiên tri Isaia loan báo cho dân Người ngày giải thoát. Vì vậy tiếng hô: "hãy mở một con đường cho Đức Chúa" (Is 40,3) là câu hoàn tất lệnh truyền của Thiên Chúa trước đó: "Hãy an ủi, an ủi dân Ta. Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong" (Is 40,2).

Lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả hoàn tất các lời hứa của Thiên Chúa: "Này ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con." (Mc 1,2). Và mở đường cho ơn cứu độ phổ quát. Trước khi là một sứ điệp loan báo, Tin Mừng là một biến cố, một con người cụ thể, Đức Giêsu Kitô: Con Thiên Chúa hằng sống (Mc 15,39).

Mác-cô đã thấy rõ nơi Gioan Tẩy Giả là người thực hiện các điều mà Is 40,3 loan báo. Là người giúp chuẩn bị lòng dân đón chờ Đấng Cứu Thế. Sứ điệp mà ông kêu gọi mọi người chuẩn bị lòng mình đón Chúa đến chính là: sám hối và canh tân cuộc sống.

Lòng ăn năn thống hối đích thực không hệ tại nơi những tình cảm chóng qua, hay những nghi thức bên ngoài. Nhưng phải phát xuất từ chính nội tâm bên trong, từ chính niềm tin mong đợi Chúa đến.

Hơn 2000 năm qua, sứ điệp "dọn đường Chúa đến" vẫn cần thiết cho mọi người qua mọi thời cho đến ngày cuối cùng. Con đường cho Chúa đến là những nẻo đường đời của mỗi tâm hồn, là những hoàn cảnh sống của từng gia đình, là tất cả mọi phương diện sống của toàn thể xã hội.

Sám hối thì phải canh tân cuộc sống, như điều kiện cần và đủ để ơn cứu độ đến được với mỗi người. Gioan có sứ mạng đi trước dọn đường cho Chúa đến. Ông thực thi sứ mạng bằng lời rao giảng sám hối, và chính ông đã thực thi sự sám hối bằng đời sống của mình. Nhìn cách sống, cách ăn mặc của ông, ta thấy toát lên một tinh thần khó nghèo, sám hối thực sự.

Theo thánh Phê-rô: Thiên Chúa chính là Đấng "chậm giận và giàu tình thương". Người không chậm trễ trong việc thực hiện lời hứa, nhưng Người kiên nhẫn chờ đợi chúng ta hối cải. Kitô hữu hôm nay cũng được mời gọi dọn đường cho Chúa đến. Trước hết phải dọn sạch tâm hồn mình, tẩy trừ tội lỗi ra khỏi đời sống bằng bí tích hòa giải. Và trong vai trò Kitô hữu, chúng ta hãy dấn thân vào đời, thanh tẩy khỏi cuộc đời này những tệ nạn, những sai trái, những cái xấu đang hoành hành trong xã hội loài người bằng chính nỗ lực sống và loan báo Tin Mừng.

Xin Chúa hãy thanh tẩy nhân loại trong Thánh Thần. Nhờ đó, những ai được thanh tẩy sẽ thực sự biến đổi hoàn toàn, được nên công chính, nên thánh thiện, và tất cả trở nên tinh tuyền trước mặt Người.

 

33.Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng--Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy

Tin mừng Mc 1, 1-8: Để thực sự hoán cải, điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra tội lỗi của mình, nghĩa là phải thực sự thấy mình có tội, nhưng con người ngày nay càng mất dần ý thức về tội lỗi, bởi vì họ mất dần ý thức về Thiên Chúa...

Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho ngay thẳng để Người đi" (Mc 1,3)

Khi Gioan tẩy Giả xuất hiện bên giòng sông Giođan, dân chúng rất phấn khởi. Gioan bắt đầu sứ mạng của ông tại một địa điểm không xa Biển Chết.

Đó là tụ điểm của những đoàn hành hương và các du khách từ khắp nơi trên thế giới đến.

Đó là một nơi tuyệt hảo để mọi người gặp gỡ nhau và trao đổi những tin tức thế giới.

Vì thế đó là một nơi lý tưởng để Gioan Tẩy Giã bắt đầu rao giảng và làm phép rửa. Sứ điệp Gioan rất đơn giản và rõ ràng:

"Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho ngay thẳng để Người đi"

1. "Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho ngay thẳng để Người đi"

Để đón Chúa, chúng ta phải sửa lại những con đường trong tâm hồn cho ngay thẳng, sạch đẹp.

Nghĩa là tâm hồn ta phải luôn ngay thẳng, chính trực, không quanh co, gian dối, giả tạo…

Ngay thẳng là một trong những yếu tố chính yếu của sự công chính, thánh thiện. Thiết tưởng người Kitô hữu cần phải tạo cho mình một tư cách ngay thẳng chính trực, nói hay làm gì cũng phải ‘công minh chính đại’, “đường đường chính chính”, không lén út, không quanh co.

Tư cách của người Kitô hữu phải là tư cách của một người quân tử, tôn trọng sự thật, nghĩ thế nào, nói thế ấy; “Hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không, thêm thắt điều gì là do ma quỷ” (Mt 5,37).

Nghĩ một đàng nói một nẻo là thói của bọn tiểu nhân, của phường gian ác.

“Thiên Chúa ưa điều chính trực, ghét điều gian ác” (Dt 1,9). “Ngài ghê tởm tâm địa quanh co”.

Nguyên nhân biến con người thành quanh co, giả hình, mưu mô…chính là tâm địa ích kỷ, nhiều tham vọng, muốn phình to bản ngã.

Tâm địa này khiến người ta cố gắng đạt được những điều mình ham muốn: danh vọng, quyền lực, tiền bạc – với bất cứ phương tiện nào, kể cả những phuơng tiện xấu, và bằng bất cứ giá nào, kể cả tội ác.

Từ đó, con người bị tham vọng mê hoặc dẫn đưa chúng ta vào con đường quanh queo của tội ác.[1]

2. "Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho ngay thẳng để Người đi"

Đây chính là con đường sám hối, con đường quyết tâm từ bỏ tội lỗi

Một triết gia Ấn Độ đã nhìn lại quãng đời của mình và đã tâm sự như sau:

- Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất của tôi là dâng lên Thiên Chúa là: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để con thay đổi thế giới.

- Đến tuổi trung niên, tôi mới nhận ra rằng một nửa đời người của tôi đã đi qua mà tôi chưa thấy thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới cầu nguyện với Thượng Đế: Lạy Chúa, xin cho con được biến cải tất cả những người con gặp gỡ hằng ngày. Và như vậy là con mãn nguyện rồi.

- Nhưng giờ đây, tóc đã bạc, răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, tôi mới nhận ra rằng tôi đã khờ dại biết chừng nào. Giờ đây, tôi chỉ biết cầu nguyện như sau: Lạy Chúa, xin ban cho con được thay đổi chính mình con.

3. "Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho ngay thẳng để Người đi"

Đây chính là sự hoán cải. Để thực sự hoán cải, điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra tội lỗi của mình, nghĩa là phải thực sự thấy mình có tội, nhưng con người ngày nay càng mất dần ý thức về tội lỗi, bởi vì họ mất dần ý thức về Thiên Chúa.

Tội lỗi chỉ có ý nghĩa trong mối liên hệ với Thiên Chúa.

Tội lỗi trước hết là hành động xúc phạm tới Thiên Chúa, vi phạm luật Chúa, và nhất là từ chối tình thương của Ngài. Cho nên Sám Hối là nhận ra tội lỗi của mình rồi ăn năn sám hối, quyết tâm trở về với Chúa.

Chính vì thế, Sám Hối là một chủ đề nổi bật trong Thánh Kinh.

Giavê không ngừng đòi hỏi Dân Chúa phải luôn canh tân đổi mới cuộc sống và Giavê đã dùng đủ mọi cách đổi mới con tim Dân Người.

Trong cuốn “Ơn Trở Về”, Đức Cha JB. Bùi Tuần có nói đến những người tội lỗi cứng lòng, mà những người ngay chính cũng cứng lòng nữa.

Tôi tự nghĩ, Người con thứ trong dụ ngôn “người con hoang đàng” là hình ảnh của người tội lỗi, còn người anh cả có thể là hình bóng của những người ngay cứng lòng.

Người tự coi mình là công chính, đạo đức mà cứng lòng và tự mãn thì thật khó trở về.

Và Đức cha JB. Bùi Tuần đã kể lại câu chuyện như sau:

Trong một phòng khách của Đức Giáo Hoàng, tôi thấy có một bức tượng thánh Phêrô bằng đồng đen, đặt trên bệ cao.

Có lần tôi tò mò lại gần xem, thì thấy tay ông thánh Phêrô cầm một chùm hai chìa khóa.

Tôi tự hỏi: mở cửa thiên đàng thì một chìa là đủ, sao lại phải hai chìa?

và đột nhiên một ý tưởng thoáng qua trả lời rằng:

Chùm này là để mở lòng người. Kẻ tội lỗi cứng lòng thì một chìa là đủ. Còn người công chính cứng lòng, thì hai chìa chưa chắc đã mở được. [2]

4. "Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho ngay thẳng để Người đi"

Mùa Vọng là mùa mọi người đang chờ đón Chúa đến.

Chúa muốn chúng ta hãy đi mở đường cho Chúa.

Chúa muốn chúng ta làm chứng cho Chúa.

Chúa muốn chúng ta giới thiệu Chúa cho anh em.

Nhưng rất nhiều khi, thay vì mở đường cho Chúa, chúng ta lại chỉ lo mở đường cho chính những tham vọng của chúng ta.

Rất nhiều khi thay vì làm chứng cho Chúa, chúng ta lại lo làm chứng cho một cái gì đó.

Rất nhiều khi thay vì giới thiệu Chúa, chúng ta lại chỉ giới thiệu “cái tôi” của chính bản thân mình.

Hôm nay, Chúa mời gọi tôi hãy soi mình vào tấm gương của thánh Gioan Baotixita để biết cách dọn đường cho Chúa ngự đến. Amen.

____________________________

[1] JKN, CN 2C MV

[2] JB.Bùi Tuần, Ơn Trở Về, trg.81

 

34.Con đường của Đức Chúa--AM Trần Bình An

Con đường Via Appia được xây dựng từ năm 312 trước Công Nguyên bởi vị Censor khiếm thị Appius Claudius. Via Appia là con đường đầu tiên bằng xi-măng lát đá, khởi nguyên của kỹ thuật xây dựng xa lộ trên thế giới.

Trên thực tế, Via Appia hay kỹ thuật xây dựng xa lộ đã khởi đầu cho những bước đột phá của Cộng hòa La Mã (509-27tcn) dẫn đến phát triển toàn diện trong thời Đế quốc La Mã (27tcn-493). Kể từ đó một mạng lưới giao thông đường bộ được thiết lập trên toàn lãnh thổ rộng lớn, nối liền các provinciae –nay là các quốc gia độc lập- trải dài từ châu Âu sang châu Phi và châu Á đến tận Ấn Độ. Có cả thảy 372 con đường với tổng chiều dài lên đến 15.000 dặm, tạo thành một hệ thống lưu thông mà “mọi con đường đều dẫn đến kinh thành La Mã”. Điều ngạc nhiên là nhiều trong số các con đường đó còn được bảo tồn cho đến ngày nay.

Via Appia có chiều dài tổng cộng 563km. Đoạn đầu dài 195km từ Roma đến Napolis được xây dựng nhằm mục đích chuyển quân và tiếp liệu trong cuộc chiến thứ hai giữa liên minh Roma-Capua với người Samnites (323-304tcn). Để xây dựng con đường khó khăn này người ta đã phải bạt thấp các ngọn đồi, lấp đầy các thung lũng, đắp cao nền đất đầm lầy sụt lún, mà ngày nay chúng ta gọi là kỹ thuật highway hay xây dựng xa lộ. Kèm theo đó là vô vàn các hạng mục công trình từ mương hào thoát nước, các cầu cống, các đoạn tường chắn đất... và cả các đài chỉ huy cùng các mốc dặm đường gọi là Miglio. Mặt đường tại đây rộng 14 pies, khoảng 4,15 mét, được xây bằng các tảng đá basalt to lớn nhẵn bóng kết dính bởi loại xi-măng La Mã, gồm vôi và tro núi lửa. Nhiều nơi như ở Villetri mặt đường bằng phẳng đến độ chúng tôi không cảm nhận dược xe đang chạy trên mặt đá của một Via Appia hơn 2300 năm tuổi. (Hoàng Xuân Phương, Via Appia, Con đường làm nên đế chế)

Tin Mừng hôm nay, ngôn sứ Isaia kêu gọi: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi.” (Mc 1, 3) Con đường này không giống như Via Appia lát đá basalt, mà là con đường cải tà quy chánh, cải lão hoàn đồng và cải tử hoàn sinh. Con đường do chính Đức Giêsu thiết kế, xây dựng, hoàn toàn trái ngược với con đường thế gian quen đi.

Con đường cải tà quy chánh

“Ông Gioan Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa, tỏ lòng sám hối, để được ơn tha tội.” (Mc 1, 4) Nhiệm vụ Tiền Hô của Thánh nhân bắt đầu bằng lời mời gọi ăn năn, sám hối, cải tà quy chánh, trở về con đường công chính của Thiên Chúa đã vạch ra.

Ngôn sứ Gioan giác ngộ mọi người nhận ra tội lỗi vấp phạm, để thay đổi nếp sống, qua chính cuộc sống kham khổ, chay tịnh của ngài trong hoang địa. “Các anh hãy sinh hoa quả, xứng với lòng sám hối.” (Mt 3, 8) Ngài mời gọi cụ thể hóa, hiện thực hóa lòng sám hối, qua nghi thức dìm mình xuống sông, chịu phép rửa. Nếu ngoan cố, chống báng, khước từ, làm lơ, gỉa hình, vờ vịt, hay tỏ ra bất tuân thì: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi quăng vào lửa.” (Mt 3, 10). Khi Chúa quang lâm, thì “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thỉ bỏ vào lửa không hể tắt mà đốt đi.” (Mt 3, 12)

Con đường cải lão hoàn đồng

“Không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh lại bởi ơn trên.” Đức Giêsu đã phán cùng ông Nicôđêmô, một thủ lãnh Pharisiêu tỉnh thức, thao thức được ơn cứu rỗi. Đức Giêsu công khai nhấn mạnh: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. “(Ga 3, 3 & 5)

Không phải trẻ hóa thân xác đã trưởng thành. Cũng chẳng phải Đức Giêsu khuyên dùng thuốc men, hóa chất hay phương tiện vật lý nào khác để giữ mãi tuổi thanh xuân, sắc đẹp. Nhưng Người muốn con người trẻ hóa tâm hồn, trở nên trong sáng, ngây thơ, hiền hòa, biết ơn, thân thiết, yêu thương, kính trọng, hiếu đễ các đấng sinh thành và thương mến mọi người.

Chẳng còn chút mưu mô, quỷ quyệt, chẳng còn ganh ghét, đố kỵ, chẳng còn oán thán, cay cú, hận thù. Trái lại, tất cả đều đằm thắm tình yêu, tình cha nghĩa mẹ, tình huynh đệ, sống bổn phận, trách nhiệm, sống bác ái, phục vụ, nhường cơm xẻ áo, như Thánh Gioan Tiền Hô tha thiết, cấp bách kêu gọi dân Chúa: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” (Lc 3, 11) “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình.” (Lc 3, 13) “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.” (Lc 3, 14)

Con đường cải tử hoàn sinh

“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.“ (Mt 17, 24-25)Một cuộc sống mới nảy sinh, khi dám quyết định cho cái thân xác yếu hèn chết đi cùng với những ham muốn, đam mê, đòi hỏi, cám dỗ tội lỗi.

Chết đi những tham sân si, danh lợi, địa vị, chức tước, quyền lực. Chết đi những thói đời, luôn tôn sùng “Bò Vàng,” luôn thờ bái vật là của cải, vật chất, tiện nghi, dễ dãi hưởng thụ, thoải mái xa hoa, phù phiếm, hư ảo, mau mục nát, mất đi. Đừng để Thánh Gioan Tiền Hô phải nộ khí xung thiên, gay gắt cảnh báo, như đối với những kẻ đạo đức giả hình thuộc phái Pharisiêu và Sađốc: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả sớm với lòng sám hối.” (Mt 3, 7 - 8)

Thiên Chúa quá yêu thương, quá ư giàu lòng thương xót, mới rộng lượng ban cho con người, đổi của giả lấy của thật. Đổi kiếp sống phù du, tạm bợ lấy cuộc sống vĩnh cửu, hạnh phúc viên mãn, nếu biết vâng theo, sống theo đạo Tình Yêu.

“Sống tinh thần con Chúa không phải là ủy mị, thụ động, nhưng là một linh đạo:

Dễ dàng trong sự khó khăn,

Đơn sơ trong sự phức tạp,

Dịu dàng trong cương quyết,

Hùng dũng trong sự yếu đuối,

Khôn ngoan trong sự điên dại.”

“Nếu các con không trở nên như trẻ thơ, các con không được vào Nước Trời.” (Đường Hy Vọng, số 727)

Lạy Chúa Giêsu xin cải hóa tâm hồn chúng con nên công chính, nên trong sáng, nên can đảm, dám chết đi những thói hư tật xấu, để chúng con canh tân đổi mới theo Lời Chúa.

Lạy Mẹ Maria, kính xin Mẹ thương yêu giúp đỡ, dạy dỗ chúng con biết khiêm nhường nhận biết thân phận yếu đuối, thấp hèn. Kính xin Mẹ cầu bầu cho chúng con biết ăn năm sám hối, sửa chữa ngay phẳng con đường đến với Chúa, đến với tha nhân và đón Chúa sắp đến trong Mùa Giáng Sinh này. Amen.

 

35.Sửa lối cho thẳng để Người đi!—Lm. Anmai, CSsR

Từ thành phố Hồ Chí Minh muốn ra thăm lăng Bác thì phải mất hơn ba mươi giờ đồng hồ. Đoạn đường hơn kém 1.500 km vậy mà mất thời gian dài như vậy. Có dịp ra Hà Nội thực tập mục vụ ngồi trên xe mất 34 tiếng đồng hồ mới đến nơi thấy sao mà nó vất vả quá! Chưa đi nước ngoài nhưng báo chí và các phương tiện truyền thông cho biết là chỉ cần 5 đến 6 giờ đồng hồ để đi đoạn đường như trên. Như vậy, tính ra ở Việt Nam, cũng một đoạn đường như thế ta phải mất một khoảng thời gian gấp 6 lần. Nếu tính thiệt hại về tiền bạc, kinh tế, ta sẽ thấy tổn hao một con số khổng lồ cho bao nhiêu con người ngồi trên xe di chuyển trên một đoạn đường như thế! Nguyên nhân do đâu thì ai cũng biết: đó là do đường sá Việt Nam quá kém!

Gần đây thôi, Cần giờ, một huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố Hồ Chí Minh 60 km nhưng phải đi mất hơn 2 giờ rưỡi đồng hồ. Khi đó, Trung Tâm Mai Hoà - nơi nuôi dưỡng, chăm sóc bệnh nhân Sida giai đoạn cuối cách thành phố Hồ Chí Minh cũng khoảng 60 km nhưng chỉ hơn một giờ đồng hồ là ta có thể đến với Trung tâm. Đoạn đường, xét về địa lý thì khoảng cách như nhau nhưng mà thời gian cần đến của hai nơi lại cách biệt đến một nửa thời gian. Lý do tại sao thì chúng ta cũng hiểu rõ đó là do con đường về Cần Giờ xấu và phải nói là con đường này quá xấu.

Ngay như chúng ta, muốn đi đến đích thì phải có một con đường thật là thẳng, không được quanh co, không có ổ gà hay ổ voi. Đừng càng thẳng,càng đẹp thì chúng ta có cảm giác thích thú vô cùng. Ngược lại, đi trên con đường xấu ta cảm thấy chán và không muốn đi. Phải nói là đường nào cũng đến nơi nghèo để phục vụ nhưng bảo chọn thì ai cũng thích đến Mai Hoà hơn vì đường đến Mai Hoà thẳng và đẹp hơn đường đi Cần Giờ. Đó là tâm lý thường tình của con người thôi.

Thi thoảng có dịp chạy về Sài Gòn ngồi trên xe mà thầm xót xa. Giá như mà những người có trách nhiệm làm con đường này có trách nhiệm hay nói một cách mạnh hơn một chút là có lương tâm thì sẽ làm con đường này tốt hơn và sẽ tu bổ mỗi khi nó có vấn đề. Nếu như đi quen thì sẽ thấy buồn cười. Nếu như mà người ta chịu khó chăm chút, tu sửa khi nó mới bị thôi thì sẽ không có vấn đề nhưng đàng này người ta cứ như cố làm ngơ để cho con đường ngày mỗi ngày xấu đi.

Nghĩ về con đường về Cần Giờ tôi nhớ đến các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay. Các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay vẽ lên hình ảnh của ngày Đức Chúa xuất hiện, ngày vinh quang của Đức Chúa tỏ hiện trên trần gian này. Các bài đọc gợi lên cho chúng ta thái độ, tâm tình mà chúng ta phải có để đón chờ Đức Chúa.

Có hai vấn đề mà chúng ta phải đặt lại trong các bài đọc mà chúng ta nghe hôm nay?

Chúa có phải là Đấng quyền thế hơn Gioan, đến sau Gioan mà Gioan đã tự nhận là Gioan không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Gioan chỉ cử hành phép rửa bằng nước còn Người thì Người rửa bằng Thánh Thần hay không?

Vấn đề thứ hai là khi nhận ra Người rửa bằng Thánh Thần rồi chúng ta có dọn đường để mà đón Người hay không?

Chắc có lẽ không chỉ là dân Do Thái thời Gioan Tẩy Giả không nhận ra Đấng Cứu Độ trần gian đã đến thế gian này nhưng trước đó, thế hệ cha ông của họ đã không nhận ra. Vì cha ông của họ đã không nhận ra Đấng Cứu Độ nên Đức Chúa - Thiên Chúa của họ đã gửi đến nhiều ngôn sứ cảnh báo có, răn đe có, ngọt ngào có để mà bảo họ hãy bỏ đường xưa lối cũ để chỉ còn phụng thờ một mình Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất của họ nhưng họ nào có nghe đâu? Một trong những ngôn sứ lớn thời Cựu Ước đó là Isaia. Isaia đã nói lên tiếng nói của mình.

Mở đầu sách của mình, Isaia đã lên tiếng kêu ai oán: "Trời hãy nghe đây, đất lắng tai nào, vì ĐỨC CHÚA phán: "Ta đã nuôi nấng đàn con, cho chúng nên khôn lớn, nhưng chúng đã phản nghịch cùng Ta. Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì. Khốn thay dân tộc phạm tội, dân chồng chất lỗi lầm, giống nòi gian ác, lũ con hư hỏng! Chúng đã bỏ ĐỨC CHÚA, đã khinh Đức Thánh của Ít-ra-en, mà quay lưng đi". (Is 1,2-4)

Đó là lời sấm mà Isaia nói với dân của Đức Chúa. Isaia cũng không quên gửi những lời sấm đến với dân ngoại: "Hãy rên siết, vì ngày của ĐỨC CHÚA đã gần kề; ngày đó đến như cuộc tàn phá của Đấng Toàn Năng. Vì thế ai nấy đều rụng rời tay chân, đều sờn lòng nản chí. Chúng kinh hoàng, lên cơn đau, quằn quại, đau thắt như sản phụ. Chúng sửng sốt nhìn nhau, mặt đỏ bừng như lửa. Kìa, ngày của ĐỨC CHÚA đến, ngày khắc nghiệt, ngày của phẫn nộ và lôi đình, ngày làm cho đất tan hoang và tiêu diệt phường tội lỗi, không còn một tên nào ở đó". (Is 13, 6-9)

Isaia cũng loan báo ngày giải thoát cho Israel mà trong bài đọc thứ nhất chúng ta vừa nghe đấy: Có tiếng hô: "Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho ĐỨC CHÚA, giữa đồng hoang, hãy vạch con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu". (Is 40, 3-4)

Isaia mời gọi dân chúng hãy sửa đường đến cho Đức Chúa ngự đến và rồi khởi đầu tin mừng theo Thánh Maccô chúng ta vừa nghe cũng nói đến chuyện sửa lối để Người đến. Và hôm nay, sau những ngày tháng ẩn dật trong hoang địa, cầu nguyện và ăn chay xong Gioan lên đường. Gioan lên đường để thực thi sứ mạng của mình là người hô cho mọi người biết Đức Chúa đến. Gioan kêu gọi mọi người sám hối để đón chờ Người rửa trong Thánh Thần.

Lời của Isaia, lời của Gioan dẫu rằng cách chúng ta quá lâu. Gioan thì hơn 2000 năm còn Isaia thì hơn nữa nhưng mà lời đó hình như vẫn còn như quá mới, quá thiết thực và quá gần với chúng ta. Chúng ta đã để cho lòng chúng ta còn quá nhiều hố sâu, còn quá nhiều đồi núi. Hố sâu, đồi núi đó chính là những hành vi, những lối sống ngược với Tin mừng. Nếu như chúng ta cứ để những cái hố sâu đó ban đầu be bé mà không chịu sửa thì dần già thời gian chúng ta sẽ khó lường được hậu quả. Cũng như trên con đường đi, thoạt đầu nó chỉ là cái lỗ nho nhỏ nhưng nếu như người ta lấp đi thì nó không có phá đường nhưng đàng này người ta làm ngơ. Ngày qua ngày cái ổ gà trở thành cái ổ voi và hết sức vất vả để qua con đường đó và thậm chí đến một lúc nào đó thành một cái vũng thì ta không thể nào qua được.

Chúng ta cũng không quên một điểm nhỏ là khi Gioan tin nhận Đấng Cứu Thế thì Gioan đã thi hành sứ mạng của mình là loan báo Đấng Cứu Thế cho người khác tin nhận như ông. Và đoạn sách ngôn sứ Isaia mà chúng ta vừa nghe cũng mời gọi chúng ta hãy thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình: "Bấy giờ vinh quang ĐỨC CHÚA sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng ĐỨC CHÚA đã tuyên phán." Có tiếng nói: "Hãy hô lên! " Tôi thưa: "Phải hô lên điều gì? " - "Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội. Cỏ héo, hoa tàn khi thần khí ĐỨC CHÚA thổi qua. Phải, dân là cỏ: cỏ héo, hoa tàn, nhưng lời của Thiên Chúa chúng ta đời đời bền vững." Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng: "Kìa Thiên Chúa các ngươi! " Kìa ĐỨC CHÚA quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt". (Is 40 5.9-11)

Chúng ta là những người được Thiên Chúa yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn và đôi khi chúng ta biết nhiệm vụ loan báo tin mừng của chúng ta nhưng dường như chúng ta cứ phớt lờ đi cái nhiệm vụ ngôn sứ đó của chúng ta. Không chỉ quên đi nhiệm vụ ngôn sứ mà đôi khi chúng ta còn sống làm phai mờ đi hình ảnh đẹp của ngôn sứ.

Lối sống loan báo, ngôn sứ của mình đẹp nhất mà ông Gioan cũng như ngôn sứ Isaia loan báo là gì? Chúng ta nhớ lại lời của thánh Phêrô tông đồ trong thư thứ hai của Ngài: "Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ. Muôn vật phải tiêu tan như thế, thì anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao, trong khi mong đợi ngày của Thiên Chúa và làm cho ngày đó mau đến, ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu huỷ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồng. Nhưng, theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị. Vì thế, anh em thân mến, trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an" (2 Pr 3, 8-14).

Thánh Phêrô nhắc nhở chúng ta về ngày Chúa đến như kẻ trộm vậy và Thiên Chúa là tình yêu, Ngài không muốn cho ai phải diệt vong. Ngài muốn và Ngài chờ đợi sự hoán cải của con người. Thánh Phêrô mời gọi chúng ta hãy sống làm sao cho tinh tuyền trong những ngày mong đợi Thiên Chúa này.

Là con người mỏng dòn và yếu đuối, đôi khi chúng ta đã khép lòng chúng ta lại, chúng ta không dám mở lòng mình ra để cho Chúa sửa chữa những khuyết điểm những lầm lỗi trong ta. Hôm nay, nghe lời của ngôn sứ Isaia, nghe lời của ông Gioan, nghe lời của Thánh Phêrô để rồi chúng ta cải hoá con người chúng ta để chúng ta đứng vững trước mặt Con Người khi Con Người đến lần thứ hai trong vinh quang.

Chúng ta hãy siêng năng chạy đến Chúa, đặt mình trước mặt Chúa, xin Chúa thương hoán cải con người yếu đuối con người tội lỗi của chúng ta. Chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta cái ơn biết hoán cải để rồi ngày mỗi ngày chúng ta sống chúng ta nhớ đến ngày Đấng Cứu Độ đến lần thứ hai trong vinh quang và chúng ta cũng sống làm sao liệu liệu để dọn con đường cho Chúa đến. Con đường đó chính là sự thánh thiện, lòng tinh tuyền mà Thánh Phêrô mời gọi chúng ta.

 

36.Dọn đời--Trầm Thiên Thu

Mở đường, vạch lộ, mong chờ Đức Chúa

San lũng, bạt đồi, tiếp đón Thiên Sai

Đó là lời kêu gọi trong Is 40:3-4. Chấn chỉnh là việc phải làm cả đời chứ không thể theo kiểu “phong trào”, hô thì mạnh mà làm chẳng bao nhiêu. Chấn chỉnh để có thể sẵn sàng đón Chúa đến, chờ đợi với mức độ như Thánh Vịnh gia: “Hồn tôi trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông” (Tv 130:6).

Cuộc sống đời thường có nhiều thứ phải dọn dẹp, sắp xép gọn gàng và làm vệ sinh. Có những việc phải làm hàng ngày, dọn dẹp liên tục, dù phạm vi chỉ là khoảng gia đình.

Thân thể chúng ta phải tắm hàng ngày, mặt mũi và tay chân phải rửa nhiều lần trong ngày. Xác đã vậy, hồn cũng thế, rất nhiều thứ bừa bộn, bẩn thỉu, đầy bụi tội lỗi, chắc chắn “dọn đời” là việc cần làm mọi lúc, cần được dọn dẹp và chấn chỉnh một cách nghiêm túc để duy trì tình trạng sạch sẽ, tươm tất. Thánh Vịnh gia mời gọi: “Hãy dọn đường cho Đấng ngự giá đằng vân” (Tv 68:5a).

Dọn đời cũng là dạng xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, xét mình trước khi xưng tội, và cũng là dạng đặc biệt như thể “dọn mình chết” vậy. Thật đúng là như thế, bởi vì “hôm nay còn gặp nhau đây, ngày mai biết có thế này hay không”. Thời giờ và tương lai thuộc quyền của Thiên Chúa.

HẸN GIỜ

Có nhiều dạng hẹn giờ. Ngày nay người ta có các thiết bị giúp hẹn giờ báo thức, cụ thể là chiếc điện thoại di động, có lẽ không mấy người lại không có loại thiết bị này. Nhưng nguy hiểm nhất là hẹn giờ nổ cho bom, mìn. Tuy nhiên, đó là chúng ta hẹn giờ chứ giờ không hẹn chúng ta, và chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra.

Với ý tưởng đó, nhạc sĩ Jay Livingston và Ray Evans đã viết ca khúc “What will be will be – Que Sera Sera – Điều Gì Đến Sẽ Đến (*) cho bộ phim “The Man Who Knew Too Much” (Người Biết Quá Nhiều, năm 1956), thủ vai chính là Doris Day và James Stewart. Gọi là “biết quá nhiều” nhưng lại chẳng biết được gì. Thời gian là của Chúa, chúng ta được Ngài cho quản lý.

Có khởi đầu ắt có kết thúc, sau thời gian mong chờ là lúc mãn nguyện (hoặc thất vọng). Đó là lẽ thường. Nhưng về tâm linh, chắc chắn chúng ta sẽ không thất vọng, vì Thiên Chúa đã xác định: “Hãy an ủi dân Ta: Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay Đức Chúa giáng phạt gấp hai lần tội phạm” (Is 40:1-2). Làm gì Chúa cũng báo trước, Chúa bảo chúng ta mong chờ nghĩa là Ngài đã “hẹn giờ”, nhưng không ai biết chính xác là lúc nào, thế nên mới cần “dọn đời” sẵn sàng.

Chuỗi ngày tháng mong chờ đó được Chúa đến gắn kết chúng ta qua sự sám hối và đền tội. Ngôi Hai đến để thực hiện Lòng Thương Xót. Chính Lòng Thương Xót đó được thể hiện trọn vẹn đối với những người biết ăn năn và chấn chỉnh theo lời mời gọi: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40:3-4). Sa mạc ở đây không phải là sa mạc Sahara hay bất kỳ một sa mạc nào, mà đó là Sa-Mạc-Tâm-Hồn, sa mạc này ở ngay giữa những sinh hoạt đời thường ồn ào náo nhiệt. Tâm hồn cần tĩnh lặng như sa mạc để có thể lắng nghe Tiếng Chúa.

Chỉ có thể gặp Thiên Chúa nơi tĩnh mịch. Khi đã “gặp” được Ngài, người ta sẽ không thể im lặng mà sẽ thông báo cho người khác biết: “Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền” (Is 40:9-10), đồng thời lòng họ tràn ngập hạnh phúc vì nhận thấy “lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40:11). Đó là một thế giới đại đồng mà ai cũng hằng mơ ước.

Sự thật đó vừa minh nhiên vừa mặc nhiên vì Thiên Chúa “chúc bình an cho dân Ngài, cho kẻ trung hiếu và những ai hướng lòng trí về Ngài” (Tv 85:9). Thiên Chúa luôn trung tín trong mọi Lời Ngài đã tuyên bố, không bao giờ nuốt lời hoặc chậm trễ: “Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (2 Pr 3:9). Sự mong chờ Chúa đến sẽ được bù đắp: “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên. Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao” (Tv 85:11-12).

Trong xã hội, mỗi khi đón tiếp một vị chức sắc, dù đời và đạo, chúng ta luôn chuẩn bị chu đáo: Làm vệ sinh, dọn dẹp cho gọn gàng, sơn phết cho đẹp mắt, trang trí lộng lẫy,… huống chi đối với Thiên Chúa, Vua của các vua và Chúa của các chúa. Chúng ta cũng phải dọn tâm hồn cho sạch sẽ và ngay thẳng để đón tiếp Ngài, nhưng Ngài không muốn chúng ta dọn đường cho Ngài theo kiểu phàm tục mà theo Ý Ngài: “Công lý đi tiền phong trước mặt Ngài, mở lối cho Ngài đặt bước chân” (Tv 85:14). Ngài đến để cứu những gì đã mất (Lc 19:9) và phục hồi nhân phẩm cho chúng ta.

Mỗi dịp Giáng Sinh, người ta lo làm hang đá, trang trí nhà thờ, trình diễn Thánh Ca vàhoạt cảnh Giáng Sinh,… Tất cả các hoạt động đó cũng cần thiết, nhưng vẫn chỉ là thứ phụ, cái cần thiết nhất là chuẩn bị “máng cỏ tâm hồn” của chính mỗi chúng ta để Vương Nhi Giêsu ngự xuống. Thiên Chúa hẹn giờ với chúng ta rồi, vậy chúng ta cũng phải hẹn giờ với Ngài.

ĐIỂM GIỜ

Giờ đã được hẹn thì giờ sẽ điểm. Chắc chắn như vậy. Chú ý “nhìn’ vào các dấu chỉ của thời đại, các sự việc hoặc sự kiện vẫn xảy ra hàng ngày, chúng ta đủ thấy rõ: GIỜ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIỂM. Do đó mà không thể nấn ná, chần chừ, hoặc lần lữa, mà phải CẤP TỐC THAY ĐỔI CÁCH SỐNG cho kịp, càng sớm càng tốt!

Theo cách thức trần gian, con người chỉ có thể tính tháng, tính ngày, thời gian dài hay ngắn tùy mức độ sự việc. Có khi vài ngày cũng là dài, và có khi vài năm vẫn là ngắn. Nhưng Thánh Phêrô cho biết cách tính của Thiên Chúa: “Đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày” (2 Pr 3:8). Ngày của Chúa sẽ vô cùng bất ngờ, có thể ngay sau khi chúng ta vừa chợt nghĩ đến, Ngài đến như kẻ trộm và như chủ về bất ngờ: “Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ” (2 Pr 3:10). Chúa đến theo lời Ngài hứa, Ngài đến để ĐÒI CÔNG LÝ CHO CHÚNG TA. Thật là diễm phúc, vì nỗi mong chờ của chúng ta là “mong đợi Trời Mới và Đất Mới, nơi công lý ngự trị” (2 Pr 3:13). Tuy nhiên, chúng ta không thể giả bộ mong chờ, làm ra vẻ chờ đợi, nhưng phải sống như thánh Phêrô nói: “Trong khi mong đợi ngày đó, anh em PHẢI CỐ GẮNG sao cho Người thấy anh chị em TINH TUYỀN, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3:14). Rất đáng quan ngại nên rất cần chú ý lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Liệu còn lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18:8). Một câu hỏi thật đáng quan ngại!

Ngày xưa, chính Chúa Cha đã sai sứ giả đi trước Chúa Con, sứ giả này sẽ dọn đường cho Chúa Con (x. Is 40:3). Sứ giả đó tên là Gioan và có “biệt danh” là Tẩy Giả – nghĩa là “người làm Phép Rửa”. Ông đã kêu gọi: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1:3; x. Is 40:3). Đó là “tiếng kêu trong sa mạc” nhưng không phải ông nói cho đất cát và không khí nghe, mà ông kêu gọi chính chúng ta. Theo lời của chính ông Gioan Tẩy Giả thuật lại, ông đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa để CHỨNG TỎ LÒNG SÁM HỐI và để ĐƯỢC ƠN THA TỘI. Thời đó, mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông, họ thú tội và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan (Mc 1:5).

Có lẽ chẳng ai “bụi đời” bằng ông Gioan, bởi vì ông sống quá giản dị: mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng (x. Mc 1:6). Theo lẽ thường, người giản dị là người sâu sắc, còn người coi trọng bề ngoài là người nông cạn (lấy bề ngoài che giấu cái trống rỗng bên trong). Hơn nữa, ông Gioan còn là người sống rất khiêm nhường. Ông xác định: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi KHÔNG ĐÁNG cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1:7). Đức khiêm nhường rất quan trọng, bởi vì ĐỨC KHIÊM NHƯỜNG là NỀN TẢNG của “tòa nhà nhân đức”. Người sống khiêm nhường không hề quản ngại chi cả.

Trong khi tích cực “dọn dẹp” cuộc sống cho tươm tất, người ta không thể không sám hối và đền tội. Nhưng để có thể sám hối và đền tội, người ta phải sống khiêm nhường. Người khiêm nhường thì luôn giản dị, không cầu kỳ. Đúng là một chuỗi hệ lụy tuyệt vời: Người sống giản dị sẽ biết sống khiêm nhường, người khiêm nhường sẽ biết sám hối, người sám hối sẽ chịu đền tội, và hệ lụy tất yếu tiếp theo là ĐƯỢC CỨU ĐỘ. Ai chân thành “dọn đời” như vậy thì Vương Nhi Giêsu rất vui mừng ngự vào “máng cỏ” lòng họ.

Là người diễm phúc được đi tiền phong và được coi trọng, nhưng Thánh Gioan khiêm nhường minh định: “Tôi làm phép rửa cho anh chị em trong nước, còn Người sẽ làm phép rửa cho anh chị em trong Thánh Thần” (Mc 1:8). Thật vậy, Chúa Thánh Thần là Đấng rất quan trọng trong cuộc đời chúng ta, đặc biệt là về đời sống tâm linh, thế nhưng Chúa Thánh Thần thường xuyên bị chúng ta lãng quên! Nhân dịp tốt là Mùa Vọng này, chúng ta cùng nhau cố gắng canh tân và chấn chỉnh, bởi vì Thiên Chúa đã ĐIỂM GIỜ thật rồi. Cầu xin Ngài thương cứu chúng ta!

Lạy Thiên Chúa tình thương, Ngài thực sự muốn tấm lòng nhân ái chứ đâu cần bất cứ loại lễ tế nào, bởi vì Ngài nhập thế không để kêu gọi người công chính mà để kêu gọi tội nhân (x. Mt 9:13). Vâng, lạy Chúa, mặc dù con khốn nạn và hoàn toàn bất xứng, nhưng con may mắn được nhận biết Ngài và chân thành tín thác nơi Ngài. Lạy Đấng Thiên Sai, xin Ngài đến canh tân và cứu độ nhân loại để mọi người được sống dồi dào (x. Ga 10:10). Con cầu xin nhân Danh Đấng Thiên Sai, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

 

37.Dọn đường--Trầm Thiên Thu

Dọn dẹp là công có vẻ rất ư bình thường, đôi khi người ta vẫn gọi là “những việc không tên”, thế nhưng công-việc-nhỏ-mọn đó lại không hề đơn giản, khó thực hiện lắm. Việc NHỎ thì KHÓ, việc LỚN thì ỚN. Và chỉ muốn “an nhàn”!

Dọn nhà cửa đã khó rồi, dọn đường càng khó hơn. Khi sắp có “ông lớn” nào đến “kinh lý” một nơi nào đó, người ta chuẩn bị đủ thứ tươm tất, giăng cờ xí rợp trời, biểu ngữ “kêu” lắm, chi phí tốn kém lắm. Xe hơi bóng lộn đậu tại chỗ “ưu tiên”. Sau đó, “ông lớn” đi quan sát khu vựcc chính, phát biểu “đôi lời”, rồi tiệc tùng “hoành tráng” (đời hoặc đạo cũng thế thôi). Chỉ tội đám dân đen! Còn có “lối nhỏ” nào dành cho Thiên Chúa ngự đến nữa không? Nói cho cùng, quan trọng nhất vẫn là Con Đường Tâm Linh, Con Đường Chân Lý và Công Lý.

Để dọn đường cho Chúa đến, Thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy; mọi núi đồi, phải bạt cho thấp; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3:4-6). Thánh Luca ghi lại rất chi tiết. Vâng, đó chính là con-đường-tâm-hồn của chúng ta. Con đường này dơ bẩn nhất mà cũng khó dọn nhất! Con đường ngắn nhất mà dài nhất là Con Đường Yêu Thương, vì nói dễ mà làm khó. Chỉ có từ miệng tới tay mà mãi không tới đích!

Ngày xưa, Thiên Chúa dạy: “Hãy an ủi dân Ta: Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay Đức Chúa giáng phạt gấp hai lần tội phạm” (Is 40:1-2). Cha mẹ thấy con cái sai thì sửa dạy, thậm chí là phạt, nhưng đau lòng lắm, nghiêm khắc ngoài mặt nhưng quay đi mà khóc, hoặc nuốt nước mắt vào trong. Thiên Chúa là Đấng nhân lành, Ngài phạt “gấp hai lần tội phạm” là để chúng ta tỉnh ngộ. Sau đó Ngài lại vỗ về, ủi an. Đó là lòng thương xót sâu thẳm khôn dò của Ngài.

Để chúng ta có thời gian kịp ăn năn, Thiên Chúa đã sai người tiên phong Gioan Tẩy Giả để “mở đường máu” cho chúng ta. Trước đó, ngôn sứ Isaia đã cảnh báo: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa; giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu. Bấy giờ vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng Đức Chúa đã tuyên phán” (Is 40:3-5). Đường làng có một số cỏ dại nhưng ít quanh co, có những con đường làng vẫn thẳng tắp và phẳng phiu. Nhưng “đường lòng” của chúng ta có đủ thứ cỏ dại, khúc khuỷu và gồ ghề lắm: Kiêu ngạo, ích kỷ, gian dối, lọc lừa, tự ái,...

Bổn phận của chúng ta là dọn sạch và làm đẹp “đường lòng” của chính mình, nhưng chúng ta cũng có trách nhiệm “thông báo” cho người khác biết để họ cũng dọn “đường lòng” của họ: “Hỡi kẻ loan tin mừng cho Sion, hãy TRÈO lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giêrusalem, hãy cất tiếng lên cho thật MẠNH. Cất tiếng lên, ĐỪNG SỢ, hãy bảo các thành miền Giuđa rằng: ‘Kìa Thiên Chúa các ngươi!’. Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40:9-11). Thiên Chúa xử tội bất cứ ai, không thiên tư tây vị, nhưng Ngài cũng yêu thương mọi người. Để có thể mạnh mẽ lên tiếng bênh vực công lý nhưng bất bạo động, người ta phải thực sự can đảm.

Trên hành trình tâm linh cũng vậy, khi đi theo Con Đường Chân Lý và Công Lý, phải can đảm mới “không sợ” mà dám “ăn nói”, thành thật và thẳng thắn. Rất nhiều lần Kinh Thánh đã động viên: “Đừng sợ!” (Xh 14:13; Đnl 31:6; Is 43:1; Gr 46:27-28; Gr 51:46; Is 41:13; Mt 10:26; Mt 10:28; Mt 10:31; Mt 14:27; Mt 17:7; Mt 28:5; Mt 28:10; Mc 5:36; Mc 6:50; Ga 14:27; Lc 1:13; Lc 1:30; Lc 2:10; Lc 5:10; Lc 12:4; Lc 12:7; Lc 12:32; Lc 21:9; Ga 6:20; Ga 14:27; Kh 1:17-18).

Dám nói thẳng nói thật thì sẽ bị người ta ghét, thậm chí có thể bị hại. Ông Gioan Tẩy Giả bị cắt thủ cấp chỉ vì “tội” thẳng thắn và thành thật. Chúa Giêsu bị giết chết thê thảm cũng chỉ vì “tội” dạy người ta sống thành thật và thẳng thắn, bị nhà nước La Mã cho là “xúi giục và xách động dân chúng nổi loạn”. Nhưng Ngài vẫn thẳng thắn xác nhận với Tổng trấn Philatô: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18:37).

Khi can đảm sống chân thật và thẳng thắn bảo vệ chân lý và công lý, có thể chúng ta bị người khác xa lánh, và chúng ta cảm thấy buồn, nhưng tâm hồn sẽ an bình, tức là được hưởng “niềm vui ơn cứu độ” của Thiên Chúa. Dĩ nhiên niềm vui này không giống như niềm vui trần tục.

Tác giả Thánh Vịnh chia sẻ: “Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán, điều Chúa phán là lời chúc bình an cho dân Người, cho kẻ trung hiếu và những ai hướng lòng trí về Người. Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa, để vinh quang của Người hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta” (Tv 85:9-10). Thiên Chúa chỉ yêu quý những ai chân thật, có “đường lòng” không quanh co, và Ngài cũng chỉ đi trên Con Đường Công Lý để bảo vệ Chân Lý tới cùng: “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên. Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao. Vâng, chính Chúa sẽ tặng ban phúc lộc và đất chúng ta trổ sinh hoa trái. Công lý đi tiền phong trước mặt Người, mở lối cho Người đặt bước chân” (Tv 85:11-14).

Ai cũng muốn sống trong Hòa Bình, muốn vậy thì phải thực hiện Công Lý. Hòa Bình và Công Lý luôn nối kết chặt chẽ với nhau. Thật là thương đám dân đen, họ khổ vô cùng, bị chèn ép đủ kiểu, đủ dạng, ngóc đầu không nổi, đôi khi họ cảm thấy thất vọng lắm, vì thế họ luôn sống trong “mùa vọng” triền miên. Khoảng mong chờ của người đau khổ luôn dài lê thê. Họ như đất hạn chờ mưa, họ khao khát Mưa Giêsu gội mát cuộc đời họ trong Biển Cứu Độ, và được sống trong Vương Quốc Bình An.

Cảm giác lâu hay mau là do ý tưởng phàm nhân, chứ Thiên Chúa không như vậy. Thánh Phêrô nhắc nhở: “Xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (2 Pr 3:8-9). Ôi, lòng thương xót của Thiên Chúa quá đỗi diệu kỳ! Chúng ta nghe nói về ngày tận thế quá nhiều lần, chúng ta cảm thấy lâu, thậm chí có thể cho là “chuyện đùa dai” hoặc “chuyện hù dọa”, nhưng thực ra đó là sự kiên trì của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Mùa Vọng “nhắc nhở” chúng ta về Ngày Ấy, chắc chắn nhất và “gần” nhất là chính Ngày Chết của mỗi chúng ta. Vâng, phải dọn “đường lòng” hằng ngày, kẻo mà… không kịp!

Vì thế, đừng quên điều này: “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ” (2 Pr 3:10). Tại sao? Thánh Phêrô giải thích: “Muôn vật phải tiêu tan như thế thì anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao, trong khi mong đợi ngày của Thiên Chúa và làm cho ngày đó mau đến, ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu huỷ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồng” (2 Pr 3:11-12). Cuối cùng, theo lời Thiên Chúa hứa, “chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị”, và trong khi mong đợi ngày đó, chúng ta phải cố gắng sao cho Ngài thấy chúng ta “tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3:14).

Lời Chúa hôm nay là đoạn khởi đầu Tin Mừng theo Thánh sử Mác-cô (Mc 1:1-8), đề cập lời nói tới “chiến sĩ mở đường” Gioan Tẩy Giả trong sách ngôn sứ Isaia: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. Và đúng theo lời đó, ông Gioan Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.

Ngày đó, mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan. Kinh Thánh cho biết phong cách rất “bụi” của ngôn sứ Gioan: Mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ông Gioan sống “bụi đời” nhưng nghiêm túc trong cách sống với Thiên Chúa và tha nhân. Điều này nhắc nhở chúng ta đừng xét người theo dáng vẻ bề ngoài, vì “chiếc áo KHÔNG làm nên giáo sĩ và tu sĩ”. Tương tự, “bằng cấp KHÔNG là thẻ căn cước của người giỏi”.

Ông Gioan có bề ngoài bình thường nhưng lại là người vô thường, ông như “siêu nhân” nhưng lại khiêm nhường. Ông xác định: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần”. Vâng, chỉ có Thiên Chúa mới là Number One, là số Dzách. Chúng ta đều là số Zero!

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết khiêm nhường với mọi người, biết bảo vệ Chân Lý và Công Lý, biết mau mắn dọn “đường lòng” để Đức Giêsu Kitô ngự đến. Người là Đấng hằng sinh và hiển trị với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời. Amen.

 

38.Chuẩn bị đón Chúa đến--Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện

Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 1,1-8) kể lại công việc của ông Gioan Tẩy Giả. Chúa Giêsu chưa xuất hiện. Nhưng thực ra, từ đầu cho đến cuối bài, mọi chi tiết đều có liên quan đến Người và đều chỉ mang một ý hướng chính yếu là cung cấp những chỉ dẫn về vị thế và nhiệm vụ của Người.

1. Mở đầu là lời công bố Tin Mừng của Hội Thánh: “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (c.1). Hạn từ “khởi đầu” (arkhè) có thể được hiểu theo nghĩa thời gian hoặc theo nghĩa nguyên nhân. Hiểu theo nghĩa thời gian, nó chỉ điểm khởi đầu của một chuỗi các biến cố và thực tại. Hiều theo nghĩa nguyên nhân, nó chỉ tính chất nguồn khởi của thực tại được đề cập. Trong c.1 này, arkhè vừa mang nghĩa thời gian vừa mang nghĩa nguyên nhân. Điều được đề cập sẽ vừa là khởi điểm vừa là nguồn khởi của Tin Mừng mà Hội Thánh loan báo.

Nhưng điều được đề cập ở đây là gì? Nói cách khác, hạn từ arkhe ở c.1 quy chiếu về thực tại nào? Cái gì là arkhè của Tin Mừng mà Hội Thánh đang sống và công bố? Ở đây, hạn từ này có thể quy chiếu về phần dẫn nhập của sách Mc, tức là phần kể về giai đoạn chuẩn bị cho sứ vụ của Đức Giêsu (1,2-13); hoặc quy chiếu về toàn bộ cuốn sách. Có lẽ nên ưu tiên hiểu theo cách thứ hai: công trình của Đức Giêsu (mà đỉnh điểm là cái chết và sự phục sinh) chính là khởi đầu, nguồn mạch và nền tảng của Tin Mừng mà Hội Thánh đang sống và công bố.

Tin Mừng được diễn đạt trong hình thức trọn vẹn: Đức Giêsu Nadarét là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Ở trung tâm của sứ điệp, như vậy, không phải là một giới luật hay một lời hứa hẹn, mà là một sự kiện thực tế, rằng con người lịch sử – cụ thể Giêsu chính là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Lời loan báo này liên quan đến căn tính của Đức Giêsu và cho chúng ta biết Ngài là ai, vừa xét trong vị thế của Ngài đối với nhân loại (“Đấng Kitô”), vừa xét trong tương quan của Ngài với Thiên Chúa (“Con Thiên Chúa”). Đối với nhân loại, Ngài là Đấng Mêsia. Hạn từ này cho thấy một cách rõ ràng công trình cứu độ của Đức Giêsu không bị giới hạn vào cảnh vực cá nhân, mà tác động trực tiếp đến cảnh vực xã hội – cộng đồng, vì Vua Mêsia là vua và là Đấng cứu độ không chỉ của một cá nhân. Đối với Thiên Chúa, Đức Giêsu ở trong tương quan rất đặc biệt: tương quan con thảo. Tất cả những kẻ đến trước đều chỉ là các đầy tớ (x.12,2-5), còn Đức Giêsu là Con yêu dấu của Ngài (x.1,1; 9,7). Mối tương quan này là thực tại riêng biệt của Đức Giêsu, làm cho Người khác hẳn tất cả mọi con người khác trong nhân loại. Mối tương quan này cũng là nền tảng của vị thế và nhiệm vụ của Người đối với thế gian.

Chuẩn bị Lễ Giáng Sinh không phải là chuẩn bị cho một lễ hội vào dịp cuối năm, mà chính yếu và thực chất là chuẩn bị để đón Đấng ấy: Người là Đấng Kitô và là Con Thiên Chúa. Chúng ta phải đọc lời công bố Tin Mừng của Hội Thánh ở câu đề tựa Mc 1,1 trong khung cảnh Mùa Vọng với ý thức đó.

2. Sau câu đề tựa (c.1) là ba đoạn văn nhằm làm sáng tỏ dung mạo của Đức Giêsu trong giai đoạn lịch sử đầu tiên của Người. Bài Tin Mừng hôm nay chỉ gồm đoạn thứ nhất (cc.2-8), nói về hoạt động của ông Gioan Tẩy Giả.

Trước tiên là một lời ngôn sứ được trích dẫn: “Trong sách ngôn sứ Isaia có chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (cc.2-3). Với lời trích dẫn này, tác giả Mc muốn làm nổi bật mối liên hệ với sứ điệp của Cựu Ước. Có một sự tương ứng trực tiếp giữa tiếng hô trong oang địa (Is 40,3) với sự xuất hiện của ông Gioan Tẩy Giả trong hoang địa (Mc 1,4). Sự xuất hiện và các công việc của ông Gioan đã được ngôn sứ Isaia loan báo trước, và nơi ông Gioan, chương trình của Thiên Chúa bắt đầu đi vào giai đoạn thực hiện.

Thực ra, dưới danh nghĩa ngôn sứ Isaia, tác giả Mc gộp vào hai bản văn khác nhau: bản thứ nhất (c.2) trích từ Xh 23,20 và Ml 3,1; bản thứ hai (c.3) trích từ Is 40,3. Nhưng trong Mc 1,2 Thiên Chúa ngỏ lời trực tiếp với Đấng đang đến, tức là với Đức Giêsu, chứ không phải với dân Israel. Biến cố Đức Giêsu đến là một biến cố có ý nghĩa đặc biệt; tính chất đặc biệt ngoại thường này được thể hiện trong sự kiện nó được chuẩn bị như là biến cố chính Thiên Chúa đến (Ml 3,1), bởi một sứ giả. Đó là điều hoàn toàn khác biệt, vì không bao giờ có ngôn sứ nào được chuẩn bị như thế. Con đường phải được chuẩn bị ở đây là con đường của Đức Chúa.

Rõ ràng tác giả Mc muốn khẳng định ngay từ khởi đầu rằng nơi Đức Giêsu, chính Đức Chúa đến với dân Người. Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhở rằng sự chuẩn bị của chúng ta trong Mùa Vọng này chính là sự chuẩn bị để đón Đức Chúa. Đấng đang đến là Đức Chúa, chứ không phải là một lễ hội, cho dù là lễ hội của Đạo Chúa.

3. Đúng theo lời Kinh Thánh được trích dẫn ở cc.2-3, “Ông Gioan Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa” (c.4a). Ông có nhiệm vụ kép: kêu gọi dân chuẩn bị (cc.4-5) và rao giảng về Đấng đang đến (cc.7-8). Những mô tả về cách trang phục và ăn uống của ông Gioan (c.6) giúp cho người ta hiểu rõ hơn về ông và nhiệm vụ của ông.

Trước hết, ông Gioan “rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan” (cc.4b-5). Chuẩn bị đón Đức Chúa, có bốn điều phải làm: sám hối, thú tội, chịu phép rửa và được ơn tha tội. Hai yếu tố đầu nhấn mạnh sự thanh tẩy khỏi tội lỗi; hai yếu tố sau nhấn mạnh sự giao hòa với Thiên Chúa. (Đó cũng phải là hai yếu tố quan trọng trong việc chúng ta chuẩn bị đón Chúa trong Mùa Vọng này và trong suốt cuộc đời). Ông Gioan thành công rực rỡ trong nhiệm vụ: “Mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông” (c.5). Thực ra, hoạt động của ông Gioan có phần “lập dị”. Thứ nhất, ông không đến với người ta như các ngôn sứ đã làm và như chính Chúa Giêsu cũng sẽ làm. Ông ở yên trong hoang địa và mọi người kéo đến gặp ông ở đó. Thứ hai, ông Gioan làm phép rửa trong nước sông Giorđan. Bình thường, nước sông không thể được sử dụng để cử hành việc thanh tẩy theo nghi thức. Vì thế, hàng lãnh đạo tôn giáo giữ khoảng cách với công việc của ông Gioan, và dân chúng đến với ông là đang làm một hành động đặc biệt, vượt khỏi khung cảnh của những thực hành tôn giáo bình thường.

“Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng” (c.6). Cách trang phục này chứng tỏ ông Gioan chỉ sống cho một mình Thiên Chúa thôi. Thức ăn của ông hoàn toàn lấy từ hoang địa, và như thế, cắt đứt liên hệ với những sản phẩm của đất Palestina. Về thắt lưng, Gioan và Êlia là các nhân vật duy nhất trong Kinh Thánh mang thắt lưng bằng dây da, và đó là một nét khu biệt của ông Êlia. Ông Gioan được đồng hóa với ông Êlia và vì thế, mang một tầm quan trọng đặc biệt trong việc loan báo về căn tính của Đức Giêsu, Đấng đang đến. Ông Êlia là ngôn sứ chỉ hoàn toàn phục vụ Thiên Chúa, hướng trọn con người và sinh mệnh của mình về Thiên Chúa, và mọi điều ông làm chỉ là để dẫn dắt dân về với Thiên Chúa. Sự hoàn toàn tập trung vào Thiên Chúa đã là yếu tố đặc trưng làm nên dung mạo của Êlia và làm cho ông trở thành mẫu mực của các ngôn sứ. Thế mà ông Gioan lại được đồng hóa với ông! Điều đó có nghĩa là Đấng mà ông Gioan chuẩn bị dân chúng đón Người, phải là Đấng có một căn tính thật sự đặc biệt. Giống như Êlia, ông Gioan chỉ phục vụ một mình Thiên Chúa. Hành động của ông, vì thế, ngầm cho thấy phẩm giá cao cả của Đức Giêsu và chứng tỏ rằng nơi Đức Giêsu – Con Thiên Chúa, chính Thiên Chúa đang đến với dân Người.

Ông Gioan còn có sứ mạng rao giảng minh nhiên về Đấng đang đến. “Ông rao giảng rằng: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (cc.7-8). Rõ ràng là xét cả về quyền năng, cả về vị thế, cả về hành động, Đấng đang đến đều hơn hẳn ông Gioan, cho dù ông được Thiên Chúa sai đến và ông được đồng hóa với ngôn sứ Êlia.

Như vậy, bằng việc kêu gọi dân chuẩn bị, bằng cách trang phục và ăn uống của mình, và bằng lời rao giảng minh nhiên của mình, ông Gioan đã cho ta thấy Đấng đang đến là ai. Đó là chính Đức Chúa.

Trong Mùa Vọng, chúng ta chuẩn bị để đón chính Đức Chúa đến viếng thăm dân Người. Đức Giêsu đến từ Thiên Chúa; nơi Ngài, chính Thiên Chúa đang đến và đón nhận tất cả nhân loại vào trong sự sống thần linh của Người.

 

39.Sứ điệp Gioan Tiền Hô--Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

Sứ điệp của Gioan có giá trị nào đối với Kitô hữu chúng ta?

Tác giả Mác-cô mở đầu sách Tin Mừng bằng việc giới thiệu Gioan, vị sứ giả tiền hô của đấng Messia: “Khởi đầu Tin Mừng... Ta sai sứ giả của ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con…” Công việc tiền hô của vị sứ giả đã được xác định rõ, ông phải hô hào mọi người: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để người đi!” Thế nhưng tôi vẫn thường tự hỏi: Gioan Tiền Hô có thật sự hiểu rõ Đấng mà ông đang nỗ lực kêu mời mọi người chào đón hay không? Điều này xem ra không được rõ cho lắm; có vẻ như ông vừa hiểu lại vừa không, chính vì vậy mà lời ông kêu gọi chỉ là chung chung, rất dễ gây ngộ nhận về Con Người sẽ đến và sứ điệp Tin Mừng của Ngài.

Điều Gioan tỏ ra biết về đấng Messia, người mà ông có nhiệm vụ tiền hô dọn đường, hoàn toàn bó gọn trong nội dung Cựu Ước, vốn đã rất phổ thông đối với người Do Thái đương thời. Messia - vị Thiên Sai - Đấng Được Sức Dầu phải là một vị đầy quyền uy thống trị, “Có Đấng quyền thế hơn tôi… Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”. Đối với một đấng như thế, Gioan kêu gọi dân chúng phải đón tiếp trong sợ hãi và kính phục. Các tác giả Mát-thêu và Lu-ca ghi rõ lời ông đe loi, “Ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?... Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa” (Mt 3:7.10). Như vậy lời kêu gọi sám hối của Gioan quả có sức mạnh, nhưng hoàn toàn trong nội dung Cựu Ước, “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi!” (Is 40:3) Ngay cả khi tuyên bố, “Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” Gioan vẫn hiểu đó là phép rửa trong sức mạnh của Đức Chúa, vì theo hiểu biết chung của người Do Thái, Thần Khí đơn giản chỉ là biểu hiện sức mạnh của Gia-vê.

Gioan còn phải tìm hiểu nhiều về dung mạo đích thực của đấng Messia mà ông được gởi tới dọn đường. Điều này đã được Phúc Âm minh chứng, nhiều lần trong suốt cuộc sống ông không ngừng nỗ lực tìm hiểu. Ngày cả tới lúc bị giam cầm trong ngục thất, ông vẫn còn loay hoay trong nghi vấn này và muốn tìm lời giải đáp cho chính mình cũng như cho các môn đệ của ông: “Ngài có thật là đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” Đáp lại Đức Giêsu đã phác lên một dung mạo khác hẳn với hình ảnh ông vốn có về đấng Messia: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù thấy được, kẻ què đi được, người chết chỗi dậy, kẻ nghèo được nghe tin mừng” (Lc 7:20.22). Đó là dung mạo của một đấng Thiên Sai đầy từ tâm và cứu vớt, ngược hẳn với Messia uy nghiêm xét xử mà ông từng rao giảng dọn đường. Đức Giêsu hiểu việc thay đối quan niệm như thế là không dễ chút nào, kể cả đối với vị tiền hô đáng kính nể của mình, Người nói thêm: “Và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi!”

Nếu quả như thế thì một Kitô hữu như tôi khi tiến vào Mùa Vọng phải biết xác định rõ: Đấng mà tôi chuẩn bị đón rước trong thời gian này là ai? Giáo Hội giới thiệu cho tôi sứ điệp và diện mạo của Gioan Tiền hô, “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng”. Thế nhưng tôi đâu phải là người Do Thái của Cựu Ước! Là Kitô hữu của Tin Mừng, tôi biết Đấng mà tôi được kêu gọi đón tiếp lại rất giầu từ tâm và hay thương xót; Người không đến để luận phạt, nhưng đến để cứu vớt và thứ tha. Vì thế việc sám hối và ‘dọn đường… sửa lối cho ngay thẳng…” của tôi sẽ không chỉ vì muốn xứng đáng đón tiếp một đấng cao cả quyền uy, lại càng không phải để ‘tránh cơn thịnh nộ’ vì ‘rìu đã đặt sát gốc’. Tôi nhìn nhận tội lỗi mình vì nhờ đó tôi càng ý thức mình ‘phận nghèo được nghe Tin Mừng’. Đúng hơn chính khi nhìn nhận mình tội lỗi, tôi lại càng tới gần hài nhi Giêsu nhân hậu và cứu độ hơn, đồng thời biến việc dọn đường trở thành niềm vui và hy vọng tràn trề. Phải chăng đó mới chính là điều Phụng vụ đang hướng chúng ta tới?

Tuy nhiên, đối với tôi cũng như đối với mọi người, vẫn luôn tồn tại nguy cơ ngộ nhận sứ điệp của Gioan, ngộ nhận ngay cả Tin Mừng Đức Kitô rao giảng, ngộ nhận cả huấn quyền cứu độ của Hội Thánh. Mùa Vọng là thời gian dành cho tôi, trong khi vẫn thành khẩn tiếp nhận sứ điệp sám hối, gia tăng nhận biết diện mạo nhân ái giầu xót thương của một Thiên Chúa đang đến để cứu vớt chứ không phải để luận phạt. Tôi không chỉ vọng về lễ Giáng Sinh, mà phải biến trọn đời sống Kitô hữu tôi thành một Mùa Vọng bất tận; vọng về tình yêu nhân ái của Thiên Chúa, đấng yêu thương tôi. Công việc này thật khẩn trương và vô cùng quan trọng, cho Gioan cũng như cho chính tôi, vì “phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi!”.

Lạy Đấng đang đến và con được mời gọi dọn đường đón tiếp. Xin cho con nhận biết dung nhan hiền dịu Chúa để, cho dầu con người con có bất toàn và tội lỗi đến đâu, với lòng chân thành sám hối, con càng vui mừng tiến ra đón Chúa với cánh tay và trái tim mở rộng; vì biết rằng Hài Nhi giáng sinh là đấng cứu độ chứ không phải là người luận phạt. Xin cho toàn nhân loại cùng con chia sẻ niềm vui Giáng Sinh, trong tâm tình ca khen cảm tạ tình yêu của Thiên Chúa giáng trần. Amen.

 

40.Từ mình sang Chúa--Lm. Minh Anh

“Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”.

Kính thưa Anh Chị em,

Trước một Thiên Chúa khiêm tốn, chúng ta được mời gọi khiêm nhu, đó cũng là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay. Chúng ta cùng quan chiêm sự khiêm nhượng vĩ đại của Gioan Tiền Hô, người đã chuyển ‘từ mình sang Chúa’ mọi ảnh hưởng, mọi tiếng tăm để Chúa được nhận biết, cũng là người đã nói, “Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”.

Gioan được Chúa Giêsu coi là người vĩ đại nhất trong tất cả con cái người nữ sinh ra trên trần gian; vậy mà, Tin Mừng cho thấy, Gioan coi mình thậm chí không xứng đáng khom lưng nới lỏng quai dép cho một Đấng cũng được sinh ra từ lòng một người mẹ; thì ra, Gioan đã khiêm tốn nhưng Đấng Gioan tiền hô lại khiêm tốn hơn. Và đây là sự khiêm tốn ở mức độ cực đại!

Vậy thì điều gì đã khiến Gioan Tẩy Giả trở nên vĩ đại? Có phải vì lời rao giảng đầy thuyết phục hay vì tính cách năng động và hấp dẫn của một con người vốn có thể có một ngoại hình hoàn hảo như Gioan? Chắc chắn không một lý do nào trong các lý do trên khiến Gioan được coi là vĩ đại. Điều khiến Gioan thực sự vĩ đại chính là sự khiêm nhường mà với sự khiêm nhường đó, Gioan chỉ cho mọi người biết Chúa Giêsu, Gioan đã hướng cái nhìn của mọi người ‘từ mình sang Chúa’.

Gioan biết Chúa Giêsu là ai, là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian, Đấng sẽ rửa trong Thánh Thần; mọi người nghe Gioan, nhưng Gioan lại hướng ánh mắt của những ai theo Gioan ‘từ mình sang Chúa’. Và chính hành động hướng người khác đến với Chúa có ‘tác dụng kép’ là nâng Gioan lên tầm vĩ đại mà sự tự cao tự đại không bao giờ có thể đạt được.

Điều gì có thể tuyệt vời hơn hành động chỉ cho người khác Đấng Cứu Độ của thế giới? Điều gì có thể tuyệt vời hơn việc giúp người khác khám phá mục đích cuộc sống của họ bằng cách nhận biết Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ? Điều gì có thể tuyệt vời hơn việc khuyến khích người khác sống một cuộc sống quên mình để tòng phục duy nhất một Thiên Chúa thương xót? Điều gì có thể tuyệt vời hơn việc nâng cao Đấng là Chân Lý vốn vượt trên những dối trá ích kỷ của bản chất hay sa ngã của con người?

Thiên Chúa đó cũng là một Thiên Chúa quyền phép vô song, khi với Người, “một ngày như thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày” như thư Phêrô hôm nay nói; nhưng cũng là một Thiên Chúa đầy khiêm tốn, hạ mình xót thương dân Người, “Hãy an tâm, hãy an tâm”, vì “Người chăn dắt đoàn chiên như mục tử chăm sóc chiên mình; ẵm chiên con trên tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ” như ngôn sứ Isaia mô tả.

Một nhà tu đức nói, “Sự kiêu ngạo rất tinh tế đến nỗi, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ tự hào về sự khiêm tốn của mình, kết quả, chúng ta dành hết vinh quang của Chúa; thay vì Chúa lớn lên, Ngài phải nhỏ lại; thay vì bản thân nhỏ lại, chúng ta làm cho nó lớn lên; thay vì chuyển tất cả ‘từ mình sang Chúa’, chúng ta chuyển hết ‘từ Chúa sang mình’. Khi điều này xảy ra, điều tốt hoá thành xấu; những đức tính trở thành tệ nạn. Vậy mỗi khi làm được một điều gì, hãy làm như con sư tử dũng mãnh trong một đêm săn mồi thành công, nó biết nhìn lên để cám ơn ánh trăng”.

Anh Chị em,

Để cuộc sống có giá trị và ý nghĩa thực sự, hãy làm cho Chúa lớn lên đến mức cao nhất có thể, hãy chuyển tất cả ‘từ mình sang Chúa’; hãy hướng những người khác đến với Chúa, và làm cho Chúa Giêsu trở thành trọng tâm của cuộc đời mình cũng như cuộc đời những ai chúng ta gặp gỡ bằng cách hạ mình trước mặt Ngài. Chính trong hành động khiêm tốn này, sự vĩ đại thực sự của chúng ta sẽ được khám phá và chúng ta sẽ tìm thấy mục đích chính yếu của cuộc sống mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, khiêm nhượng sẽ giúp con bớt chất người, thêm chất Chúa; xin đừng để con giữ lại cho mình một điều gì, một hãy chuyển ‘từ mình sang Chúa’ tất cả những gì thế gian ban tặng; bởi lẽ, tất cả những gì con có, đều đến từ Chúa và nhất là, đều thuộc về Chúa”, Amen.

 

41.Dọn đường--Lm Vũ Đình Tường

Hàng năm chính phủ địa phương thông báo dọn đường một vài lần. Gọi là dọn đường vì trước đó mấy tuần có thông báo gia đình nào muốn bỏ đồ phế thải cần mang ra bờ đường và sẽ có xe dọn đồ phế thải. Dọc hai bên đường có đủ vật dụng từ trong nhà ra đến ngõ. Thứ nào cho là vô dụng được khuân ra đường chờ xe đến lấy.

Gọi là dọn đường mà thực sự không phải là dọn đường; đúng ra là dọn rác ngoài đường. Có những đồ vật người này cho là rác, đồ phế thải, vô dụng; người khác lại cho là hữu dụng, còn tốt, nhặt lấy mang về nhà dùng. Phế thải hay hữu dụng do hoàn cảnh người xử dụng nó. Người biết dùng, cần dùng cho là tốt, cần giữ lại; người không biết dùng, cho là vô dụng, để chật chỗ, quẳng ra đường cho người nhặt rác dùm. Kẻ quăng ra, người nhặt vào. Rác rưởi đồ dùng trong nhà là thế. Xã hội nào cũng có rác. Người ta gọi rác xã hội là tệ đoan xã hội. Tương tự như rác ngoài đường. Có những tệ đoan xã hội người này cố gắng vứt bỏ, quyết tâm chừa, đến trung tâm cai nghiện nhờ giúp; kẻ khác lại tìm tòi, kiếm cho được những tệ đoan đó.

Tội lỗi làm cho con người ra xấu xa, gây đau khổ tang thương cho người khác được gọi là rác tâm linh. Tương tự như đồ dùng phế thải ngoài xã hội. Có những tội người lành thánh cố tránh, chiến đấu sinh tử để khỏi làm nô lệ chúng; lại có những Kitô hữu buông thả, chiều theo chúng, đi tìm tòi, tìm được dâng mình làm nô lệ cho tội. Tiên Tri Isaiah có thời cất tiếng vừa cảnh báo, vừa kêu gọi, đồng thời loan báo thời kì nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi được ân xá. Đừng phạm tội nữa hãy mau chạy đến cùng Thiên Chúa toàn năng xin xá tội để hưởng ân xá. Thời đó có nhiều người thống hối ăn năn. Tiếng kêu của tiên tri ngàn năm trước đây, hiện tại vẫn vang vọng và vẫn có người từ chối lắng nghe. Thời nô lệ đã qua tại sao vẫn còn có người cố bám víu, níu kéo cuộc sống nô lệ. Họ không muốn được tự do sao. Họ không muốn được ân xá sao.

Các bài đọc hôm nay đều dùng hình ảnh dọn đường để được ân xá, đón mừng Chúa Cứu Thế. Dọn con đường tâm linh cho ngay thẳng để thoát cảnh nô lệ tội lỗi, thói hư tật xấu, tính tình man dại, ham đam mê phù phiếm biến con người thành nô lệ cho chính mình và xã hội mình đang sống.

Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng Is 40, 3-4

Thư thứ hai của thánh Phêrô tông đồ dậy cách thức thoát mình khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi. Tự mình không thể vùng vẫy thoát khỏi vòng cương toả, ràng buộc của tội và mọi thứ đam mê. Muốn thoát ra được cần trông cậy vào ơn Chúa. Thánh nhân dùng hình ảnh dọn đường đón Chúa bằng đời sống thánh thiện. Muốn người đổ rác dùm cần phải chọn lựa vất nó ra đường. Muốn dọn đường tâm linh cũng cần xin ơn Chúa soi sáng để biết loại tật xấu, liệt kê lỗi hư. Cần sống thánh thiện mới có thể và xứng đáng đón trời mới, đất mới khi Chúa xuất hiện. Để sống trong trời mới, đất mới, con người cũ không thích hợp, cần con người mới. Để trở thành con người mới cần phải lối sống mới bắt đầu từ tâm linh. Thay vì chạy theo ý riêng; thay vì làm nô lệ cho tội lỗi, thay vì làm nô lệ cho của cải, vật chất. Hãy thay đổi, chọn sống theo ánh sáng chân lí của Chúa, công lí và thánh thiện. Thánh Gioan không nói rõ bằng lời nhưng bằng hành động của ông.

Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần Mc1,7

Thánh nhân kêu gọi sống khiêm nhường. Không phải khiêm nhường bằng lời nói nhưng bằng hành động. Hành động khiêm nhường Gioan tự nhận là ông không xứng đáng cởi dây giầy cho Người đến sau ông. Đấng đó thì lớn lên, còn ông thì nhỏ đi, biến ra sau hậu trường cho Đấng đó lớn lên. Cởi dây giầy cho ai đó hẳn phải là hành động khiêm hạ tột bực. Gioan không ngại tuyên bố điều đó, rõ ràng, mạch lạc, vang dội nơi công cộng, giữa chốn đông người. Hành động khiêm nhường đó Gioan kêu gọi Kitô hữu học đòi, bắt chước. Chỉ những tâm hồn khiêm hạ như thế mới có thể thay đổi trở thành con người mới. Chỉ có con đường thống hối nhận ơn tha tội mới thay đổi biến ta thành con người mới, xứng đáng vào sống trong trời mới, đất mới.

 

42.Hãy chuẩn bị tâm hồn cho xứng để đón nhận Chúa đến--Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Việc chuẩn bị đón chờ Chúa đến đã được ghi khắc trong lịch sử nhân loại. Lịch sử của tình thương và đầy lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Lịch sử ấy có những đòi hỏi như Gioan Baotixita kêu gọi chúng ta: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". Thiên Chúa vĩ đại và quyền năng đã hạ mình xuống với con người, đến với chúng ta dưới hình hài một trẻ thơ nghèo, kêu mời chúng ta khiêm tốn đến gặp Người. Bước vào Chúa nhật II Mùa Vọng với chủ đề: Populus Sion... (Này hỡi Dân Sion...) Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hủy..." (Ca nhập lễ). "Lạy Mục Tử nhà Israel, xin hãy đến cứu độ đoàn chiên Ngài...... như chăn giữ chiên cừu, xin hãy lắng tai nghe!..." (Tv 79, 2)

Trong bài đọc I, tiên tri Isaia vang lên lời Chúa phán với Dân Ngài như một sự trấn an trước cảnh nô lệ và tội lỗi: "Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm!...Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi" (Is 40, 2). Và hơn thế nữa, Chúa truyền cho Isaia: "Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ" (Is 40, 9-11).

Để được như vậy Dân Chúa phải thực hành không trì hoãn khi nghe thấy tiếng kêu trong hoang địa: "Hãy dọn đường Chúa... Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi" (Is 40, 3).

Hố sâu và đồi núi gồ ghề sẽ gây cản trở người đi lại, khiến người ta khó đến với nhau. Lấp hố sâu và bạt núi đồi là dẹp bỏ lòng tự mãn kiêu căng của chính mình, là cản trở lớn nhất trên đường Chúa đến với chúng ta. Khi chúng ta thực hành nét đẹp của khiêm nhường và hạ mình xuống, chúng ta sẽ khám phá ra sự kiêu ngạo ẩn sâu trong lòng ta. "Hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng" (Is 40, 3). Như Gioan nói: "Con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng" (Mc 1).

Gioan Tẩy Giả được Marcô (1, 2-8) trình bầy như vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, ví ông như "Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi" (Mc 1,2; Ml 3,1) từ trong hoang địa, cất lời rao giảng "phép rửa sám hối cầu ơn tha tội" (Mc 1, 4). Lời giảng tuy nghiêm nghị nhưng thu hút "cả miền Giuđêa và Giêrusalem" (Mc 1, 5). Gioan đã xuất hiện với những người đương thời như là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Rất ít người nhận ra sứ vụ đích thực của ông là để "dọn đường cho Chúa đến".

Gioan xuất hiện như Tiếng kêu trong hoang địa, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú. Ông không kêu gọi người ta trở nên nhà khổ tu giống như ông. Ông rao giảng rằng: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi... Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần" (Mc 1, 7.8). Lời của Gioan vẫn vang dội qua các thời đại và như một sứ điệp cấp bách gửi đến với chúng ta ngày hôm nay. Kêu mời thay đổi nội tâm, bắt đầu từ việc thừa nhận và xưng thú tội lỗi của mình. Kết quả là: "Cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan" (Mc 1, 5).

Mùa Vọng năm nay, chúng ta đang sống như thế nào, nếu không phải là chuẩn bị tâm hồn, giục lòng tin, cử hành Phụng vụ cho sốt sáng để lãnh nhận ân sủng mà Chúa Kitô đã mang đến trong thế gian cho mọi người hưởng nhờ. Năm nay là năm Tân Phúc Âm hoá đời sống gia đình. Năm 2015 sắp tới là năm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mời gọi chúng ta Phúc Âm hoá đời sống cộng đoàn giáo xứ và cộng đoàn thánh hiến. Vậy giờ đây, có thể nói là bốn tuần của Mùa Vọng là như "tiền đường" để bước tiếp vào những ngày thánh. Chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần bằng lời cầu nguyện, sẳn sàng tiếp đón Đấng Cứu Thế ngự đến!

Hãy thay đổi cung cách suy nghĩ hành xử và sống thanh đạm "Vì nước trời gần đến". Công Đồng Vaticanô II dạy rằng: Chúng ta không biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân loại, chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi vũ trụ. Chắc chắn hình ảnh của một thế gian lệch lạc vì tội lỗi sẽ qua đi, nhưng chúng ta được biết Thiên Chúa đã dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa mãn và đắp đầy mọi ước vọng hòa bình trào dâng trong lòng con người. Khi ấy, sự chết sẽ bị đánh bại, con cái Thiên Chúa sẽ phục sinh trong Chúa Kitô và những gì được gieo vãi trong yếu hèn, mục nát, sẽ mặc lấy sự không hư nát; tình yêu và các hoạt động bác ái sẽ tồn tại và toàn thể tạo vật mà Thiên Chúa đã dựng nên cho con người sẽ được giải thoát khỏi ách nô lệ phù vân.

Chúng ta đã được cảnh giác là lời lãi cả thế gian mà chính mình hư mất nào ích lợi gì. Nhưng sự trông đợi đất mới không được làm suy giảm, trái lại phải kích thích nỗ lực phát triển trái đất này, nơi mà Thân Thể gia đình nhân loại mới đang tăng trưởng và tiên báo một vài hình ảnh của thời đại mới. (Trích "Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng", 39, 1-3).

Đừng sợ sống hy vọng. Trong thế giới đầy bất ổn và bạo lực này, ước gì Mùa Vọng và việc chờ đón "Hoàng Tử Bình An" đến, cho chúng ta dịp suy gẫm Lời Chúa. Hãy tránh ngủ quên, và cương quyết dọn đường cho Chúa, là nguồn mạch bình an, niềm vui, tình yêu và hy vọng, là Đấng không ngừng đến để an ủi dân Người. Chúng ta hãy đặt tay ta vào tay Mẹ Maria, Trinh Nữ của sự chờ đợi, để Mẹ dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.

 

43.Tháo gỡ để giao hòa--Lm. Inhaxiô Trần Ngà

Có hai hình thức cản trở khiến con người không đến được với nhau: cản trở bên ngoài và cản trở bên trong.

Cản trở bên ngoài có nhiều thứ như lũng sâu, núi cao, đường sá quanh co hiểm trở... đã được tiên tri Isaia đề cập đến trong bài đọc thứ nhất hôm nay.

Lại có những hình thức cản trở khác do chính con người tạo ra để ngăn chận sự thâm nhập của quân thù như người xưa phải xây thành cao, đào luỹ sâu; hay ngày nay người ta dùng hàng rào kẽm gai cài thêm bom mìn để ngăn chặn đối thủ.

Ngoài ra còn có những ngăn cách khác như dòng sông Bến Hải trước đây đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền thù nghịch, hoặc bức tường Bá Linh ở Đức chia cắt đất nước nầy thành hai quốc gia đối lập.

Thành luỹ bên ngoài tuy vậy mà dễ vượt qua, còn thành luỹ bên trong tâm tư con người còn khó vượt qua hơn; đó là lòng hận thù, nghi kỵ, giận hờn, ghen tỵ, tranh chấp, cãi cọ, kiêu căng, khép kín... Những thứ thành luỹ nầy tuy vô hình, không đồ sộ, không có bề cao, bề rộng, bề sâu nhưng có khả năng ngăn cách con người rất hiệu quả: Có những gia đình ở kề bên nhau nhưng vì hận hờn ghen ghét nên không hề lui tới với nhau; thậm chí có những anh em ruột thịt mà mấy chục năm trời không nhìn mặt nhau chỉ vì tranh chấp đố kị. Có khi vợ chồng cùng sống chung phòng nhưng tâm hồn hai người cách xa nhau vạn dặm.

Lời Chúa qua miệng Ngôn sứ Isaia (trong bài đọc thứ nhất hôm nay) tha thiết mời gọi chúng ta hãy tháo gỡ những thành luỹ vô hình đó để giao hoà với nhau. "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và bạt mọi núi đồi: con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng..."

Và trong Tin Mừng hôm nay, Thánh sử Mác cô nhắc lại: "Có tiếng kêu trong hoang địa: hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".

Dọn đường đón Chúa không là gì khác ngoài việc tháo gỡ những rào cản đang được dựng lên trong lòng ta để người anh em có thể đến được với mình.

Tha nhân là hiện thân của Chúa Kitô, là chi thể của Chúa Kitô.

Nếu chúng ta không tháo gỡ những ngăn cách để cho tha nhân là hiện thân của Chúa Giêsu đến được với ta, thì chúng ta đang ngăn chặn Chúa đến với mình.

* * *

Cha mẹ trần gian rất đau lòng khi nhìn thấy con cái trong nhà xích mích, chia rẽ và ly tán.

Thiên Chúa là Cha nhân lành cũng vô cùng đau đớn khi con cái Người trên dương thế sống xa lìa chia cắt.

Mỗi người chúng ta là một tế bào, là một chi thể làm nên Thân Thể Chúa Kitô. Vì thế, khi để cho hận thù, nghị kị, ganh ghét chia rẽ chúng ta là chúng ta đang chia cắt Thân Thể Chúa. Thế là vô tình Chúa Kitô đang bị phanh thây! Chúa Giêsu rất đau lòng vì Thân Mình Người bị chia năm xẻ bảy nên Người tha thiết đòi buộc con cái phải mau tháo gỡ những ngăn cách đó để giao hoà với nhau, để cho Thân Mình Người được lành lặn. Vì thế Người nghiêm khắc đòi buộc những chi thể phân cách hãy mau mau giao hoà: "Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5, 23-24).

* * *

Dòng sông Bến Hải cắt đôi đất nước Việt Nam và biến đồng bào Việt Nam thành thù địch trong suốt 21 năm trời cuối cùng đã trở thành gạch nối liên kết hai miền bắc nam.

Bức tường Bá Linh chia cắt Đức quốc thành hai quốc gia thù nghịch suốt 28 năm cuối cùng cũng bị triệt hạ để cho dân tộc Đức được thống nhất và trở nên hùng cường.

Nhiều ngăn cách lớn lao giữa các dân tộc đã dần dần được tháo gỡ.

Vậy biết đến bao giờ những "bức tường" do chính chúng ta dựng lên ngăn cách chúng ta với người khác được tháo gỡ để Thiên Chúa có thể đến với chúng ta?

 

44.Người dọn đường tâm hồn--Lm. Nguyễn Minh Hùng

Mỗi lần chuẩn bị cho xa giá của nhà vua đi qua một nơi nào đó, thường có một người lính cầm loa phóng thanh đi trước hô to để dọn đường. Khi nghe tiếng loa báo hiệu như thế, dân chúng sẽ thu dọn mọi thứ rác rến bừa bãi, thu dọn những gì bị coi là không đẹp mắt, làm cho con đường sạch đón vua đi qua.

Cũng thế, mỗi lần có một phái đoàn quan trọng của chính phủ đi trên đường phố, thường có xe cảnh sát và đoàn xe mô tô đi trước, làm nhiệm vụ bảo vệ và dọn đường để chuẩn bị cho xe của phái đoàn cấp cao đi qua.

Nhiệm vụ của thánh Gioan Tẩy giả vừa giống như thế, nhưng cũng vừa không giống như thế. Giống là vì thánh Gioan cũng được gọi là người dọn đường. Không giống là vì nhiệm vụ của thánh Gioan quan trọng hơn, cao cả hơn: Thánh Gioan không dọn đường đi như những người dọn đường cho vua chúa, nhưng là Dọn Đường Tâm Hồn.

Dọn đường cho chính Thiên Chúa đi vào tâm hồn con người. Người dọn đường tâm hồn nhắn gởi đến mọi người lời kêu gọi thống thiết: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".

Cùng với lời kêu gọi dọn đường cho Chúa là rao giảng phép rửa sám hối để đem mọi người trở về với lòng ăn năn tội nhằm xin ơn tha thứ. Hóa ra dọn đường cho Chúa ngự vào tâm hồn, không có gì khác hơn, nhưng chính là hoán cải đời sống và thú nhận tội lỗi để được ơn tha thứ. Chỉ có tâm hồn trong sạch, một tâm hồn hoàn toàn không vướng mắc tội lỗi mới xứng đáng cho Chúa ngự vào.

Dù lời mời gọi của thánh Gioan Tẩy giả: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng" đã có từ rất lâu, nhưng vẫn rất phù hợp với mọi người hôm nay. Vì ở đâu có tội lỗi, ở đó rất cần ơn ăn năn sám hối. Bạn và tôi có tội. Cách duy nhất để dọn đường và sửa đường đón Chúa ngự vào tâm hồn là ăn năn sám hối.

 

45.Chân dung Gioan Tẩy Giả--P. Trần Đình Phan Tiến

Thưa quý vị, thưa các bạn. Chân dung là hình ảnh thật của chính người đó. Hình ảnh là sự họa lại rõ nét con người, nhân vật đó. Nhưng, chân dung thật sự có ý nghĩa, có giá trị chính là ở phần khuôn mặt, chi tiết là khuôn mặt thật. Nếu thiếu chi tiết nầy, thì không gọi là chân dung. Vì không ai gọi là chân dung, nếu thiếu đi phần gương mặt. Vậy, khi nói đến chân dung, người ta biết được là hình ảnh của ai đó, có gương mặt. (đó là nghệ thuật chụp hình)

Chân dung của Vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế được thánh sử Marco ghi lại thì không có “mặt, mũi” rõ nét, vì đây không phải nghệ thuật chụp hình, cũng không phải hội họa, mà là cách hành văn, gọi là “tả” văn.

Vâng, cách hành văn của thánh sử Marco hôm nay cho chúng ta một “chân dung”, một “tính cách” của một con người, được đảm nhận sứ vụ Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế.

Vâng, “Có tiếng người kêu trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối ngay thẳng để Ngài đi” (Mc 1, 3).

Vâng, Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật II MV (B) cho chúng ta thấy, Đấng Cứu Thế Giêsu – Kitô, khi từ trời xuống thế, mặc lấy nhân tính để thực thi Thiên Ý được tiền định, để cứu độ nhân loại. Dù từ lúc hạ mình sinh xuống trong máng cỏ Bê-lem, thì Người đã bắt đầu chu toàn Thập Giá. Vì, Thập giá máng cỏ là khởi sự cho Thập giá Golgotha. Như vậy, chân dung thánh Gioan Tiền Hô hôm nay cũng là chân dung Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế kế tiếp. Vì chân dung của một vị Tiền Hô là một chân dung nhiệm nhặt, vì: “Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và mật ong rừng” (c 6). Rõ ràng, chân dung của Vị Tiền Hô thật ngắn gọn, đơn giản. Nhưng, nói lên được sự nhiệm nhặt, sự khắc khổ của một vị ẩn sĩ. Vị ẩn sĩ Tiền Hô không làm lu mờ hình ảnh Đấng Cứu Thế, trái lại, chân dung ấy làm sáng tỏ chân dung Đấng Cứu Thế Giêsu- Kitô, bởi tính cách Gioan Tẩy Giả, là vị Tiền Hô đích thực cho Đấng Cứu Thế. Vì, Ông rao giảng rằng: “Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền thế hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (c 7). Ông không mạo nhận mình là Đấng Cứu Thế, không lợi dụng vai trò được giao, như vậy sự trung tín, sự chân thật, sự khiêm tốn của Gioan Tiền Hô nói lên tính cách Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế, thật là tuyệt vời. Vâng, Gioan Tiền Hô cũng là Gioan Tẩy Giả, Ông đảm nhận Sứ Vụ Tẩy Giả cho đoàn dân, và cũng chính Ông đảm nhận sứ vụ Tẩy Giả cho Đấng Cứu Thế nữa. Nhưng con người thật của Gioan là trung tín với “ơn gọi” của mình một các xác quyết và đúng vị trí. Vì Ông nói: “Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (c 8).

Như vậy là quá rõ, chân dung của Vị Tiền Hô Gioan, đồng thời là Vị Sứ Giả của Đấng Cứu Thế, chính là Vị Tẩy Giả đoàn dân bằng nước. Chính là rửa sạch sự bất xứng, để cải tà quy chánh, sám hối ăn năn, nhưng chưa ban được Thánh Thần, Đấng là nguồn sự sống.

Theo đó, chỉ có ba câu trong đoạn Tin Mừng (Mc 1, 1-8), từ câu 6 – 8 nói lên được tính cách, vai trò, sứ vụ của Vị Tiền Hô, cũng là nói lên được chân dung của Gioan Tẩy Giả, một Vị ngôn sứ đích thực của Thiên Chúa. Vì, chiếu theo lời đã chép trong sách ngôn sứ Isaia: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con” (c 2)

Như vậy, sứ giả của Thiên Chúa chính là Gioan Tiền Hô, một nhân vật, một tính cách. Một sự thể hiện đức tính “tu” của một phàm nhân làm chứng cho Tin Mừng cứu độ.

Khởi đi từ bài đọc I hôm nay (Is 40, 1-5; 9-11), cho chúng ta một chân dung Tiền Hô thật sự từ ngàn xưa, để minh chứng Đấng Cứu Thế sẽ đến và cứu độ nhân loại bởi: “Bàn tay của Thiên Chúa đã tha thứ gấp hai lần tội lỗi thế nhân” (Is 40, 1b).

Bài đọc II, thư thánh Phê-rô (2Pr 3, 8-14) cho chúng thấy một quang cảnh tràn đầy mùa vọng. Một mùa vọng “… mong đợi trời mới, đất mới, nơi mà công lý ngự trự” (c 13). Đoạn nầy thánh Phê-rô cho chúng ta một sự dẫn giải đầy đủ và tròn đầy mùa vọng đích thực. Thánh Phê-rô cho chúng ta biết, Thiên Chúa là Đấng kiên nhẫn, không muốn cho ai diệt vong. Nhưng, khi giờ của Chúa đến như kẻ trộm và sẽ dùng lửa (tức Thánh Thần) mà tiêu hủy hết, kể cả các tầng trời và ngũ hành. Như vậy, rõ ràng tầng trời và các ngũ hành mà con người biết được, cũng chính là những hành tinh, là vật thụ tao bởi tay Thiên Chúa. Muôn vật phải tiêu tan, huống hồ chi là con người. Như vậy, sự còn lại của con người là gì? Há, chẳng phải ân sủng của Thiên Chúa, ơn cứu độ của Đức Giêsu-Kitô sao?

Thánh Vịnh 84 hôm nay, cho chúng ta biết việc cầu xin ơn hoà bình: “Tội dân được Chúa tha rồi. Bao nhiêu tội lỗi tay Ngài thứ tha” (c 3). Rõ ràng ân phúc từ trời cao, từ nơi Thiên Chúa tuôn trào xuống dân.

Rõ ràng, tuần thứ II mùa vọng cho chúng ta một hình ảnh khắc khổ, nhiệm nhặt của một sứ giả Đấng Cứu Thế, một sự kêu gọi sám hối từ chính bản thân ngài, là Gioan Tiền Hô. Theo đó, Giáo Hội mở đầu cho một năm Thánh Hiến, là thời gian dành cho những người tu trì nói riêng và tất cả mọi Kitô hữu nói chung. Như vậy, mẫu gương đẹp theo sau Đức Kitô không gì khác là “Gioan Tiền Hô”, một mẫu gương cho đời sống Thánh Hiến của Giáo Hội.

Lạy Chúa Giêsu, con người mà Chúa khen trong phàm nhân chính là Gioan Tiền Hô, một chân dung mà có một cuộc sống chân thật và để làm chứng cho sự thật. Xin cho mỗi người chúng con biết sống theo gương của Vị Tiền Hô, hầu xứng đáng là những vị tiền hô của Chúa cho nhân thế. Amen.

 

46.Đón nhận Đức Kitô trong niềm vui--Văn Chính, SDB chuyển ngữ

Một linh mục trẻ mới chịu chức được gởi đến giúp phụ tá cho một vị cha xứ già tại một giáo xứ nọ. Khi đến nơi, vị linh mục trẻ đến chào vị linh mục già và xin ngài những lời khuyên cho công việc mục vụ của mình tại đây: “Thưa cha, con nên giảng về những vấn đề gì?”. Vị linh mục trả lời: “Chỉ giảng khoảng 10 phút thôi”. Vài năm trước đây, tôi đến một giáo xứ tại Pháp để giúp mùa hè, và lời khuyên duy nhất của vị cha xứ tại đó cho tôi cũng là nên giảng và cử hành Thánh lễ ngắn bao có thể vì dân chúng tại đây chẳng có nhiều thời gian. Tôi đã làm theo lời khuyên này. Thế nhưng điều làm tôi thực sự ngạc nhiên là khi được nghe một ban hợp xướng từ Anh quốc đến và trình diễn bài Messia của Handel. Buổi trình diễn được tổ chức ngay tại nhà thờ của giáo xứ, và sau 3 tiếng đồng hồ trình diễn, nhiều người vẫn xin yêu cầu trình diễn thêm. Thú thật, tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự vui tươi hơn thế trên khuôn mặt của những người tham dự trong nhà thờ hôm đó, cũng như chưa bao giờ nhìn thấy sự nhiệt tình hơn thế nơi họ. Sau đó, tôi đã hỏi cha xứ: “Làm sao bà con tín hữu lại có thể ngồi yên một chỗ trong hơn 3 tiếng đồng hồ để chăm chú lắng nghe ban hợp xướng với niềm vui như thế, trong khi họ lại chẳng có thái độ tương tự khi lắng nghe Lời Chúa trong thánh lễ? Vị cha xứ chẳng trả lời được.

Vài năm sau, tôi đã có được câu trả lời từ một người bạn hiện đang dạy tại trường giáo lý, và những gì anh nói đã giúp soi sáng cho tôi. Anh nói người ta cần có kinh nghiệm về Thiên Chúa trong cuộc sống của họ trước khi họ có thể lắng nghe Lời Chúa trong niềm vui. Anh cho rằng việc loan truyền Lời Chúa cho những người chưa biết Chúa phải lưu ý tới mối tương giao cá nhân của họ với Chúa, vì người mà chẳng có mối tương giao cá nhân với Thiên Chúa thì cũng tựa như đọc thơ cho một người mà chẳng biết gì về thơ văn cả. Khi ấy, họ sẽ dễ dàng chán và chỉ muốn bỏ đi ngay. Vậy thì, làm thế nào để giúp người ta đi từ tâm trạng chán ngán khi nghe Lời Chúa đến tâm trạng vui tươi và hứng khởi khi nghe Lời Chúa? Với Lời Chúa trong Chúa nhật hôm nay, thánh Gioan Tẩy Giả đã đưa ra cho chúng ta một mẫu gương.

Khi chúng ta đọc Tin Mừng hôm nay: “Có Lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gioan trong hoang địa. Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (Lc 3,2-3). Trong đoạn văn ngắn này, chúng ta thấy có 3 bước cần thiết để giúp một người đi từ tình trạng lãnh đạm đến tình trạng nhiệt tình trong niềm tin. Ba bước đó là (1) Gioan đi vào hoang địa, (2) Lời của Chúa đến với ông, và (3) Gioan bỏ rời hoang địa và đi rao giảng niềm tin. Mỗi người chúng ta cũng phải đi qua ba bước này để đạt đến tình trạng khởi sự sống niềm tin của mình trong niềm vui.

Bước 1: Đi vào Hoang địa. Hoang địa là nơi mỗi người sống một mình với Thiên Chúa. Vào hoang địa nghĩa là bỏ đi những công việc, những bận tâm lo toan thường ngày để gặp gỡ Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong việc đọc và suy niệm Lời Chúa. Hoang địa là nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa. Chính bản thân mỗi người chúng ta phải làm bước đầu tiên này: đi vào hoang địa, tìm kiếm và gặp gỡ Thiên Chúa.

Bước 2: Để Lời Chúa đến với chúng ta. Một khi chúng ta mở lòng ra với Thiên Chúa trong hoang địa, thì chính Thiên Chúa đến và chiếm ngự tâm hồn chúng ta. Có một vị thánh nói rằng khi chúng ta bước 1 bước để đến với Thiên Chúa, thì chính Người lại bước 2 bước để đến với chúng ta. Với bước thứ 2 này, Thiên Chúa đã có sáng kiến đến với chúng ta, chiếm ngự tâm hồn chúng ta, canh tân đổi mới chúng ta, tô điểm lại hình ảnh của Người nơi chúng ta mà chúng ta vốn được tạo dựng nên giống thế. Một số người gọi đây là việc được “tái sinh”. Khi những việc này xảy ra, chúng ta có thể ở lại một mình với Thiên Chúa cả ngày trong nhà thờ để cầu nguyện, để gặp gỡ Thiên Chúa qua Lời của Người trong Kinh Thánh. Thế nhưng giống như Gioan Tẩy Giả, chúng ta còn phải tiếp tục sống và thực thi những bổn phận của chúng ta trong gia đình và xã hội nữa.

Bước 3: Rao truyền Niềm tin của mình. Khi đã trải nghiệm những điều tốt lành từ Thiên Chúa trong cuộc sống, chúng ta lại muốn chia sẻ những trải nghiệm này với người khác. Lúc ấy, chúng ta giống như người mặc một chiếc áo “pun” có ghi dòng chữ lớn trên lưng “Wow, Thiên Chúa thật vĩ đại!” để mọi người có thể nhìn vào và cảm nhận được niềm vui, sự an bình tỏa ra từ chúng ta, và rồi họ cũng muốn được nên giống chúng ta, được trở thành bạn hữu của chúng ta. Tiếp đến, chúng ta có thể chỉ họ họ thấy con đường đến với hoang địa để nơi đó, họ cũng được gặp gỡ chính Thiên Chúa. Trải nghiệm về Thiên Chúa cũng tựa như trải nghiệm về tình yêu. Bạn có thể nói cho người khác về tình yêu, nhưng có không thể hiểu được nó cho tới khi chính bản thân họ trải nghiệm.

Trong lời Tổng nguyện của lễ Chúa nhật, chúng ta thưa lên với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa toàn năng ái tuất, xin mở rộng tâm hồn chúng con để đón mừng Con Chúa. Xin hãy loại bỏ những gì cản trở chúng con đón nhận Đức Kitô trong niềm vui.” Để được như thế, trong Mùa Vọng này, chúng ta cần thực hiện bước thứ 1 để dành cho Thiên Chúa một chỗ trong tâm hồn chúng ta, dành thời gian để cầu nguyện, tham dự Thánh lễ và lắng nghe Lời Chúa.

 

47.Lắng nghe tiếng Chúa--Lm. Phêrô Trần Văn Trợ, SJ.

“Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng.”

Người chứng của Thiên Chúa thật kỳ dị không giống ai! Tại sao Thiên Chúa lại không dùng những người có thế giá để làm chứng cho Ngài có phải hiệu nghiệm hơn không?

Trong việc chọn ông Gioan ngay từ ban đầu và tách biệt ông khỏi những người chung quanh, để rồi trao cho ông một sứ mệnh rất khó khăn, Thiên Chúa muốn khẳng định với loài người rằng Ngài có đường lối hoạt động hoàn toàn độc lập với cách của người trần, nếu không muốn nói là trái ngược! Chỉ một mình ông Gioan phải đối đầu và thách thức với cả dân tộc cùng hàng ngũ lãnh đạo dân Do-thái. Tuy ông rao giảng với đầy uy quyền, xong ông chẳng cần mang đầy đủ những dấu hiệu hợp thời như xã hội mong đợi! Phải là một người thuộc dòng hoàng tộc ăn bận sang trọng đầy thế lực và giàu nứt đố đổ vách.

Thiên Chúa không muốn dùng cách mà người đời xem là khôn ngoan: “ride with the tide” hay a dua, hùa theo đám đông! Ngài có sức mạnh riêng của Ngài, sức mạnh của Chân Lý, chứ không phải sức mạnh của số đông dễ bị xách động “lấy thịt đè người” vẫn thường đổi trắng thay đen theo thị hiếu, “nay thế này, mai thế nọ!”

Khi nào loài người không còn muốn sống theo khuôn phép luật thánh của Thiên Chúa, nhưng ham mê buông tuồng theo thị hiếu riêng, là họ đang làm những điều sai quấy đáng quở phạt. Với tình thương yêu đại lượng, Ngài gửi ngôn sứ đến nhắc nhở và cảnh cáo, vì Ngài không muốn nhìn thấy con người tự đưa mình vào con đường chết, và Ngài phải có thái độ cứng rắn đề răn dạy họ. Nếu Ngài dùng phương thế của loài người, thời Ngài sẽ bị lệ thuộc vào sự thao túng của họ. Hơn nữa Thiên Chúa chẳng bao giờ có thể dùng cách thế khôn ngoan của loài ngườI chính vì Ngài không ở cùng trình độ với họ nhưng vượt trổi muôn trùng “như trời cao hơn đất!”

Chính vì thế Ngài đã dùng một người không ai ngờ để thực hiện công tác quan trọng của Ngài. Một người khác hơn mọi người để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh: hãy ăn ăn hối cải, chuẩn bị tâm hồn chào đón Đấng Thánh của Thiên Chúa.

Đời xưa Thiên Chúa đã hành xử như thế, ngày nay Ngài vẫn tiếp tục thực hiện tôn ý của Ngài như vậy. Ngài không dùng bạo lực hay cậy nhờ những kẻ quyền thế công bố chương trình của Ngài, nhưng Ngài muốn nhờ những tâm hồn đơn sơ bé mọn loan truyền sứ điệp yêu thương của Ngài cho mọi dân nước.

Những tâm hồn ấy là mỗi người tín hữu chúng ta, nếu ai biết quảng đại đáp lại tiếng mời gọi của Ngài. Và đừng bao giờ tìm thánh ý Chúa ở giữa đám đông của thời trang nóng bỏng ồn ào, nhưng hãy biết lắng nghe tiếng Ngài trong sa mạc tĩnh lặng của tâm hồn.

 

48.Mở đường để làm gì? Đường dẫn tới đâu?--Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Trong những năm gần đây, để phát triển kinh tế đất nước nhiều con đường đã được giải tỏa để mở rộng, nhiều ngôi nhà đã phải đập bỏ hoặc cắt bớt cho thông thoáng chẳng hạn như đường quốc lộ ngang qua nhà thờ chúng ta đây. Nhiều con đường mới, cây cầu mới được mở ra nối liền các vùng miền, làm cho việc đi lại thuân lợi, vận chuyển hàng hóa dễ dàng và việc đi đến với nhau cũng thuân lợi hơn. Không những thế, người ta còn muốn mở những con đường cao tốc, siêu tốc ví dụ đường cao tôc Trung lương, và chính phủ còn đang mở đường siêu tốc Sài Gòn- Giầu Dây là con đương vận chuyển hàng hóa như boxit, và giảm thời gian đi lại xuống nhiều lần. Dĩ nhiên để có thể gọi là đường siêu tốc, người ta sẽ phải rào chắn đề tránh tối đa tình trạng buôn bán lấn chiếm lề đường, gỡ bỏ tất cả những công trình không phù hợp hoặc làn giảm tâm nhìn, giảm bớt tối đa các ngã ba ngã tư để cho việc lưu thông dể dàng. Không chỉ có những con đường nhằm phát triển kinh tế xã hội, người ta cũng làm những con đường để đón Thủ tướng hoạc Chủ tịch nước về thăm quê hoăc đến thăm một vùng nào đó như thế.

Thưa quý OBACE, hôm nay Lời Chúa của Chúa nhật II mùa vọng cũng đề cập đến vấn đề giải tỏa và làm đường, đây không phải là những con đường quốc lộ, mà là giải tỏa và làm những con đường đi vào trong tâm hồn, con đường đón Chúa đến và đến với Chúa cũng như con đường đến với anh em.

Hình ảnh và lời kêu gọi của Isaia phát xuất từ một thực tế lúc ấy, dân Israel đang chịu cảnh nô lệ, con đường trở về quê dường như xa thẳm và không còn hy vọng, khoảng cách này bị ngăn cản không chỉ bởi sa mạc Arập, mà khoảng cách này còn là khoảng cách trong lòng của họ, khi mà Israel đã lìa xa Thiên Chúa không còn tuân giữ giao ước của Ngài, họ chạy theo lối sống dân ngoại và thay vì cậy dựa vào quyền năng của Thiên Chúa thì họ lại cây dựa vào những liên minh chính trị. Con đường càng trở nên mịt mù hơn khi Israel đã rơi vào tuyệt vọng và nghĩ rằng chắc Chúa đã quên chúng tôi rồi! Trong bối cảnh như thế, Isaia là người đầu tiên chỉ ra và khai thông cho họ con đường hy vọng, hy vọng vào tình thương của Thiên Chúa, hy vọng vào lời hứa cứu độ của Thiên Chúa, khi nhấn mạnh rằng đã đến lúc Thiên Chúa nhìn đến Israel và phục hồi họ, Đấng Cứu độ sẽ đến với họ và sẽ giải phóng họ khỏi cảnh nô lệ nhục nhã.

Tuy nhiên để đón Ngài đến, cần phải mở một con đường, không chỉ là con đường trong sa mạc Arâp, mà là con đường trong sa mạc tâm hồn để đón Thiên Chúa đến. Nơi cao, hãy bạt xuống, thung lũng hãy lấp cho đầy, con đường quanh co hãy uốn cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng, vì vinh quang của Đức Chúa sẽ tỏ hiện. Đó là một Đức Chúa hùng dũng uy phong song cũng là một Đức Chúa gần gũi yêu thương, Ngài sẽ đem lại hòa bình và hy vọng cho mọi dân mọi nước. Lời của Isaia hôm nay hẳn là một lời tiên báo mang bao niềm vui và hy vọng cho dân Israel, phác họa lên một sự nhộn nhịp, khẩn trương chuẩn bị của hết mọi người chờ đợi Chúa.

Khi Gioan Tẩy giả xuất hiện, một lần nữa lời mời gọi chuẩn bị, dọn đường càng khẩn thiết cấp bách hơn qua lời kêu gọi mạnh mẽ của ông: Có tiếng kêu trong hoang địa hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, mở lối cho thẳng để Người đi. Gioan không chỉ là người mở đường cho Chúa đến với người khác, mà trước tiên ông là ngời đã mở đường để Chúa đến với ông. Thánh Maccô đã muốn nhấn mạnh điều đó khi giới thiệu về Gioan như một tấm gương sống mùa vọng. Trong lúc mọi người đi tìm một cuộc sông xa hoa và giàu sang thì Gioan lại chọn một cuộc sống thanh đạm giũ bỏ mọi ràng buộc của vật chất, lui vào hoang địa, để mình ông sống thân mật gặp gỡ Thiên Chúa trong cầu nguyện, giửa lúc mọi người đang tìm cách hương thụ, thì Gioan lại chọn ăn chấu chấu và uống mật ong rừng. Con đường trong tâm hồn của Gioan không phải là con đường một chiều mà là con đương hai chiều từ Chúa vào trong tâm hồn ông và từ trái tim ông đến với Chúa. Từ đó cho ông một cái nhìn rất chinh xác về thiên Chúa Đấng ông giới thiệu và cái nhìn chính xác về con người ông. Dù nhiều người kéo đến với ông, dù người ta coi ông như là đấng cứu thế, nhưng ông không bị choáng ngợp trong những lời ca tụng, mà ông vẫn nhìn nhận rằng: Tôi không phải là đấng Cứu Thế, có Đấng quyền năng hơn tôi đang đến sau tôi tôi không đang cúi xuống cởi dây dép cho Ngài.

Khi đã đón được chúa đến với mình, Gioan là người đem Chúa đến cho người khác bằng việc kêu gọi mọi người sám hối, lãnh phép rửa để được ơn tha tội, ơn xót thương. Gioan đã cho dân chúng thấy rằng đây là thời gian, là cơ hội Chúa gia hạn cho hết mọi người, bất cứ ai có một lòng thành tâm sám hối, quyết quay trở về với Thiên Chúa, thì sẽ được tha thứ. Sám hối là phài chấp nhận một sự quay đầu trở lại, một quyết tâm thay đổi dứt khoát, một thái độ hối hận sâu xa, và một quyết tâm sửa chữa sai lầm và sống tốt hơn, hay nói cách khác, để có thể đón Chúa đến trong tâm hồn và trong cuộc đời, cần phải thay đổi từ suy nghĩ đến hành động, từ lời nói đến việc làm trong khiêm tốn.

Thánh Phêrô trong bài đọc hai cho thấy Thiên Chúa không muốn ai trong nhân loại phải bị tiêu diệt đời đời, vì thế Ngài luôn kiên nhẫn và cho mỗi người có cơ hội để làm lại cuộc đời trở nên tốt hơn, sống đạo đức hơn, sống thánh thiện hơn. Vì ngày Chúa đến sẽ là ngày bất thình lình như kẻ trộm ban đêm, một khi mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng thì dù đất trời có xụp đổ, dù bão tố có trào dâng, thì – Thánh Phêrô nhấn mạnh- anh em hãy cố gắng sống sao cho Người thấy anh em tinh tuyền không gì đáng trách và sống bình an.

Thưa quý OBACE, mở đường băng qua nhà hàng xóm thì dễ còn băng qua nhà mình thì không dễ, người ta rất dể đồng ý khi những nhà phía bên kia đường phải giả tỏa, còn nhà mình không bị giái tòa. Cũng thế, người ta dể dàng nhìn thấy những sai lỗi của anh em và muốn anh em mình phải thay đổi trong khi chính mình lại không chịu thay đổi, mình cứ muốn bảo vệ quan điểm của mình dù biết là nó không đúng, và loại trừ ý kiến quan điềm của người khác, người ta dễ dành chỉ trích anh em hơn là tim hiểu để thông cảm. Con đường khó mở nhất là con đường đi vào trong căn nhà tâm hồn của mình, vì khi mở con đường này phải chấp nhận đập bỏ những thói quen cũ, những lô cốt kiêu căng và cái tôi ích kỷ, phải uốn nắn lại cách làm ăn gian dối hoặc cách sống giả hình, đế con đường có thể đứa chúng ta đến với Chúa và với anh em.

Con đường cụt là con đường bế tắc, chí có con đường đến với Chúa mới đưa chúng ta đi xa và là con đường mở ra một tương lai hạnh phúc, và con đường đến với anh em lại là con đường sẽ đưa chúng ta đến với Chúa. Tức là chúng ta cần mở ngay trong tâm hôn chúng ta một con đường cao tốc, con đường hai chiều để cho Chúa có thể dễ dàng đến với chúng ta và chúng ta có thể dễ dàng đến với Chúa và đến với anh em.

Giữa một cuộc sông ồn ào hôm nay, hãy mở cho mình và cho gia đình một con đường của thinh lặng và cầu nguyện, hãy tạo ra những khoảng tĩnh lặng trong ngày dành cho việc cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung với gia đinh vì không thinh lặng và không cầu nguyện sẽ không nghe, không biết biết phải đi đường nào. Giữa một xã hội dư thừa vật chất lại đói về đời sống thiêng liêng, hãy mở một con đường đến với bàn tiệc thiêng liêng là các Bí tích nhất là Bí tích giải tội và Thánh Thể, Thánh lễ, là con đường an toàn cho phần rỗi linh hồn chúng ta. Giửa một xã hội ích kỷ hưởng thụ, hãy mở ra một con đường bác ái, yêu thương và tha thứ. Đừng mờ những con đường ở đâu xa, mà hãy bắt đầu giải tỏa ngay trong lòng mình, mở thông đến vợ chồng con cái trong gia đình và thông qua hàng xóm láng giềng của mình.

Nếu mỗi người quyết tâm bắt đầu như thế, Chúa sẽ đên với chúng ta và qua chúng ta đên với mọi anh em chung quanh không chỉ trong Đại lể Giáng sinh này mà Chúa đến với chúng ta mổi ngày và Chúa sẽ đưa chúng ta đến với Chúa trong hạnh phúc Nước trời. Amen.

 

49.Suy niệm của JKN

Câu hỏi gợi ý:

1. Tại sao Tin Mừng Maccô lại bắt đầu bằng câu chuyện của Gioan Tẩy giả, mà không bắt đầu bằng chuyện Đức Giêsu giáng sinh? Việc dọn đường của Gioan có ý nghĩa gì đặc biệt đối với người Rô-ma?

2. Dựa theo tinh thần bài Tin Mừng, để dọn đường đón Chúa đến, chúng ta cần làm gì một cách cụ thể? Những hình ảnh «dọn sẵn con đường của Đức Chúa», «sửa lối cho thẳng để Người đi» có ý nghĩa gì?

3. Việc dọn đường Chúa đến có liên hệ gì với những quan hệ của ta với tha nhân không?

Suy tư gợi ý:

1. Gioan Tẩy Giả, người dọn đường để Đức Giêsu đến

Khởi đầu Tin Mừng Maccô là chuyện Gioan Tẩy Giả loan báo và dọn đường cho Đức Giêsu đến, khác với Matthêu và Lu-ca khởi đầu bằng chuyện Đức Giêsu giáng sinh. Tại sao? Vì Tin Mừng Maccô được viết cho người Rôma. Theo quan niệm và thông tục của người Rôma, các nhân vật quan trọng đi đến đâu đều phải có người dùng loa thông báo cho dân chúng biết trước mấy ngày, vừa để làm nổi bật sự quan trọng của nhân vật đó, vừa để dân chúng sửa sang những con đường trong vùng cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch sẽ, vừa để dân chúng đón tiếp hai bên đường cho long trọng nếu vấn đề an ninh cho phép. Vì thế, để giới thiệu Đức Giêsu cho các Kitô hữu Rôma mà khởi đầu Tin Mừng bằng câu chuyện của Gioan Tẩy Giả thì sẽ hiệu quả và lôi cuốn sự chú ý hơn. Ngoài ra, để nói lên tính cách đặc biệt thần thiêng của việc dọn đường ấy, thánh sử còn trích dẫn lời của 2 ngôn sứ Isaia và Malakia đã loan báo trước đó khoảng 450-550 năm (tương đương với thời của các vị giáo chủ các tôn giáo châu Á): «Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta» (Ml 3,1), «Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi» (x. Is 40,3).

Phần chúng ta, khởi đầu năm phụng vụ mới, chúng ta cũng cần chuẩn bị đón mừng kỷ niệm Đức Giêsu đến trong nhân loại, đồng thời đón mừng Ngài đến trong tâm hồn mỗi người. Vì thế, thiết tưởng bản thân mỗi người cũng như toàn Giáo Hội hãy dọn đường đón mừng Ngài. Dọn đường thế nào thì Isaia và Gioan Tẩy Giả đã chỉ cho chúng ta.

2. Dọn đường đón mừng Chúa đến

Ngôn sứ Isaia viết: «Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu» (Is 40,3-4). Như vậy, theo ngôn sứ Isaia, để đón Chúa đến, việc đầu tiên là phải mở một con đường. Muốn thế, phải bạt núi, san đồi, lấp thung lũng, đổ đầy các hố rãnh. Đó là nói theo ngôn ngữ hình tượng. Còn trong thực tế thì phải làm gì?

a) Phải mở một con đường = muốn và quyết gặp gỡ Chúa

Chúa đến để gặp gỡ và đem lại cho chúng ta sự cứu độ, không chỉ ở đời sau mà còn ở ngay đời này: một sự bình an và hạnh phúc siêu nhiên, tuyệt vời, không phải thứ bình an hạnh phúc kiểu thế gian vốn bị lệ thuộc vào những điều kiện trần tục (x. Ga 14,27). Nhưng để việc gặp gỡ đó thành hiện thực, chính chúng ta cũng phải mong muốn và quyết tâm gặp gỡ Ngài. Ngài không thể đến với ta nếu chính ta không tích cực muốn điều đó. Do đó, trở ngại lớn nhất khiến chúng ta không thể gặp gỡ Ngài chính là chúng ta không thật sự muốn gặp gỡ Ngài. Vì khi gặp gỡ Ngài, Ngài sẽ đòi hỏi chúng ta phải đối diện với sự thật của chính bản thân chúng ta. Nhưng chúng ta thường muốn trốn tránh sự thật, tránh việc phải đối diện với lương tâm mình... Vì điều này đòi buộc ta phải chỉnh đốn lại cách sống của mình, phải từ bỏ những đam mê, những thói xấu, những bất công vốn đem lại cho ta vui thú, lợi lộc, quyền lực, danh vọng là những thứ ta rất ham thích. Như vậy muốn Chúa đến với ta, ta phải khai phá một con đường, con đường ấy chính là tâm trạng sẵn sàng đón Chúa đến, sẵn sàng đến với Ngài, gặp gỡ Ngài với bất cứ giá nào.

b) Con đường thẳng ngay, bằng phẳng = tâm hồn chính trực

Với những ai muốn đón Chúa đến, Gioan Tẩy Giả yêu cầu: «Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi». Khi đón một nhân vật quan trọng đến một vùng nào, người vùng đó phải dọn dẹp đường cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Cũng vậy, để đón Chúa đến, ta cũng phải sửa lại những con đường trong tâm hồn ta cho ngay thẳng, bằng phẳng, sạch đẹp. Nghĩa là tâm hồn ta phải luôn ngay thẳng, chính trực, không quanh co, gian dối, giả tạo...

Ngay thẳng là một trong những yếu tố chính yếu của sự công chính, thánh thiện. Thiết tưởng người Kitô hữu cần phải tạo cho mình một tư cách ngay thẳng, chính trực, nói gì hay làm gì cũng phải «công minh chính đại», «đường đường chính chính», không lén lút, giấu giếm, không làm ai phải nghi ngờ điều gì. Tư cách của người Kitô hữu phải là tư cách của một người quân tử, tôn trọng sự thật, nghĩ thế nào nói thế nấy, và nói thế nào làm thế nấy: «Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không", thêm thắt điều gì là do ác quỷ» (Mt 5,37). Nghĩ một đằng nói một nẻo, hay nói một đằng làm một nẻo là tư cách của tiểu nhân, của phường gian ác, không thể là tư cách của người Kitô hữu: «Đường lối của kẻ gian ác thì quanh co, hành động của người trong sạch thì ngay thẳng» (Cn 21,28); «Thiên Chúa ưa điều chính trực, ghét điều gian ác» (Dt 1,9); «Ngài ghê tởm tâm địa quanh co» (Cn 11,20).

Nguyên nhân biến con người thành quanh co, giả hình, mưu mô... chính là tâm địa ích kỷ, lắm tham vọng, muốn phình to bản ngã. Tâm địa này khiến người ta cố gắng đạt được những điều mình ham muốn - danh vọng, quyền lực, tiền bạc - với bất cứ phương tiện nào, kể cả phương tiện xấu, và bằng bất cứ giá nào, kể cả tội ác. Từ đó con người bị tham vọng và đam mê của mình thu hút, mê hoặc, dẫn đưa mình vào con đường cong queo của tội ác. Do đó, «sửa lối cho thẳng để Người đi» một cách căn bản là dần dần diệt bỏ khuynh hướng ích kỷ, thích đặt nặng «cái tôi» của mình. Khuynh hướng này gây nên tất cả mọi lồi lõm, mọi cản trở khiến Chúa khó đến với ta, và ta khó đến với Chúa. Hãy noi gương Gioan Tẩy giả, sống thanh đạm: «mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng»; không tham vọng, không ham đề cao «cái tôi» của mình, sẵn sàng nhìn nhận sự thật hèn kém của mình: «Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người».

c) Đường đến với Chúa cũng là con đường đến với tha nhân

Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa luôn luôn tự đồng hóa với tha nhân của ta. Do đó, người Kitô hữu không thể quan niệm Thiên Chúa độc lập với tha nhân của mình, không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu tha nhân, không thể đến với Thiên Chúa bằng một con đường khác với con đường đến với tha nhân. Ngược lại, con người không thể yêu thương tha nhân mà không yêu mến Thiên Chúa, không thể đến với tha nhân bằng con đường khác với con đường đến với Thiên Chúa. Chủ trương chỉ yêu tha nhân không cần đếm xỉa gì đến Thiên Chúa, hay ngược lại, chỉ yêu Thiên Chúa mà không đếm xỉa gì đến tha nhân đều là những tình yêu giả tạo, không thực tế. Do đó, muốn đến và gặp gỡ với Thiên Chúa không gì tốt đẹp và chắc chắn bằng đến hay gặp gỡ Ngài nơi tha nhân của ta. Và muốn đến và gặp gỡ tha nhân không gì bảo đảm và tạo hạnh phúc cho họ bằng đến và gặp gỡ họ trong Thiên Chúa. Đối với người Kitô hữu, không thể tách rời Thiên Chúa khỏi tha nhân, và tách rời tha nhân khỏi Thiên Chúa.

Vậy, đón Chúa đến, không gì làm Chúa hài lòng bằng sửa sang lại mọi quan hệ của ta với tha nhân cho tốt đẹp hơn, tình nghĩa hơn: làm sao để cha mẹ ta cảm thấy ta thật sự là con hiếu thảo, con cái ta thấy ta thật sự là cha mẹ tốt, anh chị ta thấy ta là người em tốt, các em ta thấy ta là người anh tốt, bạn bè ta thấy ta là người bạn tốt, những nhà chung quanh ta thấy ta là hàng xóm tốt... Hãy sống làm sao để không mấy ai có thể chê trách ta được, ai cũng cảm nhận được tình thương của ta.

Cầu nguyện

Lạy Cha, Cha là một Thiên Chúa luôn luôn đồng hóa với tha nhân của con. Nhờ đó, con có thể gặp gỡ Cha trong những người sống chung quanh con, con có thể yêu thương và phục vụ Cha bằng việc yêu thương phục vụ họ. Vì thế, chuẩn bị đón Cha đến trần gian, không gì tốt đẹp hơn làm cho môi trường con đang sống biến thành một môi trường yêu thương. Xin giúp con thực hiện điều Cha mong muốn nhất ấy.

 

50.Sống cùng trời và đất mới--Lm Nguyễn Khoa Toàn

Mùa Vọng -mùa của những ngóng trông. Mùa của những đợi chờ. Trông ngóng đợi chờ mưa Đấng Cứu Tinh như cộng đoàn của Phêrô đã mỏi mòn ngày đêm trông ngóng đợi chờ.

Đợi chờ trông ngóng đã lâu, họ cảm thấy nôn nao xao xuyến. Và Phêrô chỉ còn biết ủi an họ so sánh ý niệm về thời gian khác nhau một trời một vực giữa Thiên Chúa và con người. Như có người kia hỏi Chúa: "Một triệu đồng với Chúa đáng giá bao nhiêu?" "Chỉ một xu thôi!" Chúa đáp. "Thế một triệu năm thì sao?" "Một giây!" "Thế Chúa hãy cho con một xu," người kia khẩn khoản. "Hãy đợi Ta một giây," Chúa mỉm cười...

Nhưng ngay cả Phêrô cũng không thể nào tính toán xác định ngày giờ Đấng Cứu Tinh đến. Điều quan trọng trong tâm trí Phêrô không phải chờ đợi ngóng trông nhưng là thực lòng sống sự chờ đợi ngóng trông kia -một đời sống chân chính thánh thiện không tỳ ố. Sống một đời sống chân chính thánh thiện không tỳ ố chẳng phải giản đơn sống để rồi khi chết đi đuợc đến thiên đàng nhưng là sống cùng một "trời mới và đất mới". Và Phêrô cả quyết là có sự khác biệt giữa hai đời sống này như sự khác biệt ý niệm về thời gian giữa Thiên Chúa và con người.

Sống để rồi khi chết đi đuợc đến thiên đàng là không làm điều xấu nhưng cũng rất ngại ngần không làm điều tốt. Nếu tội đuợc hiểu theo nghĩa không hẳn chỉ làm điều xấu mà không dám làm điều tốt thì đây quả thật là một đời sống rất cứng nhắc và máy móc. Một đời sống an phận thủ thừa. Một đời sống không kết trái đơm hoa.

Nhưng khi sống cùng "trời mới và đất mới", chúng ta sống tay áo luôn xắn cao. Đó không bao giờ là một đời sống hưởng thụ cầu an nhưng hằng hằng chấp nhận và đối diện với những thực tế rất phũ phàng của cuộc đời để rồi từ đó tìm một hướng đi lên, một đuờng lối mới.

Sống cùng "trời mới và đất mới" là thực thi công lý hoà bình. Là gieo rắc tin yêu hy vọng. Là luôn gióng tiếng chuông cao mạnh dạn cảnh tỉnh những thái độ sống bất chính bất lương. Là xung phong nơi đầu tên ngọn gió đối đầu với những chế độ phi nhân xem thuờng mạng sống con người.

Vì thế, câu hỏi mà mỗi chúng ta cần tự vấn mùa Vọng năm nay chẳng phải là đã sẵn sàng chưa cho ngày sau hết nhưng là đã chuẩn bị chưa để sống cùng "trời mới và đất mới!" Và Gioan Tẩy Giả gọi đó là một đời sống luôn biết thống hối ăn năn.

Một đời sống thống hối ăn năn không hẳn chỉ hoài niệm về quá khứ để rồi ân hận, tiếc nuối, xót thương nhưng là luôn hướng về tương lai để khiêm cung nhận thức rằng qua những thiếu sót lỗi lầm con nguời, tình yêu và lòng thứ tha vô bờ bến của Thiên Chúa lại luôn chan chứa đầy tràn.

Chiến tranh, thù hận là khi con nguời u mê chôn chặt tâm trí vào quá khứ để rồi không dám mở rộng vòng tay ôm lấy "trời mới và đất mới." Sống trọn vẹn tinh thần mùa Vọng -mùa của những đợi chờ- là biết nhìn nhau và nhìn về tuơng lai với đôi mắt rất tha thứ bao dung và tay nắm tay xây dựng thế giới mỗi ngày mỗi tuơi đẹp hơn. Cho chính chúng ta. Cho đàn con đàn cháu. Như câu mở đầu cuốn phim đầy cảm xúc "The Schindler's List": "Cứu đuợc một người là cứu đuợc toàn thế giới."

 

51.Con đường…--Lm. Anphong Trần Đức Phương

Có nhiều con đường khác nhau: có những ‘con đường cái quan’, có những con đường làng, có những con đường thành phố, có những đường mòn, có những con đường tắt..vv… Nhưng con đường nào cũng đưa ta tới một nơi nào đó. Con đường càng bằng phẳng, càng dễ đi.

Ngoài ra lại có ‘Đường Đời’ là con đường mọi người chúng ta bước đi trong cuộc sống từ khi chúng ta ‘mở mắt chào đời’ cho đến khi ‘nhắm mắt lìa đời.’

Rồi lại có con đường gọi là ‘Đường Thiêng Liêng’ là con đường ‘nội tâm’ mà mọi người sống âm thầm không ai nhìn thấy, chỉ ta và Thiên Chúa biết được. Đó cũng là con đường đưa ta đến Cuộc Sống Vĩnh Hằng.

Con đường thiêng liêng dẫn đến Cuộc Sống Vĩnh Hằng phải là con đường thẳng và bằng phẳng; không quanh co (như gian tham, dối trá, lừa đảo…), không gồ ghề (như kiêu căng, tự phụ, cố chấp…), không có những lũng sâu (như những đam mê tội lỗi, cờ bạc, rượu chè, dâm ô; hoặc lười biếng, ham chơi, thiếu sót bổn phận hàng ngày của mình).

Hôm nay trong Chúa Nhật II, Mùa Vọng (năm B), chúng ta thấy các bài đọc đều nói đến Con Đường. Đó là Con Đường Thiêng Liêng.

Bài đọc I (Isaia 40,1-5;9-11) là lời tiên tri Isaia nói đến tình trạng Dân Chúa thời đó đã phản nghịch cùng Thiên Chúa, đắm chìm trong tội lỗi, không phương cứu thoát; nhưng Tiên tri Isaia nói: “Chúa là Đấng nhân hậu và hay thương xót. Ngài sẽ đến để cứu độ dân Ngài. Nhưng mỗi người phải sửa lại con đường của mình cho ngay thẳng, cho bằng phẳng, và mỗi người sẽ nhìn thấy ơn Cứu độ cửa Thiên Chúa!”

Bài Phúc Âm (Maccô 1,1-8) nói đến sứ mệnh của Thánh Gioan Tiền Hô: Thánh Gioan được sai đến để kêu gọi Dân Chúa sám hối tội lỗi, sửa lại con đường thiêng liêng của mình, đến xin lĩnh nhận phép rửa thống hối, dọn đường đón Chúa Cứu Thế đang đến gần.

Bài đọc II (2 Phêrô 3,8-14), nhắc lại tư tưởng của Chúa Giêsu trong Chúa Nhật tuần trước: Thiên Chúa nhẫn nại chờ đợi chúng ta sám hối để được ơn tha thứ; vì Chúa không muốn cho ai phải ‘hư mất’, nhưng cho mọi người được hưởng ơn cứu độ do Người mang đến. Miễn là chúng ta luôn phải sẵn sàng chờ đón Chúa đến lúc chúng ta không ngờ, qua cái chết của mỗi người. Ngày tận thế cũng đến vào lúc không ai ngờ được. Ngày đó sẽ thật khủng khiếp, mọi sự sẽ tan biến, “các tầng trời sẽ sụp đổ!” Nhưng với những tâm hồn luôn ăn năn sám hối, luôn sống sẵn sàng,thì ngày đó sẽ là ngày đưa đến “một Trời Mới Đất Mới, nơi Công lý ngự trị!’

Chúng ta cùng nhau đi trên đường đời, và chúng ta cùng

cầu nguyện cho nhau, nâng đỡ nhau trong cuộc sống như những tín hữu của Chúa trong gia đình Giáo Hội, và trong gia đình riêng (giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái). Tuy nhiên mọi người đều phải đi con đường đời của mình, trách nhiệm con đường của mình. Không ai có thể đi thay con đường của chúng ta. Các vị chủ chăn Chúa sai đến giữa chúng ta đều có trách nhiệm, như Isaia, Gioan Baotixita… kêu gọi, thúc đẩy và giúp chúng ta “sửa đường Chúa cho ngay thẳng.” Tuy nhiên, các vị đó cũng không thể đi thay con đường mà mỗi người chúng ta phải đi!

Vậy trong tinh thần sám hối ăn năn tội lỗi và sửa đổi cuộc sống, hàng ngày vào mỗi buổi tối, trước khi đi vào giấc ngủ ban đêm, chúng ta hãy cầu nguyện và ‘xét mình’ để nhìn thấy con đường của mình trong một ngày qua như thế nào, để tạ ơn Chúa đã qua một ngày tốt đẹp, và xin Chúa tha thứ và giúp chúng ta sửa đổi lỗi lầm, để ngày hôm sau chúng ta sẽ khá hơn: “Tân Nhật Tân!” Ngày hôm nay ta sẽ cố gắng khá hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ khá hơn ngày hôm nay!

Con Đường Thiêng Liêng của mỗi người chúng ta có nhiều khó khăn, đòi hỏi những cố gắng hằng ngày, kể cả lòng kiên nhẫn mỗi khi trượt chân sa ngã. Chúng ta hãy luôn ‘đứng dậy mà đi’ với niềm tin tưởng rằng Chúa đã chết để cứu chuộc chúng ta; Chúa Thánh Thần luôn soi sáng, phù trợ chúng ta; ngoài ra, Mẹ Maria và các Thánh, Thiên thần bản mệnh luôn đi với chúng ta và nâng đỡ chúng ta; miễn là chúng ta biết dơ tay lên và cầu khẩn “Lạy Chúa, xin hãy tỏ lòng nhân từ của Chúa cho chúng con và ban ơn cứu rỗi cho chúng con!” (Đáp ca).

 

52.Hãy dọn đường—Lm. Mark Link

Chủ đề: “Mùa vọng là thời gian để trở về với những gì nền tảng và đặt Đức Giêsu Kitô lên hàng đầu trong cuộc đời ta”.

Trong cuốn “Nội lực nơi bạn” (the power within you), Pat William ở tiểu bang Philadelphia có kể một câu chuyện đặc biệt sau đây:

Năm 1980, vào một buổi trưa Chúa nhật nóng bức, một bệnh nhân trẻ bị chứng tê liệt não bộ tên là Cordell Brown đang đi bộ đến câu lạc bộ quán quân thế giới Philadelphia Phillies. Cordell bước đi hết sức khó khăn, nói năng cũng rất là khó. Ăn uống đối với anh là một bổn phận hết sức nặng nhọc. Khi thấy Cordell tới, nhiều người quay mặt đi đàng khác, hoặc cố tình không nhìn thấy anh. Đó là cách phản ứng của một số người trong hội Phillies khi thấy Cordell đi tới câu lạc bộ.

Cordell làm gì trong câu lạc bộ Phillies vậy? Anh được mời tới đó để nói chuyện với những tay ăn chơi trong một buổi nói chuyện tại nhà nguyện câu lạc bộ.

Cordell có thể nói gì với những ngôi sao màn bạc như Steve Carleton và Mike Schmit, những người sống rất xa cách với thế giới đau khổ và dị tật của anh?

Một vài người trong hội Phillies cũng tự hỏi như thế khi họ ngồi xuống để chuẩn bị nghe anh nói. Cordell bắt đầu bằng cách làm sao cho các tay ăn chơi đó cảm thấy thoải mái dễ chịu. Anh nói: "Tôi biết rằng tôi rất là khác biệt với các bạn". Rồi anh trưng đoạn thư Thánh Phaolô (1Cr. 15,10): nhưng nhờ ơn của Thiên Chúa mà tôi được như thế này.

Suốt 20 phút kế đó, Cordell đã nói về lòng nhân hậu của Thiên Chúa được thể hiện trong cuộc sống của anh. Anh kết luận bằng cách trả lời cho câu hỏi này: Anh có thể nói gì với những siêu minh tinh nổi tiếng như Steve Carleton và Mike Schmit, là những người sống hết sức xa cách với thế giới của những người đau khổ tật nguyền như anh?

Cordell nói một cách rất duyên dáng: "Bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời, và lãnh cả triệu đôla mỗi năm, nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp hòm quan tài của bạn lại, thì bạn sẽ chẳng khác tôi chút nào. Đó là lúc mà mọi người chúng ta đều y như nhau. Tôi không cần tới những gì các bạn đang có trong cuộc sống, nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng: các bạn cần một điều mà tôi đang có, đó là Đức Giêsu Kitô".

Tôi thích câu chuyện này vì hai lý do:

Trước hết, nó nói cho chúng ta về Mùa vọng. Nó mời gọi chúng ta trở về với những gì nền tảng. Nó mời chúng ta tự hỏi chính mình xem: Cái gì thực sự là quan trọng đối với chúng ta? Nó mời chúng ta nhìn vào những cái chúng ta phải coi là ưu tiên trong cuộc đời mình. Nhất là nó hỏi chúng ta xem Đức Giêsu Kitô có phải là ưu tiên số một trong cuộc đời của chúng ta hay không?

Và điều này dẫn chúng ta tới điểm thứ hai về câu chuyện của Cordell Brown. Nó nói với chúng ta về những bài học Thánh Kinh ngày hôm nay.

Cả ba bài đọc đều nói nói về sự cần thiết phải dọn đường cho Chúa đến. Cả ba bài đọc đều nói rằng: chúng ta không sống đúng như cái mình phải sống, thì chúng ta phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Nói cách khác, nếu chúng ta đi sai không đúng theo căn bản, thì những bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta hãy trở về với những cái nền tảng ấy.

Nếu chúng ta đặt công việc của chúng ta lên hàng đầu trước cả gia đình chúng ta, thì những bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta sửa chữa lại tình trạng ấy.

Nếu chúng ta đặt sự thành công lên trước tương quan cá nhân của chúng ta đối với Thiên Chúa, thì các bài đọc hôm nay kêu gọi chúng ta thay đổi thái độ đó.

Tại Tu viện Westminster ở Luân Đôn, có một nhà nguyện nhỏ tên là "nhà nguyện thánh Grêgôriô". Nhà nguyện này được xây lên để tưởng niệm những người dân Luân Đôn bị mất mạng vì máy bay oanh tạc thời đệ nhị thế chiến. Trong nhà nguyện có bốn cuốn sách lớn, trong đó có ghi tên 6.000 tên các nạn nhân cuộc không kích đó. Một cuốn mở ra và trên trang sách lấp lánh ánh sáng có ghi một số tên nạn nhân. Mỗi ngày người ta giở ra một trang để phơi ra một số những tên mới. Khi bạn nhìn và đọc cột tên dài ấy, bạn không sao biết được người có tên mà bạn đọc thấy nghèo hay giầu, da đen, da trắng hay da nâu, là Kitô hữu, là Do Thái hay là vô thần, gìa hay trẻ, đẹp hay xấu.

Lúc đó không còn có một khác biệt nào nữa. Lúc đó tất cả những gì xẩy ra đều tùy thuộc vào bản chất con người mà mỗi người tạo ra cho mình còn sống trên dương thế.

Câu chuyện của Cordell Brown và câu chuyện nhà nguyện Thánh Grêgoriô của Tu viện Westmister khiến chúng ta tự hỏi: chúng ta phải làm gì nếu chúng ta thấy mình đã không sống đúng như cách chúng ta phải sống? chúng ta phải làm gì nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta không chuẩn bị ngày giờ chết, hay chuẩn bị cho ngày Đức Giêsu tái lâm bất chấp ngày nào đến trước?

Dĩ nhiên câu trả lời là: chúng ta phải làm đúng những gì Gioan Tẩy Giả đã đề nghị cho dân chúng thời ông làm. Chúng ta phải sám hối, phải xin Thiên Chúa tha thứ những lỗi lầm của chúng ta. Chúng ta phải cải tà qui chánh và phải bắt đầu một cuộc sống mới. Đó là tất cả những gì Mùa vọng muốn nói đến. Đó là thời gian để chúng ta kiểm tra lại đời sống của mình và làm tất cả những thay đổi cần thiết trong đời sống.

Điều này đem chúng ta trở lại với câu chuyện đáng ghi nhớ của Cordell Brown và câu hỏi được nêu ra trong câu chuyện. Anh có thể nói gì với các siêu minh tinh như Steve Carleton và Mike Schmit, là những người sống hết sức xa cách với thế giới đau khổ tật nguyền của anh? và Cordell phải nói gì với bạn và tôi?

Cordell đã trả lời câu hỏi đó một cách duyên dáng:

"Bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời, và lãnh cả triệu đôla mỗi năm, nhưng khi này giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp quan tài của bạn lại, ngày đó bạn sẽ chẳng khác gì tôi chút nào. Đó là lúc mọi người chúng ta đều y như nhau. Tôi không cần tới những gì các bạn đang có trong cuộc sống, nhưng điều duy nhất tôi chắc chắn là: các bạn cần cái tôi đang có, và đó chính là Đức Giêsu Kitô".

Để kết thúc, chúng ta hãy thưởng thức một bài thơ cổ, nói về cuộc đời này chóng qua thế nào và điều gì quan trọng vào giây phút cuối cùng:

" Khi tôi là một đứa trẻ, tôi cười và khóc, thì lúc đó thấy thời gian bò tới.

" Khi tôi là một thanh niên, tôi táo bạo hơn, thì thấy thời gian đi bộ.

" Khi tôi trưởng thành, tôi là một người chững chặc, thì thấy thời gian chạy.

" Cuối cùng khi tôi bước vào tuổi chín mùi, thì thấy thời gian bay.

" Chẳng bao lâu nữa là tôi chết, lúc đó thời gian đã đi mất.

" Ôi lạy Chúa Giêsu, khi cái chết đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng nữa.".

 

53.Hãy dọn đường Chúa--Lm. Nguyễn Tiến Huân

Trong bài Phúc Âm hôm nay thánh Maccô mở đầu sách Phúc Âm của mình bằng cách nhắc lại lời tiên tri Isaia đã nói về vị Tiền hô của Đấng Cứu Thế “Đây Ta sai Sứ thần Ta đi trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi: Tiếng của người hô trong sa mạc: “Hãy dọn đường cho Giavê, trong chốn hoang giao hãy san bằng ngự lộ” (Is 40,3).

Isaia là một tiên tri lớn sinh khoảng năm 765 trước Chúa Cứu Thế. Năm 740 ông lãnh nhận sứ mạng làm tiên tri và thi hành sứ mạng đó trong 40 năm. Chữ Sứ thần ở đây chỉ Gioan Tiền hô sinh vào đầu Kỷ nguyên và lớn tuổi hơn Chúa Giêsu 6 tháng (Lc 1,36). Thân sinh của Gioan là ông Giacaria và bà Elizabeth (Lc 1,11-12). Không rõ từ lúc mấy tuổi, nhưng chắc chắn là rất sớm, Gioan đã lìa xa cha mẹ vào sống trong hoang địa để tĩnh tâm chuẩn bị sứ mạng Tiền hô của mình. Ông sống cuộc đời rất khắc khổ trong chay tịnh và cầu nguyện (Mt 3,4), suốt đời không uống một giọt rượu (Lc 1,15). Ông đã được chính Chúa Giêsu khen là người cao trọng nhất trong Cựu ước (Mt 11,11). Phép Thanh Tẩy của Gioan không như các phép tẩy uế khác của Do Thái: có hiệu lực nhưng tùy hẳn vào sự phán xét của Thiên Chúa trao phó cho Đức Kitô, Đấng thanh tẩy bằng Thánh Thần (Mt 3,11). Nhưng nó cũng chưa phải là Bí tích Rửa tội Chúa Giêsu sẽ thiết lập sau này.

Điều Gioan rao giảng mà Giáo Hội muốn chúng ta ghi nhớ trong mùa Vọng này là: Hãy dọn đường cho Chúa. Đường của tâm hồn, đường của đời sống. Đời sống chúng ta chỗ nào còn cong queo chưa được ngay thoẳng đoan chính, chưa ăn khớp với đường lối Phúc âm của Chúa thì phải nắn thẳng lại. Những hố sâu của sự thiếu sót chưa làm đầy đủ bổn phận của ta đối với Chúa và tha nhân bằng đức Mến Chúa và yêu người thì phải bồi đắp lên. Những chỗ gồ ghề và núi cao của kiêu ngạo tự ái và ích kỷ phải bạt xuống.

Để đón chờ Chúa, chúng ta phải là như vậy. Đồng thời mỗi người chúng ta còn phải là một Gioan Tiền hô kêu gọi và thúc đẩy những người khác chung quanh chúng ta cũng làm như vậy nữa. Chúng ta hãy làm tiền hô của Chúa từ ngay trong gia đình trong khu xóm chúng ta rồi lan xa ra ngoài Cộng đoàn xứ họ và xã hội chung quanh. Nếu chúng ta coi thường hoặc bỏ bê bổn phận này thì hãy coi chừng: “Chiếc rìu đã kề sẵn gốc cây, cây nào không sinh trái sẽ bị chặt và quăng vào lửa” (Mt 3,10).

Lạy Chúa, để dọn mình đón chờ Chúa đến, tuần này con xin hứa sẽ nghe lời Gioan Tiền hô kêu gọi hôm nay để cải thiện đời sống.

 

54.Sứ vụ của Gioan--Lm FX. Vũ Phan Long

1.- Ngữ cảnh

Có thể theo G. Gnilka mà coi Mc 1,1-15 là lời tựa hoặc mở đầu của Tin Mừng Máccô: phần này đăt trọng tâm vào “Tin Mừng” (x. cấu trúc đóng khung với từ “Tin Mừng” ở đầu và cuối đoạn). Như thế, đoạn văn 1,1-8 là đoạn mở đầu của Lời tựa này liên hệ đến hoạt động của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa.

2.- Bố cục

Bản văn có thể chia thành ba phần:

1) Danh hiệu của Tin Mừng (1,1);

2) Hoạt động của Gioan (1,2-6):

a) Câu trích Isaia xác định vai trò của Gioan (cc. 2-3),

b) Giới thiệu tóm tắt bản thân và hoạt động của Gioan (cc. 4-6);

3) Lời loan báo của Gioan (1,7-8).

3.- Vài điểm chú giải

- Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa (1): Câu này là tiêu đề của cc. 1-8 nói về công việc rao giảng của Gioan Tẩy Giả, hay là tiêu đề của phần Mở (cc. 1-15), hoặc của toàn tác phẩm? Phải chăng sứ vụ, cuộc Khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu chỉ là khởi đầu của Tin Mừng, và Tin Mừng sẽ được tiếp tục loan truyền nhờ sứ vụ của Giáo Hội? Thật ra, không có gì cho thấy rằng Mc coi hoạt động của Giáo Hội như một phần của Tin Mừng cả, y như thể Giáo Hội phải tự rao giảng về chính mình. Cứ theo nội dung của tác phẩm, ta thấy Tin Mừng mà Giáo Hội phải công bố chính là biến cố cứu độ đã xảy ra trước khi có Giáo Hội và đã khai sinh ra Giáo Hội, đó là sứ vụ của Đức Giêsu và cuộc Vượt Qua của Người.

Có thể nói c. 1 này là tiêu đề của phần Mở của Tin Mừng Máccô: hoạt động của Gioan, vị Tiền Hô loan báo và ban phép rửa cho Đức Kitô, trong hoang địa, là phần mở cho biến cố cánh chung (sứ vụ, cuộc đời đau khổ và cuộc tôn vinh của Đức Giêsu).

Từ ngữ “Tin Mừng”, được vay mượn từ Cựu Ước (x. Is 40,9; 52,7; 61,1…), được hiểu tương đương với lời loan báo tiên khởi (kêrygma) được triển khai rộng ra (x. Công vụ). Thế mà kêrygma của các Tông đồ (x. Cv 1,21t; 10,37; 13,24) cũng như TM Mc bắt đầu với sứ vụ của Gioan Tẩy Giả. Vậy chính mầu nhiệm này là “khởi đầu Tin Mừng” (x. cùng một kiểu diễn tả: Hôsê 1,2).

- Tin Mừng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa: Phần Mở từ c. 1 đến c. 15: hai từ ngữ “Tin Mừng” đóng khung bản văn này. Kiểu nói “Tin Mừng Đức Giêsu Kitô” có thể hiểu là “Tin Mừng về [= có đối tượng là] Đức Giêsu Kitô” (thuộc-cách chỉ đối tượng, objective genitive), hoặc “Tin Mừng của [= đến từ] Đức Giêsu Kitô” (thuộc-cách chỉ chủ từ, subjective genitive), hoặc “Tin Mừng là chính Đức Giêsu Kitô” (thuộc-cách giải thích, epexegetic genitive; xem sự song đối giữa “vì Đức Kitô” và “vì Tin Mừng”: 8,35; 10,29; 13,9).

Dưới ánh sáng của biến cố Phục Sinh, các Kitô hữu đã hiểu Đức Giêsu là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa, theo nghĩa là Người không còn phải là Đấng Mêsia trần thế và dân tộc mà người Do Thái từng mong đợi, nhưng là Đấng huyền nhiệm, đã tỏ mình ra là “Đức Chúa” (x. Cv 2,36) và “Đấng Kitô” (4,26t; 10,38), qua biến cố Phục Sinh, nay ở vào tư thế có thể giải thoát mọi người khỏi Satan, tội lỗi, đau khổ và cái chết. Bây giờ khi đọc lại câu truyện trước Phục Sinh Mc viết ra, họ hiểu rằng tại hoang địa và qua cuộc sống công khai (với những cuộc trừ quỷ), Đức Giêsu đã khai mào chiến thắng bằng sức giải phóng ấy. Họ cũng hiểu rằng Đức Giêsu truyền lệnh giữ thinh lặng (“bí mật thiên sai”) là vì không muốn người ta hiểu lầm về tư cách và sứ vụ của Người: Phêrô đã hiểu sai nội dung danh hiệu Mêsia (x. 8,29-33); Người chỉ nhận là Con Thiên Chúa (14,61t) và kẻ đại diện cho thế giới ngoại giáo chỉ tuyên xưng Người như thế (15,39) vào lúc Người bị kết án và xử tử. Người ta chỉ có thể hiểu tất cả các danh hiệu của Đức Giêsu xuyên qua mầu nhiệm đau khổ của Người. Và các Kitô hữu cũng phải hiểu rằng họ chỉ có thể tuyên xưng Đức Giêsu thật là Đấng Kitô và là Con Thiên Chúa, bằng cách bước theo Người trên con đường đau khổ (x. 8,34; 10,35-45).

- Câu 2-6:

Phân đoạn này có lược đồ A-B-B’-A’:

A = cc. 2-3: mở đầu, trích các ngôn sứ,

B = c. 4: Gioan rao giảng phép rửa tỏ lòng sám hối.

Câu này song đối với câu sau,

B’= c. 5: đám đông đến với Gioan để thú tội và nhận phép rửa,

A’= c. 6: kết, nói đến kiểu sống của Gioan như là một ngôn sứ.

So sánh cc. 2-3 trích Ml 3,1 và Is 40,3 với Mt (3,3; 11,10), Lc (3,4-6; 7,27) và Ga (1,23), ta hiểu các tác giả Tin Mừng có chung một nguồn, nhưng Mc đã vừa thêm vừa tổng hợp câu truyện Gioan rao giảng với bài tường thuật của ngài về nhóm sứ giả, để làm nên một mở đầu long trọng và để có thể nêu bật ý tưởng này là khởi đầu Tin Mừng Cứu Độ đã được chính các ngôn sứ xác định nơi cuộc xuất hiện của Gioan Tẩy Giả.

Mc đã trích Ml 3,1a (… “mặt Ta”) dưới ảnh hưởng của Xh 23,20 LXX (“mặt Con”) để biến vị sứ giả thành tiền hô không phải của Thiên Chúa mà là của “Đức Chúa” (x. Ml 3,1b), là Đức Giêsu. Ngoài ra, hẳn là Mc cũng nghĩ đến đoạn cuối của sách Ml (3,23t): ngôn sứ Êlia có vai trò tiền hô.

Tác giả cũng sử dụng bản văn Is 40,3 (LXX) cùng với các tác giả Tin Mừng khác: “Đức Chúa” đây là Đức Giêsu Kitô, và “vạch lối cho thẳng để Thiên Chúa đi” được sửa thành “để Người đi”.

- đi trước mặt Con = đi trước Con.

- Gioan Tẩy Giả đã xuất hiện (4): Câu này với các câu trích ở trên chỉ là một câu duy nhất, được ngắt bằng dấu phết: “Chiếu theo lời đã chép …, ông Gioan Tẩy Giả…”. Những gì bây giờ được nói về Gioan thì làm ứng nghiệm các sấm ngôn, đặc biệt sấm ngôn Is 40,3: ông ở “trong hoang địa”, và tại đó ông “hô” để kêu gọi người ta hoán cải, mà “dọn sẵn con đường của Đức Chúa” (Đức Giêsu).

Gioan “rao giảng thanh tẩy hối cải, để được tha thứ tội khiên” (NTT). Đấy là hai hành vi tách biệt nhưng liên hệ với nhau, vì thế đã được diễn tả trong một công thức duy nhất.

- sám hối, metanoia: sự hoán cải, do động từ metanoeô, “suy tưởng sau”, “suy nghĩ tiếp đó”; “thay đổi ý kiến”; “hối tiếc”, “hối hận”, “hoán cải”. Đây là việc chuyển đi từ tình trạng này sang một tình trạng khác, tức là thay đổi trọn vẹn lối sống. Sự thay đổi này có một phương diện tiêu cực (bỏ [apo, from] con đường tội lỗi: x. Cv 8,22; Dt 6,1) và một phương diện tích cực (quay về [eis, epi, to] với Thiên Chúa: Cv 20,21; 26,20).

Trong Tin Mừng Máccô, danh từ metanoia được dùng 1 lần (1,4) và động từ metanoeô được dùng 2 lần (1,15; 6,12), như thế là ít hơn các TMNL khác (metanoia: Mt 2 lần, Lc 5x, Ga 0x, Cv 6x, Phaolô 4x, Dt 3x, 2 Pr 1x; metanoeô: Mt 5x, Lc 9x, Ga 0x, Cv 5x, Phaolô 1x, Kh 12x), nhưng lại có một cách áp dụng độc đáo. Tác giả áp dụng hai từ này cho hoạt động của Gioan Tẩy Giả (1,4), Đức Giêsu (1,15) và Nhóm Mười Hai (6,12), như vậy liên kết vị Tiền Hô, Đức Giêsu và các sứ giả của Người với nhau (xem một cách dùng tương tự cho hai động từ kêryssein [loan báo]: 1,4.7; 1,14.38t; 3,14 và 6,12; paradidonai [giao nộp]: 1,14; 9,31; 10,33; 13,9.11). Các từ đó lại luôn lệ thuộc động từ kêryssein, nghĩa là các từ đó chính là nội dung của sứ điệp các ông phải mang đi truyền bá.

- phép rửa tỏ lòng sám hối: Cụm từ Hy Lạp baptisma metanoias (thanh tẩy hối cải, x. Lc 3,3; Cv 13,24; 19,4): metanoias ở thuộc-cách (genitive) xác định đặc tính của phép rửa Gioan loan báo. Đây là một kiểu nói Sêmít, có nghĩa là “một phép rửa tượng trưng hoặc diễn tả sự hoán cải”. Cho dù Gioan có thuộc về phong trào Êxêni ở Qumrân hay không, phép rửa của ông tương tự phép rửa của người Êxêni, nhất là ở điểm cả hai phép rửa đều diễn tả một sự hoán cải nội tâm, sự hoán cải này vừa là hành vi của con người vừa là ân huệ của Thiên Chúa, cũng như chuẩn bị các tâm hồn đón tiếp Thiên Chúa sắp đến can thiệp vào thời cánh chung. Tuy nhiên, Gioan khác người Êxêni ở hai điểm: không nghĩ rằng tội lỗi gây nên một sự ô nhơ nơi thân xác; không buộc các hối nhân phải sống một năm thử thách; chỉ ban phép rửa một lần, vì đây là hành vi chuẩn bị cuối cùng để đón Đấng Mêsia ngự đến.

- Mọi người từ khắp miền Galilê và thành Giêrusalem (5): Máccô nhắm cho thấy mục tiêu của sứ vụ Gioan Tẩy Giả là khai mạc giai đoạn cuối cùng của Chương trình Thiên Chúa cứu độ loài người. Như thế, kiểu nói phóng đại (“toàn thể”, “khắp”) về miền Giuđê và Giêrusalem, kinh đô tôn giáo của Do Thái giáo, không phải là không có chủ ý, nhất là lại có quy chiếu về việc thanh tẩy Giuđa và Giêrusalem thể theo Ml 3,4 hoặc quy chiếu về sứ điệp vui tươi được ngỏ với Giêrusalem và các thành Giuđa thể theo Is 40,9t. Nay đã khởi sự biến cố cánh chung: câu hỏi phải đặt ra là không biết Dân Thiên Chúa có nhận biết chăng “Đức Kitô, Con Thiên Chúa” (c. 1) chính là “Đấng quyền thế hơn” (c. 7), Đấng mà Gioan đang dọn đường đón tiếp.

- kéo đến: Thì vị hoàn (imperfect) exeporeueto diễn tả chuỗi người liên tục kéo đến để nghe Gioan giảng và nhận phép rửa. Giới từ ek (out, of) muốn nói là ra khỏi miền Giuđê và thành Giêrusalem.

- Gioan mặc áo lông lạc đà… (6): ên.. endedymenos: trợ động từ eimi ở thì vị hoàn cộng với phân từ quá khứ của động từ chính endyô nói lên cách thức ăn mặc quen thuộc của Gioan. Ông được giới thiệu có cách sống như một con người của hoang địa, một nhà khổ hạnh, một na-dia (x. Lc 1,15), tương tự ngôn sứ Êlia (x. 2 V 1,8; Dcr 13,4).

Trichas kamêlou, “lông lạc đà”, không có nghĩa là “da” lạc đà. Đây là cái áo dài và rộng dệt bằng lông lạc đà. Zônê, “girdle, waitsband; ceinture”, không phải là dây thắt lưng của người Tây phương, nhưng là một thứ như cái “ruột tượng” của ta (x. Mc 6,8).

- Ăn châu chấu: Châu chấu luộc trong nước muối rồi nướng trên than và mật ong rừng là hai thứ lương thực của dân cư sa mạc. Vì bản văn không kể ra thứ lương thực nào khác, ta hiểu ở đây tác giả muốn nêu bật nếp sống khắc khổ của vị Tẩy Giả.

- Ông rao giảng (7): ekêryssen, do động từ Hy Lạp kêryssein, “công bố; loan báo”, ở thì vị hoàn, để diễn tả đây là một hoạt động thường xuyên của Gioan. Chúng ta đến đỉnh cao của đoạn văn này, bởi vì chỉ đến đây, Gioan mới lên tiếng mà chỉ cho thấy Đấng ông làm Tiền Hô cho.

- Đấng quyền thế hơn tôi: Có lẽ danh xưng này ám chỉ đến Is 40,10 (“Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng [= đến với sức mạnh], tay nắm trọn chủ quyền”). Sự tương phản giữa hai bên lớn đến nỗi Gioan “không đáng cởi quai dép cho Người”, mà đây là công việc thấp hèn đến nỗi một nô lệ Do Thái cũng không buộc phải làm cho chủ (sách Mishna) (x. Mt 3,11; Lc 3,16; Ga 1,15.27.30; 3,30; Cv 13,25).

- trong Thánh Thần (8): Các bản văn Nhất Lãm song song (Mt 3,11; Lc 3,16) đọc là “trong Thánh Thần và lửa”. Có lẽ lúc đầu, câu này có hình thức là “gió và lửa” để mô tả biến cố Triều Đại cánh chung của Thiên Chúa ngự đến. Mc chỉ quan tâm đối lập nghi thức chuẩn bị của Gioan với việc thiết lập Nước Thiên Chúa nhờ hoạt động của Đức Kitô, mà không nói đến phán xét. Nhờ đó, Người đưa lại cho “phép rửa trong Thánh Thần” ý nghĩa tích cực là một cuộc tái sinh bên trong.

4.- Ý nghĩa của bản văn

* Danh hiệu của Tin Mừng (1)

Cả bốn quyển mở đầu bộ Tân Ước chỉ bắt đầu được gọi là “Tin Mừng” nhiều năm sau khi được viết ra. Vào thời tác giả Máccô, “Tin Mừng” không có nghĩa là một quyển sách, mà là “những tin vui” do một sứ giả mang đến. “Các tin mừng” là những tin về các chiến thắng, các biến cố may lành, các hiệp ước hòa bình và nhất là tin về các cuộc chào đời. “Các tin mừng” làm bừng lên những niềm hy vọng về một cuộc sống tiện nghi, sức khỏe, bình an, nên dân chúng vui sướng khi nghe được.

Mc 1,1 dùng từ ngữ “tin mừng” để giới thiệu “lời rao giảng của Kitô giáo”, cho chúng ta biết việc cứu độ và hạnh phúc không còn là kết quả của những tin vui về hoàng đế hoặc về một ai đó giống như hoàng đế, nhưng là kết quả đến từ lời rao giảng của Đức Giêsu, cũng là lời giảng về Đức Giêsu, cho thấy đã đến lúc Thiên Chúa can thiệp chung kết vào lịch sử loài người.

* Hoạt động của Gioan (2-6)

Câu trích tổng hợp Is, Ml và Xh (cc. 2-3) có mục đích xác định vai trò của Gioan trong quan hệ với Đấng Mêsia mà ta biết là chính Đức Giêsu. Nhưng một nét được nêu bật là Gioan không phải là vị Tiền Hô của Con Người sẽ đến, mà là của Đức Giêsu trần thế.

Còn cc. 4-6 giới thiệu tóm tắt bản thân và hoạt động của Gioan: ông loan báo phép rửa bày tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Tác giả đặt đối lập phép rửa bằng nước của Gioan và phép rửa bằng Thánh Thần của Đấng Mêsia. Phép rửa bằng Thánh Thần liên hệ rõ ràng đến phép rửa tội Kitô giáo. Nói đến “để được ơn tha tội” là nêu một khẳng định liên hệ đến Thiên Chúa: Ngài sẵn sàng tha thứ các tội lỗi; nói đến “sám hối” là nêu một khẳng định về loài người: họ có tội và được dạy rằng Thiên Chúa tha tội cho họ. Sứ điệp của Gioan đưa đến cả nỗi sợ hãi lẫn niềm vui.

Dân chúng đã từ khắp nơi kéo đến (khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem); tác giả không nói đến Galilê, vì theo ngài, hoạt động của vị Tiền Hô tập trung vào miền nam. Họ thú nhận tội lỗi: ta có thể nghĩ đến một hành vi tương tự mà các thành viên ở Qumrân làm vào lễ tái lập giao ước (1 QS 1,22–2,1) hoặc người Do Thái làm vào ngày Lễ Xá Tội.

* Lời loan báo của Gioan (7-8)

Tương hợp với câu trích Is nói về tiếng nói của người loan báo, hoạt động của Gioan được mô tả như là một việc “hô to [như anh mõ làng]”; “công bố”; “phổ biến” (kçryssein). Hành vi này đưa ông đến gần Đức Giêsu (1,14.38t), các môn đệ (3,14; 6,12), Tin Mừng (13,10; 14,9), các sứ giả đức tin (1,45; 5,20; 7,36). Cùng với sự đối lập giữa phép rửa của ông với phép rửa của Đấng Mêsia, ông loan báo “Đấng quyền thế hơn (= Đấng mạnh hơn [ông])” đang đến.

+ Kết luận

Đến đây, chúng ta đã có thể hiểu vì sao sứ vụ của Gioan lại là “khởi đầu Tin Mừng”. Bởi vì Tin Mừng là biến cố trước khi là sứ điệp. Qua vị Tẩy Giả, Thiên Chúa thực hiện các Lời Ngài hứa (cc. 2-3); Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Giêsu, Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần (cc. 6-8). Như thế, sứ vụ của Gioan đã thuộc về biến cố cánh chung, biến cố này xảy ra khi Đức Giêsu bắt đầu rao giảng tại Galilê và các môn đệ rao giảng khắp tứ phương thiên hạ.

Gioan chỉ là một sứ giả “đi trước mặt” Đức Chúa (c. 2). Nhưng cũng chính ông có nhiệm vụ viết trang dẫn nhập vào Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Chính vì thế, “trong số phàm nhân lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11,11).

5.- Gợi ý suy niệm

1. Chúng ta được mời gọi tin vào sự trung tín của Thiên Chúa: Ngài đã lên kế hoạch cứu độ, thì khi đến thời Ngài đã định, Ngài sẽ ban gửi các vị loan báo Tin Mừng Cứu Độ đến. Sứ điệp Gioan loan báo mang lại cả nỗi sợ hãi lẫn niềm vui, bởi vì ông nói cho họ biết rằng họ bị thất sủng, tương quan của họ với Thiên Chúa đã bị rối loạn, nhưng đồng thời ông khẳng định rằng Thiên Chúa đầy lòng thương xót đối với họ và Ngài muốn thắng vượt tình trạng thất sủng của họ. Đoạn văn này cũng cho thấy Ba Ngôi (Đấng xưng là “Ta”, “Đấng quyền thế hơn” và “Thánh Thần”) cùng làm việc để thực hiện công trình cứu độ.

2. Gioan không xác định tội ông nói đến là tội gì. Dĩ nhiên ông có thể hiểu ngầm rằng những người đang nghe ông biết các tội của họ. Từ sự hiểu biết này phát sinh ước muốn thú nhận các tội lỗi của mình (1,5). Tuy nhiên, tội căn bản là loài người không nhận biết Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên mình và là Chúa tể của mình, không tự hỏi về ý muốn của Thiên Chúa, nhưng muốn làm chúa tể của chính mình, đi theo những ý muốn của mình. Đặc biệt tội hệ tại việc không tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa vì các điều răn cho biết ý muốn của Thiên Chúa.

3. Người Kitô hữu cũng có một vai trò tiền hô đối với anh chị em mình. Muốn thế, cần xác định rõ ràng quan hệ của mình với “Đấng đang đến”, để khiêm tốn và trung thực giới thiệu về Người như là Đấng đã đang có mặt trong lịch sử loài người.

4. Vị Tẩy Giả nhìn người ta lên khỏi nước. Ông gạt đi các lời cám ơn và ca ngợi. Ông nói với họ về “Đấng quyền thế hơn”, Đấng sẽ ban cho họ Thần Khí của đời sống mới. Đời sống này sẽ khởi sự khi người ta nhận ra và đón tiếp Đức Kitô cùng với sự khôn ngoan của Người vào lòng. Họ đang ở tại bờ của một khởi đầu; họ cần sẵn sàng, khao khát, mở lòng ra.

 

55.Chú giải và suy niệm của Noel Quesson

Hôm nay, chúng ta sẽ đọc trang đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Maccô. Trong suốt năm phục vụ này, năm B, chúng ta sẽ đọc cách đặc biệt Tin Mừng Maccô.

Truyền thống thường giới thiệu Maccô như môn đệ của Phêrô. Vì thế trong trình thuật của ông, ta được nghe lại những kỷ niệm và giáo lý của vị tông đồ, đã từng mục kích Đức Giêsu. Người ta cho rằng: Tin Mừng này đã được soạn thảo tại Rôma, khoảng năm 70, và gửi cho một cộng đồng Latô gồm những người gốc ngoại giáo, chưa từng sống tại Palestine.

So sánh với ba Tin Mừng khác, Tin Mừng của thánh Maccô rất thực tế: đó là câu truyện của một người bình dân, có những nét gây thích thú. Nhưng ta đừng vội lầm, Maccô cũng là một nhà thần học, sẽ tỏ lộ cho ta cuộc khám phá dần dần của Phêrô. Suốt trong phần đầu, mọi người đều tự hỏi: “Đức Giêsu là ai!” Đức Giêsu thể hiện những hành động, nói những lời luôn đặt thành vấn đề. Nhưng thật lạ lùng. Người vẫn đặt “bí mật” trên con người mình. Mãi tới phần thứ hai của đời sống công khai, người mới từ từ thông tỏ về bản thân Người.

Khung cảnh địa lý Máccô sử dụng cũng mang tính thần học. Theo đó ông đề cao xứ Galilê, miền đất mở ngở và để đón nhận sứ điệp của Đức Giêsu, nghịch lại với Giêrusalem, thành phố luôn chối từ Đức Giêsu.. Hơn nữa đối với Maccô, biển hồ Galilê mang một ý nghĩa biểu tượng (Phêrô người thuyền chài, biết rõ từng vũng nhỏ trong hồ ông sinh sống!). Bờ hồ phía tây, là người Do Thái. Bờ hồ phía đông, là anh em dân ngoại Máccô có ý nhấn mạnh cho ta thấy, Đức Giêsu đang đi vào "miền đất ngoại giáo "... như thế khai mở "vùng truyền giáo" của Giáo Hội mà Tin Mừng ông muốn gửi tới.

Cuối cùng Tin Mừng của Maccô đượm vẻ "bi thảm”. Ba nhóm người được miêu tả trong đó. Trước hết đó là Đức Giêsu và các môn đệ của Người, luôn chung sống với nhau. Rồi tới đám dân chúng theo Đức Giêsu, nhưng không hiểu biết gì về Người. Sau hết, đó là các kẻ thù nghịch, ngay từ đầu chỉ xoi mói rình rập nhằm kết án Đức Giêsu.

Khởi đầu Tin Mừng.

Có lẽ không phải là ngẫu nhiên mà lời đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Maccô cũng là lời đầu tiên trong Bộ Kinh thánh: 'Khởi đầu trời và đất" (St 1,1). Thánh Gioan cũng sử dụng cùng một từ đó, cũng bắt đầu Lời tựa trong Tin Mừng của ông: “Khởi đầu vẫn có Ngôi Lời" (Ga 1,1). Còn Mát-thêu và Luca, cũng gợi lên thực tại của một khởi đầu này: “Đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô " (Mt 1, 18; Lc 1 3). Như thế, cả bốn thánh sử đều gợi lên cho ta thấy, nhờ Đức Giêsu, chương trình của Thiên Chúa đã có một bước khởi đầu mới: Có thể nói, một cuộc tạo thành mới đang khởi sự. Và mỗi năm, Mùa Vọng bắt đầu, cũng là một dịp khởi đầu lại. Lạy Chúa, thế mà chúng con vẫn thích dừng chân tại chỗ để thốt lên: Đủ rồi, xin Chúa không ngừng ban lại cho chúng con tinh thần biết "khởi sự". Xin làm sống lại trong chúng con niềm hy vọng.

“Tin Mừng": Chúng ta quá quen thuộc với từ này. Nó dịch từ tiếng Hy Lạp “Evangélion”. Nhưng từ này không có ý diễn tả “một cuốn sách" hay một sự việc. Đó là Tin Mừng nước Thiên Chúa đã khơi sự trong con người của Đức Giêsu. "Tin Mừng”, đó là sự sống lại, là Phục sinh, là sự chiến thắng vĩnh viễn của sự sống? Tin Mừng phát xuất từ sấm ngôn của I-sai-a, khi ông loan báo cho những người bị lưu đày biết tình trạng khổ ái của họ sắp chấm dứt: “Hãy an ui, hãy an ủi dân Ta... Dịch vụ của nó mãn rồi. Hãy nhủ lòng cùng Giêrusalem, hãy công bố tội của nó được tha. Hãy lên núi cao, hỡi Sion, người loan Tin Mùng. Hãy gióng tiếng lên cho mạnh và loan báo: Kìa Thiên Chúa của ngươi đang đến... (Is 40,1-11). Tôi có tin tưởng như thế không? Đức tin của tôi có là một thứ gánh nặng, tôi phải vất vả đeo mang, hay là một Tin Mừng “Vui tươi”, “Tốt đẹp”, "Tuyệt diệu”.

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa.

Ngay từ dòng đầu của Tin Mừng, Máccô đã nói ngay nếu ông muốn bàn. Những “tước hiệu" trên đây của Đức Giêsu là chìa khóa khai mở toàn bộ trình thuật của ông. Những tước hiệu đó sẽ được lặp lại vào giây phút cuối đời; khi một người "dân ngoại" nhận biết Đức Giêsu chết trên thập giá: “Quả thật người này là con Thiên Chúa" (Mc 15,39). Đó là điều ta thường gọi là một thứ “hệ luận” theo kiểu nói “Xê-mít". Đó là kiểu cách văn chương nhằm biểu thị ý nghĩa sâu xa của một câu chuyện, mà toàn bộ "bao gồm" trong hai từ được lặp đi lặp lại từ đầu đến cuối.

Giêsu... trong ngôn ngữ Do Thái muốn nói lên "Thiên Chúa cứu độ " – “Yéshouah”. Đó là một từ quen thuộc, diễn tả tính cách nhân bản, lịch sử trần thế của con người Na-za-rét. Kitô.... trong ngôn ngữ Do Thái có ý nghĩa Đấng được “Đức Chúa xức dàu": “Meshiah" Tước hiệu này biểu lộ, Đức Giêsu chính là Đấng mà toàn dân ít-ra-en mong đợi, là con cháu nhà Đa-vít, là "Vua nước Thiên Chúa”.

Con Thiên Chúa... tước hiệu cuối cùng này, chỉ mang ý nghĩa trọn vẹn, lúc Chúa sống lại: Vào thời Maccô viết Tin Mừng, các Kitô hữu đã dùng kiểu nói mạnh này để tuyên xưng đức tin vào thần tính của Đức Giêsu.

Trong sách Ngôn sứ I-sai-a có chép rằng: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi tnrớc Con, để dọn đường cho con đến". Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi".

Một lần nữa không phải ngẫu nhiên, mà Tin Mừng Máccô bắt đầu bằng một câu trích dẫn trong Cựu ước. Đức Giêsu không phải là một “sao băng" từ một hành tinh khác mà đến. Ngài được ghi tên trong tịch sử của một dân tộc Ngài được người ta "mong chờ', "loan báo”, "chuẩn bị"... Từ sau Công đồng Vatican, bài đọc Cựu ước mà ta đọc mỗi Chúa nhật, không phải là một việc làm mới lạ của Giáo Hội hiện nay. Các Kitô hữu tiên khởi, các tín hữu của Máccô, cũng như của Mátthêu, Luca và Gioan, đã từng đọc Kinh thánh Cựu ước... và ứng dụng cho Đức Giêsu. Còn chúng ta thìn sao? Chúng ta thường phàn nàn vì không gặp gỡ Thiên Chúa. Nhưng ta có coi Kinh thánh như phương thế tiếp gặp Chúa chưa?”

Ta làm gì để gặp gỡ Chúa? Ta có chuẩn bị con đường cho Chúa đến không? Mùa Vọng này có thể là một thời gian để ta suy niệm lại Kinh thánh.

Ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi dân chúng chịu phép rửa, tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ tại sông Gio-đan.

Chúng ta đừng có mơ tưởng rằng, ta sẽ “gặp" được Thiên Chúa, chẳng- hạn như dịp Noen này, mà không cần phải “chuẩn bị" cho Người đến, không cần phải thanh tẩy, không cần phải làm việc để hoán cải thay đổi đời sống.

Chính Gioan Tẩy Giả không chút nể nang thính giả của ông. ông bảo họ: "Các ngươi phải thay đổi hoàn toàn nếp sống... Hãy trở lại!. Đó là ý nghĩa của từ “Metanoia" bản dịch là "hoán cải". Các người đã làm điều này sao? Giờ đây, hãy làm ngược lại. Điều xấu, điều ác mà các ngươi đã thực hiện, hãy chấm dứt ngay? Điều tốt lành như vậy mà sao các ngươi không làm, hãy bắt tay thi hành ngay đi! Phải thay đổi, cần thay đổi gấp!

Sắp tới lễ Noen rồi, mọi Kitô hữu lại được mời gọi lãnh nhận “bí tích giao hòa" để được ơn tha tội. Ngay từ bây giờ, tôi muốn chuẩn bị lãnh nhận, để nhờ bí tích đó tôi có một bước tiến đáng kể, trưởng thành và có trách nhiệm hơn. Và cũng như dân chúng xưa kia tuôn đến sông Giođan, tôi cần phải bắt đầu “nhận biết” tội lỗi mình, cách sáng suốt. Lạy Chúa xin mở rộng đôi mắt con.

Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng".

Đó là y phục tiêu biểu của những "người vùng hoang địa”, những con người du mục.

“Hoang địa"! Để tới đó theo sự lôi cuốn của Gioan Tẩy Giả, dân chúng phải rời bỏ một thế giới nào đó họ đang sống, để bước vào một thế giới khác. Lui vào "hoang địa" nghĩa là từ chối dễ dãi, tiện nghi. “Hoang địa" đó là vùng đất mở tới rất xa, là nơi không thể nhận rõ dấu vết lộ trình, là tiếng mời gọi ta dấn thân mạo hiểm? “Hoang địa" đó cũng là nơi cô tịch và yên lặng: Mời gọi ta hướng đến cuộc gặp gỡ nội tâm? ở đây ta không thể vui chơi giải trí hay lánh ẩn để kiếm tìm những việc bề ngoài, những điều xem ra giả tạo mà là nơi con người gặp lại bản thân, đối mặt với chính mình, trong tình trạng bị bóc lột trần trụi. Trong tư thế lột xác và thinh lặng này, Thiên Chúa mới có thể làm cho ta nhận ra tiếng Người: Đó là lời mời gọi ta nhận ra thực tại của bản thân, khi các mặt nạ đã được trút bỏ, trong tiếng Nga, từ “hoang địa" được dịch là “poustinia”. Và luôn luôn có những người nam cũng như nữ lui vào trong “poustinia" của họ: Cuộc gặp gỡ giữa họ với Thiên Chúa sẽ mang tính chất nào, đều phụ thuộc vào giá trị này cả. Tôi có lợi dụng Mùa Vọng này, để tạo cho mình một thời gian chính thức sống cô tịch không?

Ông loan báo: "Có một Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi. Tôi không đáng cúi xuống cởi dép cho người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần".

Gioan Tẩy Giả chỉ hiện diện tại đó để tiến dẫn một kẻ khác, một người nào đó chưa được gọi tên: “Đấng đang đến"... Đấng quyền năng nhất"... “Đấng xứng đáng nhất!... Đấng dìm trong Thánh Thần”... Nếu ta quyết định hoán cãi Thiên Chúa sẽ không là người phong kiến ngoại cuộc: Người sẽ dìm chúng ta trong Thần Khí của Người.

*******

THÁI ĐỘ CẦN CÓ ĐỂ ĐÓN NHẬN CHÚA

Charles Lamb là một văn sĩ nổi tiếng của nước Anh vào thế kỷ thứ 18. Buổi tối nọ, năm sáu văn sĩ khác tụ họp ở nhà ông để thảo luận về các đề tài văn chương. Bỗng nhiên, có người đặt vấn đề: Chúng ta sẽ làm gì nếu được gặp gỡ các danh nhân thế giới trong các thời đại đã qua. Có người gợi ý:

- Nếu giờ đây Dante bước vào phòng này?

- Giả như đêm nay có Shakespeare cùng tham gia thảo luận với chúng ta?

Charles Lamb hô to: - Tôi sẽ hân hoan giơ tay đón tiếp các vị như các hoàng đế của tư tưởng.

Cuối cùng một người nói:

- Còn nếu bây giờ Đức Kitô bước vào phòng này?

Charles Lamb nghiêm nét mặt nói:

- Dĩ nhiên tất cả chúng ta đều quỳ xuống.

Đó là thái độ đúng đắn để tiếp đón Chúa Kitô. Người khác với mọi danh nhân trong lịch sử, vì Người là Thiên Chúa.

Chúng ta vừa nghe thánh sử Maccô mở đầu sách Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Đây là một câu chuyện, nhưng là một câu chuyện đem lại ơn cứu độ. Tuy nhiên để đạt hiệu quả mong muốn chúng ta phải chuẩn bị cho mình một thái độ đặc biệt để tiếp nhận câu chuyện về Đức Kitô cùng với những lời truyền dạy của Ngài.

Đầu tiên, Đức Kitô là Thiên Chúa. Người tới trần gian như một biến cố quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Câu chuyện bắt đầu bằng những từ ngữ trang trọng giống như những lời khởi đầu toàn bộ Kinh Thánh: “Khởi đầu của Tin Mừng…”

Câu chuyện về cuộc đời Đức Kitô bắt đầu bằng lời ngôn sứ Isaia: “Có tiếng kêu nơi hoang mạc: Hãy dọn đường cho Chúa”. Đức Kitô xuất hiện muộn màng trong lịch sử, nhưng Người chính là trung tâm của lịch sử, toàn bộ Cựu Ước cốt chuẩn bị cho nhân loại đón tiếp Người. Trước khi tới trần gian, Người đã hiện diện với tư cách Thiên Chúa, nhưng chỉ khi nhân loại được dọn dẹp, được dạy dỗ, được huấn luyện bằng các biến cố lâu dài, bằng những lời mặc khải cặn kẽ, lúc ấy con người mới có đủ khả năng và tư cách tương đối xứng đáng đón nhận Chúa.

Sau khi được chuẩn bị bằng cả chiều dài lịch sử, Gioan Tiền Hô dạy chúng ta dọn dẹp chính tâm hồn mình bằng thái độ thống hối ăn năn. Nếu không cải thiện, không đổi mới hoàn toàn, ta sẽ chẳng bao giờ gặp được Đức Kitô. Để đón mừng Chúa trong lễ Giáng Sinh, chúng ta phải đổi mới ngay từ bây giờ. Những việc xấu đã từng làm phải ngưng lại. Những việc thiện còn chần chừ ngần ngại phải sẵn sàng bắt tay làm ngay.

Dọn lòng trí đón tiếp Chúa với thái độ của một người hành trình qua sa mạc. Bỏ hết xa hoa hào nhoáng, từ chối cao lương mỹ vị, sẵn sàng chay tịnh và ăn mặc đơn sơ nghèo khó.

Khi đó chúng ta mới có thể gặp được Chúa và con đường theo Chúa mới thực sự là một Tin Mừng chứ không phải một gánh nặng. Vì một khi chúng ta đã cố gắng hết sức, Chúa sẽ ban phép rửa bằng Thánh Linh, chúng ta sẽ được tràn đầy sức mạnh và hân hoan.

Xin Chúa ban Thánh Thần cho chúng con. Nhờ Người, tâm tư tình cảm chúng con được đổi mới, cũng nhờ Người, chúng con tích cực chuẩn bị đón Chúa bằng cách nghe, suy niệm và thực thi lời Chúa dạy bảo.

 

56.Theo gương Gioan, hãy dọn đường cho Chúa đến--Phêrô Hà Anh Tiến, OP

Bài Tin Mừng hôm nay Thánh sử Marcô thuật lại việc Chúa Kitô đến loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa rằng: đã đến giờ Thiên Chúa thực hiện công trình cứu độ là giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi, và kéo nhân loại về với Chúa Cha. Tin Mừng mà các Tiên tri loan báo, dân Israen đang mong chờ ngày được thực hiện. Dân Israen biết rằng Đấng Thiên Chúa sai đến thực hiện là Đức Kitô.

Thánh Marcô còn cho chúng ta biết Đức Kitô, Con Thiên Chúa đã đến và cũng cho biết Thiên Chúa đang sử dụng những tháng ngày sau cùng của chương trình Cựu Ước là sai Tiên tri loan báo để dọn đường cho Chúa Kitô xuất hiện.

Vị Tiên tri sau cùng của Cựu Ước là thánh Gioan Tẩy Giả được thánh sử mô tả, giới thiệu cho chúng ta biết chân dung khổ hạnh của người: mặc áo lông lạc đà, thắt đai lưng bằng da thú, thức ăn là châu chấu và uống mật ong rừng. Sống tu trì, khổ hạnh nhiều năm trong sa mạc, bây giờ người xuất hiện trên dòng sông Gióc-đan miền Giê-ri-cô, nơi chỗ nước cạn gọi là Bêthabara, giảng dạy cho dân về sự thống hối – sự ăn năn và kêu gọi dân chúng quay trở về với Chúa. Nhiều người đã chịu phép rửa của ngài.

Thánh Marcô nhấn mạnh đến việc rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả, là Đức Kitô sắp đến, uy quyền hơn thánh nhân; có giá trị cao vời đến nỗi thánh nhân không xứng đáng làm người đầy tớ, làm nô lệ, không đáng cởi dây giày cho Người. Đức Kitô sẽ đến thanh tẩy dân trong Thánh Thần.

Thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi dân chúng chuẩn bị đón Chúa Kitô đến, và Chúa Kitô đã đến thực sự làm ứng nghiệm lời Tiên tri Isaia đã loan báo. Này Ta sai thần sứ Ta đi trước mặt Người, dọn đường cho Người. Tiếng của người hô trong sa mạc: Hãy dọn đường Chúa, hãy bạt lối Người đi. Nếu Chúa Kitô không đến, thì lời rao giảng của thánh Gioan trở nên mơ hồ. Vì thế, công việc chính của thánh Gioan, mục đích chính của cả cuộc đời thánh nhân là chuẩn bị và giới thiệu Chúa Kitô, cho dân biết phải thanh tẩy, phải từ bỏ đường tà và quay về với nẻo chính đường ngay, phải từ bỏ mọi chướng ngại là tội lỗi. Chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa đến.

Ngày nay, tiếng nói của thánh nhân vẫn có giá trị, vẫn vang vọng lên mãi mọi nơi và được Hội Thánh nhắc lại trong Mùa Vọng - Mùa Chúa đến. Việc làm trước tiên của chúng ta là phải thống hối. Chúa sẽ đến với ta khi ta biết thống hối. Vì thế, chúng ta cần phải noi gương thánh Gioan trang bị cho mình những đức tính cần thiết như: từ bỏ xa hoa xét ra không cần thiết, khiêm nhường trước mặt Chúa và mọi người, sống yêu thương và phục vụ. Người nào sống xa hoa, phung phí tiền bạc, không đọc và suy gẫm Kinh Thánh, không có lòng khiêm nhường, chưa nói về Chúa cho người khác biết và chưa sống cuộc đời của thánh Gioan, thì cần phải xem lại bản thân. Hãy bạt cho bằng những gồ ghề nơi tâm hồn, hãy sửa cho thẳng những quanh co, gian dối, xảo trá, những bất công, bất hòa trong cuộc sống, hãy lấp cho đầy những hố sâu ngăn cách. Hội Thánh còn mong muốn chúng ta chẳng những nghe lời thánh Gioan, mà còn truyền lời thánh nhân lại cho mọi người. Vai trò của thánh nhân nay trao lại cho mỗi người chúng ta là:

“Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa lối cho thẳng để Người đi”.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, cuộc đời mỗi người chúng con đều có một con đường riêng biệt. Mỗi người theo con đường của mình để nhắm về cùng đích là Thiên Chúa. Nếu chúng con nhắm đúng đích, dấu chỉ con đường chúng con đi là ngay thẳng. Chỉ có con đường thẳng, nhắm đúng đích mới dẫn chúng con đến bến bờ hạnh phúc vĩnh cửu là Nước Trời. Lạy Chúa, bản tính chúng con được dựng nên thuở ban đầu tự nhiên hướng về con đường thẳng là: Chân-Thiện-Mỹ. Thế nhưng, nhiều khi chúng con bị lầm tưởng, chúng con bị mê hoặc bởi những cái đẹp giả tạo, cái thiện ảo tưởng nên chúng con nhắm không đúng đích, vì thế con đường chúng con đi trở thành quanh co và không đón nhận được ơn cứu độ.

Xin Chúa ban Thánh Thần của Người đến sửa lại con đường quanh co nơi tâm hồn mỗi người chúng con, để chúng con gặp được Đức Kitô là Đấng đem lại nguồn ơn cứu độ cho chúng con. Amen.

 

57.Dọn sẵn con đường cho Đức Chúa--Lm. Trầm Phúc

Chúa nhật tuần trước Giáo hội dạy chúng ta chờ Chúa đến trong vinh quang, phán xét mọi người. Hôm nay, Giáo hội quy hướng chúng ta đến việc dọn đường cho Chúa đến, nhưng lần này không phải để xét xử mà để “làm phép rửa bằng Thánh Thần”. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa việc Chúa đến trong mầu nhiệm giáng sinh và ngày chung thẩm. Ngày Chúa đến trong giai đoạn này đầy tràn hy vọng và niềm vui.

Tiên tri Isaia đã viết lên một bài ca tràn đầy hy vọng. Ông tiên báo một cuộc giải phóng cho dân Do Thái sau gần 70 năm lưu đày.

Sau thời gian đau khổ, hy vọng đã lóe lên: Chúa đến viếng thăm và cứu chuộc dân Người. Chúa sẽ đến trong vinh quang để phục hồi dân Người. Vậy hãy dọn cho Người một con đường thẳng tắp vì sa mạc ghồ ghề, đồi núi quanh co. Người sẽ đến chăn dắt đoàn chiên của Người lưu lạc tản mát trong một thời gian dài.

Dân Do Thái xưa đã sống trong niềm hy vọng đó và hôm nay, chúng ta cũng mang một niềm hy vọng như thế: Thiên Chúa sẽ đến trong xác phàm và cứu vớt chúng ta.

Niềm hy vọng của chúng ta mang hai sắc thái khác nhau: Chúa đến trong mầu nhiệm giáng sinh và Chúa sẽ đến để giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm và đưa chúng ta vào vương quốc Thánh Tử chí ái”.

Xưa kia, Chúa đến cứu dân qua trung gian của một người nào Chúa chọn như Môsê, nhưng hôm nay, đích thân Chúa đến, chính Chúa sẽ cứu chúng ta. Nhưng để việc giải thoát này mang kết quả, Chúa cho một sứ giả dọn đường cho Người. Sứ giả đó chính là Gioan Tẩy giả. “Ông xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”.

Trong thời đó, dân Do Thái đang mong chờ Đấng Cứu thế mà họ đã nghe nói đến trong Kinh thánh. Nhưng niềm hy vọng của họ chỉ là niềm hy vọng vật chất. Họ trông đợi một Đấng cứu thế, được gọi là Đấng Mêsia, chỉ là một người giải phóng dân tộc mà thôi. Họ càng nóng lòng hơn vì họ đang bị Đế quốc Rôma thống trị. Họ đang rên siết dưới ách nô lệ Rôma. Họ chưa biết ơn cứu độ là gì. Đối với họ, Đấng Mêsia sẽ là một vị vua quyền thế sẽ đem lại tự do và hạnh phúc, thế thôi. Sở dĩ họ đến với ông Gioan Tẩy Giả, xưng thú tội lỗi và chịu phép rửa, vì, theo cách hiểu của họ, bài học họ học được từ lịch sử cho họ thấy rằng khi họ bất trung với Chúa, họ bị Chúa bỏ rơi và khốn khổ, khi trở về với Chúa họ được cứu thoát.

Đối với chúng ta, Chúa đến cứu chúng ta không phải chỉ cứu chúng ta khỏi những tai nạn phần xác mà cho chúng ta thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, là một ách nô lệ khốn khổ hơn bội phần. Ơn cứu độ không là một hồng ân vật chất mà là tinh thần, có màu sắc thiêng liêng sâu xa hơn.

Gioan Tẩy Giả đến, mọi người vui mừng nghe ông giảng và chịu phép rửa. Họ tưởng rằng ông là Đấng Mêsia họ đang trông chờ. Ông cho thấy, dưới hình thức khắc khổ của một vị tu rừng, ông chỉ là một người dọn đường; “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần”.

Tiếp nối theo Gioan Tẩy Giả, Giáo hội, trong những tuần lễ này, cũng kêu gọi chúng ta dọn đường cho Chúa đến trong cuộc sống chúng ta, để niềm vui của chúng ta được trọn vẹn. Chúa đã đến rồi qua mầu nhiệm giáng sinh, nhưng chúng ta còn chờ đợi cuộc giáng lâm cuối cùng và đó mới là biến cố quyết định.

Gioan vừa là sứ giả của Chúa vừa là mẫu gương cho chúng ta. Cuộc sống khắc khổ của ông cho thấy, người nào đón Chúa phải rủ bỏ mọi đam mê trần gian để chấp nhận hồng ân là hạnh phúc mà chỉ có Đấng đang đến mới có thể ban cho được. Ngài mới là hạnh phúc đích thực. Ngoài Ngài ra chỉ có tro bụi. Con người hôm nay háo hức đi tìm hạnh phúc, dùng tất cả mọi khả năng để tạo hạnh phúc, nhưng hình như càng tìm kiếm, con người chỉ tìm thấy đổ nát và chết chóc. Hiện trạng của thế giới hôm nay không hứa hẹn một tương lai huy hoàng mà là những đe dọa. Càng hưởng thụ nhiều, con người càng cảm thấy sự mong manh của mình. Mọi sự chỉ là phù du. Tất cả những gì thế gian đem lại cho chúng ta chỉ là tạm bợ. Những thú vui qua đi, chẳng để lại được gì mà chỉ là chán buồn, trống rỗng. Vì cảm thấy mình trống rỗng, con người càng đi tìm những gì mới để hưởng thụ, nhưng mọi sự cũng không thỏa mãn được cái trống rỗng của tâm hồn. Chỉ có Thiên Chúa và tình yêu của Ngài mới lấp đầy con tim con người. Biết bao nhiêu người, sau khi chạy đua đi tìm hạnh phúc trần gian, đã thất vọng và đã trở về với nguồn cội của mình là Thiên Chúa.

Chúng ta, những kẻ tin, cũng khao khát hạnh phúc như mọi người, nhưng hạnh phúc của chúng ta không ở trong tiền bạc hay sự sang trọng thế gian mà ở trong Đấng là Tình Yêu. Chỉ có tình yêu mới mang lại hạnh phúc. Thiên Chúa Tình Yêu, chỉ có Ngài mới là hạnh phúc toàn vẹn, bền vững. Mọi sự ngoài Chúa đều mong manh. Thánh Phêrô bảo chúng ta: “Hãy tìm trời mới đất mới”. Trời mới đất mới đâu phải trong vật chất mà là chính Thiên Chúa. Muốn tìm Thiên Chúa, chúng ta chỉ có thể tìm trong tinh thần thống hối, tẩy sạch khỏi tâm hồn chúng ta những ham mê trần thế, những gì là gian ác xấu xa. Phải dọn đường cho Chúa là như thế. Gioan Tẩy Giả đã kêu gọi mọi người thống hối ăn năn thú tội để được ơn tha thứ, chứ không bảo họ lo làm giàu, ăn sang mặc đẹp và hưởng thụ mọi thú vui trần gian. Những điều này xem ra thông thường, nhưng trong những ngày này nó trở thành quan trọng, vì đôi khi chúng ta không màn nghĩ đến.

Thánh Phêrô nói: Tại sao Chúa không đến ngay mà vẫn phải đợi chờ? “Vì Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người ăn năn hối cải”. Chúa biết chúng ta nặng nề vì ươn lười, vì chúng ta không thích nhìn vào tâm hồn, sợ thấy rõ những thiếu sót lầm lỡ. Chúng ta ngại tẩy rửa tâm hồn vì chúng ta còn thích tội hơn sự lành, chúng ta còn bám ghì vào những nết xấu mà chúng ta vẫn yêu thích. Từ bỏ những sở thích đê hèn là một việc không dễ. Nhiều người nói rằng sao Chúa đòi buộc nhiều quá? Vì họ chưa hiểu được giá trị của hạnh phúc. Hạnh phúc vật chất chỉ tạm thời mà người ta phải trả với một giá rất đắt, thì hạnh phúc bất diệt trong tình yêu Chúa phải trả với giá nào? Chúng ta được chuộc lại, như thánh Phêrô cũng nói, không phải bằng vàng bạc mà bằng giá máu của Con Thiên Chúa” thì “anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao, trong khi chờ đợi ngày của Thiên Chúa và làm cho ngày đó mau đến… Trong khi mong đợi ngày đó,anh em phải cố gắng làm sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an”.

Đây không chỉ là một việc làm tùy thích mà là một điều hệ trọng, vì không phải chỉ trong một lúc mà phải là một cố gắng suốt đời. Chúng ta không dễ từ bỏ những đam mê vật chất. Con người chúng ta vẫn là con người yếu đuối. Phải kiên trì và thành khẩn. Phải trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành không là một chuyện nhỏ. Cuộc sống hôm nay càng khó khăn về những điều kiện kinh tế, xã hội gây cản trở cho chúng ta. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thân xác được tôn thờ, thú vui nhục dục trở thành món hàng hằng ngày, thì sống trong sáng là một điều đòi hỏi nhiều hy sinh. Sống giữa những thói quen kiêu căng, độc ác mà vẫn có thể khiêm nhường và hiền lành đòi hỏi nhiều cố gắng đôi khi anh hùng…

Chúng ta đừng sợ. Tình yêu Chúa sẽ là sức mạnh. Nếu chúng ta thực tình yêu mến Chúa, dù chúng ta nhỏ hèn yếu đuối đến đâu, tình yêu sẽ giúp chúng ta đủ can đảm để hy sinh. Thánh Phêrô yếu đuối nhưng vẫn yêu mến Thầy đến cùng. Thánh Maria Mađalêna là một tội nhân nhưng đã yêu mến Chúa và đã vượt qua tất cả, đã trung thành đến cùng. Bao nhiêu gương lành ấy thật khích lệ! Có lẽ chúng ta vẫn còn yếu đuối, có thể chúng ta còn lỗi phạm, nhưng với thiện chí và ơn Chúa, chúng ta có thể đạt đến đỉnh cao của sự thánh thiện.

Chúng ta đừng sợ cố gắng vì hồng ân Chúa đến là không thể lượng giá được. Sở dĩ chúng ta không hăng hái chờ Chúa đến vì chúng ta không biết Chúa sẽ mang cho chúng ta những gì. Chính Chúa sẽ là món quà quí giá mà chúng ta chưa thể biết được giá trị. Thiên Chúa sẽ không làm chúng ta thất vọng, mà ngược lại chúng ta sẽ nếm được sự ngọt ngào của Chúa ngay khi ở trần gian này, nếu chúng ta trung thành và mai sau chúng ta sẽ đạt đến hạnh phúc mà không gì ở trần gian này có thể suy tưởng được. Tin vào Chúa và chúng ta bền tâm bước đi, dù nhọc nhằn gian khổ.

Trên con đường lữ khách gian nan, chúng ta không đi một mình. Chính Chúa, Đấng đã đến trong kiếp người của chúng ta vẫn đồng hành từng giây phút. Chúng ta chỉ chú tâm đến Ngài, nhìn theo dấu chân của Ngài để bước tới. Ngài đã đến rồi và hôm nay vẫn tiếp tục đến với chúng ta trong Tấm Bánh Tình Yêu, nuôi dưỡng chúng ta bằng chính thịt máu Ngài. Chúng ta còn ngại gì mà không hăng hái lên đường đón Ngài đang đến trong vinh quang vì chúng ta sẽ được như Ngài, vì Ngài thế nào chúng ta sẽ được y như vậy.

Mùa Vọng loan báo cho chúng ta là Chúa đã đến gần, chỉ cần Ngài tỏ hiện mà thôi. Lạy Chúa xin mau đến.

 

58.Dọn sẵn con đường cho Đức Chúa--Lm. Trầm Phúc

Chúng ta đã lãnh nhận một hồng ân quí báu đó là Tin Mừng Con Thiên Chúa “đến viếng thăm Dân Người”.

“Chúa Cha đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một cho thế gian”. Đó không phải là một Tin Mừng lớn lao sao?

Chúa Giê-su là quà tặng vô giá cho chúng ta. Ngài chính là Tin Mừng, vì Ngài là Con Thiên Chúa thật đã được ban cho chúng ta.

Thánh Mac-cô đã khởi đầu Tin Mừng của Ngài đã xác định rõ ràng: Tin Mừng Con Thiên Chúa.

Phải, đây là một Tin Mừng cho chúng ta đang vật lộn với cuộc sống hằng ngày, đang mong chờ một ngày hạnh phúc đang vắng bóng. Chúng ta đang khát khao một cái gì đó, tốt hơn, an lành hơn.

Cuộc đời chúng ta vắng bóng tin vui. Lũ lụt, mưa dầm, động đất đè nặng trên chúng ta. Thêm vào đó, xã hội thối nát, bất công, bạo lực, gian dối, tội ác tràn đầy. Đa số chúng ta đang nghẹt thở vì bầu không khí ô nhiễm bởi tội ác. Ngày nào chúng ta cũng nghe những tin “không vui”, nhìn thấy những cảnh tượng đau lòng và chết chóc. Ai có thể đem lại cho chúng ta bầu không khí trong lành dịu mát? Ai?

Chỉ có một người thôi, đó là Giê-su Na-da-ret, Thiên Chúa Nhập Thể.

“Không có danh hiệu nào khác đã được ban cho nhân loại để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (diễn từ của Thánh Phê-rô trước Hội Đồng Do thái).

Ngài đã đến rồi, Ngài vẫn đang đến và sẽ đến. Ngài đến để mang lại nguồn sống thật, nguồn sống mới mà chúng ta đang khao khát.

Con người của thế kỷ này đang loại trừ Ngài, từ chối Ngài, muốn tiêu diệt Ngài, nhưng trong thâm tâm họ vẫn khao khát Ngài, vì Ngài là “đường, là sự thật và là sự sống”. Ngài là Đấng muôn dân đang trông đợi. Chúng ta càng trông đợi Ngài nôn nóng hơn.

Tất cả Cựu Ước đều hướng về Ngài, kêu cầu Ngài: “Trời, hãy đổ sương mai…”

Ngài đến rồi, nơi miền đất Na-da-ret. Ngài có mặt tại Bê-lem. Ngài rảo khắp các làng mạc Pa-lét-tin. Ngài đã chết thê thảm trên thập giá. Ngài đã sống lại rồi… Ngài hứa “ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết…

Chúng ta đang chờ Ngài vì chúng ta đang cần một vị cứu tinh, cứu chúng ta khỏi tội lỗi, đem lại cho chúng ta bình an, giải thoát chúng ta khỏi ngục tù của nết xấu, của tội lỗi.

Xưa kia, Chúa sai Gioan Tẩy Giả đến rao giảng, kêu gọi dân Do-thái ăn năn sám hối, dọn đường cho Chúa đến.

Gioan đã đến. Tiếng gọi của ông đã đánh thức nhiều tâm hồn. Họ đã đến với ông, xưng thú tội lỗi và nhận lấy phép rửa.

Hôm nay, tiếng gọi ấy vẫn còn vang dội qua Giáo Hội: “Hãy dọn đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi”.

Chúng ta có nghe thấy tiếng gọi của Giáo Hội trong Mùa Vọng này không?

Toàn thể Giáo Hội hôm nay đang đi vào một biến chuyển lớn là ăn năn sám hối, dọn đường cho Chúa đến, như xưa kia dân Do-thái tuôn đến với Gioan, thú tội và chịu phép rửa. Chúng ta hãy hòa nhịp với anh em trong Giáo Hội đón chờ Chúa.

Chúa đến với chúng ta trong mầu nhiệm Giáng sinh, mang cho chúng ta Tin Mừng bình an. Chúng ta có thấy đó là một Tin Vui đáng chú ý không?

Giữa một thế giới hỗn loạn và bất an, chúng ta có cảm thấy cần đón Vua Bình An nhỏ bé và khiêm nhường của chúng ta không?

Hay chúng ta chỉ chờ những tin “giật gân”, chỉ thỏa mãn tính tò mò thôi sao? Vua Giê-su đang đến trong mầu nhiệm, và mầu nhiệm này là có thật, đó là Thiên Chúa làm người. Điều này không đáng cho chúng ta lưu tâm sao? Hay chúng ta đã trở nên “duy vật” đến mức độ không còn nhìn thấy những “kỳ công Chúa đang thực hiện giữa chúng ta?”

Chúng ta không chỉ chờ đón Chúa qua em bé Bê-lem mà thôi, chúng ta đang chờ Ngài đến trong vinh quang để cho chúng ta vào vinh quang của Ngài, vì Ngài đã hứa “Thầy ở đâu, chúng con cũng ở đó với Thầy”. Như thế cuộc đời chúng ta mới mang đầy ý nghĩa của nó. Chúng ta đang chờ đón biến cố trọng đại đó.

Mùa Vọng hướng chúng ta về cùng đích của cuộc sống. Đức Thánh Cha Gioan- Phao-lô II luôn nói đến “mùa vọng của thế giới hôm nay”, đang mong chờ Chúa đến hoàn tất mọi sự (thông điệp Đấng Cứu Chuộc con người). Chúng ta chờ đợi hai biến cố trọng đại, nhưng chỉ là một biến cố duy nhất vì Đấng đang đến và sẽ đến là một: Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng là Lời của Chúa Cha vô hình, là hiện thân của tình yêu vô biên của Chúa Cha, là hạnh phúc duy nhất của chúng ta. Vì ngoài Ngài ra, chúng con không tìm đâu được hạnh phúc.

Chờ đón Chúa đến chính là chờ đón nguồn hạnh phúc bất diệt của chúng ta.

Đừng ngủ mê trong giấc ngủ vật chất chúng ta nữa. Hãy đứng lên, chào đón Bình Minh đang ló dạng, Bình Minh vẫn mãi là Bình Minh.

Nhưng chúng ta đã sẵn sàng chưa?

“Hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy…” Lời mời gọi của vị tiên tri xưa vẫn còn vang vọng. Sẵn sàng là “cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền không gì đáng trách và sống bình an”. (Thánh Phê-rô)

Sẵn sàng là vẫn luôn hướng về Chúa, mặc dù “Ngài tỏ ra chậm trễ. Ngài chậm trễ vì Ngài kiên nhẫn với anh em, vì Ngài không muốn cho ai phải diệt vong” (Thánh Phê-rô).

Chúa không chậm trễ như chúng ta tưởng, vì Ngài luôn có mặt trong cuộc sống chúng ta, nhất là hôm nay, nơi bàn thờ này. Ngài có mặt một cách rõ ràng, tuy dưới hình thức bí tích, là một tấm bánh, nhưng chính Ngài đấy. Tình thương của Ngài không hao hụt. Trong tấm bánh nhỏ bé này, chúng ta đọc thấy một tình yêu tuyệt đỉnh, tràn đầy. Đợi chờ gì nữa khi chúng ta có Ngài ở trong chúng ta? Đợi chờ vì mọi sự đang còn ẩn giấu. Chúng ta đợi chờ ngày chúng ta nhìn thấy mặt Ngài và không có gì ngăn cách nữa.

 

59.Hoán cải: niềm vui gặp Chúa--Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê

Kính thưa quý cố ông bà và anh chị em,

Gặp gỡ là nhu cầu cuộc sống, nó làm cho con người nên giầu có và khôn ngoan, thế nên, người ta đã tạo ra muôn vàn nẻo đường, xây dựng vô số cây cầu, nhằm nối kết con người với nhau.

Văn hóa gặp gỡ, hiệp thông bắt nguồn từ Thiên Chúa. Hiệp thông là chính danh Ngài.

Liên đới, hiệp thông được xây dựng trên nền tảng “tình yêu và sự sống”. Do vậy, Phải lấy Chúa làm khuôn mẫu. Tất cả những gì đi ngược với tình hiệp thông của mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, đều là sự méo mó, biến dạng của tình liên đới đích thực.

Soi cuộc đời chúng ta vào tấm gương hiệp thông Thiên Chúa mới thấy cần phải hoán cải, canh tân.

Chúa đang ở đó mời gọi chúng ta hiệp thông với Ngài. Bước khởi đầu và cũng là bước căn bản, đó là, hoán cải, canh tân. Con đường đầy ắp niềm vui, chan chứa hy vọng, đến với Chúa là được đắm chìm trong “tình yêu và sự sống”.

Hoán cải, canh tân tạo kết quả mỹ mãn là được nảy nở phong nhiêu, tỏa hương thơm dường như khóm huệ ngoài đồng.

Chính Chúa sẽ cho nở hoa công chính trên miền đất con người sinh sống và ơn thái bình sẽ vô cùng, vô tận.

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta thực hành liên lỉ cuộc hòa giải, canh tân, dọn lòng đón Chúa, trong niềm vui và hạnh phúc.

Bài đọc I, trích sách ngôn sứ Isaia, diễn tả niềm vui gặp Chúa. Những hình ảnh cho thấy năng động của cuộc gặp gỡ ở cả hai phía: Thiên Chúa và con người, đều chủ động hướng về nhau, đều cố gắng tạo ra một môi trường tích cực, giúp cuộc gặp gỡ đạt kết quả cao nhất.

Về phía Thiên Chúa, qua miệng ngôn sứ, Chúa nói lời hòa bình, ngọt ngào, dịu dàng, khích lệ, an ủi dân vững lòng trông cậy, xúc tiến hòa giải, canh tân, vì thời phục dịch đã mãn, tội lỗi đã được thứ tha, Chúa ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi (cf. Is 40, 1-2).

Chúa đến khởi xướng công cuộc hòa giải, canh tân theo một lộ trình đã được định hướng: “Mọi thung lũng hãy lấp cho đầy, mọi núi đồi hãy san cho phẳng, đường cong queo hãy nắn cho ngay” (Is 40, 4).

Thiên Chúa ở đó ra hiệu bằng muôn vạn nẻo đường, có khi, bằng sự an ủi vỗ về như một người mẹ, có khi nghiêm khắc, cương nghị như một người cha, cốt làm sao để dân nhận ra lỗi lầm đã phạm, mà dốc lòng hòa giải canh tân, để được Người yêu thương tha thứ. “Hãy tìm kiếm Chúa, khi Người còn cho gặp, hãy kêu khấn Người lúc Người còn ở kề bên” (Is 55, 6).

Về phía con người, chuyên chăm nghe lời giáo huấn, khiêm tốn mở lòng tiếp nhận, để Lời Chúa hoạt động, biến đổi tận căn, mới có thể chỗi dậy và đứng vững trước mặt Con Người.

Chúa là người mở đường, nhưng con người phải chấp nhận để con đường được mở trong tâm hồn chúng ta. Đó là con đường nhân đức, con đường thiêng liêng được khởi sự và tiếp tục khởi sự lại mỗi ngày.

Chúng ta có sẵn sàng cộng tác với Chúa để bạt đồi cao là tính tự phụ, kiêu căng, hiếu chiến? Chúng ta đã sẵn sàng chưa, để lấp đầy tính tham lam, ích kỷ, đang ngày càng khoét sâu vào tâm trí chúng ta? Chúng ta đã sẵn sàng uốn cho ngay thẳng tâm trí vạy vò, dối trá, đang làm giặc trong lòng chúng ta? Có sẵn sàng thể hiện lòng trung thực “có thì nói có, không thì nói không” trong mọi hoàn cảnh cuộc sống?

Phải lấy Gio-an Tiền Hô làm khuôn mẫu trong việc thực thi ý Chúa, mới được coi là người tích cực, năng động, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ nhiệm mầu giữa Chúa và chúng ta.

Phàm ai nghe tiếng Chúa, mở cửa, thì Người sẽ vào dùng bữa tối với họ và cho họ quyền làm con Thiên Chúa.

Trong bài Tin Mừng, Thánh Gio-an được tuyên bố là người có phúc, vì được chọn làm ngôn sứ, là người dọn đường, sửa lối cho thẳng, để đón Chúa ngự đến.

Dân chúng hiểu đây là việc thiêng liêng, dọn đường tâm hồn, cụ thể, sống tinh thần hoán cải canh tân: “Mọi người kéo đến với ông, thú tội và xin được chịu phép rửa trong dòng sông Gio-đan” (Mc 1, 5).

Gio-an nêu gương sáng về một đời tận tụy, hy sinh, chu toàn bổn phận như một đầy tớ chuyên chăm, không đòi công lương, luôn tâm niệm, mình chỉ là đầy tớ mà thôi.

Ông tự thú: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không xứng đáng cởi giây giầy cho Người. Tôi rửa anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần” (Mc 1, 7 – 8).

Thưa anh chị em,

Lời rao giảng của Gio-an có đặc tính siêu thời gian, sẽ đạt thấu chúng ta, những người cũng đang khao khát muốn đón và gặp Chúa.

Chúng ta cũng hãy thành tín và chuyên chăm lắng nghe. Hãy dốc lòng hoán cải canh tân kíp thời, vì Chúa đã đến gần. Người sẽ trả công cho mỗi người tùy theo việc họ làm.

Thánh Phê-rô nhìn ngày Chúa thực hiện lời hứa như có vẻ chậm trễ, nhưng kỳ thực, là do sự nhẫn nại, khoan dung, vì muốn mọi người sám hối canh tân để được cứu độ, mà hoán cải cuộc đời thì luôn cần phải có thời gian.

Phê-rô mời gọi chúng ta sống đạo đức, thánh thiện trong khi chờ đợi Chúa đến. Đó là cách tỉnh thức, sẵn sàng của Tin Mừng.

Giáo huấn Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hoán cải, canh tân khi vay mượn những hình ảnh rất đẹp: bạt đồi cao, lấp hố sâu, nắn cho thẳng con đường, để Chúa ngự qua. Những hình ảnh ấy gợi lên tình trạng tâm hồn chúng ta với tất cả con người thật: tham, sân, si (danh, lợi, thú).

Lối sống này không phù hợp với Chúa, nên phải hoán cải bằng hành động mạnh, nghĩa là, cố gắng loại trừ bằng mọi giá và phải tích cực canh tân bằng tinh thần quảng đại, yêu thương và bác ái.

Bởi vậy, hoán cải là chết đi cho con người cũ với những đam mê, lầm lạc, còn canh tân là mặc lấy con người mới, trong Chúa Kitô, thực hành sự chính trực, công minh và lòng đạo đức thánh thiện ở đời này, với dẫy tràn niềm hy vọng Chúa đến.

Chắc chắn, chúng ta sẽ cùng muôn vàn nhân chứng đi đón Chúa trên các tầng mây và như vậy, sẽ được ở cùng Chúa luôn mãi.

Xin Chúa nâng đỡ và chúc lành cho chúng ta trong ngày chúa nhật hôm nay. Amen.

 

60.Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--William Barclay

I. GIOAN RAO GIẢNG (Mc 1,1-4)

Một trong những câu chuyện kể về Kitô giáo có thể làm gì là câu chuyện lịch sử đã ghi lại một vụ nổi loạn trên tàu Bounty. Bọn cướp tàu ấy bị tống lên đảo Pitcaim. Có chín tên nổi loạn, sáu người đàn ông bản xứ, mười đàn bà bản xứ và một bé gái mười lăm tuổi. Một trong đám người đó có người biết nấu rượu. Kết quả là tình hình trở nên khủng khiếp. Tất cả đều chết, ngoại trừ Alexander Smith. Smith may mắn gặp một quyển Kinh Thánh. Ông ta đọc sách ấy và quyết tâm xây dựng một quốc gia với thổ dân trên đảo, lập nền trên Kinh Thánh. Mãi 20 năm sau mới có một chiếc thuyền buồm nhỏ đến thăm đảo, người ta gặp tại đó một cộng đồng hoàn toàn Kitô giáo. Ở đó không có nhà tù vì không có tội ác. Không có bệnh viện vì không ai đau ốm. Không có dưỡng trí viện vì không ai bị loạn trí. Không có ai mù chữ và không có nơi nào trên thế giới sinh mạng và tài sản được an toàn bằng tại đấy. Kitô giáo đã thanh lọc xã hội ấy. Nơi nào Chúa Cứu Thế được mời đến thì chất sát trùng của niềm tin Kitô đã tẩy sạch chất độc của xã hội, khiến nó trở nên trong sạch, thuần khiết.

Gioan đến, rao giảng một phép rửa tỏ lòng sám hối. Người Do Thái vốn quen thuộc với nghi lễ tẩy rửa. Lêvi 15 đã mô tả chi tiết các nghi lễ ấy. Tertulian nói “người Do Thái tắm rửa hằng ngày vì mỗi ngày họ đều bị nhiễm ô uế”. Các biểu tượng về tẩy rửa và thanh lọc được đưa vào chính cơ cấu và nghi lễ của dân Do Thái. Người ngoại nhất thiết bị kể là ô uế vì chẳng hề giữ luật Do Thái. Cho nên khi một người ngoại nhập đạo Do Thái, nghĩa là tin theo Do Thái Giáo, thì người ấy phải làm ba việc. Thứ nhất, phải chịu phép cắt bì, vì đó là dấu hiệu về một người của giao ước. Thứ hai, phải dâng một sinh tế, vì với tư cách là người ngoại, người ấy cần được chuộc tội, mà chỉ có máu mới chuộc được tội lỗi. Thứ ba, phải chịu phép rửa vì tượng trưng cho việc mọi ô uế trong quá khứ của mình đều đã được tẩy sạch. Cho nên, lẽ tự nhiên phép rửa không phải chỉ là việc rảy nước lên người nhưng là việc tắm toàn thân trong nước. Người Do Thái biết rõ phép rửa, nhưng chuyện lạ trong phép rửa của Gioan, là ở chỗ Gioan là người Do Thái mà lại dạy người Do Thái cần phải chịu một nghi lễ chỉ có người ngoại mới phải chịu. Gioan đã có một khám phá phi thường là một người Do Thái theo phương diện chủng tộc vẫn chưa phải là thành viên của tuyển dân của Chúa; một người Do Thái cũng ở địa vị như một người dân ngoại, không phải hễ là người Do Thái thì tự nhiên thuộc về Chúa, nhưng người có đời sống được thanh tẩy, đó là người của Chúa.

Phép rửa kèm theo việc xưng tội. Bất cứ hành động nào liên quan đến sự trở về cùng Chúa, việc xưng tội được đòi hỏi đối với ba đối tượng:

1) Người ta phải tự xưng tội với chính mình. Bản tính con người thường là muốn nhắm mắt làm ngơ trước những gì ta không muốn nhìn thấy, và trên hết là chúng ta vẫn nhắm mắt làm ngơ đối với tội lỗi của chính mình. Người ta kể câu chuyện về bước đầu tiên đến được với ân sủng của một người kia. Một hôm, lúc đang cạo râu, ông ta thấy mặt mình trong gương, thình lình ông ta thét lên “À ra mày, mày là một thằng khốn nạn, bẩn thỉu”. Và từ đó, ông ta trở nên một người khác hẳn. Chắc chắn sau khi bỏ nhà ra đi, người con trai hoang đàng nghĩ rằng mình là nhân vật tử tế, thích mạo hiểm. Nhưng trước khi quyết định trở về nhà, anh ta đã nhìn lại mình thật kỹ và tự nhủ “ta sẽ đứng dậy, trở về nhà và nhận rằng ta là một đứa con hoàn toàn hư hỏng” (Lc 15,17.18). Trên đời này, đối diện với chính mình thì khó hơn là phải đối diện với bất kỳ ai khác, và bước đầu của hoán cải, của việc làm hòa lại với Chúa là phải tự thú nhận tội lỗi của mình với chính mình.

2) Người ta phải xưng tội với kẻ mình đã đối xử sai quấy. Thưa với Chúa rằng ta ăn năn hối tiếc là vô ích nếu trước đó ta chưa ăn năn hối hận với những người đã bị ta xúc phạm và gây thương tổn, làm buồn phiền. Phải cắt bỏ các chướng ngại giữa người và người với nhau trước khi có thể gỡ bỏ các chướng ngại với Chúa. Thông thường xưng tội với Chúa vốn dễ hơn xưng tội với người, nhưng nếu không có sự khiêm nhường hạ mình, thì vẫn không có tha tội.

3) Người ta phải xưng tội với Chúa. Kết thúc kiêu ngạo là khởi điểm của tha tội. Chỉ khi nào một người nói “tôi có tội”, mới có hy vọng được Chúa phán “Ta tha tội cho con”. Không phải kẻ muốn đến gặp Chúa với tư cách tay đôi như hai người ngang hàng với nhau mà được tha tội, nhưng phải là người quỳ gối xuống với tấm lòng khiêm hạ, ăn năn, thống hối, xấu hổ thì thầm “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”.

II. GIOAN SỨ GIẢ (Mc 1,5-8)

Rõ ràng chức vụ của Gioan đã có kết quả lớn vì mọi người đổ xô đến nghe ông giảng và chịu để ông làm phép rửa cho họ. Tại sao Gioan lại gây được ảnh hưởng lớn trên dân tộc ông như vậy?

1) Gioan là người sống theo sứ điệp ông rao giảng. Chẳng những ông chỉ phản đối bằng lời nói, mà còn bằng cả đời sống của ông nữa. Có ba điều ở ông đã chứng thực cho lời phản đối của ông về đời sống tạm bợ này.

(a) Nơi ông ở. Ông ở trong hoang địa. Giữa trung bộ xứ Giuđê và Biển Chết, có một vùng hoang địa khủng khiếp nhất thế giới. Đó là một hoang địa đá vôi trông gồ ghề, vặn vẹo. Nó phản chiếu lấp lánh dưới sức nóng gay gắt, các khối đá vôi nóng bỏng làm phỏng da, người ta có cái cảm giác như chúng rỗng ruột, như đang đi trên một lò nung ở dưới mặt đất. Nó nghiêng về phía Biển Chết rồi tạo thành những dốc thẳng đứng đáng sợ, dẫn xuống những hố sâu không thể nào leo lên được về phía bờ biển. Trong Cựu Ước, thỉnh thoảng nó được gọi là Jeshimmon nghĩa là nơi hoang vu. Gioan không phải là một thị dân. Ông là người từ hoang địa, từ nơi hoang vu vắng vẻ mà đến. Ông là người từng đi tìm cơ hội để được nghe tiếng Chúa phán dạy.

(b) Y phục ông mặc, ông mặc áo dệt bằng lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da. Êlia cũng từng ăn mặc như vậy (Lv 1,8). Nhìn một người như thế người ta sẽ không thể liên tưởng tới một nhà hùng biện thời danh, ăn mặc đúng thời trang, nhưng nhớ lại các ngôn sứ thời xưa từng sinh sống hết sức giản dị, tránh mọi lối xa hoa yếu mềm, yểu điệu, thường giết chết tâm hồn.

(c) Thực phẩm. Thực phẩm của ông là châu chấu và mật ong rừng. Cả hai từ này đều có thể có hai nghĩa. Châu chấu là giống vật được luật cho phép ăn (Lv 11,22.23), nhưng cũng có thể đó là một loại đậu hay hột gọi là carob, vốn là lương thực của kẻ nghèo. Mật ong có thể là mật của loài ong rừng đóng tổ trong các bọng cây hoặc cũng có thể là một loại nhựa ngọt chảy ra từ lớp vỏ của một vài loại cây. Từ này có nghĩa chính xác vẫn không là vấn đề quan trọng. Dầu thế nào đi nữa thức ăn của Gioan rất đạm bạc, ông đã xuất hiện trong tình trạng như vậy. Thiên hạ thường thích nghe những người như thế. Người ta kể về Carlyle rằng “Ông giảng hai mươi bộ sách Phúc Âm bằng sự im lặng”. Ngược lại có nhiều người đã đem đến một sứ điệp mà chính đời sống họ lại phủ nhận nó. Lắm người có nhiều tiền gửi ngân hàng, nhưng lại giảng rằng đừng tích trữ của cải ở dưới đất; nhiều người ca tụng các phúc lộc của kẻ nghèo, nhưng lại sống trong một biệt thự khang trang, trưởng giả. Nhưng trong trường hợp của Gioan, ông là con người của sứ điệp, sống theo chính sứ điệp rao giảng và vì thế dân chúng đã nghe ông.

2) Thông điệp của ông sở dĩ được hiệu nghiệm vì ông nói với dân chúng điều mà thâm tâm họ vẫn biết, ông đem đến cho họ điều mà họ vẫn mong đợi.

(a) Người Do Thái có câu “nếu dân Israel giữ trọn luật Chúa chỉ trong một ngày thì Nước Trời sẽ đến”. Khi Gioan kêu gọi họ hoán cải là ông đặt họ đối diện với sự chọn lựa, với quyết định mà tự đáy lòng họ đã biết rất rõ đó là việc họ phải làm. Từ xưa, Plato đã nói rằng giáo dục không phải là nói với người ta những điều mới lạ nhưng là rút ra từ ký ức họ những gì họ đã biết rồi. Không có sứ điệp nào hiệu nghiệm cho bằng nói với chính lương tâm con người, và sứ điệp ấy hầu như trở thành điều họ không thể cưỡng lại được khi nó được một người đầy đủ thẩm quyền nói ra.

(b) Dân Israel biết rõ rằng từ ba trăm năm qua, tiếng nói ngôn sứ đã im bặt. Họ đang chờ đợi một tiếng nói thật sự từ Thiên Chúa đến và họ đã nghe được nơi Gioan. Trong mọi lãnh vực của đời sống, người ta dễ nhận ra ai là nhà chuyên môn. Một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng kể rằng ngay khi Toscanini đứng lên chiếc ghế nhạc trưởng, toàn ban cảm thấy uy quyền của con người ấy tràn qua trên họ. Chúng ta nhận biết ngay một vị bác sĩ mát tay. Nghe một diễn giả thấu hiểu đề tài mình trình bày, chúng ta nhận biết ngay. Gioan vốn từ Thiên Chúa đến, chỉ nghe ông nói là đủ để nhận ra.

3) Thông điệp của ông sở dĩ hiệu nghiệm vì ông hoàn toàn khiêm hạ. Chính ông tự đánh giá là không xứng đáng với nhiệm vụ làm đầy tớ. Dép (bản Việt văn dịch là ‘giày’) chỉ là một miếng da có xoi lỗ, buộc vào bàn chân bằng mấy sợi dây. Đường đi rất gồ ghề, vào mùa khô, bụi tích tụ thành từng đống, mùa mưa thì đó là những con sông ngập bùn. Cởi dép là bổn phận và việc làm của kẻ tôi tớ. Gioan chẳng mong ước gì hơn là được làm bất cứ việc gì cho Chúa Cứu Thế mà ông đang loan báo. Ông quên mình, sẵn sàng phục tùng, sẵn sàng chịu lu mờ, hoàn toàn xóa bỏ mình trong thông điệp của ông đã thúc đẩy dân chúng nghe ông.

4) Thông điệp của Gioan có hiệu quả vì ông đã hướng dân chúng chú ý đến một điều, một nhân vật cao cả vượt trội. Ông bảo dân chúng rằng qua phép rửa, ông dìm họ xuống nước, nhưng Đấng đến sau ông sẽ dìm họ trong Thánh Thần. Trong khi nước tẩy sạch thân thể thì Thánh Thần thanh lọc cả đời sống, bản ngã và tấm lòng con người. Tiến sĩ G.J Jeffrey có dùng một ví dụ mà ông rất tâm đắc. Khi ông gọi điện thoại qua nhân viên tổng đài mà nếu có sự chậm trễ thì nhân viên tổng đài thường nói: “Tôi sẽ cố gắng bắt liên lạc cho ông”. Khi đã bắt được liên lạc, thì nhân viên tổng đài tự rút lui để đôi bên tiếp xúc với nhau. Mục đích duy nhất của Gioan là không chiếm lấy trung tâm liên lạc điện thoại mà cố gắng giúp người ta bắt liên lạc với Đấng trọng đại và quyền phép hơn ông, và người ta nghe ông vì ông không chỉ vào chính mình nhưng chỉ vào Đấng mà mọi người cần đến.

 

61.Chú giải theo Fiches Dominicales

LỜI TỰA TIN MỪNG MÁCCÔ:

TỪ GIOAN TẨY GIẢ ĐẾN ĐỨC GIÊSU

I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Một lịch sử mới bắt đầu

Tin Mừng thánh Maccô hôm nay bắt đầu bằng một câu không có động từ, gồm một ít tiếng được chọn lọc kỹ càng, mỗi chữ đều rất nặng nghĩa: tác giả đã cho thấy rõ trọng tâm sứ điệp của Đức Kitô và phác hoạ cho độc giả con đường đức tin.

Đó là sự "Khởi đầu”, J.Hervieux lưu ý: "Trong Kinh Thánh, sách Sáng Thế và nhiều sách khác đã bắt đầu như thế. Chắc hẳn Thánh sử muốn gợi lên rằng Đức Giêsu sẽ mở đầu một lịch sử thánh mới, một tạo dựng mới ("Tin Mừng thánh Maccô", Centurion, tr. 15).

Đó là sự khởi đầu của "Tin Mừng” (tiếng Hy Lạp: Evangile). Điều mà tiên tri Isaia đã loan báo (bài đọc 1 của Chúa nhật này) - tức "Tin Mừng” do sáng kiến của Thiên Chúa vì lợi ích cho dân Ngài - đã hoàn tất, mặc lấy xác phàm trong lịch sử loài người.

- Đó là khởi đầu Tin Mừng của Đức Giêsu, Đấng đã giảng dạy Tin Mừng này trước khi trở thành đối tượng của Tin Mừng sau khi Ngài sống lại. Hơn là một cuốn sách, hơn là một sứ điệp mừng vui, Tin Mừng này chính là Đức Giêsu.

- Thánh sử Maccô đã mặc khải về Đức Giêsu bằng hai danh hiệu đầy ý nghĩa: "Kitô", "Con Thiên Chúa".

+ "Kitô": từ mà ngày nay chúng ta không còn hiểu hết ý nghĩa nguyên thủy của nó.

M.E. Boismard lưu ý: "Lẽ ra phải đặt một dấu phẩy giữa hai từ GIÊSU và KITÔ để nhấn mạnh từ thứ hai là một danh hiệu đặt cho Đức Giêsu, đó là một danh hiệu hoàng tộc.

Từ "Kitô”, chuyển âm từ "Christos" của tiếng Hy Lạp. "Christos" dùng để dịch động từ "Meshiah" của tiếng Do thái có nghiã là "xức dầu". Động từ Do thái này cũng biến thành "Messias" trong tiếng Hy lạp. Bởi vậy, "Kitô" có nghĩa tương tự như “ Mêsia” để chỉ người được Thiên Chúa xức dầu, bằng dầu đã được hiến thánh.

Do đó, trong số những người được thánh hiến bằng dầu thánh, các vì vua mà Thiên Chúa chọn dẫn dắt dân Người chiêm một vị trí chính yếu và sau này người được xức dầu thánh chỉ còn dùng để chỉ các vì vua mà thôi.

Như vậy, nghĩa đầu tiên của từ "Kitô" có ý nói Đức Giêsu là Đấng được Thiên Chúa xức dầu để làm vua dân Người.

Đàng khác, chúng ta sẽ thấy cảnh Đức Giêsu chiu phép rửa (1,9-11), được Maccô trình bày như là một sự đăng quang làm vua vậy. ("Giêsu, người Nagiarét”, Cerf, 1996, tr. 14-16).

+ "Con Thiên Chúa”: vào thời Đức Giêsu, danh hiệu này được gán cho Đấng Mêsia. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa che chở cách riêng Đấng Người nhận làm con, và giữa họ có mối dây liên hệ đặc biệt. Nhưng đối với các môn đệ, họ cần thời gian để nhân ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa trong mối tương quan có một không hai; trong Người, chính Thiên Chúa đến với nhân loại. Các ông chỉ cỏ thể nhận ra điều này sau ngày Chúa phục sinh nhờ Thánh Linh ban ơn trong ngày lễ Ngũ Tuần.

KITÔ, CON THIÊN CHÚA: hai danh hiệu trả lời trước cho câu hỏi luôn vang lên trong suốt 8 chương đầu của Tin Mừng thứ hai: "Người này là ai?”. Hai danh hiệu đã phân chia hai phần lớn của Tin Mừng này:

Phần đầu dẫn chúng ta đến lời tuyên xưng đức tin của Phêrô: Ngài là Đấng Kitô" (8, 29...).

- Phần thứ hai dẫn ta đến sự hiệp thông với niềm tin của viên sĩ quan Rôma được chứng kiến cái chết của Chúa, đã tuyên xưng: "người này thật là Con Thiên Chúa" (15,39).

- Benoit Standaert kết luận: "Phúc Âm hay Tin Mừng, chính là Đức Giêsu và với Ngài, thời đại mới bắt đầu, màn trời xé ra, Thánh Thần ngự xuống, và quyền năng Thiên Chúa thiên trung quyền lực sự dữ... Ngay những từ đầu tiên của Maccô đã là sự khai mở, từ đó xuất hiện một danh hiệu mới, một sự hiện diện mới: Đức Giêsu, Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Maccô đã nói quá đủ! Ngài chẳng còn gì để nói với chúng ta nữa. (“Tin Mừng theo thánh Maccô”, chú giải, Cerf, tr.41).

2. "Khúc dạo đầu” cho một màn kịch khác.

Ngay sau danh xưng đầy ý nghĩa trên về Đức Kitô, không một lời chuyển tiếp, thánh sử cho Gioan Tẩy Giả xuất hiện: "Và Gioan Tẩy giả đã xuất hiện trong hoang địa". Ở ngay phần đầu, đã có những trích dẫn Thánh Kinh (Xuất Hành 23,20; Mal 3,1 và 23; Is 40,3); điều đó hàm ý ghi tên Gioan Tẩy Giả vào truyền thống ngôn sứ và giới thiệu ông như "sứ giả" được Thiên Chúa sai đến "để dọn đường, như người sẽ mở đường cho Thiên Chúa đến, qua Đấng Mêsia của Ngài.

Nơi Gioan Tẩy giả thi hành sứ mệnh là "hoang địa", là nơi của Xuất Hành, là nơi vừa để chịu thử thách vừa để được mặc khối tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa, đồng thời là nơi tượng trưng cho mọi khởi đầu. Và chính vì thế, Gioan "Kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội”. Bên giòng nước sông "Giócđanô" nơi dân Chúa đã băng qua để vào đất hứa, lời ông vang dội "khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem". Một cách nói của thánh sử để cho ta hay là tiếng gọi của con người sa mạc nay gởi đến tất cả mọi người.

Y phục ông làm ta ngạc nhiên. Y phục ấy mang ý nghĩa tượng trưng vì đó cũng là y phục của ngôn sứ Êlia. Sách Các Vua viết: “Ngài mặc áo lông lạc đà và thắt lưng bằng dây da" (1V 17,1-6; 9,5-8). Đó là cách thánh sử trình bày Gioan Tẩy Giả như một ngôn sứ Êlia, Đấng mà thời Đức Giêsu người ta tin là phải đến trước Đấng Mêsia.

Cách sống của ông rất khắc khổ, trái hẳn với cách sống của Đức Giêsu. J.Hervieux nhận xét: ‘Người không ăn bận khác thường không ăn chay, Người uống rượu và ăn thịt. Thay vì ở trong hoang địa như Gioan, Người sống trong đời thường, giữa quần chúng’ (sách đã dẫn, tr.19).

Công việc của Gioan là mở đầu thời đại mới: "Khởi đầu Tin Mừng”, và chỉ cho thấy Đấng mà Ngài có bổn phận loan báo rằng: Người đến, rồi tức khắc Gioan rút lui. ‘Đấng đến sau tôi’ – ông tuyên bố cách ngược đời, - bởi lẽ đi đằng sau ai, điều đó có nghĩa làm môn đệ của người ấy – ‘Người quyền phép hơn tôi, tôi không xứng cúi xuống cởi dây giày cho Người’. Chẳng những Gioan tuyên bố không xứng làm môn đệ của Đấng đến sau ông, mà còn cho mình không xứng làm tôi tớ của Người. Ông khẳng định rõ ràng: Phép rửa của Đức Giêsu vượt trên phép rửa của ông: "Tôi đã làm phép rửa cho anh em trong nước, phần Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần”.

J. Hervieux kết luận: Sứ điệp rất rõ ràng: Gioan tự giới thiệu như là kẻ đến trước Đức Giêsu. Ông đi trước “Đấng quyền năng" hơn ông. Ông ý thức về sự thấp kém của mình. Ông phải tự hạ trước Đức Giêsu như tôi tớ trước chủ, đến nỗi không xứng cởi dây giày cho Chúa! Sau cùng và nhất là sự khác biệt chính được công nhận giữa phép rửa của Gioan và phép rửa của Đức Giêsu. Gioan đã làm phép rửa trong nước. Đức Giêsu thì làm phép rửa trong Thánh Thần. Cái độc đáo của Đấng Mêsia khi so sánh với vị tiền hô của Người, là Người nắm giữ Thần Khí (xem 1,10). Với ơn Thánh Thần mà Người sẽ ban sau khi phục sinh, Đức Giêsu đem đến ơn tha tội một cách dứt khoát (Cv 2,38).

Vì thế ngay từ trang đầu của Tin Mừng, Maccô đã đặt Gioan Tẩy Giả, sứ mệnh và phép rửa của ông vào đúng chỗ của nó. Tất cả chỉ là để loan báo và để dọn đường cho Đấng Mêsia đến. Phần sau sẽ soi sáng mối liên hệ họ hàng mật thiết giữa Gioan và Đức Giêsu, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa hai con người này (Sách đã dẫn, tr. 19)

II. BÀI ĐỌC THÊM

1. Đáp lại lời mời gọi của Gioan, chúng ta hãy chuẩn bị đón nhận Đức Giêsu. (Mgr. L. Daloz trong: “Ngài là ai”, Declée de Brouwer, tr. 10)

"Lời công bố của Gioan Tẩy Giả như khúc dạo đầu mở màn cho Đức Giêsu, Đấng Mêsia xuất hiện. Đức Giêsu có mặt giữa những người đáp lại lời mời gọi của Gioan nơi hoang địa. Nhưng ý nghĩa của việc Chúa đến được giải thích bằng những lời của tiên tri Isaia: "Hãy dọn đường cho Chúa...". Trước khi Đức Giêsu xuất hiện, một sứ giả đã được phái đến để loan báo dọn đường cho Người. Người ta không thể đón nhận Đức Giêsu nết không có chuẩn bị trước. Người đến với những ai chấp nhận đi vào con đường hoán cải bằng cách xưng thú tội mình, chấp nhận sự đổi mới của phép rửa thống hối. Nhờ thế, chúng ta biết thêm sự cao trọng của Đấng sẽ đến. Ngài là "Đấng quyền năng hơn...", và sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Đây là một thái độ đón nhận, chú tâm, một thái độ hoán cải cần có để chuẩn bị gặp gỡ Đức Kitô. Ngài là người đơn sơ và nghèo khó, người anh em của chúng ta. Nhưng đằng sau dáng vẻ bề ngoài ấy, chúng ta được mời gọi tìm hiểu mầu nhiệm của Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa.

2. “Đức tin, sức mạnh đổi mới” (Mgr. Cl. Dagens trong: “Trình bày đức tin trong xã hội hôm nay”, Cerf, tr. 39-41).

Đánh giá những biến đổi đang diễn ra trong cách sống đạo của những cộng đoàn Kitô giáo không phải nhằm làm một bản tổng kết, nhưng là để nhìn nhận sức mạnh đổi mới do Chúa ban và được thể hiện nhờ việc chúng ta sống đức tin.

- Chúng ta có thể bắt đầu từ sự kiện mới mẻ sau đây: đó là sự đón tiếp và tháp tùng những tân tòng trưởng thành hay những trẻ em chưa được rửa tội học các lớp giáo lý do những bạn bè có đạo dẫn dắt. Con số những người theo học giáo lý như vậy gia tăng không ngừng. Tại sao đức tin nơi nhưng tín hữu đạo gốc lại được đổi mới nhờ những cuộc gặp gỡ này? Thưa bởi vì họ thường đồng hóa Tin Mừng với cách nhìn đời của họ, và vì họ thường có thói quen chỉ giữ lại những gì trong Tin Mừng củng cố lý tưởng nhân loại của mình. Chỉ khi va chạm với những người không thuộc nền "văn hóa công giáo", họ mới thẩm định lại sự mới mẻ nơi Mạc khải của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô và sức đổi thay của Tin Mừng. Cũng nhờ đó, họ phát hiện lại sự phong phú của truyền thống phụng vụ và tâm linh trong Kitô giáo, cũng như niềm vui được thuộc về Giáo Hội như một gia đình mới. Gia đình này không tuân theo những luật lệ của xác thịt nhưng tuân theo lời mời gọi của Thánh Thần.

Đó là cách chúng ta phải suy gẫm về những gì đã xảy ra bởi vì Lời Chúa mà các tân tòng khám phá cũng chính là Lời mà chúng ta phải đón nhận và loan báo. Chúng ta không thể phủ nhận cú sốc về niềm tin do hiện tượng trở lại này. Vả lại, cần phải tìm hiểu sâu xa hơn để nhận ra rằng sự kiện tân tòng trở lại, một hiện tượng mới mẻ, biểu lộ sự tìm kiếm đời sống tâm linh của rất nhiều người đương thời. Trong bối cảnh này, trình bày đức tin Kitô giáo không thể là một việc duy ý chí, nhưng chúng ta phải dấn thân vào công cuộc tìm kiếm này, hiểu biết nó, phân định những lời mời gọi, những cám dỗ và cả những ảo tưởng của nó nữa. Bằng những phương tiện của mình, chúng ta cũng cần khắc ghi vào đấy Mạc Khải về Đức Giêsu Kitô, Đấng đã nói với mọi người: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống".

Tương tự như vậy, chúng ta cũng nên nói đến mục vụ cho trẻ em và thanh thiếu niên. Cần phải có những thái độ sư phạm phù hợp và xác định đâu là vai trò và thẩm quyền của chứng nhân trong việc truyền giảng đức tin trong bối cảnh có sự “đứt đoạn với các truyền thống hiện nay.

Ngay cả ở đây nữa, điều chúng ta cần thực hiện không chỉ là so sánh những ý kiến khác nhau về mục vụ hay giáo dục, nhưng là hiểu biết sự phong phú của niềm tin vào Đức Kitô trong việc khai tâm đức tin cho thế hệ trẻ.

Chúng ta cũng có thể đề cập đến những phương tiện mục vụ đang được cải tiến trong Giáo Hội Pháp.

Sau cùng, chúng ta có thể chứng tỏ niềm tin vào Đức Kitô đã gợi lên và cổ xúy cuộc đấu tranh cho quyền con người thế nào, và nói rõ hơn, niềm tin ấy làm thế nào đã giúp hòa hợp được giữa đấu tranh và chiêm niệm, giữa đời sống tâm linh và dấn thân trong xã hội. Ở đây, những tương quan mâu thuẫn giữa những người bề ngoài như xa cách nhau có thể nói không còn tồn tại: Chiến sĩ công giáo tiến hành, linh mục thợ, thành viên của những công đoàn mới, hoặc đan sĩ nam nữ. Dĩ nhiên, nói vậy không có nghiã là xóa bỏ những khác biệt có thực trong những hình thức dấn thân. Nhưng xét đến động cơ sâu xa của sự dấn thân, chúng ta sẽ nhận ra những đòi hỏi như nhau: không thể sống với Đức Kitô trong thân phận tôi tớ của người mà không sống với những anh em bị xã hội loại trừ; cũng vậy, không thể sống dài lâu với những anh em bị xã hội loại trừ mà không tìm kiếm gặp gỡ Đức Kitô trong chiêm niệm. Nỗi đam mê phục vụ nhân loại hiện rõ đằng sau sự khác biệt về cách sống đức tin.

Do đó, chúng ta có thể trình bày đức tin Kitô giáo như một sức mạnh hoán cải và biến đổi thực sự cho cá nhân cũng như cho xã hội. Bởi vì, trong thực hành của Giáo hội, tin và sống đức tin giúp luôn có những sáng kiến và những đổi mới trong vô số lãnh vực.

 

62.Vì Ngài Ở Với Chúng Ta …--Jean Ratlé

Đây là thời đổi mới.

Giáng Sinh sắp đến! Bạn có biết không? Đây là thời gian chuẩn bị mừng lễ: Hãy trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị một bữa tiệc, chẳng bao lâu nữa sẽ là Giáng Sinh rồi.

Giáng Sinh đã có nơi bạn rồi, bạn có nghe lòng mình hát lên không? Để đón nhận Giáng Sinh, bạn hãy để trào dâng lên nơi mình Giáng Sinh đang có ở nơi bạn, hãy để nó chiếu tỏa ra chung quanh bạn, Giáng Sinh đã có đó rồi.

Thiên Chúa trong thâm tâm.

Nhưng ai sẽ làm nẩy sinh như vậy được niềm hoan lạc trong cuộc đời làm người của bạn? Ô! Bạn biết rằng chính Ngài đã đến, bạn cũng biết rằng Đấng đang đến sẽ có mặt ở đó trong vài ngày nữa. Chỉ có vậy sao? Hãy nghe rõ, còn một ít nữa, tận đáy lòng, hãy nghe tiếng hát của con tim bạn… Bây giờ bạn đã nghe chưa? Phải, chính Ngài đó, chính Ngài là Thiên Chúa đang đến. Ngài đã có mặt ở đó, nơi thâm tâm bạn, Ngài hiện diện, Ngài đến đổi mới bạn, qua trung gian của bạn, quyền năng của Thần Khí Ngài.

Nhìn kìa: Ngài tiến tới như kẻ đi chinh phục, chính Ngài là vị đại thắng. Điều Ngài trao cho bạn là một trời mới đất mới. Một quả đất nơi Công lý và Hòa bình ngự trị, một trái đất giàu tình thương và chân lý.

Hãy lắng nghe tiếng hát của Ngài đang dâng lên, du dương như làn gió nhẹ, sâu thẳm như đêm dài, ấm áp như ngọn lửa. Đó là tiếng hát của Tin Mừng, bạn hiểu chưa?

Niềm hoan lạc trong lòng.

Nhưng có phải bạn chỉ giữ điều này trong trí thôi, lặp đi lặp lại nói mà không thực sự hiểu chăng? Nó phát xuất từ lòng bạn, vậy hãy nghe bằng con tim, lúc đó bạn sẽ hiểu. Vả lại, Chúa nói với con tim của bạn. Ngôn ngữ của Ngài là Tình yêu, và chỉ mình con tim mới hiểu rõ được. Và nếu cuối cùng bạn hiểu được thì cả bạn nữa hãy ra đi chuẩn bị đường nẻo của Chúa.

Nhưng bạn sẽ hỏi: tôi đi đâu? Trước hết hãy đi vì bản thân bạn. Đi trên những con đường đời của bạn, và vạch ra ở đó một con đường bằng phẳng cho Thiên Chúa chúng ta. Nơi bạn, hố sâu hãy lấp cho đầy, núi đồi hãy bạt xuống, nẻo quanh co hãy làm cho thẳng băng và hãy biến đổi những chỗ gồ ghề ra bằng phẳng.

Bạn thấy đấy, trước hết chính nơi bạn mà công việc phải bắt đầu. Bạn phải thay đổi thói quen, những cách làm và những cách nhìn của bạn. Bạn phải tìm cách loại bỏ đi khỏi đời bạn tất cả những gì không thuộc về Thiên Chúa, tất cả những gì giam hãm con tim của bạn. Bạn hãy học biết đừng phán đoán hoặc kết án người đồng loại, cho dù hành động của họ có xấu đi nữa. Vì khi loại trừ họ bạn cũng dứt bỏ Thiên Chúa ở nơi họ nữa. Bạn cũng hãy học biết chia sẻ, vì khi bạn thu góp dư thừa, bạn sẽ làm cho đồng loại thiếu thốn, không có được những gì cần thiết để sống. Bạn hãy học biết tìm kiếm Thiên Chúa khắp mọi nơi, nhất là nơi mà bạn không bao giờ tìm được Ngài, vì con người biết giấu Ngài rất kỹ.

Phá bỏ để xây dựng lại.

Nếu bạn thấy Đấng Cứu Thế chậm đến bạn đừng than phiền vì nếu Ngài hoãn lại hoạt động của Ngài, chính là vì bạn – bởi vì Ngài đang chờ bạn. Là Tình yêu, Ngài không thể chấp nhận để cho ai bị hư mất nhưng ban cho họ tất cả mọi cơ may. Ngài để cho bạn thời gian để bạn hoán cải.

Vì thế bạn đừng sợ, đây là thời gian phá hủy nơi bạn các ngẫu tượng và bàn thờ của Chúa, thời gian xé những bức màn dối trá đã làm cho đời bạn ra u ám. Cất khỏi bạn tất cả những gì chiếm chỗ của Thiên Chúa. Hãy để chỗ cho Ngài xây dựng. Hãy cùng với Ngài tái thiết một con người mới được sinh ra cho thế giới mới mà Ngài mang đến cho bạn. Vì con người cũ không thể đi vào trong thế giới mới được. Hãy đi đến cùng tận con người bạn, tận cùng nỗi nghèo nàn của bạn, nỗi đau khổ làm người của bạn và lúc đó bạn sẽ tìm thấy Ngài, vị Thiên Chúa mà bạn tìm kiếm.

Và khi bạn đã tìm được Ngài rồi thì hãy nhanh chóng đi loan báo Ngài cho tất cả những ai chưa tìm được Ngài, những ai không biết tìm Ngài ở đâu. Hãy đến nói với họ rằng Thiên Chúa đang có mặt và Ngài đang làm những điều mới mẻ cho hết thảy mọi người. Hãy đi nói với họ rằng Ngài yêu thương và chờ đợi họ. Hãy đi nói với họ rằng thế giới mới đã bắt đầu rồi và họ được mời gia nhập vào đó.

Và như bạn thấy, Giáng Sinh đang đến! Và như bạn thấy, Giáng Sinh đã đến rồi, nơi thâm tâm bạn cũng như tận đáy lòng của mọi con người. Đây là lúc Chúa đến đổi mới con người. Vậy hãy mở rộng lòng bạn ra và để cho Ngài đặt bạn dọn tiệc, vì hôm nay đây, Ngài mời bạn đi vào trong thế giới mới mà bạn đợi chờ.

 

63.Hoang địa phì nhiêu--‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’--Achille Degeest

Đoạn mở đầu Phúc âm theo thánh Maccô là một tuyên cáo. Đây là một bản loan Tin Mừng, bằng những lời mạnh không hoa mỹ, nó chứa đựng những yếu tố chủ yếu của sứ điệp, đó là: Thời đại Cứu chuộc đã khởi sự, những lời tiên tri đã được thực hiện –Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa- Người đã đến thanh tẩy loài người trong Chúa Thánh Thần, nghĩa là đến cứu rỗi nhân loại. Đoạn Phúc âm mời gọi mọi người hãy sám hối, thanh tẩy bản thân cách xứng đáng để được tha thứ.

Tiền hô Gioan Tẩy giả được trình bày với dáng vẻ cường tráng, trung kiên và khiêm hạ. Thánh sử đặt ông ngay phần mở đầu, giống như các kiến trúc sư thời trung cổ thiết bị cửa chính nhà thờ như một lời mời hãy tiến vào thánh đường. Ta ghi nhận Gioan Tẩy giả đã sống trong sa mạc, nghĩa là trong cô tịch, thiếu thốn tiện nghi thể xác, quang đãng vật chất, và khoáng đạt tâm hồn. Được khai quang hết những gì không tối cần thiết, ông sẵn sàng để Thiên Chúa sử dụng. Điều này mời chúng ta suy niệm về ý nghĩa thiêng liêng của hoang địa.

1) Hoang địa là sự chuẩn bị bắt buộc phải có cho mỗi thực hiện đáng giá trên bình diện nhân phẩm hoặc trên bình diện hành động. Chúng ta hiểu “hoang địa” theo nghĩa: đó là những khoảnh khắc cầu nguyện trong vắng vẻ, những giây phút suy tư và suy niệm, yên lặng, cố gắng dọn dẹp loại bỏ cái thừa. Ân sủng chính của “hoang địa” là khám phá thấy con người tùy thuộc trước hết vào Thiên Chúa.

Người ta nhớ tới cuộc xuất hành khi Môisê dẫn dắt dân ông. Kinh nghiệm về hoang địa của Israel trốn chạy khỏi Ai cập để tiến về Đất hứa, chính là 1 nhận thức về hai điểm. Trước hết họ hoàn toàn tùy thuộc vào sự chăm nom của Thiên Chúa. Điểm hai: họ có thể trông nhờ vào sự chiếu cố ấy, một sự ân cần săn sóc không lúc nào vắng thiếu. Đời sống Kitô hữu cũng vậy. Trên đường tiến đến tận cùng số mệnh mình, người Kitô hữu phải biết sức mạnh đó miễn là phải loại bỏ tất cả những gì ngăn chặn Chúa đến. Để chuẩn bị đón tiếp Chúa trong dịp lễ Giáng sinh, chúng ta sẽ khai quang tâm hồn chúng ta như thế nào?

2) “Hoang địa” là một chuẩn bị ưu tiên cho hành động đặc biệt cho cho hoạt động Tông đồ. Cũng như Gioan Tẩy giả, người làm việc Tông đồ chuẩn bị cho người ta nghênh đón “Đấng đến để thanh tẩy trong Chúa Thánh Thần”. Hoạt động Tông đồ được bồi dưỡng cường lực và hiệu năng, nếu trước đó đã được thuần luyện bằng suy niệm và nguyện cầu, trong tâm trạng “hoang địa” nó khai phóng tâm trí, thanh luyện tâm hồn, củng cố ý chí, mở rộng linh hồn đón nhận cường lực của Thiên Chúa.

Giống Gioan Tẩy giả lúc từ sa mạc trở về, đã lôi cuốn những đám dân chúng đông đảo, chiến sĩ của Đức Kitô lôi cuốn người khác nếu họ cảm thấy trong con người chiến sĩ tính chất chân chính có được nhờ thời gian lâu dài sống vắng vẻ với Chúa. Một yếu tố đặc biết đáng lưu ý. Ta có thể tự hỏi: sống vắng vẻ với Chúa, phải chăng là sống ngoài trần thế? Vậy mà tín đồ của Chúa phải dấn thân vào thế gian, để trong thế gian trở nên một thứ men sinh động cho đời sống và tiến hóa của thế gian. Lời đáp nằm trong một nhận định sơ đẳng. Mọi cuộc đời đều có một nhịp độ hấp thụ và cống hiến. Người ta chỉ có thể cống hiến điều gì đã được hấp thụ. Không được nuôi dưỡng thì cơ thể không làm được những cố gắng thể lực. Cũng vậy, đời sống thiêng liêng không thể hoạt động thật sự, nếu không hấp thụ sức mạnh của Thiên Chúa. Chính trong sự gặp gỡ Thiên Chúa, thực hiện được bằng cầu nguyện và tĩnh tâm, trong vắng vẻ (dù chỉ vài ba phút) trong từ bỏ không luyến tiếc những cái ngổn ngang rườm ra, mà chiến sĩ Đức Kitô trở nên men tác động giữa thế gian, môi trường sinh hoạt của mình.

 

64.Dọn - rửa sạch tâm hồn đón Chúa--Lm. Joshepus Quang Nguyễn

Trong năm 2014, từ Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phú Yên…và một số tỉnh miền Tây đã xuất hiện ồ ạt các con rắn lục đuôi đỏ, ngày nào cũng có người nhập viện cấp cứu do rắn cắn. Trước tình hình rắn lục xuất hiện ngày càng nhiều, người dân sống trong cảnh bất an, người ta đổ xô ra phát bờ bụi, lấp các hang hốc khiến rắn không còn nơi ẩn nấp đế tấn công. Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong số các loại rắn lục. Nọc độc của loại rắn này có thể gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, suy tim mạch nếu xử lý không kịp sẽ dẫn đến tử vong.

Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ gây chết người, đáng sợ thay! Nọc độc của rắn quỷ dữ mạnh gấp mấy ngàn lần so với nọc độc rắn lục đuôi đỏ. Nọc độc của chúng không chỉ gây chết phần xác mà chết cả phần hồn. Cho nên, Lời Chúa hôm nay mời gọi mọi người phát bờ bụi, lấp hang hố tội lỗi trong tâm hồn đừng để rắn quỷ dữ ẩn nấp hạ sát chúng ta. Bên cạnh đó, hãy dọn rửa sạch tâm hồn đón Chúa đến làm cho chúng ta sống dồi dào và bình an.

Sách Sáng Thế chương 3 thuật lại quỉ ẩn dưới hình dạng con rắn cám dỗ, xúi dục bà Evà và Adam phạm tội. Tâm hồn ông bà nguyên tổ ngay từ đầu trong sạch và đầy ân sủng Chúa nhưng sau khi bị rắn quỉ dữ cám dỗ đã sa ngã phạm tôi trở thành những tâm hồn đầy tội lỗi, độc ác và gian tà và từ đó rắn quỉ dữ ẩn nấp xuất hiện để phung ra những nọc độc chết tâm hồn. Chúng ta cũng vậy, ngay sau khi Rửa Tội, ân sủng Chúa Giêsu gội rửa sạch bụi bậm lỗi lầm và sang bằng những hố sâu tội lỗi để trở nên tinh tuyền thánh thiện không ai chê trách được nhưng với thời gian, rắn quỉ dữ cám dỗ chúng ta làm cho chúng ta sa ngã và rồi biến tâm hồn chúng ta trở những thành hố sâu, thủng lũng, bụi rậm um tùm của tội lỗi. Chẳng hạn, những bụi rậm um tùm trong tâm hồn ta đó là: tội kiêu ngạo và tự ái, rắn quỉ dữ ẩn núp và chích nọc độc khoe khoang, không chịu thua kém người khác vào tâm trí khiến ta chà đạp, dèm pha và tàn sát người khác nếu họ hơn mình. Rồi từ bụi rậm tự ái, rắn quỉ dữ phun độc vào ta làm cho ta không bao giờ chịu nhận lỗi dù mình sai, không bao giờ chịu tha thứ cho ai.

Rồi cũng từ bụi râm tham lam, rắn quỉ dữ chích nọc độc vào ý muốn của ta khiến ta mải mê thu vén mà không biết cho đi, giúp đỡ hay sẻ chia tinh thần cũng như vật chất cho tha nhân. Rồi lùm cây um tùm là chia rẽ, rắn quỉ dữ phóng nọc độc giận hờn, ganh ghét, và đố kỵ nhau khiến ta có những hành động chửi bới, la lối thóa mạ, thậm chí chiếm giết lẫn nhau dã man. Rồi từ hố hang dơ bẩn, rắn quỉ dữ phun nọc độc dối trá, gian lận và gian manh khiến chúng ta không bao giờ thành thật với Chúa, với người khác và với chính mình. Cho nên không lạ gì chúng ta thấy người có vợ, có chồng rồi vẫn đi ngoại tình, người Công Giáo mà vẫn đi coi thầy, coi bói hay thấm chí người Công Giáo mà miệng nói tục tiểu nhiều hơn đọc kinh... Đặc biệt từ hang hố dơ bẩn, rắn quỉ dữ chích nọc độc vào lời nói và hành động độc ác, tàn nhẫn làm hại hạnh phúc, và sự bình an trong gia đình, hàng xóm, cộng đoàn và giáo xứ, chẳng hạn nói hành nói xấu, chửi lộn, đánh “trúng” nhau. Tóm lại, tất cả những bụi rậm, lùm cây, hang hố sâu dơ bẩn ấy mà rắn quỉ dữ phun độc khiến chúng ta cảm thấy sống hưởng thụ thỏa mái phần xác đến nỗi không cần phần hồn, không cần giữ Lời Chúa dạy hay điều luật Giáo hội. Nhưng, con người đâu phải xác không, có tâm hồn nữa chứ! Cho nên, ông bà nói: “Con người là linh ư vạn vật” mà! Còn Thi hào Nguyễn Du nói: “Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Còn Chúa Giêsu nói: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì” (Mt 16,26). Vì vậy, Lời Chúa hôm nay qua miệng của Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi ta hãy phát hoang bụi rậm tội lỗi và dọn rửa tâm hồn đen tối hay giá băng để đón Chúa Giêsu đến cư ngụ trong chúng ta để chúng ta sống kết hiệp mật thiết với Ngài, sống triệt để với Lời Ngài và Ngài sẽ xua tan và diệt sạch mọi mưu mô độc hại của rắn quỉ dữ.

Thánh Gioan Tẩy Giả đề nghị cho chúng ta 3 phương thế để phát hoang dọn đường và tẩy rửa tâm hồn. Thứ nhất là vào sa mạc, có nghĩa là chúng ta phải siêng năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ để gặp gỡ Chúa luôn. Nhờ đó, Chúa yêu thương dạy dỗ ta con đường nên thánh và thiện hơn, như Bài đọc 1 chúng ta vừa nghe: “Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40,11). Thứ hai là mặc áo da thú, có nghĩa là mặc lấy sự đơn sơ, hiền lành, lương thiện và khiêm nhường. Thái độ đơn sơ khiêm nhường giúp chúng ta không bao giờ tạo ra những bụi rậm gian tàn, độc ác trái lại luôn hành động tha thứ, bao dung, bác ái, từ tâm, hiền hòa và nhân hậu cuộc sống gia đình, hàng xóm hay Giáo xứ. Vì vậy, Thánh Phêrô trong bài đọc hai mời gọi chúng ta phải cố gắng sống theo Lời Chúa dạy để rồi khi Chúa đến, Chúa sẽ thấy chúng ta tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an (2Pr 3,14). Cuối cùng là ăn châu chấu và uống mật ong rừng, có nghĩa rằng phải hãm dẹp những tính mê tật xấu, hạn chế những nhu cầu phần xác dành tiền của và thời gian để cầu nguyện với Chúa qua việc tham dự và lãnh các bí tích đồng thời biết đến viếng thăm giúp đỡ, sẻ chia vật chất cho những người nghèo, bệnh tật và cô nhi quả phụ trong môi trường chúng ta đang sống.

Ước gì chúng ta biết áp dụng 3 phương thế ấy trong Mùa Vọng này, nhờ ơn Chúa, tâm hồn của chúng ta chắc chắn thành ngôi đền thờ thật sang - sạch và sáng để Chúa Giáng Sinh. Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết dọn rửa tâm hồn để chúng con xứng đáng đón rước Chúa đến. Amen.

 

65.Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Lm. Anthony Trung Thành

Sau khi Nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa hứa sẽ ban Đấng Cứu Thế. Nhưng để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến, Thiên Chúa đã thiết lập một dân riêng, đó là dân Do thái. Qua các thời kỳ lịch sử, Thiên Chúa đã sai các vị lãnh đạo đến để chăn dắt dân riêng Ngài đã tuyển chọn.

Đặc biệt, Ngài sai các vị tiên tri đến để nhắc nhở cho dân thực hiện các điều họ đã cam kết với Thiên Chúa trong giao ước và loan báo ơn cứu độ Thiên Chúa sẽ thực hiện qua Đấng Cứu Thế. Và để lãnh nhận ơn cứu độ qua Đấng Cứu Thế, dân Chúa luôn luôn phải sống trong tư thế sẵn sàng. Trong tinh thần đó, khoảng gần 700 trước khi Đấng Cứu Thế đến, tiên tri Isaia đã mời gọi dân riêng chuẩn bị đón Chúa đến bằng cách: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng.”(Is 40, 3-4).

Lời mời gọi đó được Thánh Gioan Tẩy Giả, vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước, lặp lại trong đoạn Tin mừng hôm nay: “Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng.”(Mc 1,3).Gioan Tẩy Giả còn được gọi là Gioan Tiên Hô. Ngài có sứ mạng trực tiếp dọn đường cho Đấng Cứu Thế ngự đến. Ngài đã chu toàn sứ mạng đó bằng lời nói, việc làm và cả cái chết.

Sống trong tâm tình của Mùa vọng, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi tiếp tục sứ mạng của các tiên tri, của Thánh Gioan Tẩy Giả. Chúng ta có thể thực hiện sứ mạng đó bằng cách dọn đường để Chúa đến với chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể thực hiện sứ mạng dọn đường để Chúa đến với tha nhân.

Thứ nhất, dọn đường để Chúa đến với bản thân: Chúa đã đến với chúng ta ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúa lại đến với chúng ta khi chúng ta cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích hay qua Lời Chúa. Nhưng Chúa lại rời khỏi chúng ta khi chúng ta phạm tội mất lòng Chúa. Bởi vì, khi chúng ta phạm tội thì con đường thiêng liêng giữa chúng ta với Chúa và giữa ta với tha nhân sẽ bị ngăn cách: Ngăn cách do lồi lõm bởi tính tham lam ích kỷ, sự giận hờn, chia rẽ, bất hòa, ghen ghét, đố kỵ và danh lợi thú; ngăn cách do quanh co bởi sự giả hình, dối trá; ngăn cách do gồ ghề bởi những lời nói hay thái độ độc ác, tàn nhẫn với tha nhân...Vì thế, để Chúa tiếp tục trở lại, cần phải khai thông những ngăn cách đó bằng việc nhận ra tội lỗi của mình và thành tâm sám hối. Hãy làm như kẻ trộm lành trên thánh giá nhận ra tội lỗi của mình và xin Đức Giêsu tha thứ: “Lạy Ngài, khi nào về Nước trời, xin nhớ đến tôi” (x. Lc 23, 40-43). Hãy làm như Da-kêu, sám hối bằng cách đền bù những sai phạm của mình trong quá khứ: “đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.” (Lc 18,9). Thực hành được như thế, Chúa sẽ tiếp tục trở lại với tâm hồn chúng ta. Khi được Chúa trở lại với tâm hồn, chúng ta hãy quyết tâm sống gắn bó với Chúa. Khi chúng ta sống gắn bó với Chúa, Chúa sẽ thúc đẩy chúng ta đến với tha nhân.

Thứ đến, dọn đường để Chúa đến với tha nhân: Sau khi dọn đường để Chúa đến với bản thân, chúng ta còn phải có sứ mạng dọn đường để Chúa đến với tha nhân. Chồng có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với vợ và ngượi lại. Cha mẹ có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với con cái. Cha xứ có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với giáo dân. Người Kitô hữu có trách nhiệm dọn đường để Chúa đến với người lương dân. Dọn đường bằng cách nào? Dọn đường bằng lời nói, bằng chứng tá đời sống.

Dọn đường để Chúa đến với tha nhân bằng lời nói: Về vấn đề này, chúng ta hãy bắt chước Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngài đã dọn đường cho Chúa đến với tha nhân bằng cách dùng lời nói để giảng dạy và khuyên bảo mọi tầng lớp trong xã hội thời bấy giờ. Ngài kêu mời họ chịu phép rửa tỏ lòng thống hối để lãnh nhận ơn tha tội (x. Lc 3,3). Ngài mời gọi đám đông: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” (lc 3,11). Ngài mời gọi những người thu thuế: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” (Lc 3,13). Ngài mời gọi các binh lính: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”(Lc 3,14). Để giúp các Biệt phái nhận ra sự giả hình, gian dối của họ, Ngài không ngần ngại gọi họ là “loài rắn độc” và mời gọi họ “hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối.” (x. Ga 3,7-9). Cuối cùng, Ngài đã thà chấp nhận ngồi tù và kể cả cái chết chứ không thể im lặng trước tội loạn luân của vua Hêrôđê (x. Ga 3,19-20). Khi thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, Ngài giới thiệu cho các môn đệ rằng: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29). Ngài còn giới thiệu và để cho các môn đệ của mình đi theo Đức Giêsu (x. Ga 1,35-37). Ngài còn khiêm tốn nói về Đức Giêsu rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.” (Ga 1,30).

Chúng ta hãy bắt chước thánh Gioan Tẩy Giả biết dùng lời nói để dọn đường cho Chúa đến với tha nhân. Vì hiện nay vẫn có nhiều người chưa nhận biết Chúa vì họ chưa bao giờ nghe nói về Chúa. Thánh Phaolô đã nói trong thư Rôma rằng: “Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?” (Rm 10,14). Vì thế, mỗi người chúng ta có trách nhiệm rao giảng về Chúa cho mọi người và trong mọi nơi mọi lúc: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ.” (2 Tm 4,2).

Dọn đường để Chúa đến với tha nhân bằng chứng tá đời sống: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã khẳng định: “Con người thời đại này thích nghe những chứng nhân hơn là những nhà giảng thuyết, và nếu họ có nghe những nhà giảng thuyết là chỉ vì những nhà giảng thuyết là những chứng nhân”. Thánh Gioan Tẩy Giả đã trở thành thầy dạy và chứng nhân. Trước khi công khai rao giảng về sự sám hối, Ngài đã vào sa mạc để tĩnh tâm, sống thân mật với Thiên Chúa bằng cuộc sống khắc khổ: mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Ngài nói những gì Ngài đã sống. Ngài khiêm tốn khi nói về Đức Giêsu rằng: “Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” (Ga 1, 27). Ngài nói về sự thật, bênh vực cho sự thật và chết cho sự thật (x. Mc 6,17-29).

Chúng ta hãy bắt chước Thánh Gioan Tẩy Giả để giới thiệu Chúa cho tha nhân bằng đời sống đạo của chúng ta. Hãy sống công bằng, thành thật trong một xã hội đầy dẫy bất công và sự dối trá lừa lọc. Hãy sống chung thủy vợ chồng trong một xã hội chủ trương ly dị, phóng khoáng. Hãy sống bác ái, yêu thương trong một xã hội vô cảm, thiếu vắng tình người. Thực hành được như vậy, chúng ta sẽ dọn đường cho Chúa đến với tha nhân. Mẹ Têrêxa kể rằng: “Có một người đàn ông sau khi đã quan sát rất kỹ lượng chị nữ tu băng bó cho người hấp hối một cách trìu mến và vui vẻ đã nói với tôi: ‘ngày hôm nay khi đến đây, tôi không có chút lòng tin vào Thiên Chúa, trái lại tâm hồn tôi đầy căm ghét Người. Nhưng bây giờ sắp rời khỏi nơi đây, tôi đã là người tin Chúa. Tôi đã thấy tình thương của Chúa được biểu lộ bằng những hành động như thế nào. Qua đôi bàn tay của chị nữ tu kia, qua bộ điệu của chị, qua sự trìu mến của chị với người hấp hối cùng cực, tôi đã thấy tình yêu của Thiên Chúa bao phủ người khốn cực này như thế nào, và bây giờ tôi tin.’”

Ước gì, tâm hồn của chúng ta luôn có Chúa ở cùng để từ đó lời nói và việc làm của chúng ta dọn đường để Chúa đến với tha nhân. Amen.

 

66.Cần lắm một con đường thẳng!--Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP

Trong suốt Mùa Vọng, chúng ta không ngừng được nhắc đến một con người, con người đó chính là Gioan Tẩy Giả. Sự xuất hiện của Gioan mang một âm hưởng rất đặc biệt. Sự khác thường này được nhận thấy rất rõ bởi cách sống và lời rao giảng.

Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta thấy sự đặc biệt này nơi thánh Gioan.

1. Lựa chọn ưu tiên cho sứ vụ

Chân dung của Gioan được Máccô trình bày rất ly kỳ, tác giả viết: hồi ấy, trong hoang địa Giuđê, xuất hiện một người, người đó có tên là Gioan: “Ông mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng” (Mc 1, 6), đồng thời rao giảng rằng: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1,3).

Ông lựa chọn lối sống hết sức đạm bạc giống như những người nghèo. Cuộc sống của Gioan giản dị qua cách sống, ăn mặc cũng như nơi chốn. Gioan đã khước từ một cuộc sống sung túc mà đáng lẽ một người con của gia đình tư tế được thừa hưởng.

Khi lựa chọn mặc áo lông da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng trong sa mạc, Gioan muốn nêu gương về lối sống siêu thoát hầu thi hành sứ mạng tiền hô của Đấng Cứu Thế cho được tốt nhất. Mặt khác, khi lựa chọn cuộc sống đạm bạc, Gioan được trở thành người tự do để rao giảng Tin Mừng.

Từ cuộc sống khổ hạnh như vậy, danh tiếng của ông được loan xa. Vì thế, nhiều người thuộc mọi giai tầng trong xã hội thời bấy giờ đã đến để xin ông chỉ giáo và tỏ lòng sám hối khi muốn ông làm phép rửa cho mình.

Qua lối sống và lời rao giảng, Gioan xứng đáng được hưởng những lời tán dương mà dân chúng tung hô. Tuy nhiên, ngài đã không nhận và quy hướng về Đức Giêsu. Vì thế, ông nói: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần” (Mc 1,7-8).

2. Sứ điệp Gioan rao giảng

Quả thật, Gioan đã đến và ông đã thực hiện đúng những gì đã tiên báo về mình trước đó: “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta” (Ml 3,1) và “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Is 40,3).

Như vậy, vai trò của Gioan chính là chuẩn bị, dọn đường cho Đấng Cứu Thế.

Đường ở đây rất quan trọng. Nếu không có đường, chúng ta không thể đến được với nhau. Không có đường, mọi sự giao thương trực tiếp bị gián đoạn. Tuy nhiên, nếu có đường mà đường không tốt, có thể gây nguy hiểm hay cản trở công việc, hoặc đôi khi không có tác dụng. Chẳng hạn như đường mà bị ngập lụt thì kể như không có. Đường mà bị đất hay đá lở phủ lên thì mọi phương tiên cũng chẳng qua lại được. Đường lồi lõm, ổ trâu, ổ voi, quanh co…, nếu tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm, bởi không chừng có thể gây nên những tai hại huy hiểm có thể chết người…!

Chính vì vậy, người ta muốn phát triển kinh tế hay văn minh…, một trong những điều cần thiết, đó là phải khai thông những con đường.

Con đường vật lý cần như thế đó! Nhưng có một con đường khác còn cần hơn gấp bội, con đường đó chính là con đường tâm linh, thiêng liêng, con đường của lòng người với người, của con người với Thiên Chúa.

Hôm nay, Gioan đã chỉ ra cho người đương thời với ngài và ngay cả chúng ta những việc cần làm ngay để đón Chúa đến, đó là:

Hãy san bằng những đỉnh đồi kiêu ngạo; bặt cho bằng lòng tự ái ghen tương; lấp cho đầy những tham sân si cũng như những hố sâu của sự chia rẽ, tiền bạc, danh vọng, nhục dục; uốn cho ngay những quanh co, dối trá, vu khống, nói hành, nói xấu….

Đây chính là những đề nghị mang tính trọng tâm của sứ điệp mà Gioan đã chỉ cho dân chúng để họ thi hành mà được cứu rỗi.

3. Thi hành lời dạy của Gioan

Cùng một sứ điệp, vì thế, trong Mùa Vọng này, lời của Gioan vẫn vang vọng và không hề giảm nhẹ tính cần thiết khi mời gọi mỗi chúng ta cũng hãy làm như những gì mà ngài đã đề nghị cho dân chúng khi xưa.

Nhìn vào cuộc sống tâm linh, nhiều người trong chúng ta sẽ giật mình, bởi vì con đường thiêng liêng của mỗi người sao nhuốc nhơ, dơ bẩn, và lồi lõm, quanh co đến thế! Nào là gồ ghề, lởm chởm của sự kiêu ngạo. Nào là ổ gà, ổ trâu, hố voi của những tham sân si, ích kỷ ghen tương. Nào là quanh co của sự dối trá….

Là người Kitô hữu thực thụ, chúng ta cần phải có một tư cách đứng đắn của người công chính, thánh thiện, đạo đức. Tư cách đó chính là phong cách trưởng thành của người quân tử. Không hai mặt, hai lòng; không tiểu nhân; không vu vạ cáo gian; không thêm điều bịa đặt: “Hễ có thì phải nói có, không thì phải nói không, thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5, 37). Bởi vì: “Đường lối của kẻ gian ác thì quanh co, hành động của người trong sạch thì ngay thẳng” (x. Cn 21, 29), và “Thiên Chúa ưa điều chính trực, ghét điều gian ác” (Dt 1, 9); “Ngài ghê tởm tâm địa quanh co” (x. Cn 11, 20).

Muốn uốn cho thẳng con đường thì cần thiết lắm một sự khiêm nhường. Điều này đòi hỏi chúng ta phải lột xác, bởi vì ai cũng muốn phình to bản ngã, đề cao cái tôi và ham muốn danh vọng, quyền lực, tiền bạc….

Nếu không có sự khiêm nhường thực sự, mỗi người sẽ phá hoại chương trình của Thiên Chúa trên cuộc đời ta, đồng thời sẽ làm cho sứ vụ của mình bị phản tác dụng khi ngôn hành bất nhất.

Điều nguy hiểm nhất, đó là: nếu không khiêm nhường, chúng ta sẽ là đồ đệ của qua quỷ, bởi vì chúng ta đang làm cho mục đích của chúng hiện hữu trong lời nói và hành động của mình.

Muốn trở nên một con đường tốt để ta đến với Chúa và Chúa đến với ta cũng như ta đến với tha nhân và ngược lại, thì:

Trước hết, noi gương Gioan, hãy vào sa mạc để gặp gỡ Thiên Chúa. Sa mạc ở đây chính là canh tân đời sống nội tâm, suy gẫm Lời Chúa, cầu nguyện sâu xa.

Chỉ có như thế, chúng ta mới nhận ra sự yếu hèn của mình và mới dám đối diện với sự lồi lõm, gồ ghề cũng như thùng vũng của con đường tâm linh nơi mình.

Thứ đến, noi gương Gioan, tập sống một cuộc sống giản dị, đơn sơ…, để được thanh thoát, bình an và nhẹ nhàng.

Nếu lối sống đạo quá cầu kỳ những chuyện bên ngoài, chúng ta sẽ đánh mất hay giảm nhẹ giá trị tâm linh cũng như vẻ đẹp đơn sơ của tâm hồn.

Tiếp theo, noi gương Gioan về đời sống khổ chế, nhằm chế ngự thân xác, hãm dẹp những bản năng xác thịt, ngõ hầu tinh thần được thanh cao và thanh thoát, để hướng về Chúa cách trọn vẹn và nhạy bén với người nghèo cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho mỗi người chúng con biết chuẩn bị cho Chúa những con đường thật đẹp, thẳng và rộng rãi để Chúa đến với chúng con và cũng để chúng con đến với tha nhân được thuận lợi.

Xin cho chúng con biết sống đơn sơ, giản dị và thanh khiết, nhất là biết khiêm nhường để Chúa được vinh danh hơn. Amen.

 

67.Sửa đường tâm linh cho ngay thẳng--Jos. Vinc. Ngọc Biển

Trong Chúa Nhật I Mùa Vọng, mỗi người chúng ta được mời gọi hãy tỉnh thức để đón chờ Chúa đến. Sang Chúa Nhật II hôm nay, phụng vụ Lời Chúa nhắc nhở chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn cho xứng hợp để đón chờ Đấng Cứu Thế đến. Một trong những công việc cụ thể nhất đó là sám hối. Sám hối là thay đổi não trạng cũ để thay vào đó một lối sống mới cho phù hợp với Tin Mừng. Sám hối còn là trở về với Chúa, biết nhận ra lỗi lầm cũng như thực trạng linh hồn của mình.

Tuy nhiên, sám hối như thế nào? Và phải chuẩn bị tâm hồn ra sao là điều mà phụng vụ hôm nay muốn nhắm tới?

1. Ý nghĩa Lời Chúa

Trước tiên, bài đọc I cho chúng ta thấy sứ vụ của tiên tri Isaia là an ủi dân chúng và loan báo cho họ về thời cứu rỗi do lòng thương xót của Thiên Chúa đã đến gần. Ngài sẵn sàng tha thứ cho dân, mặc dù trong quá khứ dân đã cứng đầu cứng cổ và phản bội Thiên Chúa bằng việc bất trung với Giao Ước.

Nay dân hối hận và đã đáp lại lời mời gọi của Isaia để sám hối, thanh luyện tâm hồn và quay trở về với Thiên Chúa. Họ đã biết lỗi của mình, và như thế, tin mừng cho họ chính là họ được hồi hương để về với tiền nhân và quê cha đất tổ. Thiên Chúa tiếp tục dẫn dắt dân như mục tử chăm sóc đoàn chiên, như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh... Đây chính là cuộc xuất hành lần thứ hai của dân Israel.

Sang bài đọc II, thánh Phêrô đã an ủi để dân trung thành đón chờ Chúa đến. Tại sao vậy? Thưa vì họ nghĩ rằng Chúa sắp đến, nên họ chờ mong. Tuy nhiên, khi chờ đợi lâu, họ đâm ra chán trường, mệt mỏi, và điều đó làm cho họ thờ ơ với việc chuẩn bị đón Chúa. Tuy nhiên, thánh Phêrô mặc khải cho họ biết rằng: sự chậm trễ của Thiên Chúa là có lý do. Lý do chính yếu chính là việc Ngài kiên nhẫn chờ đợi để cho dân có thời gian sám hối, thay đổi đời sống hầu được cứu độ. Tuy nhiên, Chúa đến là điều chắc chắn, nhưng lại không biết ngày nào, giờ nào, nên phải tỉnh thức: “Trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Ngài thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3,14).

Sang bài Tin Mừng, thánh Máccô cho thấy, Đấng mà các tiên tri loan báo chính là Đức Giêsu, Ngài chính là Mêsia, sẽ đến để cứu thoát dân Ngài, tuy nhiên, cần phải chuẩn bị tâm hồn cho xứng đáng để được ơn cứu độ do Ngài mang lại.

Lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả cũng chính là lời mời gọi của Isaia trong thời Cựu Ước. Tuy nhiên, Isaia thì loan báo dân sẽ được hồi hương để được sống trong cảnh hòa bình, cũng như được hiện diện trên đất của cha ông. Còn Gioan Tẩy Giả thì loan báo về một trời mới đất mới là chính ơn cứu độ. Tuy nhiên, muốn được vào đó, cần phải thay đổi lối sống cũ, mặc lấy đời sống mới trong tư cách là con cái Ánh Sáng.

2. Sửa cho tốt con đường tâm linh

Lời mời gọi của thánh Gioan: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". Con đường mà ngài nói đến đây chính là con đường tâm linh, con đường thiêng liêng. Con đường đó nó có tác dụng chính là việc nối liền đôi đầu. Một bên là ta và bên kia là Chúa. Muốn đến được với Chúa phải qua con đường này. Tuy nhiên, trên con đường ấy, nhiều khi có những lồi lõm, loằn ngoằn, làm cho chúng ta có nguy cơ bị đi lạc... Những con đường như vậy, nó trở thành những rào cản tâm linh, khiến chúng ta khó khăn trong việc gặp được Thiên Chúa là cùng đích của con đường là cuộc đời chúng ta.

Bổn phận của chúng ta chính là hãy làm cho con đường ấy trở nên dễ dàng bằng việc lấp cho đầy những hố sâu do những tham sân si của con người, gây nên như: tự ái, ghen ghét, tự ty, hách dịch, trưởng giả... hay những ham mê bất chính như: danh, lợi, thú... tất cả những thứ đó phải được khước từ, vứt bỏ hết, để con đường tâm linh được nhẵn nhụi, phẳng phưu....

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải uốn nắn con đường tâm linh sao cho thẳng để khỏi bị lầm đường lạc lối. Những cong queo đó chính là sự sự gian dối, xảo quyệt..., không thành thực, trốn tránh trách nhiệm, sống hình thức, không hồi tâm để biết mình và biết Chúa...

Cuối cùng, con đường gồ ghề chính là hình ảnh của những tâm hồn kiêu ngạo, huênh hoang, tự đắc. Lòng đầy dẫy những sự tàn ác độc địa, bất nhân, gây chia rẽ...

Cần thay vào đó bằng con đường chính trực, công minh. Con đường khiêm nhường, liên đới, hiệp nhất và yêu thương. Con đường của sự thật, công lý và bình an...

3. Hiểu và sống sứ điệp Lời Chúa

Có một bạn trẻ nọ, lúc còn sinh viên, anh ta sa đà vào con đường tội lỗi khi sống buông mình trong những thú vui thác loạn, tiêm trích, xì ke ma túy, lêu lổng việc học hành. Điểm đến của anh là các quán bar, những tụ điểm hành lạc. Tuy nhiên, một biến cố đến với anh là mẹ anh bị ung thư, và anh ta cũng chứng kiến cảnh nhiều bạn bè chết vì bệnh tật, sốc thuốc và đâm chém nhau. Lúc đó, anh ta hồi tỉnh và nghĩ về cuộc sống mỏng dòn nơi những người thân thiết nhất của anh. Được ơn Chúa giúp, anh ta can đảm từ bỏ con đường tội lỗi cũ để trở về với Chúa. Anh ta quyết định đi xưng tội, tập trung việc học hành và dành nhiều thời gian cho việc đạo đức. Cuối cùng Chúa đã nhận lời, ban cho anh được cải tà quy chính. Giờ đây anh đã trở thành người chồng trách nhiệm, người cha gương mẫu và là Kitô Hữu sốt sắng, đạo đức.

Thật vậy, cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn. Cuộc đời nào rồi cũng chấm dứt với cái chết. Điều quan trọng là biết điểm dừng và ý thức rằng: bên cạnh những hữu hạn này, chúng ta còn có một cuộc sống vĩnh cửu mai hậu. Tuy nhiên, muốn đạt được điều đó, hẳn chúng ta phải từ bỏ những thứ lỉnh kỉnh không tốt cho hành trình lữ thứ của mình. Cần có một cuộc sống lương thiện, thật thà, chân chính, khiêm nhường, bao dung...

Phụng Vụ Lời Chúa và câu chuyện trên đáng đáng để cho chúng ta suy nghĩ và noi gương trong việc sám hối, trở về với Chúa trong Mùa Vọng này.

Giờ đây, ngay trong giây phút này, mỗi người chúng ta hãy thành thật xin lỗi Chúa vì những thiếu xót của mình với Ngài và tha nhân, để tâm hồn chúng ta trở nên trong sáng, xứng đáng đón Chúa Giáng Sinh trong linh hồn chúng ta qua Bí tích Thánh Thể mà lát nữa đây chúng ta sẽ lãnh nhận.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết sám hối để được ơn cứu độ. Amen.

 

68.Các ngày trong tuần 2 Mùa Vọng--Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP.

THỨ HAI: Vì ghen tức mà trở thành bất nhân!

(Lc 5,17-26)

Ghen ăn tức ở hay không ăn được thì đạp đổ vốn là thói xấu thường trực trong xã hội mọi thời. Bởi vậy, chúng ta không lạ gì vào thời Đức Giêsu, tình trạng này lại càng rõ nét nơi những người Pharisiêu và các Luật sĩ khi họ thấy Đức Giêsu được lòng dân và uy tín của Ngài ngày càng lan rộng. Vì thế, họ sinh ra căm phẫn và tức tối, nên muốn loại bỏ Đức Giêsu ra khỏi cuộc sống và xã hội.

Tuy nhiên, họ khó lòng kết tội cho Đức Giêsu khi Ngài làm việc thiện, việc tốt hay đứng lên bảo vệ công lý, công bình, giúp đỡ người nghèo, người không nơi nương tựa.... Bởi lẽ, nếu họ chống đối ra mặt những việc Đức Giêsu đã làm trên thì họ sẽ bị dân chúng phản đối và đương nhiên, khuôn mặt giả hình nhân đức của họ bị bại lộ. Như thế, hoàn toàn không có lợi cho bản thân và mưu kế của những người này. Chỉ có một cách là họ ghép Đức Giêsu vào tội lộng ngôn hay phản động thì sẽ dễ dàng hơn.

Thua keo này, họ bày keo khác…. Và, hôm nay là cơ hội để họ thực thi điều ác tâm đó với Đức Giêsu.

Tin Mừng thuật lại câu chuyện Đức Giêsu chữa người bất toại cách công khai và nhân đây Ngài cũng mặc khải Thiên Tính của mình khi nói: "Hỡi người kia, tội ngươi đã được tha!". Khi nói như thế, Đức Giêsu bị những nhà lãnh đạo tôn giáo kết án Ngài nói lộng ngôn vì tự cho mình ngang hàng với Thiên Chúa khi tha tội cho người ta. Theo quan niệm của người Dothái thì những người mắc bệnh tật là do bị Thiên Chúa phạt vì tội lỗi của họ. Và đương nhiên, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội. Khi họ không tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, thì hẳn là họ phủ nhận quyền tha tội của Ngài, như thế, họ có lý do để loại trừ Đức Giêsu bằng cái chết.

Về phía Đức Giêsu: khi Ngài bày tỏ uy quyền của mình bằng việc tha tội, ngay lập tức, người bất toại được lành, điều này cho thấy quyền năng và lòng thương xót của Đức Giêsu đã chứng minh sứ vụ Thiên Sai Con Thiên Chúa nơi Ngài, Ngài đến là để cứu chữa và ban ơn cứu độ cho mọi người.

Mặt khác, niềm tin của những người khiêng anh bại liệt cũng như niềm tin của chính người bại liệt đã để lại cho chúng ta bài học:

Tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa, vì Ngài làm được mọi chuyện và Ngài biết điều gì tốt nhất cho ơn cứu độ của ta thì Ngài sẽ ban ơn.

Đức tin cần phải đi đôi với việc làm. Nếu người bại liệt đã tin vào Chúa, và khi được giải phóng khỏi tội lỗi là quyền lực của Ma Quỷ, anh ta đã cất tiếng ngợi ca Thiên Chúa, thì chúng ta, khi cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa trên cuộc đời, hãy có tâm tình tạ ơn.

Đức tin cần được biểu lộ qua đức ái. Vì thế, noi gương những người Dothái khi xưa, hãy sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Nhất là những người cô thế, cô thân, để tăng thêm niềm tin nơi họ ngang qua những việc thiện chúng ta làm.

Tránh những kiểu kỳ thị như những người Pharisiêu và Luật sĩ. Đừng vì ích kỷ hay hình thức bề ngoài mà ngăn cản ơn Chúa đến với mọi người, cũng như căm tức những người vì lòng tốt mà làm được nhiều việc thiện hơn ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con ơn đức tin để chúng con biết tin tưởng vào Chúa. Xin cũng cho chúng con luôn biết tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh và sống đức ái với nhau cách chân tình. Amen.

THỨ BA: Tất cả vì tình yêu

(Mt 18, 12-14)

Đức Giêsu thường làm những chuyện gây “sốc” cho những người xung quanh. Vì thế, người đương thời với Ngài và đôi khi cả chính chúng ta cũng có lối suy nghĩ rằng: Ngài chuyên làm những chuyện ngược đời, nghịch lý và khó hiểu...!

Quả thật, nếu xét theo kiểu con người thì Đức Giêsu có rất nhiều những khuyết điểm. Những khuyết điểm đó là:

Ngài kém trí nhớ. Khi cả một đời tội lỗi ngập đầu, đến giờ chết xin Ngài tha thứ tội lỗi thì lại cho họ lên Thiên Đàng trước nhất: "Tôi bảo thật với anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23, 42-43).

Ngài cũng là một người không giỏi luận lý. Có đời thủa nào lại bày cho chủ tiệc đi mời những người nghèo nhất đến dự tiệc cưới của con mình: “...hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì để đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc...” (Lc 14, 12-14).

Ngài còn là một người không biết tổ chức công việc. Người làm đầu tiên cũng như người làm giờ chót, tất cả đều được một đồng! (x. Mt 20, 1-16).

Trong mối liên hệ, bạn số một của Ngài lại là những người tội lỗi (x. Mt 9, 11. 12-13; Lc 15, 2; 19, 2. 5.7. 9...)

Hôm nay, Tin Mừng cũng thuật lại một sự nghịch lý đó ngang qua việc Đức Giêsu bỏ 99 con chiên lại để đi tìm một con chiên lạc. Điều này chứng tỏ Ngài không biết tính toán, là người dốt toán hạng chót...!

Nếu chúng ta đứng về phía những người làm kinh tế, hẳn chúng ta sẽ kết luận Đức Giêsu là kẻ điên khùng vì những điều bất thường trên!

Tuy nhiên, Đức Giêsu muốn dùng những nghịch lý đó để làm sáng tỏ chân lý. Chân lý đó chính là: Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài cho mưa xuống trên kẻ dữ cũng như người lành. Ngài đến để cứu những gì đã mất. Ngài yêu thương đặc biệt những người tội lỗi....

Thật vậy, vì yêu thương, Đức Giêsu không để ý đến quá khứ tội lỗi của con người. Cũng vì yêu thương, Ngài đã chấp nhận chuộc những kẻ tội lỗi bằng tình yêu và cái chết.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy có cái nhìn như Chúa, hành xử như Chúa. Hãy tin tưởng cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa như Maria Mađalêna; Phaolô, Augustinô, Charles de Foucauld.... Thiên Chúa không kết án con người vì tội lỗi quá khứ của họ. Nhưng Thiên Chúa nhìn vào thực tại của chúng ta như chúng ta là... trong giây phút hiện tại này.

Mùa Vọng là Mùa mời gọi chúng ta quay về với lòng thương xót của Thiên Chúa bằng thái độ sám hối để được Đức Giêsu “vác lên vai, đưa về nhà”.

Mặt khác, Mùa Vọng cũng mời gọi chúng ta noi gương Đức Giêsu để “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an bình vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm...”.

Lạy Chúa Giêsu, hình ảnh Chúa đi tìm con chiên lạc, khi tìm được, Chúa đã vác lên vai và yêu thương chúng đặc biệt, điều này đã khích lệ chúng con rất nhiều, bởi vì mỗi người chúng con đều cần đến sự tha thứ của Chúa như con chiên lạc khi xưa. Amen.

THỨ TƯ: Hãy mang “ách” và “gánh” của Đức Giêsu

(Mt 11, 28-30)

“Anh em hãy mang lấy ách của tôi...”. Đây chính là lời mời gọi của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay. Ngài lên tiếng mời gọi những ai muốn theo Ngài thì cũng phải mang lấy “ách” và “gánh” của Ngài.

Tuy nhiên, “ách” và “gánh” của Đức Giêsu thì hoàn toàn khác với “ách” và “gánh” của các Rapbi Dothái. Nếu “ách” và “gánh” của các thầy Dothái là những lề luật khắt khe và vụ hình thức, thì “ách” và “gánh” của Đức Giêsu lại trở nên êm ái và nhẹ nhàng. Bởi vì “ách” và “gánh” của Ngài cũng chính là đạo lý, cốt lõi Tin Mừng. Thế nên, hệ quả của “ách” và “gánh” đó chính là trở nên hiền lành và khiêm nhường trong lòng.

Như vậy, khi mang “ách” và “gánh” của Đức Giêsu, ấy là chúng ta tin Ngài để trở thành môn đệ. Trở thành môn đệ của Đức Giêsu thì phải trở nên giống như Ngài ở điểm khiêm nhường. Đồng thời học cho biết và sống sự hiền lành với tha nhân.

Nếu một khi chúng ta sống những đặc tính ấy của Đức Giêsu trong lòng mến, thì hẳn chúng ta sẽ được thanh thản và tâm hồn chúng ta sẽ được an vui bình an, nghỉ ngơi bồi dưỡng.

Ngày hôm nay, con người đang bị cơn lốc của kinh tế thị trường, của ăn chơi hưởng thụ, của những chân lý nửa vời lôi cuốn..., nên họ muốn cho mình được thoát ly khỏi Thiên Chúa. Nhưng khi họ đã mời Chúa đi chỗ khác, thì ngay lập tức, cuộc đời của họ trở nên trống rỗng, cô đơn, bất an và đau khổ.... Họ mong muốn được tự do, nhưng thực ra, con người đang trở thành nô lệ của những thứ mau qua chóng hết.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy mang lấy “ách” và “gánh” của Đức Giêsu chính là từ bi, nhân hậu, hiền hòa, khiêm nhường, là những hy sinh, từ bỏ, và sẵn sàng vác Thập Giá hằng ngày mà đi theo Chúa. Sống mến Chúa trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình. Làm mọi việc thiện vì lòng yêu mến Chúa. Tránh kiêu ngạo, hình thức, vụ lợi. Không vì luật mà bỏ qua tình Chúa, tình người để rồi bất nhân với nhau.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con được trở thành môn đệ thực sự của Chúa khi mang trong mình và sống tinh thần của Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

THỨ NĂM: Gioan Tẩy Giả là người cao trọng

(Mt 11,11-15)

Trong các cuộc diễn nguyện, lời dẫn phải đi sâu vào nội dung, và người dẫn chương trình phải là người biết truyền cảm hứng cho thính giả thì nội dung mới được toát lên và hấp dẫn. Nhưng điều quan trọng là làm sao cho người tham dự rút ra được bài học từ những cuộc diễn xuất đó mới là điều đáng nói!

Thánh Gioan Tẩy Giả đã xuất sắc trong vai trò này khi ngài trở thành người tiền hô loan báo về Đấng Cứu Thế, và, ngài cũng thành công trong việc truyền cảm cho những người đương thời về tinh thần sám hối, chuẩn bị cho giáo huấn của Đức Giêsu. Ngoài những lý do trên, ngài còn là tiên tri cuối cùng của thời Cựu Ước, là người loan báo trực tiếp về Đức Giêsu. Cuối cùng, Gioan đã thực hiện thành công xuất sắc sứ mạng của mình bằng cái chết để làm chứng cho sự thật. Như vậy, ngài xứng đáng được Đức Giêsu khen ngợi: "Ta bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy noi gương Gioan Tẩy Giả: sẵn sàng lên tiếng loan báo Đức Giêsu cho mọi người, dù thuận tiện hay không thuận tiện. Sẵn sàng sống sự khiêm tốn để cho nội dung lời loan báo có hồn và vui lòng nhường lại sân khấu cho diễn viên chính là Đức Giêsu. Có thế, chúng ta mới hy vọng Đức Giêsu khen ngợi là người có phúc như Gioan Tẩy Giả khi xưa.

Lạy Chúa Giêsu, thánh Gioan khi xưa đã hết lòng vì sứ vụ và đã sống chết cho sự thật. Xin Chúa cũng ban cho chúng con hôm nay biết làm chứng cho Chúa bằng sự khiêm tốn, can đảm và trung thành như Gioan khi xưa. Amen.

THỨ SÁU: Tại sao...?

(Mt 11,16-19)

Tin Mừng hôm nay tiếp nối bài Tin Mừng trước. Nếu hôm qua, Đức Giêsu khen ngợi sự xuất hiện và vai trò cũng như sứ mạng của thánh Gioan Tẩy Giả, thì hôm nay, Ngài khiển trách nặng nề đối với các vị lãnh đạo tôn giáo thời của Gioan. Tại sao vậy? Thưa vì Gioan đã kêu gọi dân chúng sám hối để đón chờ Đấng Cứu Tinh đến. Dân chúng đã tỏ lòng sám hối, xin chịu phép rửa thanh tẩy, còn những người lãnh đạo thì cứng lòng, ích kỷ và không chịu tin. Vì thế, Đức Giêsu đã mượn một trò chơi hát đối của trẻ em thời đó, nhằm diễn tả về thế hệ này vì sự cố chấp, kém tin của họ:

Các trẻ em thường chia làm hai phe. Bên xướng bên đáp. Nếu bên xướng hát những điệu buồn hay đưa đám thì bên đáp phải khóc lóc, than vãn..., còn nếu bên xướng hát lên những điệu nhạc vui, thì bên kia phải nhảy múa hân hoan....

Nếu đôi bên không hiểu ý nhau thì cuộc chơi mất vui. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào bọn trẻ cũng thành công trong trò chơi này, vì gặp phải những “đầu biếu” cố tình chọc ngoáy làm cho cuộc chơi mất vui. Vì vậy, bên chủ động bực tức nên mới nói: "Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên!". Tệ hơn nữa là nhóm trẻ không chịu chơi đó lại còn trách móc đủ điều....

Sự xuất hiện của Gioan Tẩy Giả cũng vậy. Lời mời gọi của ngài không được giới lãnh đạo đáp ứng, mà ngược lại, họ còn coi ông như là: người bị quỷ ám. Đức Giêsu cũng chung số phận với Gioan vì Ngài cũng đã từng bị họ lên án là người “mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi".

Tin Mừng hôm nay được đọc trong bối cảnh của Mùa Vọng, hẳn sứ điệp Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy noi gương dân chúng thời Gioan khi xưa là: hãy hoán cải đời sống, ăn năn sám hối, trở về với Chúa trong phẩm giá người Kitô Hữu, để chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh. Bên cạnh đó, Lời Chúa còn mời gọi chúng ta hãy thực thi tinh thần sám hối cách thiết thực hơn nữa chính là những việc hy sinh, hãm mình, khổ chế, làm việc bác ái…, để nêu gương sáng cho hối nhân sám hối trở về với Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con biết đáp lại lời mời gọi của thánh Gioan để ăn năn sám hối, canh tân đời sống, ngõ hầu tâm hồn chúng con được xứng đáng đón tiếp chính Chúa Giáng Sinh hằng ngày qua việc đón nhận chính Mình và Máu Chúa. Amen.

THỨ BẢY: Đau khổ vì sứ vụ

(Mt 17,10-13)

Trong Mùa Vọng, người được nhắc nhiều nhất chính là Gioan Tẩy Giả. Bởi vì Ngài vừa là vị tiên tri cuối cùng của thời Cựu Ước, vừa là người loan báo, chuẩn bị dọn đường trực tiếp cho Đấng Cứu Thế. Có thể nói: Gioan Tẩy Giả là vị tiên tri kết thúc thời Cựu Ước, và khai mào cho thời Tân Ước.

Mặc dù ngài là người sống trong sa mạc, tuy nhiên, những lời giảng của ngài đã lay động nhiều tâm hồn, và ngày càng đông người đến để xin thụ huấn.

Sứ mạng của Gioan đến là để canh tân các tâm hồn, kêu gọi sám hối để được ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế. Sứ mạng này cũng chính là của Êlia thời Cựu Ước.

Thật vậy, Êlia đến để loan báo về tình thương của Thiên Chúa trên dân Người, ngài cũng trở thành trung gian để khẩn cầu lòng thương xót của Thiên Chúa, làm nguôi cơn thịnh nộ của Người. Ngài còn đóng vai trò làm người giao hòa giữa mọi người với nhau, xây dựng sự hiệp nhất và bình an trong xã hội. Đến thời Gioan cũng vậy. Ông đến để kêu gọi dân quay trở lại đường chính nẻo ngay để chuẩn bị tâm hồn, dọn lòng thanh sạch để đón mừng Đức Giêsu đến. Hai con người nhưng cùng chung một sứ mạng. Hai thời điểm, nhưng cùng hướng về một mục đích. Vì thế, nếu Êlia đã phải chịu bách hại vì sứ vụ, thì Gioan cũng không thoát khỏi cảnh tù đầy và bị giết chết. Đặc biệt, chính Đức Giêsu, Ngài cũng đồng số phận với các tiên tri khi thực thi sứ mạng cứu chuộc nhân loại.

Điều này đã được Đức Giêsu nhắc lại trong bài Tin Mừng hôm nay, Ngài nói: “Êlia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông, nhưng đã đối xử với ông như ý họ. Cũng vậy, Con Người sẽ phải đau khổ bởi họ".

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy sám hối, ăn năn vì những lỗi lầm thiếu sót của chính mình.

Noi gương Gioan Tẩy Giả, sống cuộc sống hy sinh để làm gương cho dân chúng noi theo. Đồng thời, chia sẻ bác ái cho những người khó khăn. Sẵn sàng loan báo Tin Mừng của Chúa cho mọi người bằng nhiều cách, nhất là bằng gương sáng.

Nếu có phải nguy hiểm đến tính mạng thì hãy nhớ rằng: đây chính là số phận của Êlia, Gioan Tẩy Giả và của Đức Giêsu cũng như những môn đệ của Ngài trên khắp thế giới.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi gương thánh Gioan Tẩy Giả mà hăng say vì sứ vụ, sẵn sàng dấn thân vì Chúa. Ước mong sao Mùa Vọng này, chúng con có được một tâm hồn mới, nhờ sự sám hối chân tình để xứng đáng đón mừng đại lễ Giáng Sinh sắp tới. Amen.

 

69.Chúa Nhật 2 Mùa Vọng--Văn Chính, SDB chuyển ngữ

MINH HỌA LỜI CHÚA

TA SAI SỨ GIẢ ĐI TRƯỚC DỌN ĐƯỜNG CHO CON

1. Nước mắt sám hối:

Người Hồi Giáo có câu truyện sau đây:

Ngày kia, Đức Ala truyền cho một sứ thần xuống thế gian tìm xem có điều gì tốt đẹp nhất để mang về trời. Sứ thần đáp xuống ngay một chiến trường, nơi máu của các vị anh hùng đang chảy lai láng. Sứ thần thu nhặt một ít máu mang về cho Đức Ala. Nhưng xem ra Đức Ala không hài lòng mấy. Ngài bảo: Máu đổ ra cho tổ quốc và tôn giáo là một điều quý giá, nhưng vẫn chưa phải là điều tốt đẹp nhất nơi trần gian”.

Sứ thần đành xuống thế một lần nữa. Lần này ngài gặp đám tang của một người giàu có nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi theo sau quan tài, vừa đi vừa khóc, vừa xông hương, để tỏ lòng biết ơn đối với vị đại ân nhân. Sứ thần liền thu nhặt hương thơm đem về trời. Lần này Đức Ala mĩm cười đón lấy hương thơm ngào ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài lòng. Ngài nói: Dĩ nhiên lòng biết ơn là một trong những điều hiếm có và tốt đẹp nơi trần gian. Nhưng ta nghĩ cần có một cái gì đó tốt đẹp hơn.

Lại một lần nữa, sứ thần đành phải vâng lệnh. Sau nhiều ngày tìm kiếm khắp bốn phương, một buổi chiều nọ ngồi nghỉ bên vệ đường, ngài bỗng thấy một người đang khóc sướt mướt. Trước những câu hỏi đầy ngạc nhiên của sứ thần, người ấy giải thích: “Tôi đã chìu theo cơn cám dỗ mà phạm tội. Giờ đây nước mắt là lương thực hằng ngày của tôi”. Sứ thần giơ tay hứng lấy những giọt nước mắt còn nóng hổi và thẳng cánh bay về trời. Đức Ala chăm chú nhìn những giọt nước mắt rồi mĩm cười nói: “Thế là ngươi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Quả thật dưới trần gian không có gì tốt đẹp và hữu ích cho bằng lòng sám hối, bởi vì nó có sức canh tân cuộc đời. Một lòng sám hối chân thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người thành mùa xuân ấm áp của tình yêu, và đánh động lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, khiến Người ban Con Một xuống thế làm Người cứu rỗi thiên hạ.

(Trích “Món quà Giáng Sinh”)

2. Sứ giả dọn đường

Anh Weaver làm công nhân hầm mỏ. Có lần anh vô tình làm cho một công nhân khác giận. Anh này gầm thét lên: chắc tao phải cho mày mấy bạt tai quá. Weaver đáp: Nếu anh thấy cần.

Thế là người đó tát Weaver một cái. Anh đưa má kia, lại một tát nữa… Đến lần thứ 6, người đó hậm hực bỏ đi. Weaver nói theo: Chúa tha cho anh. Tôi cũng thế. Và xin Chúa cứu anh.

Sáng hôm sau khi xuống mỏ, người đầu tiên mà Weaver gặp là kẻ đã tát anh. Anh mĩm cười bắt tay. Người ấy bật khóc lên nói trong tiếng nức nở: Ôi anh Weaver, anh thực sự tha cho tôi?!...

Phải chăng việc làm của anh Weaver, công nhân hầm mỏ này đã dọn đường cho Chúa đến với bạn mình như lời Thánh Gioan Tầy Giả kêu gọi: “Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”.

3. Cái gì thuyết phục?

Một vị khách đến ủy lạo thương binh trong bệnh viện. Ông hỏi:

- Anh thuộc giáo hội nào?

- Tôi thuộc Giáo Hội của Chúa Ki tô.

- Cái gì thuyết phúc anh vào Giáo Hội đó?

- Thuyết phục ư? Rồi nhìn lên tượng chịu nạn, anh tiếp: Phải, tôi bị Ngài thuyết phục đến dộ ngay cả sự sống sự chết, thần quyền thế quyền… Khôn có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng mến Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. (Trích “Minh họa Lời Chúa”).

----------

Chính tình yêu Thiên Chúa đã thuyết phục anh thương binh tin Chúa mãnh liệt. Nếu tôi tận tình hy sinh thương yêu giúp đỡ anh chị em tôi, tôi có thể thuyết phục họ tin theo Chúa không?... Tôi có thể làm sứ giả dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến với anh chị em tôi không?

4. Bán tất cả

Một đệ tử thắc mắc hỏi Thầy Rapbi:

- Thưa thầy, trong Phúc Âm Chúa Giêsu bảo người thanh niên giàu có bán hết gia tài bố thí cho kẻ nghèo rồi đến theo Người. Như thế là phải từ bỏ hết mọi sự trên đời này phải không?

Thầy Rapbi trả lời bằng câu chuyện sau đây: Có một người rất ham đọc Phúc Âm. Một hôm ông mở Kinh Thánh ra thấy ngay đoạn con nói đó. Ông vui mừng vì ông là người muốn tìm đường cứu rồi. Lập tức ông bán hết tài sản bố thí cho người nghèo.

Thực hiện Lời Chúa dạy xong, ông mở Kinh Thánh ra, cũng thấy ngay đoạn đó nữa. Ông nghĩ là mình đã vâng Lời Chúa, bán hết gia tài sản nghiệp bố thí rồi, còn gì nữa đâu. Bỗng ông sực nhớ còn quyển Kinh Thánh, thế là ông đem bán nốt…

---------

“Mùa vọng là thời điểm thuận tiện nhìn sâu vào đáy tâm hồn mình, để khám phá ra những gì còn ghì chặt chúng ta trong nộ lệ tội lỗi, không cho chúng ta rộng mở tâm hồn, dọn đường cho Chúa đến với chúng ta và mọi người”. Chính của cải, danh vọng, giàu sang, vui sướng thế gian là những sợi dây thừng to cột cổ chúng ta, bắt chúng ta làm nô lệ cho chúng!...”

5. Khách dọn đường

Một khách du lịch nhân lúc mệt mỏi trưa vắng đã ghé vào túp lều tranh của vị thừa sai trong một làng xa xôi hẻo lánh tại Ấn Độ. Bước vào lều, người khách chỉ thấy có vài cái chỏng tre trải chiếu sơ sài, cái bàn cái ghế cũng bằng tre với đống sách trong góc nhà.

Anh không hiểu sao một linh mục thừa sai mà sống đơn sơ nghèo khó đến thế, có thể nói được khắc khổ nữa là khác. Anh ngạc nhiên hỏi linh mục:

-Thưa Cha, đồ đạc của Cha chỉ có bấy nhiêu đó thôi sao?

Vị thừ sai mỉm cười đáp:

-Vậy chớ đồ đạc của anh bao nhiêu? Chỉ có chiếc ba lô nhỏ đó chớ gì.

Anh thành thật đáp:

Nhưng con chỉ là khách du lịch. Con đi đường vài ngày, đâu cần mang theo đồ đạc nhiều. Còn cha ở luôn đây.

Vị thừa sai hóm hỉnh nói:

-Anh là khách đi đường. Tôi cũng thế. Tôi chỉ là khách dọn đường…

--------

Đúng thật vị thừa sai là khách dọn đường. Ngài được Chúa sai đến đây dọn đường cho dân làng biết Chúa, đến với Chúa, lãnh nhận ơn cứu rồi của Chúa. Và để dọn đường đắc lực cho Chúa đến, Ngài đã noi gương Thánh Gioan Tiền Hô sống khó nghèo hy sinh.

Phải chăng vị thừa sai và Thánh Gioan Tiền Hô dạy chúng ta: muốn dọn sẵn đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đến cứu chúng ta, chúng ta phải hy sinh từ bỏ tất cả những gì là chướng ngại vật.

(Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập 1).

ĐÓN NHẬN ĐỨC KITÔ TRONG NIỀM VUI

Một linh mục trẻ mới chịu chức được gởi đến giúp phụ tá cho một vị cha xứ già tại một giáo xứ nọ. Khi đến nơi, vị linh mục trẻ đến chào vị linh mục già và xin ngài những lời khuyên cho công việc mục vụ của mình tại đây: “Thưa cha, con nên giảng về những vấn đề gì?” Vị linh mục trả lời: “Chỉ giảng khoảng 10 phút thôi.” Vài năm trước đây, tôi đến một giáo xứ tại Pháp để giúp mùa hè, và lời khuyên duy nhất của vị cha xứ tại đó cho tôi cũng là nên giảng và cử hành Thánh lễ ngắn bao nhiêu có thể vì dân chúng tại đây chẳng có nhiều thời gian. Tôi đã làm theo lời khuyên này. Thế nhưng điều làm tôi thực sự ngạc nhiên là khi được nghe một ban hợp xướng từ Anh quốc đến và trình diễn bài Messia của Handel. Buổi trình diễn được tổ chức ngay tại nhà thờ của giáo xứ, và sau 3 tiếng đồng hồ trình diễn, nhiều người vẫn xin yêu cầu trình diễn thêm. Thú thật, tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự vui tươi hơn thế trên khuôn mặt của những người tham dự trong nhà thờ hôm đó, cũng như chưa bao giờ nhìn thấy sự nhiệt tình hơn thế nơi họ. Sau đó, tôi đã hỏi cha xứ: “Làm sao bà con tín hữu lại có thể ngồi yên một chỗ trong hơn 3 tiếng đồng hồ để chăm chú lắng nghe ban hợp xướng với niềm vui như thế, trong khi họ lại chẳng có thái độ tương tự khi lắng nghe Lời Chúa trong thánh lễ? Vị cha xứ chẳng trả lời được.

Vài năm sau, tôi đã có được câu trả lời từ một người bạn hiện đang dạy tại trường giáo lý, và những gì anh nói đã giúp soi sáng cho tôi. Anh nói người ta cần có kinh nghiệm về Thiên Chúa trong cuộc sống của họ trước khi họ có thể lắng nghe Lời Chúa trong niềm vui. Anh cho rằng việc loan truyền Lời Chúa cho những người chưa biết Chúa phải lưu ý tới mối tương giao cá nhân của họ với Chúa, vì người mà chẳng có mối tương giao cá nhân với Thiên Chúa thì cũng tựa như đọc thơ cho một người mà chẳng biết gì về thơ văn cả. Khi ấy, họ sẽ dễ dàng chán và chỉ muốn bỏ đi ngay. Vậy thì, làm thế nào để giúp người ta đi từ tâm trạng chán ngán khi nghe Lời Chúa đến tâm trạng vui tươi và hứng khởi khi nghe Lời Chúa? Với Lời Chúa trong Chúa nhật hôm nay, thánh Gio-an Tẩy Giả đã đưa ra cho chúng ta một mẫu gương.

Khi chúng ta đọc Tin Mừng hôm nay: “Có Lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa. Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (Lc 3, 2-3). Trong đoạn văn ngắn này, chúng ta thấy có 3 bước cần thiết để giúp một người đi từ tình trạng lãnh đạm đến tình trạng nhiệt tình trong niềm tin. Ba bước đó là (1) Gio-an đi vào hoang địa, (2) Lời của Chúa đến với ông, và (3) Gio-an bỏ rời hoang địa và đi rao giảng niềm tin. Mỗi người chúng ta cũng phải đi qua ba bước này để đạt đến tình trạng khởi sự sống niềm tin của mình trong niềm vui.

Bước 1: Đi vào Hoang địa. Hoang địa là nơi mỗi người sống một mình với Thiên Chúa. Vào hoang địa nghĩa là bỏ đi những công việc, những bận tâm lo toan thường ngày để gặp gỡ Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong việc đọc và suy niệm Lời Chúa. Hoang địa là nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa. Chính bản thân mỗi người chúng ta phải làm bước đầu tiên này: đi vào hoang địa, tìm kiếm và gặp gỡ Thiên Chúa.

Bước 2: Để Lời Chúa đến với chúng ta. Một khi chúng ta mở lòng ra với Thiên Chúa trong hoang địa, thì chính Thiên Chúa đến và chiếm ngự tâm hồn chúng ta. Có một vị thánh nói rằng khi chúng ta bước 1 bước để đến với Thiên Chúa, thì chính Người lại bước 2 bước để đến với chúng ta. Với bước thứ 2 này, Thiên Chúa đã có sáng kiến đến với chúng ta, chiếm ngự tâm hồn chúng ta, canh tân đổi mới chúng ta, tô điểm lại hình ảnh của Người nơi chúng ta mà chúng ta vốn được tạo dựng nên giống thế. Một số người gọi đây là việc được “tái sinh.” Khi những việc này xảy ra, chúng ta có thể ở lại một mình với Thiên Chúa cả ngày trong nhà thờ để cầu nguyện, để gặp gỡ Thiên Chúa qua Lời của Người trong Kinh Thánh. Thế nhưng giống như Gio-an Tẩy Giả, chúng ta còn phải tiếp tục sống và thực thi những bổn phận của chúng ta trong gia đình và xã hội nữa.

Bước 3: Rao truyền Niềm tin của mình. Khi đã trải nghiệm những điều tốt lành từ Thiên Chúa trong cuộc sống, chúng ta lại muốn chia sẻ những trải nghiệm này với người khác. Lúc ấy, chúng ta giống như người mặc một chiếc áo thun có ghi dòng chữ lớn trên lưng “Wow, Thiên Chúa thật vĩ đại!” để mọi người có thể nhìn vào và cảm nhận được niềm vui, sự an bình tỏa ra từ chúng ta, và rồi họ cũng muốn được nên giống chúng ta, được trở thành bạn hữu của chúng ta. Tiếp đến, chúng ta có thể chỉ cho họ thấy con đường đến với hoang địa để ở nơi đó, họ cũng được gặp gỡ chính Thiên Chúa. Trải nghiệm về Thiên Chúa cũng tựa như trải nghiệm về tình yêu. Bạn có thể nói cho người khác nghe về tình yêu, nhưng họ không thể hiểu được nó cho tới khi chính bản thân họ trải nghiệm.

Trong lời Tổng nguyện của lễ Chúa nhật, chúng ta thưa lên với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa toàn năng ái tuất, xin mở rộng tâm hồn chúng con để đón mừng Con Chúa. Xin hãy loại bỏ những gì cản trở chúng con đón nhận Đức Ki-tô trong niềm vui.” Để được như thế, trong Mùa Vọng này, chúng ta cần thực hiện bước thứ 1 để dành cho Thiên Chúa một chỗ trong tâm hồn chúng ta, dành thời gian để cầu nguyện, tham dự Thánh lễ và lắng nghe Lời Chúa.

 

70.Tìm gặp Chúa trong sa mạc tâm hồn--Lm Trần Bình Trọng

Phúc âm theo thánh Máccô bắt đầu bằng câu chuyện Gioan tiền hô, ngôn sứ cuối cùng trong thời Cựu ước. Sau một thời gian lâu dài vắng bóng ngôn sứ, thì dân Chúa lại có thể nghe tiếng Người qua miệng Gioan, một đại ngôn sứ vừa xuất hiện.

Sứ vụ của Gioan tiền hô đã được ngôn sứ Isaia loan báo cả hơn nửa thế kỉ về trước cho dân chúng, đang sống trong cảnh lưu đầy là cuộc giải thoát khỏi cảnh nô lệ đã gần đến. Ngôn sứ Isaia báo trước là người ta sẽ nghe thấy tiếng kêu trong hoang địa: Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Chúa; giữa đồng hoang, hãy làm một con đường cho ngay thẳng (Is 40:3). Thời đó giữa Ba-by-lon và Giêrusalem, chỉ có đường mòn cho lái buôn cưỡi lạc đà. Cho nên dân chúng được khuyến khích làm đường mòn rộng hơn, vì theo họ thì Đấng cứu thế sẽ đến với họ qua sa mạc.

Gioan tiền hô đến thực hiện lời ngôn sứ Isaia về việc dọn đường cho Đấng cứu thế. Gioan cắt nghĩa việc sửa đường cho Đấng cứu thế theo nghĩa thiêng liêng. Gioan bảo họ phải sửa đường cho ngay thẳng nghĩa là thanh tẩy tâm hồn bằng việc: Chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội (Mc 1:4).

Điều làm ta thắc mắc sơ khởi ở đây là tại sao lại rao giảng trong sa mạc? Tài liệu tình cờ được tìm thấy ở hoang địa Qumran và người ta tìm thấy dấu vết một tu viện Do thái thời Chúa Giêsu. Hội viên trong tu viện là tư tế, hay dân thường, không lập gia đình, sống khắc khổ, cầu nguyện và suy niệm hằng ngày và gom tài sản làm của chung theo lời tuyên thệ. Như vậy có thể ông Gioan tiền hô cũng thuộc nhóm này, rồi xuất hiện trong hoang địa để rao giảng.

Theo ý niệm Thánh kinh thì sa mạc có liên quan đến việc manh nha và bành trướng của đạo cũ, nghĩa là đạo Do thái. Chính trong sa mạc mà dân Do thái đã gặp được Chúa. Họ nghe tiếng Chúa gọi làm dân riêng và sửa soạn cho họ vai trò được chọn. Sa mạc là lối sống du mục của họ trong suốt bốn mươi năm trường trên đường tìm về đất hứa. Họ nhận thức được rằng họ được sinh tồn trong sa mạc là có bàn tay Giavê bảo vệ và nuôi dưỡng họ khi cần bằng manna, bằng chim cút, bằng nước do Giavê truyền cho Môsê dùng cây gậy đập vào đá cho nước trào ra. Trong sa mạc, họ được thử thách và sau cùng khi họ phản bội Chúa thì ngôn sứ Hôsê nhắc nhở cho họ là họ sẽ lại được đưa vào sa mạc để nghe Chúa nói với con tim họ (Hs 2:16). Như vậy thì đó là điều thích hợp để lời Chúa qua miệng Gioan tiền hô lại đến với họ trong sa mạc.

Trong Phúc hôm nay Gioan tiền hô sửa soạn cho Đấng Cứu thế đến bằng việc rao giảng phép rửa thống hối. Sứ mệnh của Gioan tiền hô thật là gay go. Trước hết ông ta phải sửa soạn cho sứ mệnh làm ngôn sứ bằng việc đi vào sa mạc để luyện chưởng linh thiêng bằng việc ăn chay cầu nguyện.

Điều thắc mắc thứ hai là ai sẽ vào sa mạc để nghe giảng, trừ khi giảng cho cào cào, châu chấu hay bọ cạp? Phúc âm hôm nay ghi lại là dân chúng từ các vùng làng mạc thôn xóm, cũng như từ Giêrusalem tuốn đến nghe Gioan giảng. Việc dân chúng tuốn đến, không những từ miền quê, mà còn từ đô thị để nghe Gioan trong sa mạc, chứng tỏ ông ta có sức lôi cuốn rất mãnh liệt. Không phải chỉ vì tò mò mà đến coi một nhân vật có vẻ kì dị trong cách ăn bận: ăn châu chấu, bận da thú vật (Mc 1:6). Dân chúng tuốn đến nghe ông giảng bởi vì lời rao giảng của ông có sức tác động làm thay đổi đời sống họ. Họ đáp lại sứ điệp thống hối bởi vì họ cảm thấy được lôi kéo vào thế giới thiêng liêng. Nghe giọng nói của nhân vật thủ vai Gioan tiền hô trong phim ảnh về cuộc đời Đấng Cứu thế, thấy tiếng ông ta cảnh giác dân chúng rống lên như con sư tử cái, trong thế nhảy chồm lên, rượt bắt mồi.

Sa mạc là nơi khô chồi, hoạ hiếm mới tìm được nước uống và sinh vật sồng. Trong sa mạc, người ta cảm thấy mình bé nhỏ, yếu thế, không có chỗ cho việc thỏa hiệp. Người ta phải làm quyết định nhanh chóng có liên hệ đến vấn đề sinh tử. Người ta phải lựa chọn giữa Thiên Chúa và chính mình. Như vậy vào sa mạc để nghe Gioan giảng có nghĩa là đối diện với chính mình, để hoán cải tâm hồn và sửa soạn đón chờ Đấng Cứu thế. Gioan nhận thức được sứ mệnh của ông là kêu gọi dân chúng ăn năn sám hối và chịu phép rửa. Dân chúng tuốn đến nghe ông bởi vì họ tin rằng ông rao giảng lời Chúa, chứ không thỏa hiệp, không nhắm làm vừa lòng, làm khoái tai người nghe. Vì thế khi nhận phép rửa thống hối, dân chúng cũng bắt đầu đổi mới đời sống.

Thắc mắc thứ ba là làm sao ta có thể bắt chước dân chúng trong Phúc âm, đi vào sa mặc để nghe sứ điệp sám hối, dọn đường cho Đấng cứu thế đến? Để gợi lên bầu khí sa mạc trong Thánh kinh, những trại huấn luyện huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể thường được tổ chức trong sa mạc hay trong rừng núi. Tên của mỗi khoá sa mạc được đặt theo ý niệm trong Thánh kinh như Sa mạc Ánh lửa, Lửa thiêng, Giêrusalem, Bêlem, Na-da-rét.. để khoá sinh dễ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa khi học hỏi về Thánh kinh giữa cảnh thiên nhiên. Vào rừng cũng như vào sa mạc người ta có cảm tưởng dễ gặp nguy hiểm như bị lạc, bị dã thú tấn công hay không tìm được thức ăn và nước uống. Do đó người ta dễ bám víu vào Đấng cầm giữ sinh mạng.

Đối với đa số giáo dân thì điều mà ta có thể làm là tạo nên bầu khí sa mạc trong tâm hồn là nơi chỉ có Chúa và mình hiện diện. Nói như vậy có nghĩa là ta cần tìm những giờ phút thanh vắng, đơn độc để ở một mình với Chúa, để lắng nghe tiếng Chúa trong sa mạc của tâm hồn, để có thể tự giác và thức tỉnh tâm hồn. Trong sa mạc, người ta dễ dàng làm quyết định phải theo đường nào, vì không có cây cối che lấp nhãn quan. Cũng vậy, trong sa mạc của tâm hồn, không bị ngoại cảnh chi phối, không bị nội cảnh lấn át, ta sẽ dễ dàng làm quyết định cho đời sống nội tâm. Đó là việc lựa chọn mà mỗi người phải làm trong Mùa vọng này.

Lòi cầu nguyện, xin ơn được gặp gỡ Chúa trong sa mạc của tâm hồn:

Lạy Chúa, Chúa hiện diện khắp mọi nơi.

Sa mạc, núi rừng, biển cả đều có Chúa ở đó.

Chính trong sa mạc mà dân Do thái gặp được Chúa.

Xin ban cho con một tâm hồn thanh tịnh,

để khỏi bị ngoại cảnh chi phối và nội cảnh lấn át.

Xin dạy con biết tạo bầu khí sa mạc trong tâm hồn:

đơn côi và cô tịch,

để con mời Chúa vào,

ở với con. Amen.

 

71.Thời cứu độ

Bước sang Chúa nhật thứ hai Mùa Vọng, sự chờ đợi hầu như không còn ở trong một tương lai mù mịt, nhưng đã được cảm nghiệm như đang ở trước mắt.

Thực vậy, bài đọc 1 là lời loan báo Chúa đến đầy phấn khởi hân hoan. Dân Chúa được kêu gọi bước vào giai đoạn mở đường cho Chúa, như người dân trong vùng được huy động dọn đường, mỗi khi có một nhân vật quan trọng đi qua. Thiên Chúa các ngươi đây rồi. Một lời hô như thế chỉ có thể làm cho các tâm hồn khao khát Đấng Cứu Thế hân hoan mừng rỡ. Đoạn Kinh Thánh còn đi xa hơn nữa, khi nhấn mạnh vào hậu quả của việc Chúa đến: Chấm dứt thời kỳ phục dịch, bắt đầu thời kỳ ân xá tội lỗi và dân Chúa sẽ được chính Chúa chăn dắt.

Dân Chúa đã từng phải sống trong cảnh nước mất nhà tan. Một phần lớn phải trải qua cuộc sống lưu đày nơi đất khách quê người. Những tâm hồn đào đức vẫn đưa ra mối quan hệ mật thiết giữa các tai ương và tội lỗi của dân. Thực vậy, dân Chúa gặp phải những khốn khồ là vì Chúa không còn dẫn dắt dân của Ngài, bởi những bất trung của họ. Do đó, thời cứu chuộc được mong đợi cũng là thời chấm dứt các tai ương hoạn nạn, vì Thiên Chúa đã chấp nhận trở lại hướng dẫn dân của Ngài.

Bài đọc 2 trích thư của thánh Phêrô Tông đồ, đặt trọng tâm vào việc giải quyết vấn nạn tại sao lại có sự chậm trễ trong việc Chúa lại đến? Theo thánh Phêrô, thì chúng ta không phải là người tính toán về ngày giờ Chúa lại đến, để rồi khi Ngài không đến vào ngày giờ chúng ta đã tính toán, thì chúng ta đâm nghi ngờ về lời hứa của Ngài.

Vấn đề trước tiên và căn bản đó là nhận ra ý nghĩa của thời gian chờ đợi hiện tại để có được một thái độ, một lối sống thích hợp. Theo thánh Phêrô, thời gian chờ đợi hiện tại là sự nhẫn nại của Thiên Chúa. Ngài muốn để mọi người có thời gian ăn năn đền tội và có thể sống trong sự thánh thiện. Như vậy, để trả lời cho vấn nạn về ngày Đức Kitô lại đến trong vinh quang, thánh Phêrô nhắc lại chiều kích quan trọng của đời sống đức tin: hướng về sự hoàn tất và hoạt động cho sự hoàn chỉnh, nghĩa là xây dựng trời mới và đất mới, nơi công lý ngự trị.

Đoạn Tin Mừng được đọc trong Chúa nhật thứ 2 Mùa Vọng đã tiếp nối những tư tưởng trên và cho thấy: Điều tiên tri loan báo đã thực sự xảy ra với sự xuất hiện của Đức Kitô. Đoạn Tin Mừng cũng đã lặp lại lời tiên báo củ Isaia về tiếng kêu trong hoang địa, về sự dọn đường cho Chúa. Nhưng Gioan, người trực tiếp dọn đường cho Chúa đã có đó và đang chỉ cho mọi người nhận biết Đấng Cứu Thế đã ở giữa họ rồi. Gioan tuy là người đến trước, nhưng thực ra lại trở thành người đi sau, vì chúng ta đang ở trong thời buổi của phép rửa bằng Thánh Thần, trong khi phép rửa của Gioan mới chỉ là phép rửa bằng nước.

Phần Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy Thiên Chúa đang thực hiện những gi Ngài đã hứa và mỗi người chúng ta đều được lôi cuốn vào công trình của Ngài. Nếu sự chờ đợi của dân Chúa thuở trước đã không uổng công, thì điều người kitô hữu đang chờ đợi trong hiện tại cũng sẽ đến. Đó là nền tảng cho một niềm tin, thế nhưng niềm tin đích thực phải có sức biến đổi cuộc sống của mỗi người chúng ta.

 

72.Chúa đến để giải thoát

Qua ba bài đọc hôm nay, lời Chúa mang đến cho chúng ta một niềm hy vọng là Ngài sẽ đến để giải thoát cho dân Ngài trong lịch sử và để tái tạo thế giới trong tương lai. Đồng thời còn vạch cho chúng ta đường lối của Ngài để chúng ta biết phải chuẩn bị như thế nào cho xứng hợp.

Trước hết, Thiên Chúa đã đến trong lịch sử. Như chúng ta đã biết dân Do Thái đã qua cuộc xuất hành đầu tiên khỏi Ai Cập, nhưng về sau họ còn phải trải qua những cuộc lưu đày khác và theo sau là những lần Chúa can thiệp. Tiên tri Isaia hôm nay loan báo cho họ biết là sắp có một cuộc xuất hành mới, khỏi ách thống trị của Babylon: Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá. Đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực, cánh tay Ngài sẽ thống trị. Ngài đến để dẫn dắt họ trở về quê hương các tổ phụ như người mục tử ẵm chiên con trên cánh tay mình và nhẹ tay dẫn dắt các chiên mẹ.

Hơn thế nữa Thiên Chúa đã đến qua Con của Ngài là Đức Kitô. Đức Kitô chính là sức mạnh của Thiên Chúa đến để giải thoát thế gian khỏi tội lỗi như lời Gioan Tiền Hô đã làm chứng: Đấng đến sau tôi nhưng quyền năng hơn tôi, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần. Người là mục tử nhân lành đến tìm kiếm những con chiên lạc.

Và sau cùng, Đức Kitô sẽ đến trong vinh quang. Ngài đã nói nhiều về ngày Ngài sẽ trở lại để phán xét thế gian. Thánh Phêrô đã nói đến thái độ của các tín hữu đầu tiên: Mong đợi ngày Chúa trở lại đến nỗi có người lầm tưởng là Ngài chậm trễ thi hành lời hứa của Ngài. Chắc chắn Ngài sẽ đến nhưng Ngài đã không xác định thời gian vì một ngày của Chúa như ngàn năm và ngàn năm như một ngày. Ngài chưa đến là do sự quan phòng, và vì Ngài nhẫn nại, muốn tất cả mọi người được cứu rỗi.

Thiên Chúa đến như là hậu quả cuộc chuẩn bị của con người. Ngài đã sai các tiên tri như tiếng kêu trong hoang địa loan báo dân Ngài hãy chuẩn bị để Ngài đến giải thoát. Thế nhưng, phải chuẩn bị ra làm sao?

Trước hết mọi người cần phải ăn năn sám hối, tiếp đến là hãy sống thánh thiện và đạo đức mong ngày Chúa đến. Sau cùng là hãy đem Tin Mừng đến cho người khác.

Một du khách rảo qua những danh lam thắng cảnh ở Thuỵ Sĩ, dừng lại trước một vườn hoa đẹp bao quanh một lâu đài, người làm vườn ra đón chào. Du khách hỏi: Cụ ở đây bao lâu rồi? Thưa 24 năm. Có lẽ chủ của cụ ít ở đây? Vâng, tôi chỉ mới gặp có bốn lần thôi, và lần cuối cùng cách đây đã 12 năm. Thế thì ai thưởng thức cảnh đẹp này mà cụ phải mất công chăm sóc kỹ càng như vậy. Thưa ông, tôi làm như chủ tôi đến hôm nay, ngay bây giờ. Ngoài ra, chính khi làm đẹp khu vườn cho chủ, vợ chồng tôi cũng được hưởng cảnh đẹp.

Lời Chúa hằng kêu gọi mọi người trong thế giới hôm nay. Chúng ta cần có thái độ lắng nghe, mở rộng tâm hồn để trở về với Chúa. Và có nhiệm vụ làm cho mọi người cũng biết từ bỏ tội lỗi mà trở về cùng Chúa.

 

73.Đường nào cho Chúa

Một gia đình công giáo nọ: hai vợ chồng trẻ và một đứa con. Chồng đi dạy, vợ mua bán ở ngoài chợ; đứa con tánh tình cũng tốt, học gần hết phổ thông. Công việc làm ăn xem ra thành đạt lắm. Đùng một cái, nghe nói chồng có vợ bé. Vợ buồn rầu một thời gian… cuối cùng xin ly dị. Sau đó, mạnh ai nấy sống! Đứa con theo mẹ vừa đi học vừa phụ bán sạp ngoài chợ. Công việc mua bán phát đạt lắm; lúc này mẹ con mua bán được, nên gần như không tới nhà thờ nữa: “chắp tay lạy Chúa Ba ngôi, cho con bán được con thôi nhà thờ.” Một chiều nọ, bà mẹ đi Honda lên tỉnh có việc làm ăn, nửa đường bị chóng mặt té xuống. Người ta vội vả đem tới nhà thương tỉnh, nhưng chưa đến nơi đã mất rồi…Thật ra theo người công giáo, chúng ta không nói bà mẹ này sẽ phải bị hư mất đời đời. Nhưng rõ ràng, lời thánh Gioan TG nhắc nhở: Người công giáo dọn đường thế nào chờ đón Chúa đến trong cuộc đời của mình đây? Rõ ràng bà mẹ câu chuyện trên, chưa có chẩn bị để sẵn sàng ra đón Chúa. Đây chính là đề tài mà chúng ta suy niệm chúa nhật hôm nay…

a/. Thánh Gioan là ai? Theo Kinh Thánh, thánh Gioan TG là con trai tư tế Zacaria và bà Isave. Ngài có bà con bạn dì với Chúa Giêsu, được ơn khỏi tội tổ tông ngay trong lòng mẹ, khi Mẹ Maria chào Bà Isave (Lc 1,36). Đức Mẹ vừa được thiên thần truyền tin sinh Đấng Cứu thế, Mẹ liền lên đường đi thăm Bà Isave, rồi ở lại phụ giúp cho Bà chị họ lúc sinh nở, vì bà chị mang thai lúc tuổi già. Thánh Gioan khi lớn lên được Thánh Thần hướng dẫn, đã vào hoang địa, miền Nam nước Do thái, sống ẩn dật, chay tịnh, ăn chấu chấu, uống mật ong rừng. Đến đầu năm 28 sCN, thánh nhân xuất hiện rao giảng và làm phép rửa chuẩn bị tâm hồn cho dân chúng đón mừng Đấng Cứu Thế và Nước Thiên Chúa. Thánh Gioan làm phép rửa tại vũng lội Bethabara, nơi góc con sông Giođan trước khi đổ vào Biển Chết. Qua năm sau, năm 29 sCN, Hêrôđê cướp vợ của anh mình, ông bị thánh Gioan đả kích dữ dội, nên ông đã bắt thánh Gioan tống ngục, dù nhà vua rất kính trọng thánh nhân. Sau đó, Hêrôđê đã cho chặt đầu thánh Gioan, do mưu mẹo trả thù của bà Hêrođiađê, vợ vua cướp lấy…Cách sống và lời rao giảng của Thánh Gioan, chứng tỏ ngài là vị đại tiên tri, nối kết Cựu ước và Tân Ước, Đấng được sai đi trước Đấng Cứu thế dọn đường cho Chúa...

b/. Cả các sách Cựu Ước lẫn Tân Ước đều xác định: Thiên Chúa sai Gioan Tẩy giả đi trước dọn đường: cho Đấng Cứu thế. Xh 23, 20: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, để dọn đường cho Con.” Is 40, 3: “Có tiếng người hô trong hoang địa, hãy dọn sẵng con đường của Chúa…” Mt 3, 3: “Có tiếng hô trong hoang địa, hãy dọn sẵn con đường cho Chúa…” Gn 1, 6: “Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan… Ông đến để làm chứng, để mọi người nhờ ông mà tin.”

Việc Đấng Cứu thế sẽ đến hiển nhiên được các tiên tri loan báo trong Cựu ước; vậy mà ngay cả việc thánh Gioan đi trước dẫn đường cũng đã được nói trước. Ngày hôm nay, với chúa nhật thứ hai mùa Vọng, Hội thánh muốn nhắc đến biến cố Gioan Tẩy giả đi trước mở đường cho Con Thiên Chúa, chính là để nhắc nhở mọi người kitô hữu chúng ta, phải biết tỉnh thức, phải biết đón chờ Đấng Cứu thế, vì bao nhiêu lần Người muốn đến với chúng ta, mà hình như ta chưa sẵn sàng đón nhận. Con Thiên Chúa muốn đến trong tâm hồn ta khi ta lãnh nhận bí tích rửa tội, bí tích Thêm sức, bí tích Thánh thể, vậy mà xem ra ta còn rất thờ ơ, nhiều khi lãnh nhận cách cho có cho rồi… Người còn đến nhiều lần qua các biến cố trong cuộc sống, vui buồn sướng khổ, qua các bệnh tật, qua cả những cái được mất của cuộc đời. Những khi đó, thực ra ta đã sẵn sàng tỉnh thức, chờ đón Chúa cở nào đây?

Một người mẹ công giáo mang thai sinh đôi với hai bé gái bụ bẫm. Khi hai em lên hơn một tuổi, bất ngờ, đứa em nhỏ mang bệnh tim bẫm sinh, cần phải phẩu thuật mới mong cứu được em. Bà mẹ rất lo buồn. Vì thuơng em, bà mẹ đi xin khấn nhiều nơi. Bà nói với Chúa: “lạy Chúa, xin lòng từ bi Chúa thương xót con của con. Thật ra con không có công trạng gì để đòi Chúa phải giúp đở con; con chỉ dựa vào Lòng Thương xót Chúa mà thôi. Nếu Chúa bằng lòng, xin Chúa cho con của con vượt qua ca mỗ bình an. Con sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách Chúa gởi đến cho con sau này….”

Thực tế sau này, bà ta bị ung thư nhưng hình như không chấp nhận đau khổ, không chấp nhận ý Chúa cho lắm. Thường tình ở đời, khi chúng ta cầu xin điều gì lợi ích cho mình, người ta sẽ khẩn nài để xin cho được; và khi được chấp thuận chúng ta vui mừng lắm; nhưng khi Chúa đòi mình phải trả lại cho Chúa điều nọ điều kia, người ta sẽ buồn sầu lắm, và ít khi vui lòng tuân theo.

c/. Gợi ý sống và chia sẻ:

Thiên Chúa đã sai thánh Gioan như sứ giả đi trước dọn đuờng, kêu gọi mọi người ăn năn sám hối sửa đổi đời sống, để đón chờ Con Thiên Chúa đến. Mùa Vọng năm nay, ta có muốn thực tâm sửa đổi đời sống mình không? Lời cảnh báo của thánh Gioan dành cho những người cứng lòng, lời đó có đánh động lòng mỗi người chúng ta không? Để đáp lại lời thánh Gioan kêu mời, ta có nghĩ rằng mùa Vọng ăm nay, mình phải khiêm tốn đến tòa cáo giải chân thành xưng thú tội lỗi, khiêm tốn sửa đổi đời sống không?

 

74.Dọn đường

Vào một buổi sáng Chúa nhật đẹp trời, Cordell, một con người bệnh tật và đau yếu, được mời đến nói chuyện tại câu lạc bộ dành cho những người khoẻ mạnh, giàu sang và gặt hái những thành công sáng chói. Anh đã mở đầu như sau: Tôi biết rằng tôi rất khác biệt với quý vị. Rồi anh trích dẫn lời thánh Phaolô: Nhưng nhờ ơn Chúa mà tôi được như thế này. Suốt 20 phút đồng hồ, anh đã nói về lòng nhân từ của Thiên Chúa được thể hiện trong đời sống của anh. Và rồi anh đã kết luận: Quý vị có thể thành công trong suốt cả cuộc đời và lợi nhuận hàng năm có thể lên tới hàng triệu đồng, nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà quý vị nhắm mắt buông tay giã từ cuộc sống và bị vùi sâu dưới lòng đất lạnh, thì quý vị sẽ chẳng khác tôi chút nào. Đó là giây phút mọi người chúng ta đều giống nhau. Tôi không cần tới những gì quý vị đang có trong cuộc sống, nhưng tôi chắc chắn rằng quý vị cần một điều mà tôi đang có đó là Đức Kitô.

Câu chuyện trên làm cho tôi thích thú, bởi vì nó rất thích hợp với bầu khí của mùa vọng. Nó mời gọi chúng ta thử kiểm điểm xem cái gì thực sự quan trọng đối với chúng ta? Cái gì chiếm địa vị ưu tiên trong cuộc sống? Và hơn nữa Đức Kitô giữ vai trò nào trong đời sống chúng ta? Trong giây phút này, Ngài có phải là thần tượng chiếm chỗ nhất trong con tim chúng ta hay không? Như trái đất xoay quanh mặt trời, thì liệu toàn bộ cuộc đời chúng ta có quy hướng về Ngài, có xoay quanh Ngài hay không?

Cũng trong chiều hướng ấy, phụng vụ lời Chúa hôm nay thôi thúc chúng ta hãy đặt lại vấn đề xem: Chúng ta đã đi đúng hay đi sai? Chúng ta đã đặt trọng tâm của cuộc sống vào đâu? Cũng như chúng ta đã xây dựng con người chúng ta trên nền tảng nào?

Tại Luân Đôn có một ngôi nhà nguyện được sử dụng để tưởng niệm những người dân đã bị thiệt mạng trong thành phố do máy bay oanh tạc thời đệ nhị thế chiến. Trong nhà nguyện có 4 cuốn sách lớn, ghi tên sáu ngàn nạn nhân. Mỗi ngày người ta mở một trang, và khi đọc những tên ấy, chúng ta không sao biết được nạn nhân là người nghèo hay giàu, da đen hay da trắng, già hay trẻ, đẹp hay xấu. Bởi vì lúc đó không còn một khác biệt nào nữa. Có chăng sự khác biệt duy nhất đó là bản chất con người mà cá nhân chúng ta đã tạo ra cho mình khi còn sống ở trần gian này. Và như thế, chúng ta phải làm gì nếu như đã không sống đúng với cách thức chúng ta phải sống. Chúng ta phải làm gì nếu như Đức Kitô thực sự đã không chiếm chỗ nhất trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta phải làm gì nếu như chúng ta chưa chuẩn bị để gặp gỡ Đức Kitô trong ngày sau hết.

Gioan Tiền Hô hôm nay đã đưa ra những việc cần phải làm ngay, đó là phải ăn năn sám hối, cải tà quy chính và làm lại cuộc đời, nghĩa là hãy dọn đường Chúa đến. Khi tôi là một em nhỏ thì thời gian như bò tới. Khi tôi là một thanh niên thì thời gian như đi tới. Khi tôi là một người trưởng thành thì thời gian như chạy tới. Khi tôi là một người già cả, thì thời gian như bay tới. Còn khi tôi cận kề với cái chết, thì tời gian như đã mất đi. Vậy chúng ta đã làm được những gì để đón mừng Chúa đến?

 

75.Chuẩn bị

Để đạt một giải thưởng thể thao ở Thế Vận Hội, vận động viên phải tập luyện nhiều năm, nếu không nói là tập làm quen với môn loại đó từ lúc thiếu thời mới mong đạt được huy chương cấp quốc tế nhưng cũng là danh dự chóng qua. Để đạt được phần thưởng lớn lao vĩnh cửu, chúng ta càng phải chuẩn bị nhiều hơn. Thiên Chúa sẵn sàng ban cho con người phần thưởng lớn lao, nhưng Ngài muốn con người đón nhận phần thưởng cách xứng đáng. Ngay từ bây giờ, chúng ta lo chăm sóc linh hồn, điều hướng cuộc sống đời này cho đúng đường lối Chúa. Chúa không đến muộn nhưng Chúa muốn chờ đợi mọi người chuẩn bị đón Chúa, không muốn ai phải hư mất.

Xưa kia, trước khi Chúa đến, Ngài sai Gioan Tẩy Giả dọn lòng dân Israel đón Chúa. Ngày nay, Chúa tiếp tục ban ơn và dạy chúng ta dọn lòng đón Chúa qua lời nhắc nhở của các linh mục, qua những biến cố của cuộc sống… các linh mục giúp chúng ta nhớ lời Chúa nói trong Kinh Thánh: hãy dọn lòng đón Chúa, sửa đổi, sống cho ngay thẳng. Chúa cũng nhắc chúng ta trong các biến cố của cuộc sống để chúng ta hướng lòng về Chúa và được gần Chúa hơn. Nhờ Bí tích Giải tội, chúng ta được thanh tẩy trong sạch, xứng đáng lãnh nhận các Bí tích khác nhất là Bí tích Thánh thể mỗi ngày. Và qua các Bí tích, Chúa ban dồi dào ơn phúc để chúng ta nên giống Chúa ngày một hơn, xứng đáng đứng vào hàng ngũ các thánh.

Chúng ta là con cái Chúa, chúng ta không thể để lòng mình mê muội trong những cám dỗ của thế gian như quá coi trọng tiền bạc, địa vị, kiến thức… nhưng luôn nhớ tới Chúa, nhận thức sự hiện diện của Chúa trong thế giới. Chúng ta sống thế nào cho phù hợp với ý Chúa, cho đẹp lòng Chúa và luôn vui mừng vì ơn cứu độ Chúa dành cho mỗi người chúng ta.

Trong việc chuẩn bị đón Chúa, chúng ta rất cần ơn Chúa Thánh Thần. Chúng ta hãy cầu xin với Ngài, năng nhớ tới Ngài, đừng để Ngài phải cô đơn. Chúng ta hãy biết thanh lặng mỗi ngày ít phút, để những lo toan, xô bồ của cuộc sống không làm chúng ta xa Chúa. Những công việc, vấn đề tiền bạc, địa vị, … chỉ là phương tiện cho chúng ta sống đạo. Chúng ta biết để các phương tiện trần thế qua một bên khi cầu nguyện, để lòng lắng nghe tiếng Chúa dạy bảo để đi đúng đường về nhà Cha của mình. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần sẽ bổ sức cho chúng ta trên con đường theo Chúa. Chúa thánh Thần dạy chúng ta biết sống đạo, và thực thi thánh ý Chúa cho bản thân mình. Đời chúng ta sẽ bớt khổ nhọc khi đi theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần vì ách của Chúa êm ái, gánh của Chúa nhẹ nhàng. Cái khổ của người có tâm hồn trông cậy sẽ khác với với cái khổ của những người không biết hy vọng. Có Chúa, dù có khó nhọc chúng ta vẫn cảm thấy bình an và hơn nữa, cảm thấy vui sướng vì được giống Chúa Kitô trong niềm tin vào lời hứa của Người.

Gioan lấy nước mà rửa cho người Do thái, còn chúng ta được tẩy rửa trong Chúa Thánh Thần. Do đó, mỗi ngày chúng ta càng trở nên giống Chúa hơn, quãng đại, vị tha hơn theo gương Chúa Giêsu. Chúng ta sẽ nên thánh nếu biết sống theo sự soi dẫn của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến rồi mà nhiều khi chúng con còn thờ ơ, còn mê muội trong những đam mê thú vui vật chất, chưa ý thức Chúa đang ngự trong lòng mình mỗi khi rước Chúa, chưa xứng đáng với tấm lòng ưu ái của Chúa. Trong mùa Vọng này, chúng con xin Chúa thêm sức cho chúng con biết sửa đổi, biết mở lòng ra đón nhận lời Chúa và sống xứng đáng với tình yêu Ngôi Hai giáng sinh vì nhân loại.

 

76.Dọn đường

Trong những trận lụt vừa qua, ai trong chúng ta cũng được nghe và được biết đến nhiều du khách trên đường đã bị tắt nghẹn, xe cộ không đi lại được. Do bởi đường đi bị sạt lở. Nhiều đoạn đường bị nước lũ tàn phá. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.

Thưa anh chị em, con đường thật quan trọng vì nó giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Và còn đón nhận được sự cứu trợ, nối liên lạc giữa người với người nữa và…

Anh chị em thấy đó, con đường vật lý mà chúng ta đã cần như vậy. Vậy con đường tâm lý ta còn cần như thế nào nữa đây?

Nếu con đường tâm lý bị hư hỏng thì cho dù có ở sát cạnh nhau, người ta cũng vẫn xa nhau. Giống như vậy, ta cần có con đường thiêng liêng thật tốt để đón Chúa đến. Thật ra Chúa đã đến từ lâu, nhưng ta chưa đón nhận được vì con đường thiêng liêng trong tâm hồn ta đã bị hư hỏng.

Tâm hồn ta có những đỉnh đồi kiêu ngạo luôn muốn nâng mình lên, luôn khoe khoang, không bao giờ chịu thua kém người khác. Tâm hồn ta có những ngọn núi tự ái cao ngất trời xanh, không bao giờ chịu nhận lỗi, không bao giờ chịu tha thứ. Tâm hồn ta có những hố sâu tham lam muốn chiếm đoạt tất cả, thu vén tất cả vào túi riêng. Tâm hồn ta có những hố sâu đam mê, những hố sâu dục vọng, những hố sâu chia rẽ… miệt mài đuổi theo danh, lợi, thú. Tâm hồn ta có những khúc quanh co của sự dối trá, không thành thật với Chúa, không thành thật với người khác và không thành thật với chính mình. Tâm hồn ta có những lượn sóng gồ ghề của những lời nói độc ác, tàn nhẫn. Tâm hồn ta gồ ghề vì thói lười biếng không chịu cố gắng thăng tiến bản thân. Tâm hồn ta gồ ghề vì những phê bình chỉ trích thiếu tính cách xây dựng.

Tất cả những ngọn đồi, những vực sâu, những khúc quanh co, những lượn sóng gồ ghề ấy ngăn chặn Chúa đến với ta. Thưa anh chị em. Hôm nay, Thánh Gio-an Tiền hô mời gọi ta hãy sửa chữa con đường thiêng liêng cho tốt đẹp để đón Chúa Giêsu đến. Hãy bạt đi thói kiêu căng tự mãn. Hãy bạt đi tính tự ái ngang ngạnh. Hãy lấp đi những hố sâu tham lam, chia rẽ, bất hoà. Hãy lấp đi những hố sâu đam mê, dục vọng. Hãy uốn thẳng lại những quanh co dối trá. Hãy uốn thẳng lại những khúc quanh giả hình. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề độc ác. Hãy san phẳng những lượn sóng gồ ghề nói hành nói xấu.

Đổi mới con đường thì dễ, nhưng đổi mới con đường tâm hồn không dễ chút nào. Ngoài cố gắng bản thân, Thánh Gio-an Tiền hô đề nghị cho ta 3 cách

Thứ nhất là vào sa mạc. Đây là nơi vắng vẻ giúp ta sống yên lặng. Trong yên lặng, ta dễ gặp gỡ Chúa. Một mình ta đối diện với Chúa. Trong thân mật, Chúa sẽ dạy ta biết Thánh Ý Chúa để ta thi hành. Sa mạc đây được hiểu là những giờ cầu nguyện riêng tư thân mật một mình ta với Chúa.

Thứ hai là mặc áo da thú. Mặc áo da thú có nghĩa là ăn mặc đơn sơ, không chải chuốt. Một tâm hồn mặc áo da thú là một tâm hồn biết sống thực với chính mình, biết nhìn nhận những yếu đuối lỗi lầm và xin Chúa tha thứ. Thái độ đơn sơ khiêm nhường như thế chính là khởi điểm để tiến lên trên con đường thánh đức.

Thứ ba là ăn châu chấu và mật ong rừng. Đây có ý nói về một đời sống khổ chế. Hãm dẹp những tính mê tật xấu, hạn chế những đòi hỏi của thân xác để bắt nó quy phục linh hồn. Giảm bớt những nhu cầu không cần thiết để bồi dưỡng đời sống tâm linh.

Thánh Gio-an Tiền hô đã sống theo 3 điểm này, nên Ngài đã trở thành người mở đường cho Đấng Cứu Thế. Nếu chúng ta biết áp dụng 3 cách này trong Mùa Vọng này, ta sẽ biến tâm hồn ta thành một con đường thẳng tắp cho Chúa Giáng Sinh ngự đến.

Lạy Chúa, xin cứu con khỏi mọi tội lỗi để con xứng đáng đón rước Chúa. Amen.

 

77.Con đường

Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước Con, để dọn đường cho Con đến”. (Mc 1,2)

Thông thường, trước khi tổ chức một chương trình trại, giao lưu, hay biểu diễn văn nghệ, cao hơn là chuyến viếng thăm của một nguyên thủ quốc gia chẳng hạn, ngoài việc thông báo cho nơi sắp đến biết thời gian và địa điểm, ban tổ chức còn cử một vài đại diện đến nơi để kiểm tra, hay để bàn kế hoạch chương trình. Công việc này có một cái tên rất “quân sự” là đi tiền trạm. Tính chất chương trình càng hệ trọng thì vấn đề đi tiền trạm càng cần thiết.

Có lẽ Mùa vọng nào chúng ta cũng nghe nói đến Gioan Tẩy Giả - một chuyên viên đi tiền trạm cho Đức Giêsu. Tuy nhiên công việc của Ông hơi khác một chúc. Ông không đến để kiểm tra sân bãi, tình hình an ninh, cũng chẳng dựng liều, phát thảo chương trình, mà Ông kêu gọi mọi người hãy tự chuẩn bị cho chính mình. “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối thẳng để Người đi”. Bởi vì, nhân vật sắp đến sẽ viếng thăm từng người một.

“Con đường” ở đây không là đại lộ rải nhựa, hay con đường quê lót ximăng, nhưng đó là tâm hồn của chính bản thân chúng ta và “dọn đường” ở đây chính là cải đổi đời sống, tâm hồn của mình.

Những ngày cuối năm, bà con ta hay dọn dẹp, tô sơn lại nhà cửa, tủ bàn… để đón năm mới. Vì ngày Tết sẽ có nhiều người đến thăm, nghèo thì ít ra phải cho sạch sẽ, gọn gàng. Thế, chúng ta đã chuẩn bị gì để đón Vua Giêsu đến với tâm hồn mình? Trong ta vẫn lổm chổm những ghanh đua, dối trá, nền nhà ta vẫn lồi lõm những hận thù, oán hờn. Ngõ Chúa vào nhà ta vẫn bề bộn nhưng biếng lười, nguội lạnh. Chúa đến Ngài sẽ đứng ở chỗ nào đây? Hay Ngài phải lầm lũi quay đi trong nỗi thương xót. Thương cho chúng ta dại dột khước từ Chúa, thương cho Thiên Chúa chẳng ai tiếp rước. Thiên Chúa, dẫu sao, cũng chẳng hại, chỉ tội cho chúng ta bỏ lỡ cơ hội “đổi đời” của mình.

Thiên Chúa đã chẳng ngại thân phận cao sang của mình cúi xuống ôm lấy con người tội lổi thấp hèn chúng ta. Ngài đã đi trước trong cái việc đặt mối liên lạc với con người. Ngài đã tạo nên con đường để đến với chúng ta. Thế nhưng, trong khi Ngài cố gắng bằng mọi cách để đến với thế giới này thì ngược lại chúng ta đã cố tình lãng quên hoặc phá bỏ con đường ấy. Chúng ta xây dựng nên nhiều con đường khang trang, đẹp đẽ. Nhưng không có đường nào để đến với Chúa hoặc để Chúa đến. Và rồi chính chúng, những con đường của tiền của, thú vui, danh vọng.. làm ngẽn lối ta đến với Chúa. Mà cũng đôi lúc ta đi đúng đường rồi mà cũng chẳng gặp được Chúa. Bởi vì chúng ta đi nhưng lòng chúng ta vẫn còn mãi mê với biết bao suy tư khác, thì làm sao có thời gian cho Chúa? Thật chua xót cho một Thiên Chúa đã dại dột yêu thương những con người vô tâm.

Giáo Hội một lần nữa dùng lại lời của Thánh Gioan Tẩy Giả để cảnh báo, mà cũng là để mời gọi nhân thế quay về. Bao nhiêu lần bỏ rơi Thiên Chúa đã quá mất mát. Bao nhiêu lần lạc đường đã quá đủ kinh nghiệm cho một lần trở lại.

Đức Giêsu đang đến thăm nhà chúng ta. Ngài vẩn kiên nhẫn chờ ta “quét dọn”. Đường đến với Ngài vẫn luôn rộng mở. Hãy đến với Ngài. Hãy nguyện cầu với Ngài. Hãy vui vẻ, hân hoan vì thời cơ khổ đã hết.

 

78.Biến đổi

Anh chị em thân mến.

Vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay là vấn đề giao thông. Rất nhiều công trình giao thông hiện đại đã được thực hiện trong thời gian qua, từ thành thị đến nông thôn đều có những công trình mới, những làng quê xa xôi hẻo lánh, giờ đây cũng được tiếp xúc với nền văn minh hiện đại là nhờ những công trình giao thông, nhờ những con đường thuận tiện và dể dàng. Nhưng niềm vui mừng còn đó, thì những khó khăn cũng liền theo; những con đường hiện đại nhưng lại kém phẩm chất, nhìn bên ngoài, nó tạo niềm vui cho con người một thời gian ngắn, nhưng mang lại những phiền toái và tai nạn thì rất nhiều. Những con đường tốt lành có chất lượng mang lại niềm vui và sự an toàn, còn những con đường kém phẩm chất thì thật là nguy hại.

Trong tâm tình của Mùa vọng, chúng ta vừa nghe lời kêu mời: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng…”. Dọn đường cho trống để không còn một cản trở hay một chướng ngại vật nào trên có thể gây nguy hiểm. Dọn đường để chuẩn bị những gì cần thiết trên đường, không có những gì bất ngờ xảy đến. Sửa đường Chúa cho ngay thẳng để người đi. Dọn cho trống mới thấy được những gì cần phải sửa, phải thay đỗi và mạnh dạng thi hành thì con đường mới nên hoàn hảo. Sửa chửa tận căn để có con đường thật sự có giá trị vững bền, cái giá trị không cần ai biết đến, nhưng khi Thiên Chúa cần dùng thì nó bảo đảm được chất lượng và giá trị cần thiết. Như thế mới là con đường thật sự cho Chúa đến, con đường mà Gioan Tẩy Giả kêu mời mọi người.

Lời kêu mời của vị Tiền hô đã vang lên hơn 2000 năm qua. Hôm nay một lần nữa lại vang lên như tiếng kêu trong sa mạc vô vọng. Ngày xưa tiếng kêu trong sa mạc, đã được mọi người đáp ứng và chạy đến tỏ lòng ăn năn sám hối. Nhưng ngày nay một lần nữa tiếng kêu mời đó vang lên rồi lại đi vào quên lãng như bao lần khác nữa sao?

Mỗi người trong chúng nhìn lại xem: đã bao Mùa Vọng đến trong cuộc đời, đã bao lần lời kêu mời của vị tiền hô vang lên, và cũng đã bao lần như thế nó lại qua đi mà không để lại một chút ấn tượng gì trong ta, vì chỉ là tiếng kêu trong sa mạc.

Nhìn lại chính mình: chúng ta vẫn ngồi yên bất động trong cuộc sống hiện tại. Bản thân không có gì thay đổi, vẫn những toan tính, những suy nghĩ, những hành động, những sự nóng vội, những câu nói bất cẩn và không bao giờ chú ý đến những người chung quanh đang cần gì. Biết bao nhiêu lý do của hoàn cảnh làm cho đời sống của mình bị cuốn đi không thể nào dừng lại được. Hiện tại chúng ta không biết mình đang đi về đâu, vì khả năng nghe và nhìn không còn nữa. Hay chúng ta cũng đang đỗi mới để cho mọi người nhìn thấy, qua những cử chỉ bên ngoài như là hưởng ứng phong trào cho vui. Hoặc là lời kêu mời vẫn vang lên, nhưng là lời để cho người khác, còn chính bản thân mình không cần thiết, vì mình tự cảm thấy đã an toàn, và bằng lòng với những gì của hiện tại.

Những người của ngày xưa, họ biết cần phải sám hối, cần thay đổi, nên họ từ khắp nơi mà đến với lời kêu mời. Còn chúng ta những người của thời hiện đại, không lẽ lại phải nghe và thực hiện những gì của ngày xưa sao? Vậy thì làm sao tiến được? Mặc dù những lời của ngày xưa, nhưng nó vẫn còn là vấn đề thời sự và rất hiện đại.

Nếu chúng ta nghe lời kêu mời và nhìn thấy được những sai lầm của mình trong cuộc sống, dám can đảm từ bỏ những gì không đúng, không phải để biết làm lại cho tốt hơn, khi đó giá trị cuộc đời đang đổi mới và được nâng cao cho bản thân chúng ta.

Nếu chúng ta biết lắng nghe, mà nhìn thấy những yếu đuối, những thiếu sót của cuộc sống, để can đảm hơn, siêng năng hơn, làm tốt những gì cần phải làm, khi đó con đường cuộc sống của bản thân đang được sửa đỗi. Như thế lời mời gọi của năm xưa vẫn còn có giá trị. Như thế Chúa có thể đến được với chúng ta mà không bị một chướng ngại nào ngăn cản. Như thế, một lần nữa Mùa Vọng đến với chúng ta mang một chất lượng có giá trị thật sự. Tiếng kêu của vị tiền hô không còn là tiếng kêu trong sa mạc vô vọng, mà là tiếng kêu đã có lời đáp.

Chúng ta cùng nhau cầu cầu xin Chúa cho mỗi người biết lắng nghe Lời Chúa và can đảm thi hành theo những gì chúng ta lắng nghe.

 

79.Cất lời rao giảng

Một trong những sứ mạng chính yếu của Giáo hội là rao giảng: rao giảng về Thiên Chúa cho con người, nhất là rao giảng về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa cho những ai đang kiếm tìm và khao khát Thiên Chúa.

Thế giới ngày nay dễ làm cho con người lao mình vào việc hưởng thụ và quên mất Thiên Chúa. vì thế, nhiệm vụ rao giảng lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhưng nhiệm vụ rao giảng là của ai? Họ cần được trang bị những gì và rao giảng điều gì? Tin mừng hôm nay cho chúng ta một cái nhìn chuẩn mực trong vấn đề rao giảng.

1. Ai có nhiệm vụ rao giảng?

Rao giảng về Thiên Chúa, về ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người là nhiệm vụ của mọi tín hữu Chúa Kitô. Mọi thành phần Dân Chúa đều có bổn phận tham gia vào việc rao giảng này, dù rằng các Linh mục, tu sĩ, giáo lý viên có trách nhiệm đặc biệt hơn trong vấn đề này.

Có nhiều cách thế rao giảng khác nhau. Chúng ta có thể rao giảng về Thiên Chúa cho con người bằng lời nói, bằng những phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng lời rao giảng hùng hồn nhất vẫn là đời sống chứng nhân của từng người chúng ta.

An là một học sinh tiểu học bán trú và là một người Công giáo rất ngoan đạo vì em được giáo dục đức tin từ thưở bé. Chuyện xảy ra là trong một giờ ăn trưa, khi các bạn bè của An ngồi vào bàn ăn và ăn ngay những thức ăn được dọn sẵn. Còn An thì chậm rãi là dấu Thánh giá và thì thầm trong miệng lời kinh Lạy Cha mà em vẫn được dạy đọc trước mỗi giờ ăn. Các bạn bè của An nhìn An một cách tò mò và tỏ vẻ khó chịu. Thế rồi có một đứa bạn của An chạy đến chỗ thầy giáo đang dùng cơm ở phòng kế bên và nói: "Thầy ơi, bạn An đọc thần chú trước bữa ăn đó thầy". Chờ các học trò ăn xong, thầy giáo gọi An lên hỏi xem em đã làm gì. An bình thản trả lời: "Em chỉ làm dấu thánh giá và đọc kinh Lạy Cha để cám ơn Chúa đã ban cho em bữa ăn thôi". Thầy giáo cố nén vẻ xúc động và chân thành nói: "An à, em tốt lắm. Em là người can đảm. Em làm cho thầy cảm thấy mình thật xấu hổ, vì thầy cũng là người Công giáo, nhưng thầy chỉ đọc kinh khi ở một mình. Còn khi có ai, thầy cảm thấy mắc cỡ nên không đọc. Từ nay, thầy sẽ noi theo gương của em để tuyên xưng niềm tin của mình". Câu chuyện rất đơn sơ nhưng thật cảm động. An đã là một cử chỉ rất thiết thực để rao giảng về Chúa Kitô cho người khác và cho những ai còn non kém về niềm tin của họ.

2. Người rao giảng về Chúa cần phải được trang bị những gì?

Chắc chắn một điều là chúng ta không thể cho những gì chúng ta không có. Vì thế, người rao giảng về Chúa thì cần phải có Chúa trong lòng mình, có đức tin vào Chúa thật vững vàng... người rao giảng cần có những cảm nghiệm riêng tư về Chúa, như cảm nghiệm được rõ ràng bàn tay của Chúa đang hành động trên cuộc đời mình, trong vũ trụ, cảm nghiệm được Chúa yêu thương mình cách lạ lùng... Họ cũng cần phải có đời sống gương mẫu: sống khiêm tốn, chân thành, thanh thoát, thương người, siêng năng cầu nguyện...Thánh Gioan Tẩy giả là một mẫu mực về đời sống gương mẫu này để chúng ta học đòi bắt chước.

3. Rao giảng những gì?

Thánh Gioan Tẩy giả nói về Chúa Giêsu với tất cả tất lòng kính trọng và khiêm hạ của ông để giúp người ta nhận biết về Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Thánh Gioan chấp nhận xoá mình đi để làm cho Chúa Giêsu nổi bật lên và lớn lên trong cuộc đời của ngài, như lời ngài đã nói: " Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại" Gioan tẩy giả đã qui hướng mọi vinh quang, danh dự và thành công về Chúa Giêsu. Ngài đã khiêm hạ tột cùng khi nói: "Tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người".

Rao giảng về Thiên Chúa đích thực là giúp người khác nhận ra Thiên Chúa quyền năng nhưng rất yêu thương con người, là tìm mọi phương thế để đưa người ta đến với Chúa và quên đi chính mình. Rao giảng là giúp người khác Chúa nhận biết thân phận đích thực của mình, giúp họ sám hối, cải thiện đời sống và hướng lòng về Thiên Chúa.

Noi gương thánh Gioan tẩy giả, chúng ta cần phải ý thức sứ mạng và ơn gọi của mình trong cuộc đời này. Vậy chúng ta hãy biết dùng những phương tiện và khả năng Chúa ban để giúp đỡ Giáo hội trong sứ mạng rao giảng về Chúa cho con người. Chúng ta hãy dùng chính cuộc sống của mình để biến nó thành lời rao giảng sống động về Thiên Chúa cho con người. Muốn thế, chúng ta cần phải biết sống hy sinh trong những chuyện thường ngày; biết sống nhường nhịn nhau, không tham lam, tranh chấp, không nói xấu người khác, nhưng tập nghĩ tốt và nói tốt về người khác. Chúng ta cần tập sống cho đi nhất là cho những ai đang cần đến sự trợ giúp của chúng ta.

Xin Chúa giúp chúng ta biết noi gương thánh Gioan Tẩy giả để nhiệt thành trong vai trò và sứ mạng rao giảng của mình để Chúa được lớn lên trong cuộc đời của từng người Kitô hữu chúng ta. Amen.

 

80.Dọn đường

Ngày nay, người ta có thể đến gần với nhau hơn nhờ Khoa học kỹ thuật đã phát triển ngành giao thông. Đường xá ngày càng mở rộng, từ thành thị đến thôn quê. Nhờ đó người ta có thể đi lại dễ dàng và việc liên lạc không còn là vấn đề khó khăn nữa.

Trong tâm tình sống Mùa Vọng, thời điểm mà Giáo Hội mời gọi người Kitô hữu dọn lòng mừng Chúa đến, chúng ta vừa được kêu mời: "hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".

Đường đi cần phải dọn cho trống trãi để giao thông được thuận lợi.Sửa đường cho ngay thẳng để người ta đi lại được dễ dàng.

Ngôn sứ Isaia cho biết mục đích của việc dọn đường và sửa đường là để cho Chúa đến. Con đường được đề cập ở đây là tâm hồn của con người, cụ thể là người Kitô hữu chúng ta. Người Kitô hữu được mời gọi dọn lòng mình chuẩn bị cho Chúa ngự đến.

Nếu nhìn lại kỹ hơn trong lòng mình, ta sẽ nhận thấy có những con đường khác nhau: Con đường u tối: do lòng mình còn sống trong tội lỗi Con đường bị cỏ dại mọc bít lối: vướng mắc đủ thứ tội nặng nhẹ, khô khan việc đạo đức. Con đường gồ ghề quanh co: do lọc lừa gian dối, hiềm thù...

Vì thế, hưởng ứng lời kêu gọi của Isaia, ta hãy mở lòng ra, nhìn lại để dọn lòng mình cho sạch sẽ,.... lấp ổ gà bằng lòng bao dung, tha thứ yêu thương, hãy sửa những quanh co, lọc lừa, gian dối, hiềm thù, bằng lòng khiêm nhượng, yêu thương chân thành.

Đọc bài Tin Mừng hôm nay ta còn thấy hình ảnh của Gioan Tiền Hô, một nhân chứng sống động cho việc dọn đường cho Chúa.

Về việc ăn uống: Ông ăn châu chấu và uống mật ong rừng: một hình ảnh gợi cho chúng ta thấy con người này hoàn tòan sống hài hòa với thiên nhiên, theo thiên nhiên

Về thái độ sống: khiêm nhượng, nhìn nhận sự hèn kém của mình, nổ lực làm hết mình vì Đấng đến sau mình. Ông là mẫu gương sống phục vụ vì Chúa Kitô.

Kêu gọi: sám hối bao gồm nhận biết tội mình, hối tiếc vì đã phạm tội và trông cậy vào ơn Chúa giúp mình sửa đổi.

Những người của ngày xưa đã biết sám hối, nên đã đến lãnh phép rửa của Gioan. Còn chúng ta thì sao?

Hằng ngày, chúng ta có những thời gian, cơ hội để sám hối như những thời gian ta cầu nguyện: sáng, trưa, và trước khi nghỉ đêm. Việc sám hối này đồng thời với việc cảm tạ hồng ân Chúa thương ban cho ta từng phút giây trong cuộc sống. Nhìn lại, cảm ta và định hướng cho cuộc sống mới, cuộc sống có Chúa, cuộc sống có niềm tin, bình an, hy vọng...

Hãy nhìn lại bản thân mình, biết lắng nghe Lời Chúa, khiêm tốn nhìn nhận mình yếu đuối, để dọn lòng mừng Chúa đến, tạo cho mình con đường để Chuá đến với ta.

 

81.Dọn đường Chúa đến

Hãy dọn đường Chúa đến, đây là một hình ảnh khá quen thuộc của thế giới đông phương thời xưa. Thực vậy, đường sá lúc bấy giờ đâu có trơn tru phẳng lì như những xa lộ hiện đại. Đường thì gập ghềnh, có chỗ trũng có chỗ cao. Mỗi lần viên chức cao cấp đi qua, dân trong vùng lân cận đều được huy động đi dọn đường, bạt chỗ cao lấp đầy chỗ trũng, làm cho thẳng những khúc quanh co.

Lời kêu gọi dọn đường đặt chúng ta vào trong một bầu khí rộn ràng, nhộn nhịp của việc chuẩn bị đón mừng Chúa đến. Thế nhưng Ngài đã không đến như một viên chức cao cấp. Ngài đã chẳng ngại đêm tối hay nhờm gớm mùi hôi hám của một chuồng bò. Ngài chấp nhận cái nóng bỏng chân của con đường ngang qua sa mạc. Ngài yêu thích những con đường gồ ghề dẫn tới biển để gặp các môn đệ, những con đường dẫn lên núi để ở giữa đám đông, rao giảng Tin mừng cho ho, những con đường ngang qua những cánh đồng để đi tìm những con chiên lạc.

Ngài đã đi con đường dẫn tới núi Sọ với cây thập giá trên vai với sức nặng của những lời chế diễu và chửi bới… Ngài đã chấp nhận một cuộc sống không có lấy một hòn đá gối đầu và một cái chết không mảnh vải che thân, bị treo lơ lửng giữa trời và đất. Một con người như thế đâu cần ai dọn đường…

Chúng ta có thể trang hoàng thánh đường một cách lộng lẫy, những hang đá đẹp đẽ, tập những bài hát du dương, nhưng tất cả là để cho chúng ta, những kẻ khó chấp nhận Tin mừng của sự nghèo túng, Tin mừng của những cái bình thường.

Riêng Chúa, Ngài vẫn muốn đi trên những con đường dẫn tới lòng người, dẫn tới trái tim. Và như thế, dọn đường Chúa đến có nghĩa là dọn lòng mình để đón nhận Chúa cùng với Tin mừng cứu độ của Ngài.

Chúng ta đừng vội nghĩ ngay đến việc xưng tội, mặc dù chúng ta đọc thấy trong Tin mừng: Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuốn đến cùng Gioan Tẩy giả thú nhận tội lỗi và chịu phép rửa trong sông Giócđan. Xưng tội thì có xưng, nhưng họ lại không đón nhận Ngài khi Ngài đến. Và không chỉ có vậy, hơn thế nữa, họ còn hò hét đòi thủ tiêu Ngài. Họ xưng tội nhưng lại khóa chặt cửa lòng đối với Tin mừng Phúc âm. Họ đã không nhận ra Ngài là gì đối với sự cứu thoát của họ và họ đã ngại đi vào con đường cứu thoát mà Ngài đã vạch ra. Con đường có quá nhiều chông gai, bấp bênh và nguy hiểm. Con đường đòi buộc chúng ta phải cởi bỏ tất cả những gì mình đang chiếm hữu như một bảo đảm cho sự sống để đón nhận cái mới, đó là sự hiện diện của Con Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta.

Dọn đường như thế có nghĩa là dọn lòng, là cởi bỏ những định kiến, những ích kỷ, những tính toán, lấy chính cái tôi làm tiêu chuẩn, những quyền lợi có thể là mang dáng dấp thiêng liêng, nhưng lại chẳng có chút dấu vết gì của Tin mừng, là cởi bỏ những ràng buộc để chúng ta có thể tự do đón nhận giáo huấn của Chúa. Bởi vì, giáo huấn của Chúa chính là con đường dẫn chúng ta tới sự giải thoát.

 

82.Chúng ta đợi chờ

Truyện cổ Đông Phương kể về một con cá con bơi dọc theo bờ sông. Cạnh bờ sông, ông giáo đang dạy khoa học cho các học trò đang quây quanh ông. Thày giáo giảng: "Nước tuyệt đối cần thiết cho sự sống. Không có nước trong một tuần lễ chúng ta sẽ chết." Một con cá con nghe vậy liền tự nghĩ: "Trời! Nếu nhà khoa học đó nói đúng, tôi phải đi tìm cái mà người ta gọi là nước đó, nếu không tìm được mấy ngày nữa tôi sẽ chết." Nó hỏi mọi con cá khác nó gặp có biết nước là gì không, nhưng không ai trả lời cho nó. Họ chỉ biết để ý đến tìm của ăn nuôi sống. Nhiều con cá còn cho nó là dại gì mà nghĩ những chuyện đâu đâu. Nó tiếp tục đợi chờ đi tìm cái gọi là nước. Rồi một hôm nó cố hỏi con cá lớn tuổi, có phần khôn ngoan: "Làm ơn chỉ cho tôi cái chất mà người ta gọi là nước là gì và tìm đâu ra nó?" Con cá lớn trả lời: "Nước hả! Mày đang ở trong đó, mày sinh ra và lớn lên trong đó. Nước bao quanh mày và mày cứ ngụp lặn, hút lấy nó thì mày sống được." Con cá đang sống trong nước mà nó không nhận ra. Cũng thế, chúng ta đang sống trong sự hiện diện của Chúa mà chúng ta không nhận ra Ngài.

Thời gian đã đến, Thiên Chúa thể hiện công trình cứu chuộc. Ngài đã không kiến tạo một thế giới khác, xứng đáng đón nhận sự viếng thăm của Ngài. Ngài đã đến trong thế giới con người, những người đang mong mỏi chờ đợi Ngài đến. Hầu hết những người Do Thái, không sống đúng với việc nghinh đón Đấng Thiên Sai, đã quên đi việc chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế. Nhiều lần trong Cựu Ước, con cái Israen đã bước theo những thần tượng khác.

Trong biến cố Giáng Sinh, Tình yêu Thiên Chúa đi vào sự hiện hữu của con người. Nơi Chúa Kitô, Thiên Chúa được khám phá ngay trong cuộc sống thường ngày của con người.

Đối với hầu hết chúng ta, không ai là tầm thường khi là một phần tử của gia đình. Thông thường, sự quen thuộc gây nên mãn nguyện, coi thường. Điều đó đúng khi không biết tìm mới lạ trong thường ngày. Đây chính là bí mật của Phúc Âm được khám phá do những người vợ, người chồng, người anh, người em, những người bạn. Thật đẹp biết bao có những gia đình, những tình bạn mà tình yêu luôn đầm thắm. Nhưng điều đó hiếm hoi quá.

Chúng ta giống như các trẻ em sáng thứ Bảy muốn có những cuộc giải trí hào hứng. Tuy nhiên, tiến trình làm phong phú sự liên hệ tình người không phải là cuộc giải trí nhưng là dấn thân. Chúng ta nghe có những gia đình mất đi những thích thú. Họ thấy nhạt chán. Từ trước đến giờ, họ trở đi trở lại cũng một trò cười, những thói quen, những phàn nàn. Họ nghĩ đến một liên hệ mới để có thể tìm vui hứng. Thật đáng buồn.

Nơi Chúa Kitô, Chúa tự ngụp sâu vào tình trạng con người. Thực tại của con người, của mỗi người thì vô tận. Mỗi người là một mầu nhiệm đối với những người khác: Mầu nhiệm vui và buồn, mầu nhiệm của nước mắt và hy vọng, mầu nhiệm của đau đớn và hoan lạc. Chúng ta là mầu nhiệm đối với chính chúng ta. Thánh Phaolô nói: "Chỉ trong Nước Chúa, chúng ta sẽ thấy chúng ta như Chúa thấy chúng ta." Cho đến ngày đó, chúng ta vẫn còn thám hiểm.

Một trong những mầu nhiệm cao cả của Đức Tin là Ơn Thánh Chúa cống hiến chúng ta sự sống mới mà chúng ta đang mong đợi và Chúa đang đợi chúng ta đáp trả. Ngài không áp lực. Ngài không đánh tráo. Ngài chờ đợi! Còn chúng ta, chúng ta không hiểu được "Chúa ở đâu?" "Ngài ẩn trốn?" hay "Ngài bỏ rơi?" Thật ra, Chúa ở đó và chờ đợi. Chúng ta phải đáp trả mới nhận ra sự hiện diện của Ngài. Chúng ta phải có ý sử dụng sự sống mới Ngài tặng ban, nếu không, việc tặng ban sẽ vô ích. Chúng ta phải có ý bước theo con đường của Ngài.

Thánh Mátcô nói: "Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa thống hối." Nói cách khác, Đấng Thiên Sai quí vị đang mong chờ đang hiện diện. Đây là lúc cần thay đổi. Gioan không công bố, "Đức Kitô sắp đến." Ngài rao giảng phép rửa thống hối; ngài kêu gọi một sự đáp ứng.

Trong cuốn tiểu thuyết The Shoes of the Fisherman, có câu rất hay: "Cái giá phải trả để thành một con người hoàn toàn quá đắt đến nỗi ít người có hứng hay có can đảm để trả nó." Lúc này chúng ta có thể quyết sống một đời sống mới. Chúng ta quyết chí thành một người hoàn toàn. Chúng ta đón nhận ơn soi sáng nhận ra Chúa hiện diện trong ta và can đảm sống cuộc sống mới.

Chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, Ngài hỏi chúng ta có muốn một đời sống mới không? Giáng Sinh nói cho chúng ta rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài tự hạ mình hiện diện trong cuộc sống nhân loại. Ngài chờ chúng ta khám phá ra Ngài. Chúng ta sẽ không thể nhận ra Ngài nếu chúng ta không nhận ra Ngài trong người chồng, người vợ, người cha, người mẹ, các con, bạn bè, người khách lạ, hay kẻ thù. Giáng Sinh không những để mừng vui, Giáng Sinh mời gọi khám phá, khám phá ra sự hiện diện của Chúa Giêsu.

 

83.Gioan Tiền Hô

Tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giầy cho Ngài.

So sánh với Chúa Giêsu, Gioan nhận ra mình thật kém cỏi, kém cỏi đến nỗi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giầy. Kém cỏi đến nỗi không xứng đáng xách dép cho Ngài.

Chúng ta tưởng rằng Gioan hạ mình và khiêm tốn, nhưng không phải là như thế. Gioan không hạ mình và cũng chẳng khiêm tốn, nhưng ông chỉ nói lên một sự thật, một sự thật 100%.

So sánh với chúng ta, Gioan trổi vượt hơn nhiều, bởi vì ông được toàn thể dân chúng trọng kính, kéo đến nghe giảng và chịu phép sám hối. Nhưng so sánh với Chúa Giêsu, ông thật kém xa và kém rất xa vì dù sao ông cũng chỉ là loài người, ông cũng chỉ là một tạo vật.

Trong khi đó, Đức Kitô là Thiên Chúa, là Chúa của Gioan và là chủ tể của mọi loài. So sánh với Chúa Giêsu, Gioan chỉ là một giọt nước giữa lòng biển cả mênh mông, chỉ là một cây nhỏ trong thửa rừng bát ngát, chỉ là một hạt cát chốn sa mạc bao la.

Từ mẫu gương của Gioan chúng ta hãy đi vào lãnh vực bản thân và hãy thú nhận mình hèn kém, hèn kém mọi đàng.

Thực vậy, tự bản chất chúng ta chẳng là gì cả. So sánh với người này người kia, có thể chúng ta giàu sang hơn, chúng ta tài giỏi hơn, chúng ta thế lực hơn, chúng ta nhan sắc hơn. Tuy nhiên chúng ta có nên dựa vào mấy cái hơn đó mà vênh vang tự đắc hay không?

Về giàu sang ư?

Hẳn rằng ai cũng đã rõ, tiền bạc và của cải không phải là yếu tố chính yếu đem lại hạnh phúc. Hơn thế nữa, nó cũng không ở cùng chúng ta luôn mãi, có thể chỉ vì một biến động mà chúng ta sẽ trắng tay, như tục ngữ đã bảo:

- Bừng con mắt dậy thấy mình tay không.

Về tài giỏi ư?

Cái chúng ta biết chỉ là một, còn cái chúng ta không biết thì từng ngàn từng vạn. Jules Simon đã nói:

- Chỉ có kẻ ngu mới tin rằng mình biết mọi sự.

Người ta hỏi một nhà bác học nọ:

- Chính phủ trả lương cho ông, mà sao mỗi lần hỏi sự gì thì ông lại trả lời là không biết.

Nhà bác học nói:

- Chính phủ trả lươngcho tôi vì cái tôi biết. Song nếu phải trả lương cho tôi vì cái tôi không biết, thì cả kho bạc chính phủ cũng chẳng đủ để trả lương.

Về thế lực ư?

Có những người một thời hét ra lửa, thế mà, sau cùng lại bị tù tội. Cảnh thăng trầm, lên voi xuống chó, chẳng phải là chuyện bình thường trong sinh hoạt của con người đó sao?

Về nhan sắc ư?

Chỉ một cơn sốt trên bốn mươi độ, thì con người còn gì là nhan sắc.

Tại Hollywood, kinh đô điện ảnh của thế giới, có một nhà hưu dưỡng dành cho những ngôi sao màn bạc, khi trẻ được ngưỡng mộ, nhưng bây giờ, họ vừa già lại vừa nghèo nên đã bị bỏ rơi và chìm vào quên lãng. Chính phủ cung cấp tiền nuôi dưỡng. Từ ngày mồng một tháng giêng đến hết ngày ba mươi tháng chạp, những bóng người lui tới thăm hỏi họ thật là ít ỏi.

Như trên đã xác quyết: Những cái chúng ta có thì chẳng là mấy. Hơn thế nữa, chúng ta chỉ là những người quản lý chứ không phải là những ông chủ. Mặc dù so sánh, chúng ta có thể hơn thật, nhưng tự bản chất chúng ta chỉ là những người quản lý. Như vậy có chi đáng cho chúng ta khoe khoang, vênh vang và tự đắc.

Quản lý càng nhiều, thì càng bận rộn, càng phải mang lấy trách nhiệm, bởi vì không sớm thì muộn chủ sẽ hạch hỏi và đòi chúng ta tính sổ quản lý.

Copernic là một nhà thiên văn nổi tiếng. Sự nghiệp của ông trong lãnh vực này thật lớn lao. Thế nhưng, ông không bao giờ tự phụ, trái lại ông sống rất khiêm tốn. Càng thông minh, ông càng nhận thấy mình bé nhỏ. Khi gần qua đời, ông xin khắc trên mộ bia của ông những hàng chữ như sau:

- Lạy Chúa, con không dám xin ơn trở lại như thánh Phaolô, cũng chẳng dám yêu cầu được sự tha thứ như thánh Phêrô, con chỉ xin Chúa thương con như đã thương kẻ trộm lành mà thôi.

Để kết luận, tôi xin mượn lời cầu nguyện của thánh Augustinô:

- Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con.

Biết Chúa để con yêu mến Chúa nhiều hơn. Biết con để con ăn năn sám hối, sửa đổi những sai lỗi mà thăng tiến bản thân, đổi mới cuộc đời.

 

84.Dọn lòng

Nhân vật Gioan Tẩy Giả thật đặc biệt, ông là vị ngôn sứ sống vừa cả thời cựu ước lẫn tân ước, sứ mạng được chỉ rõ trong lời sấm: "Có tiếng kêu trong hoang địa" và trong lời tuyên bố: "Gioan đến làm phép rửa trong hoang địa". Ông được sai đi "dọn đường Chúa, nắn thẳng lối Ngài đi" bằng cách "kêu gọi ăn năn để được tha tội".. Phép rửa của ông diễn tả sự ăn năn của người lãnh nhận và để ý đến việc tha tội. Kêu gọi ăn năn để đón chờ Chúa đúng là công tác của một sứ giả dọn đường, vì người Do Thái ngoan đạo đều tin rằng Đấng Messia chỉ đến khi dân người từ bỏ tội lỗi.

Ngày nay cũng thế, sự ăn năn thật tâm phải có trước rồi mới lĩnh nhận được những ơn phúc mà Chúa sẵn lòng ban cho kẻ tin nhận Ngài. Sự thành công của Gioan được tả rõ: "cả miền Giuđê và dân thủ đô đến với ông để lãnh phép rửa". Dĩ nhiên có nhiều người không đến, nhất là các vị có quyền chức đạo đời...Nhưng Marco cho thấy hưởng ứng của dân chúng với phong trào phục hưng mà Gioan phát động, và rồi sau này tấp nập đến với Chúa Giêsu tại sao Gioan lại gây được ảnh hưởng lớn đến vậy?

Một trong những nguyên nhân vì ông là một người khiêm nhường, trong khi đang là một người rất nổi tiếng và có uy tín, nhưng chỉ dám ví mình như một người đầy tớ xách dép cho người đến sau. Và ông thực sự là người như thế, ông biết được vị trí và công việc của mình. Chính ông tự đánh gía là không xứng đáng với nhiệm vụ làm đầy tớ. Dép chỉ là một miếng da có xoi lỗ, buộc vào bàn chân bằng mấy sợi dây. Đường đi thời xưa rất gồ ghề, vào mùa khô, bụi tích tụ thành từng đống, mùa mưa thì là những con sông ngập bùn. Cởi dép là bổn phận và việc làm của kẻ tôi tớ. Gioan chẳng mong ước gì hơn là được làm bất cứ điệu gì cho Chúa Cứu Thế mà ông đang rao giảng. Ông quên mình, sẵn sàng phục tùng, sẵn sàng chịu lu mờ, hoàn toàn xóa bỏ mình trong thông điệp của ông đã thúc đẩy dân chúng theo ông. Thông điệp của Gioan có hiệu quả vì ông đã hướng sự chú ý của dân vào một điều, một nhân vật cao cả, vượt trổi ông. Ông bảo dân chúng rằng, qua phép rửa ông dìm họ xuống nước, nhưng Đấng đến sau ông sẽ dìm họ trong Thánh Thần. Trong khi nước thanh tẩy thân thể thì Thánh Thần thanh lọc cả đời sống, bản ngã và tấm lòng con người. Có thể dùng một hình ảnh minh họa dễ hiểu: Khi gọi điện thoại qua nhân viên tổng đài, và nếu có sự chậm trễ thì nhân viên tổng đài thường nói: "Tôi sẽ cố gắng bắt liên lạc cho ông". Khi đã bắt được liên lạc, thì nhân viên tổng dài tự rút lui để đôi bên tiếp xúc với nhau. Mục đích của Gioan là không chiếm lấy trung tâm liên lạc điện thoại mà cố gắng giúp người ta bắt liên lạc được với Đấng trọng đại và quyền phép hơn ông, và người ta nghe ông vì ông không chỉ vào chính mình nhưng chỉ vào Đấng mà mọi người cần đến.

Vậy, đã có người kêu gọi và nhất là mùa vọng đã đến hơn một tuần rồi chúng ta đã chuẩn bị lòng đón Chúa như thế nào? Nhất là con đường trong tâm hồn chúng ta với nhiều chông gai gồ ghề cần phải san cho bằng để chuẩn bị đón Chúa trong mùa Giáng sinh này.

Lạy Chúa, Mỗi năm đến mùa vọng là thời gian để chúng con dọn lòng đón Chúa đến. Xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho con biết nhận ra những gồ ghề trong tâm hồn để san cho bằng mà rước Chúa vào lòng. Amen.

 

85.Dọn đường đón Chúa Cứu Thế

Thiên Chúa yêu thương con người. Ngài luôn sáng tạo và tìm đủ mọi cách thế thể hiện tình yêu thương đối với nhân loại chúng ta. Chúa nhật hôm nay, Phúc âm trình bày cho chúng ta việc Thiên Chúa sai Gioan Tiền Hô đến giúp con người nhận ra, sửa đổi thái độ sống và chỉ dẫn người ta can đảm bước đi trên con đường của Ngài để đón nhận tình thương Thiên Chúa.

Dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến. Dọn đường nghĩa là sửa lối đi, là dẹp bỏ những gì không thích hợp, là gia tăng hy sinh, là phá đỗ những thứ vướng bận, những vướng mắt, những điều không thích hợp cho cuộc sống mình...Những vướng bận này cản trở ta đến với Chúa. Mang tâm tình đón Đấng Cứu Thế chúng ta hãy dọn lòng của mình cho bớt bất xứng.

Người Do thái hưởng ứng lời kêu gọi "dọn đường" của Gioan Tiên Hô bằng việc chịu phép rửa trong dòng sông Giorđan. Họ từ bỏ thói xấu, từ bỏ nếp sống cũ để sống cho lời mời gọi mới, sống bác ái yêu thương. Hơn nữa, Gioan Tiền hô còn mời gọi mọi người dọn đường bằng thái độ tin yêu và đón nhận Chúa Giêsu: "tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, con Ngài, Ngài sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần".

Dọn đường còn là hối cải, là trở về với Thiên Chúa tình thương. Ý thức Ngài đang yêu thương và chờ chúng ta hối cải, trở về để sống tâm tình con ngoan, đón nhận tình thương của Thiên Chúa. Dọn đường hay đúng hơn là dọn lòng mình thoát khỏi ách thống trị tội lỗi để xứng đáng cho Chúa đi vào tâm hồn chúng ta, Chúa đi qua cuộc đời chúng ta. Chúng ta hưởng nhờ tình thương tha thứ và sự cứu độ của Thiên Chúa.

Dọn đường còn thể hiện ở việc lời nói đi đôi với hành động. Gioan rao giảng không chỉ bằng lời mà còn mà chính đời sống dọn đường của mình. Lối sống của ông nên một dấu hiệu, một gương mẫu để thức tỉnh dân chúng trước các biến cố đang xảy đến và còn thể hiện tâm tình đối với Thiên Chúa yêu thương nhiệm mầu. Cách ăn mặc nói lên thái độ sám hối. Ông đã thoát khỏi bản thân, thoát ra khỏi vòng ràng buộc đầy phiền toái của xã hội Do thái và những bận tâm quá đáng của họ về đời sống vật chất. Gioan muốn người ta quy hướng về Chúa Kitô, sống và làm chứng cho Chúa Kitô. Đời sống của ông là một bằng chứng xác thực về tình yêu, lòng trung thành và chờ đợi Chúa kitô.

Cuộc sống người Kitô cũng là một mùa vọng chờ đợi Chúa trở lại. Trong đó, mỗi người là một Gioan Tiền Hô, và mọi người cũng có sứ mạng tiền hô. Lòng thống hối thực sự phải phát xuất từ tâm tình bên trong của con người, tinh thần và thái độ cụ thể như sửa lại cho thẳng những lối đi quanh co tăm tối của con tim, bạt xuống cho bằng các đồi núi kiêu căng, lấp đầy lòng bác ái yêu thương. Thống hối còn là một sự đổi mới, đổi mới toàn diện, đổi mới liên tục. Mùa vọng này, Người kitô hữu được kêu gọi đáp lại việc canh tân đời sống bằng chính việc từ bỏ con người cũ, lối sống cũ,...để sống con người mới. Hãy quan tâm đến người khác, sống bác ái, giúp đỡ tha nhân, chia sẽ tình thương và của cải vật chất cho mọi người....

Gioan Tiền hô đã loan báo: "Hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế". Chúng ta hãy hưởng ứng thực hiện để làm cho nhân loại đi trong tình yêu Chúa Kitô, cho xã hội hưởng tình yêu cứu độ và chính bản thân chúng ta tìm được nguồn bình an, chân lý và ơn cứu độ của Thiên Chúa được phát triển dồi dào.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết lắng nghe Lời Chúa dạy qua Gioan Tiền hô, can đảm dọn lòng mình và can đảm sống cho Chúa vì tình yêu thương. Amen.

 

86.Dọn đường Chúa đến

Trong thế giới văn minh, sự phát triển của các quốc gia có liên quan mật thiết đến sự phát triển của các phương tiện giao thông. Thực vậy, giao thông càng mau lẹ, thuận tiện và rẻ tiền bao nhiêu, thì sự phát triển càng nhanh chóng bấy nhiêu. Chính vì thế, mặc dù không thếiu những phương tiện đi lại bảo đảm và an toàn giữa hai nước Anh và Pháp, thế mà người ta vẫn tung ra không biết bao nhiêu tiền của và công sức để làm một con đường hầm xuyên qua eo biển Manche. Tại Việt Nam cũng vậy. Với ý muốn làm cho vùng duyên hải Saigon được phát triển, mặc dầu ngân sách không mấy dồi dào, nhưng người ta vẫn cố gắng đầu tư vào con đường Nhà Bè-Duyên Hải, một con đường mà các chuyên viên cho rằng rất khó xây dựng.

Tuy nhiên, qua báo chí cũng như qua các phương tiện truyền thông, chúng ta thấy có những người không ý thức về việc bảo vệ con đường, thậm chí họ còn có những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như chạy xe quá tải trọng làm hư nền đường, làm sụp cầu cống hay đào đương để lắp đặt hệ thống ống nước, cũng như dây cáp điện thoại, nhưng rồi không lấp lại theo đúng kỹ thuật, khiến cho con đường trở thành lồi lõm với những ổ gà ổ vịt, thậm chí còn có cả những ổ voi ổ trâu, rất khó đi lại, thậm chí còn gây nên những tai nạn và tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Hình ảnh này làm cho chúng ta liên tưởng tới một con đường khác, mặc dù không nhìn thấy được, nhưng lại được Kinh Thánh nói tới rất nhiều, đó là con đường Thiên Chúa đến với con người và con người đến với Thiên Chúa. Thực vậy, chính Thiên Chúa đã mở ra con đường đến với con người bằng cách tạo dựng nên chúng ta, trao ban cho chúng ta sự sống. Và hơn thế nữa, Ngài lại còn muốn gắn bó mật thiết với chúng ta. Sách Sáng Thế Ký đã viết: Khi gió chiều nhẹ thổi, Thiên Chúa thường đi dạo trong vườn Địa đàng và nói chuyện với AdongEva.

Như thế, Thiên Chúa không xa cách con người, nhưng đã đến với con người ngay tại chính nơi mà họ đang sống. Cũng vậy, trong suốt dòng lịch sử, Thiên Chúa đã đến với dân Do Thái. Ngài đã cắm lều, có nghĩa là Ngài đã cư ngụ giữa họ bằng nhiều cách. Và với cặp mắt đức tin, họ đã nhận ra sự hiện diện của Ngài. Ngài luôn đi trước họ, ban ngày bằng áng mây để chỉ lối cho họ, ban đêm bằng cột lửa để soi sáng cho họ. Cũng như họ đã nhìn thấy vinh quang của Ngài bao phủ nhà tạm, nơi đặt hòm bia giao ước. Nhất là trong đêm giáng sinh, Ngài đã đến với toàn thể nhân loại. Ngài đã trở thành một Emmanuel, nghĩa là một Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Tuy nhiên, có một sự việc đáng buồn đã xảy ra, đó là con người đã đặt những rào cản, những chướng ngại vật để ngăn chặn bước đường Chúa đến. Hay nói một cách khác, con người đã từ khước sự viếng thăm đầy yêu thương của Ngài, như lời thánh Gioan đã cảnh báo: Ngài đã đến nhà Ngài, nhưng những người thân thuộc đã không tiếp đón Ngài.

Thuở ban đầu, Adong Eva đã giơ tay ngắt trái cấm và lẩn tránh sự hiện diện của Ngài. Tiếp đến, dân Do Thái đã nhiều lần quay lưng chống lại Ngài bằng cách quì gối thờ lại những thần tượng nhảm nhí. Ngay chính chúng ta cũng vậy. Thiên Chúa không phải chỉ đến với chúng ta trong đêm giáng sinh, nhưng Ngài còn đến với chúng ta qua tiếng nói lương tâm, qua mười giới luật, quan Tin Mừng, qua Giáo hội, qua những người nghèo khổ, qua những biến cố và qua những dấu chỉ của thời đại.

Thế nhưng, bản thân chúng ta đã tạo nên những rào cản, những chướng ngại vật dể ngăn cản không cho Ngài đến. Những rào cản ấy, những chướng ngại vật ấy chính là những tội lỗi, những thói hư tật xấu của mỗi người. Vì thế, trong suốt mùa vọng sứ điệp của Gioan tiền hô phải luôn vang vọng bên tai chúng ta: Hãy dọn đường Chúa đến. Quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy và nơi cao phải bạt xuống.

Ước vọng của Thiên Chúa là muốn được sống với con người. Chính vì ước vọng này, Ngài đã xuống thế và sinh ra trong cảnh khó nghèo của hang đá máng cỏ. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã tiếp nhận Ngài hay là đã xua đuổi Ngài như dân thành Bêlem ngày xưa?

 

87.Dọn đường

Không ai thích đợi chờ. Đợi chờ là một đau khổ. Yêu nhau mà không được gần nhau hay cưới nhau nhưng phải chờ đợi vô hạn định thì lại đau khổ biết chừng nào: “Chờ anh em ráng sức chờ. Chờ hồi mười bẩy bây giờ ba mươi”.

Trong sách hướng dẫn du lịch “Non Nước Việt Nam” có ghi lại sự tích Núi Tô Thị như sau: “Chếch về phía tây bắc núi Tam Thanh là núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu đã đi vào truyền thuyết của dân tộc. Trên đỉnh núi có tảng đá tự nhiên trông xa giống người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa. Từ xưa, tảng đá hình người này được gắn liền với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con đứng đợi chồng đi đánh giặc từ phương Bắc trở về. Chờ mãi, hai mẹ con hóa thành đá. Vì thế dân gian mới đặt tên cho tảng đá là nàng Tô Thị”.

Do tác động của thiên nhiên và con người, di tích này đã bị phá hủy. Chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại nguyên bản để giữ gìn một di tích đã đi sâu vào tình cảm và văn chương bình dân của người Việt Nam. Mấy dòng thơ sau còn lưu truyền cho hậu thế:

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Ai lên xứ Lạng cùng anh,

Bõ công cha mẹ sinh thành ra em”.

Câu chuyện thật bi đát! Một bi kịch của sự chờ đợi. Chúng ta là Kitô hữu đang chờ đợi Chúa trở lại lần thứ hai. Chúng ta sẽ chờ cho đến khi nào? Chúng ta cũng sẽ biến thành tượng đá hay sao? Sự ra đi của Chúa Kitô có giống như sự ra đi vĩnh viễn của người chồng trong sự tích núi Tô Thị không?

Những người Kitô hữu thời sơ khởi cũng đã đặt ra những vấn nạn này, một cách rất hăng say và nhiệt tình, họ tin rằng ngày Đức Giêsu Kitô trở lại trong vinh quang đưa mọi người vào Vương quốc của Thiên Chúa sắp đến gần rồi! Niềm tin này đã trở thành một nguồn an ủi lớn lao và hy vọng cho các tín hữu, bởi vì họ đang bị bắt bớ. Nhiều người đã bị chính quyền tra tấn, tù đày và bị giết chết vì đức tin của họ. Nhưng cũng có nhiều người thất vọng, nản lòng và bỏ cuộc!

“Sao Chúa mãi im” là tên của một cuốn tiểu thuyết do Nguyễn văn Thực dịch thuật từ nguyên tác Nhật ngữ của Endo Shusaku. Tác giả Endo Shusaku đã đoạt nhiều giải văn chương lớn của Nhật và được đề cử tranh giải Nobel năm 1994. Tác giả đã viết cuốn tiểu thuyết này dựa trên những dữ kiện lịch sử truyền giáo của Giáo Hội Công giáo vào thế kỷ 16 và 17 trên đất Nhật.

Truyện thuật lại hai sự quyết tâm: sự quyết tâm của các giáo sĩ truyền giáo xâm nhập đất Nhật và sự quyết tâm ngăn chặn của nhà cầm quyền Nhật. “Sao Chúa mãi im” là câu than thở của các giáo sĩ trong cơn bách hại với bao nỗi khốn khó cô đơn. Vào giữa thế kỷ 16, lúc đầu đạo Công giáo gặp rất nhiều thuận lợi vì chính quyền Nhật muốn o bế các thương thuyền Bồ Đào Nha, họ thân thiện với các vị thừa sai để có lợi. Theo sử liệu, vào đầu thế kỷ 17, con số giáo dân đã có lúc lên tới 250.000 người. Nhưng sau đó chính quyền đã cấm đạo vì nhiều lý do. Cuộc bách hại vô cùng tàn khốc và hiểm độc đã khiến một số các giáo sĩ thừa sai bỏ đạo, trong đó có linh mục giáo sư thần học Ferreira đã từng truyền giáo ở Nhật 20 năm với chức vụ Giám tỉnh dòng tên. Ông đã bỏ đạo, lấy vợ Nhật, có tên Nhật, chết tại Nhật. Một sự kiện mà Giáo Hội Lamã không tưởng tượng nổi, vì thế mới có câu chuyện này.

Vào năm 1638 hai linh mục dòng tên tìm cách rửa nhục cho cha Ferreira, giáo sư thần học của họ ngày xưa ở Rôma. Họ đã vạch ra kế hoạch truyền giáo tại Nhật giữa thời kỳ bị bách hại dữ dội nhất. Mặc dù cha bề trên giám tỉnh nghiêm khắc khuyến cáo họ không nên vào Nhật trong lúc này, nhưng cuối cùng theo như ý họ muốn, hai giáo sĩ đã cương quyết vào được đất Nhật, và đã được các bổn đạo che dấu để hoạt động. Tuy nhiên, với sự kiểm soát chặt chẽ, tất cả các giáo dân cùng linh mục đều đã bị bắt. Một vị phóng xuống biển chết theo giáo dân vì bị nhận nước. Vị còn lại, sau bao nhiêu ngày tù tội, phấn đấu với bản thân và các mưu mô của chính quyền dẫn dụ việc bỏ đạo, cuối cùng đã chịu thua, chấp nhận đạp lên ảnh Chúa. Và những điều đã xảy ra ngày xưa với vị thầy cũng đã được lập lại cho ông: lấy vợ Nhật, đổi tên Nhật, có pháp danh của đạo Phật, và khi chết lại được hỏa táng ở chùa.

Chính quyền Nhật đã nghĩ ra một cách thuyết phục rất tâm lý và tinh vi. Họ bắt các nhà truyền giáo phải chứng kiến giáo dân chịu cực hình và bị hành quyết với lý lẽ rất đơn giản: vì quí vị vào đất Nhật truyền đạo nên mới có giáo dân, và giáo dân phải bị trừng trị theo luật lệ. Vì bác ái mà quí vị đã truyền đạo, xin quí vị cũng hãy vì tình thương mà cứu họ. Chỉ cần quí vị bỏ đạo, các giáo dân sẽ được tự do!

Trong cuốn tiểu thuyết “Sao Chúa mãi im”, và trong lịch sử Giáo Hội khi bị cấm cách, bắt bớ và thử thách, có những vị tông đồ, giáo sĩ và giáo dân nghe được tiếng Chúa, trung thành với đức tin, chấp nhận tử đạo. Trái lại, đối với vị linh mục truyền giáo trong cuốn tiểu thuyết, và rất nhiều tín hữu khác thì “Sao Chúa mãi im”! Thiên Chúa đến với chúng ta bằng cách nào? Khi nào Ngài lại đến? Làm thế nào để sống trong ánh sáng của niềm tin giữa những bắt bớ, thử thách và đau khổ? Chúng ta nên làm gì trong khi chờ đợi Chúa Giêsu trở lại? Tại sao Chúa trì hoãn”? Những câu trả lời đã được các thánh Tông Đồ trả lời tóm tắt như sau:

1. Sự trì hoãn ngày Chúa Giêsu trở lại là do lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với con người. Ngài trì hoãn là để cho những người chưa ăn năn trở lại có thêm thời gian và cơ hội thay đổi đời sống và trở về với Chúa trước khi quá trễ, để Vương Quốc yêu thương của Thiên Chúa có cơ hội phát triển và lan tỏa rộng lớn hơn.

2. Vì trì hoãn nên ngày ấy sẽ đến rất bất ngờ, như “kẻ trộm đến ban đêm”. Phải luôn sẵn sàng, tỉnh thức và thực thi thánh ý Thiên Chúa.

3. Lời hứa của Chúa Giêsu là chắc chắn. Ngài sẽ trở lại trong vinh quang. Ngày ấy đang trên đường đến. Chúng ta không nên ngã lòng vì nó sẽ xảy ra theo như thời biểu của Thiên Chúa đã định, không theo ý muốn của con người.

4. Trong khi chờ đợi, ta phải sống trong sự bình an và ngay chính. Kitô giáo không phải chỉ hướng về sự hy vọng ở tương lai mà quên hiện tại lúc này. Ngay trong hiện tại lúc này Chúa đang đến với tâm hồn ta bằng nhiều cách.

 

88.Dọn đường

Trong truyền thống Zen của Đông phương có ghi lại một câu chuyện sau đây của một ông giáo sư đại học đến gặp vị thiền sư để xin lời chỉ dạy: Thưa thầy, xin dạy con phải làm gì để có một đời sống hạnh phúc. Con đã học thánh kinh, con đã học hỏi với những bậc đại sư, nhưng con chưa tìm thấy câu trả lời, xin thầy làm ơn chỉ dạy cho con biết cách nào đây?

Nghe xong câu hỏi, vị thiền sư rót nước trà mời khách. Ngài rót trà đầy tách của khách, rồi tràn cả ra ngoài, nhưng ngài vẫn cứ rót thêm mãi, tới nỗi nước trà chảy xuống bàn, rồi từ bàn chảy xuống sàn nhà. Ông giáo sư nhìn thấy thế, không thể kềm hãm mình được nữa, bèn nói lớn: “Ngưng đi! Ngưng đi! Đầy quá rồi! Không còn chỗ… tràn cả ra nhà”.

“Giống như cái tách trà này!”Vị thiền sư nói. Ông đã đổ đầy những suy nghĩ và ý kiến của ông vào rồi. Làm thế nào tôi có thể chỉ cho ông cách nào được nữa, trừ phi ông phải làm trống rỗng cái tách của ông trước đã.

Trong Thánh Kinh, sa mạc là nơi để gặp Thiên Chúa. Đi vào trong sa mạc là phải bỏ lại tất cả mọi thứ mà ta thường tùy thuộc trong đời: nghề nghiệp, liên hệ, tiện nghi, ý muốn và ngay cả những cơ chế tôn giáo. Thiên Chúa chẳng làm gì được cho ta nếu ta không hoàn toàn tùy thuộc và tin tưởng vào Ngài. Sa mạc biểu tượng cho sự từ bỏ bản thân, ý riêng, làm trống vắng con tim mình để Thiên Chúa hoàn toàn ngự trị. Đó là lý do tại sao khi xưa Gioan tẩy giả xuất hiện trong hoang địa và rao giảng phép rửa sám hối để chuẩn bị cho Chúa Giêsu đến: “Hãy dọn đường Chúa đến, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”.

Phúc âm hôm nay nói về con người và những việc làm của Gioan tẩy giả chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến. Theo William Barclay, một trong những lý do làm cho công việc mục vụ của Gioan có hiệu quả mạnh mẽ, dân chúng lũ lượt kéo đến nghe giảng và xin ơn tha tội qua phép rửa, là vì Gioan rất khiêm tốn. Gioan đã sống hy sinh từ bỏ chính bản thân mình như một người nô lệ của Thiên Chúa qua đời sống trong hoang địa, trang phục đơn sơ, ăn uống kiêng cữ giản tiện: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”.

“Sự phán quyết của Gioan cho chính mình là Gioan không xứng đáng làm bổn phận của một người nô lệ. Những chiếc dép da thuộc đơn sơ được cột vào bàn chân bằng những sợi dây. Mặt đường gồ ghề. Vào mùa khô bụi bặm, sang mùa mưa dính đầy bùn. Tháo những đôi dép ra khỏi chân là công việc và bổn phận của người đầy tớ. Gioan đã không đòi hỏi điều gì cho chính mình nhưng mọi sự dành cho Đức Kitô. Rõ ràng là sự tự quên mình, sự nhượng bộ, sự tự bôi xóa chính mình, sự thua thiệt hoàn toàn trong lời ngài rao giảng đã thúc đẩy dân chúng phải lắng nghe”.

Chúa Giêsu Kitô cũng đã chết trên thập giá theo ý Chúa Cha. Ngài hoàn toàn không làm sự gì theo ý riêng mình. Qua thập giá, Ngài tự hư vô hóa bản thân mình để thánh ý của Chúa Cha được thể hiện. Đó là con đường tu đức Ngài dạy chúng ta phải theo.

Chúng ta không có quyền bắt Chúa phải trở lại theo thời khắc như ý ta. Khi nào Chúa đến đó là quyền của Chúa. Ngay chính Chúa Giêsu cũng không biết ngày ấy: “Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi”. Nhưng điều kiện Chúa đòi chúng ta là phải chuẩn bị sẵn sàng. Một trái tim luôn sẵn sàng là trái tim thực thi thánh ý của Thiên Chúa.

Nếu ta không dọn chỗ trống cho Ngài, làm sao Ngài đến được? Thánh Gioan tẩy giả đã đến để dọn đường cho Thiên Chúa, không phải bằng cách xây dựng một cơ chế tôn giáo, một lề lối làm việc hay một phương hướng hoạt động truyền giáo theo ý ngài, nhưng bằng việc sửa soạn trái tim và tâm hồn của tất cả những ai muốn đón nhận Thiên Chúa.

 

89.Thay đổi

Gioan Tẩy giả là vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế. Ngài đã sống và thi hành sứ mạng của ngài thế nào? Ngài sống rất khổ hạnh từ buổi thiếu thời: y phục chỉ có một áo choàng bằng da lạc đà, là một kiểu áo hãm mình mà các ngôn sứ xưa thường dùng, ngang lưng thắt một dây da cho gọn ghẽ, còn của ăn lại càng bấp bênh hơn nhờ vào “may rủi”, là ăn châu chấu độn với mật ong rừng. Gioan ăn mặc như thế mà đi rao giảng khắp vùng Giuđê, Galilê và quanh sông Giordan. Bấy giờ mùa màng vừa gặt hái xong, thời vụ mới cũng chưa tới, nên dân chúng rảnh rang kéo nhau đến rất đông để nghe ngài giảng, cả những người lãnh đạo cũng sai người tới hỏi ngài là ai? Ngài chỉ mượn lời ngôn sứ Isaia để trả lời: tôi không là ai cả, chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, có bổn phận dọn đường cho Đấng Cứu Thế.

Thực vậy, ngài làm phép rửa và rao giảng kêu gọi mọi người thay đổi đời sống để đón Đấng Cứu Thế đến. Phép rửa của Gioan, xét về hình thức thì giống như phép rửa của đạo Do Thái, là dìm mình ở nước sông Giordan, để từ bỏ ngoại giáo và dứt khoát trở về tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng phép rửa của Gioan có một hướng mới, khác hẳn đạo Do Thái, là hướng về luân lý, dùng công bằng, bác ái, chân thật để sửa soạn cho nước Đấng Cứu Thế. Vì vậy, phép rửa của Gioan chuẩn bị cho phép rửa của Chúa Giêsu, giúp người ta sám hối, sửa soạn cho việc tha tội. Cho nên, phép rửa của Gioan không phải là một bí tích, nghĩa là không tự động tức khắc tha tội.

Đàng khác, cùng với việc làm phép rửa, Gioan Tiền Hô còn giảng dạy, kêu gọi mọi người hãy thay đổi đời sống để đón nhận Đấng Cứu Thế: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”. Điệp khúc rao giảng của ngài là hãy ăn năn sám hối, lời giảng của ngài làm chấn động mọi tầng lớp, mọi thứ người, từ lớp rắn lục trở xuống, nghĩa là những người có chức quyền, nhưng lươn lẹo, cố chấp, cả vua Hêrôđê cũng bằng lòng nghe ngài giảng. Sử gia Phơlaviô đã ghi nhận: “Gioan có ảnh hưởng sâu đậm trên quần chúng, đến nỗi họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì ông dạy bảo, hết mọi hạng người đến gặp ngài để xin ngài chỉ dạy cách phải sống”.

Đối với chúng ta ngày nay, lời kêu gọi “hãy ăn năn sám hối” của Gioan phải chăng đã nhàm chán và lỗi thời? Hoặc trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, lời kêu gọi hãy thay đổi đời sống của Gioan phải chăng không còn cần thiết? Nhàm chán thì có nhàm chán thật, vì lúc nào chúng ta cũng nghe lặp đi lặp lại những lời khuyên đó hoặc những lời tương tự như hãy tu thân tích đức, đừng kiêu ngạo, đừng gian tham, đừng bất công, đừng sống phản bác ái, lỗi tình thương… Nhưng còn lỗi thời thì sao? Có lỗi thời không? Có thể nói, ngày nào còn con người là còn luân lý, còn giáo dục, còn khuyên răn, và bao lâu còn tội lỗi, còn tranh chấp, còn tệ đoan, còn tiêu cực, thì còn phải sửa chữa, phải thay đổi để trở nên tốt hơn, và như vậy lời kêu gọi của Gioan vẫn mãi mãi cần thiết, không bao giờ lỗi thời.

Tất cả chúng ta đều biết: bước đầu tiên để kiến tạo một xã hội, một thế giới tốt đẹp, là con người phải hiểu rõ “cái tôi” của mình, từ đó mới làm chủ được bản thân và cùng hoà nhịp vào cuộc sống với mọi người, đúng như quan niệm từ ngàn xưa của Khổng Tử: “Thành ý, chính tâm, tu thân” rồi mới “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Con người sống trong xã hội có ảnh hưởng hỗ tương và liên đới trách nhiệm với nhau rất mật thiết, một con én không làm nên mùa xuân, nhưng một phần tử xấu cũng đủ làm hư hỏng một gia đình và cả xã hội, “con sâu làm rầu nồi canh” là như thế.

Vì vậy, mỗi Mùa Vọng chúng ta lại có dịp xét mình, kiểm điểm đời sống, cách suy nghĩ qua lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô, để cải thiện đời sống mỗi ngày thêm tốt đẹp hơn. Nói khác đi, chúng ta cần phải thay đổi cách sống và lối suy nghĩ không phù hợp với lời Chúa hay không đúng với lương tâm và lương tri của mình.

Trên đời này có cái gì không thay đổi chăng? Có người nói chơi: chỉ có chữ “thay đổi” là không thay đổi mà thôi, nghĩa là cái gì trên đời này cũng thay đổi. Thế giới này có nhiều sự thay đổi, và có những cái thay đổi ảnh hưởng tới chúng ta, nhưng cái cần thiết nhất là lòng chúng ta phải thay đổi. Khi lòng mình được thay đổi thì mọi sự sẽ được đổi thay. Chúng ta đừng mong ngoại cảnh thay đổi lòng mình, chính lòng chúng ta phải được thay đổi trước đã thì ngoại cảnh mới thay đổi theo, như câu chuyện sau: có một cụ già kia sống giữa hai gia đình: một gia đình làm nghề thợ rèn và một gia đình làm nghề thợ mộc, cả hai gia đình này gây tiếng động ồn ào suốt ngày. Cụ già không chịu được, năn nỉ họ đổi đi nơi khác, nhưng họ cứ nhùng nhằng mãi, sau cùng họ đồng ý đổi đi, họ đổi đi đâu? họ đổi nhà cho nhau, như vậy cụ già kia chẳng được gì. Muốn thay đổi, chính cụ phải thay đổi, chính cụ phải dọn nhà ra đi.

Đàng khác, có người không muốn thay đổi gì hay chỉ ưa thay đổi tạm bợ và bằng lòng với phương pháp gọi là tu sửa ít phần trăm, có người lại sợ đổi mất cả cái ít phần trăm đó, vì thế, dù chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào thì lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô vẫn là một lời khẩn thiết, xin mỗi người hãy lắng nghe và thực hiện để kinh nghiệm được những ơn phúc của Mùa Vọng. Xin Chúa cho tất cả chúng ta đều thay đổi, đều đổi mới từ tư tưởng tới hành động để trở thành những con người mới thực sự.

 

90.Dọn đường Chúa đến

Một lần nọ đang đi trên đường bỗng nhiên nghe tiếng còi hụ dữ dội phía sau quay lại thì thấy có một số người lái xe cơ động chạy tới. Những người này đi tới đâu thì mọi người đi trên đường đầu phải dừng lại và nép vào lề. Đang lúc ngạc nhiên thì tiếp theo một đoàn đua xe đạp chạy tới. Lúc đó tôi mới hiểu ý nghĩa của phái đoàn xe cơ động chạy trước. Những người đó đóng vai trò dọn đường cho đoàn đua xe đạp. Họ đi trước để dẹp đi những cản trở để đoàn đua xe đạp đi qua được dễ dàng.

Mỗi năm vào vọng chúng ta luôn được nghe lời kêu mời của Thánh Gioan Tẩy Giả là hãy dọn sẵn con đường cho Chúa đến. Và chính ông cũng đã và đang đóng vai trò ấy. Thiên Chúa rất muốn đến ở với từng người chúng ta. Muốn được Chúa đến với mình không cách nào khác từng người chúng ta hãy đóng vai trò dọn đường để Chúa đến với mình.

Dọn đường bằng cách lấp đầy những thung lũng, bạt những núi cao ấy và sửa lại những con đường quanh co hiện đang ở trong tâm hồn từng người chúng ta. Đó là những trở ngại khiến cho Chúa không đến được với ta. Những trở ngại ấy ở từng người không ai giống ai. Dù vậy, xin gợi ra một vài trở ngại mà chúng ta thường gặp.

Có khi tâm hồn ta đang gặp trở ngại bởi thung lũng ngăn cách tình người. Sự ngăn cách ấy có thể xảy ra giữa ta với bạn bè hay giữa ta với những người lối xóm. Có khi sự ngăn cách ấy lại xảy ra với chính những người thân thuộc hay chính trong gia đình ta. Có thể nói không gì đáng sợ cho bằng trong một mái nhà mà xảy ra chiến tranh lạnh. Khi đó chuyện ai nấy làm không ai thèm ngó ngàng tới ai. Thậm chí còn có những thái độ và lời nói xúc phạm đến nhau.

Có khi ta lại gặp trở ngại bởi những lời nói và cách sống gian dối. Có lẽ vì ích kỷ và chỉ muốn mọi cái có lợi cho mình nên chúng ta bất chấp tất cả. Chúng ta tìm mọi cách luồn lách và lừa gạt nhau

Có khi tâm hồn ta đang gặp trở ngại bởi núi đồi kiêu căng. Kiêu căng từ trong suy nghĩ đến việc làm. Sự kiêu căng ấy thể hiện ở chổ tự cho mình là nhất và không coi ai ra gì. Nguy hiểm hơn, thái độ này ta lại đem áp dụng với cả Thiên Chúa. Ta xem Thiên Chúa như vị thần tài hay như một nô lệ để ta sai khiến. Ta bắt Chúa phải ban ơn theo ý của mình. Đến khi không được thì đâm ra chán nản rồi bỏ Chúa, bỏ đạo. Đây là thái độ hết sức nguy hiểm.

Như vậy, chắc ai trong chúng ta cũng mong muốn đại lễ Giáng sinh sẽ đem lại niềm vui cho họ đạo và cho gia đình chúng ta. Một niềm vui không chỉ là không khí từng bừng rộn rã bên ngoài mà niềm vui ấy mang tính cách chiều sâu trong tâm hồn. Vậy ngay từ hôm nay mỗi người chúng ta hãy đáp lại lời kêu gọi của Thánh Gioan:

Chúng ta hãy lấp đầy thung lũng ngăn cách bằng việc đến với nhau, quan tâm đến nhau và giúp đỡ nhau.

Chúng ta hãy sửa lại cách sống gian dối bằng cách sống thật với mình và với nhau.

Chúng ta hãy bạt đi núi cao kiêu căng bằng cách sống khiêm tốn với nhau. Nhất là chúng ta hãy biết phó thác và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hãy biết làm theo ý Chúa chứ đừng bắt Chúa phải theo ý mình. Hãy nhớ Thiên Chúa không bao giờ bỏ ta.

 

91.Sám hối--Huệ Minh

Tin mừng Mc 1, 1-8: Ngày hôm nay, chúng ta cũng nhìn lại Sứ Mạng truyền giáo của chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm truyền giáo, và chúng ta phải truyền giáo! Mà nếu như không làm gì chúng ta có thể truyền giáo, được dọn đường được nếu như chính tâm hồn chúng ta chưa đến gần Chúa, đến gần anh chị em đồng loại được...

Kính thưa Cộng đoàn,

Khi mà con dọn bài Suy niệm hôm nay! Chợt nhớ đến cái phim “Sám Hối”. Khi thấy người ta làm đường, bà cụ già mới hỏi:

Làm đường này có dẫn đến nhà thờ hay không? Làm đường mà không dẫn đến nhà thờ thì làm cái gì?

Một câu hỏi để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ.

Phải nói rằng với cái tốc độ phát triển kinh tế và xã hội của toàn thế giới và trong đó có Việt Nam. Chúng ta thấy phát triển kinh khủng. Phát triển về đường bộ, đường biển và đường hàng không.

Có một thời thì có một ông thầy còn sống ở bên Nhật bao nhiêu năm rồi. Rồi ai đi qua bên đó cũng phải lệ thuộc vào thầy, bởi vì thầy ở bên Nhật nhiều năm. Và muốn đi đâu phải có thầy dẫn đường, bởi vì ở bên Nhật có đường chồng chéo nhau 5, 7 tầng và có nơi 9 tầng. Ngay cả người bản xứ, nếu mà không khéo cũng không đi được, vì rất dễ bị lạc.

Ngay cả ở Việt Nam chúng ta, chúng ta cũng thấy rằng ngày hôm nay cũng phát triển! Cũng không thể chối từ rằng: cũng có những cái con đường cao tốc.

Đơn giản nhất là cái con đường cao tốc Sài Gòn Trung Lương. Hay rồi đi ra Đà Lạt, thì có con đường cao tốc Đà Lạt, từ Đơn Dương lên Đà Lạt, rồi cái con đường cao tốc ở ngoài Lào Cai đi Sapa gì đó! đại khái. Và chúng ta không phủ nhận được rằng là quá nhiều con đường phát triển dĩ nhiên là nhờ con đường phát triển người ta đến với nhau nhanh hơn, nhiều hơn, và gần hơn!

Ngày xưa mà đi ra sân bay thì chính bản thân con, tiễn người thân thấy tiếc nuối và Hai hàng nước mắt nó chảy. Bởi vì không biết bao giờ mới gặp lại nhau. Bởi vì cách nhau một nửa vòng trái đất mà cái phương tiện rồi cái khả năng: Đi về, đi lại, đi lui, đi tới khó quá!

Nhưng mà bây giờ nhờ con đường, nhiều đường bay, nhiều hãng bay để cho người ta có thể đến với nhau gần hơn và dễ hơn. Chỉ sợ có điều có tiền không? Bay tới bay lui rất là dễ.

Và ngày hôm nay cũng vậy! Nhờ internet mà thế giới trong vòng tay của chúng ta.

Ngày xưa mà nhớ thời bao cấp, mỗi lần mà đánh một cái bản tin đi qua bên Mỹ thì cũng phải hai tuần mới có. Gửi một lá thư, đôi khi phải 3 tháng mới tới. Bây giờ, thì ta có thể đối diện với nhau, nói chuyện với nhau, không chậm trễ bất cứ một giây nào!

Và rồi nhìn nhận vào thực tế, thì: chúng ta thấy tích cực thì cũng có, nhưng mà tiêu cực thì cũng nhiều! Bởi vì, cũng chính nhờ internet, người ta đến với nhau gần hơn, nhưng rồi có rất nhiều hình ảnh: ảnh bạo lực mại dâm, rồi chơi game.

Có những đứa trẻ vùi đầu vào game, rồi phim bạo lực. Xem phim bạo lực rồi thực hành theo cái phim bạo lực đó!

Để rồi chúng ta thấy, tệ nạn xã hội rất nhiều!

Rồi phương tiện vận chuyển đi lại, thì người ta lại vận chuyển ma túy, rồi người ta vận chuyển cả cái hận thù bom đạn.

Bởi vì, chỉ vì cái đố kỵ với nhau, có khi cái phương tiện đó làm cho người ta gần nhau, đôi khi làm cho người ta xa nhau hơn.

Chúng ta thấy mắc cười, có những lần đi máy bay về, máy bay chạy vòng vòng ở trên không trung 20 phút, 25 phút, tại vì sao? kẹt kẹt máy bay. Máy bay mà không có chỗ đáp. Thậm chí, nhiều khi đường cao tốc mà chúng ta đi mà phải chen chúc nhau.

Thật sự nó là như thế! Nhưng nếu lòng người không ích kỷ, lòng người mở ra với nhau, thì chúng ta đi không bao giờ kẹt xe cả! Nếu như chúng ta đi đúng làn đường của nhau, đừng giành giật nhau. Nhưng khi con người ta ích kỷ, thì dù đường có lớn đi chăng nữa! có nhiều đi chăng nữa! nhưng mà người ta giành nhau, thì người ta cũng phải đón nhận cái kẹt xe.

Khi suy nghĩ như vậy, chúng ta khám phá ra cái điểm căn bản, chủ thể của những con đường internet, đường sông, đường biển, đường bộ là do con người, con người làm ra!

Mà lẽ ra, con đường là những phương tiện để mà truyền tải cái tình thân, cái tình người với nhau. Nhưng mà rồi, vấn đề khi sử dụng nó.

Chúng ta thấy, ngày xưa đường nó hẹp, thì dĩ nhiên ai cũng công nhận là ít xe, nhưng mà cái tai nạn nó không thảm khốc như bây giờ. Bây giờ thì, đường thì rộng, xe thì nhiều. Xe đời mới, nhưng mà tai nạn thì rất là nhiều. Bởi vì, người ta sử dụng con đường đó như thế nào?

Đó là chính cái nội tâm của người ta. Đường rộng đó! nhưng mà nó chật là nó chật. Đường rộng đó! nhưng mà nó hẹp là nó hẹp. Vì nội tâm của con người khép lại.

Và trải dài trong Hành trình lịch sử cứu độ, chúng ta đọc qua những trang Kinh Thánh. Chúng ta thấy, dân Do Thái ngày xưa bị lưu đày, Ngôn sứ Isaia kêu gọi làm một con đường.

Thật sự ra, là làm nô lệ thì dọn đường cho ai?

Dọn con đường cho mình còn chưa xong nữa thì dọn cái gì?

Nhưng mà hiểu rằng, dọn đường mà Isaia nói đó là: thay đổi cái thái độ nội tâm của mình, mình giành con đường thênh thang đó, để cho mình đến với Chúa và con người đến với nhau một cách dễ dàng hơn.

Và rồi, để thay đổi cái con đường, để thay đổi lòng dạ con người, thì Đấng Messia đã đến và có mặt ở giữa họ.

Và đồng thời, đó là tâm tình Sám hối, diễn tả để cho con người ta biết thay đổi con người, thay đổi cuộc đời của mình.

Cái động từ sám hối đó diễn tả rất là dễ nhớ, mà cho chúng ta thấy: « đường quanh co uốn cho ngay, đồi cao sang cho bằng, hố sâu lấp cho đầy»

Nếu mà tâm hồn chúng ta tràn ngập những tính toán lừa đảo thì con đường đó làm cho chúng ta xa Chúa hơn.

Chúng ta còn nhớ, hai vợ chồng Khanania ở trong sách Công vụ Tông Đồ:

Khi mà hai vợ chồng cũng hô hào bán đất bán đai để mà dâng cúng cho các Thánh Tông đồ. Thì hai vợ chồng cũng bán đấy! thay vì cúng cho các tông đồ 10 cây vàng thì lại dấu cúng có 4 cây thôi.

Thánh Phêrô đã nói thẳng với hai vợ chồng: «Ai bắt buộc anh chị phải gian dối. Nếu anh chị làm như vậy, không những lừa đảo con người mà còn lừa đảo THIÊN CHÚA nữa! » Khi Phêrô vừa nói xong, thì hai vợ chồng đó đã lăn ra chết!

Và một khi tâm hồn con người ta chắc đầy sự gian dối, lừa đảo, thì phương tiện hiện đại khiến người ta xa CHÚA và xa nhau hơn thôi.

Đồi cao sang cho bằng

Tâm hồn tính toán ích kỷ thì xa nhau hơn. Chúng ta nhớ đến ông bà Adam, Êva đó! Ích kỷ, đã đánh mất đi cái sự hiệp thông với Thiên Chúa. Và ngay cả như gia đình con cái của hai ông bà cũng chém giết nhau, gia đình tan vỡ. Gia đình tan vỡ bởi người ta ích kỷ, người ta không còn thương nữa!

Hố sâu lấp cho đầy.

Tâm hồn người ta khi mà chất đầy dục vọng đam mê xác thịt thì dứt khoát không thể nào mà gần với CHÚA được.

Và chúng ta nhìn rõ cuộc đời của vua Đavít và Herođê, chúng ta thấy rõ điều đó. Vua Đavít đã làm gì? Herođê đã làm gì?

Herođê đã can đảm giết Gioan Tẩy giả khi Gioan Tẩy Giả nói lên sự thật rằng ông đã lấy vợ của Anh của ông đã vì dục vọng vì đam mê, khước từ tiếng nói lương tâm, khước từ tiếng nói của Gioan Tẩy Giả.

Và lời dọn đường của Gioan Tẩy Giả, ngày hôm nay: chúng ta không hiểu theo nghĩa con đường của vật chất, con đường của đất đá, mà là chúng ta hiểu theo con đường của nghĩa nội tâm của sám hối.

Chúng ta thay đổi cách nhìn, suy nghĩ của mình và thay đổi ngay trong cái lối sống thường ngày, thay đổi tương quan giữa chúng ta với Chúa, với nhau. Nếu như, vẫn còn đó những tính toán hơn thua, hận thù thì chúng ta phải sửa lại để cho chúng ta gần Chúa và gần anh em hơn.

Ngày hôm nay, chúng ta cũng nhìn lại Sứ Mạng truyền giáo của chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm truyền giáo, và chúng ta phải truyền giáo! Mà nếu như không làm gì chúng ta có thể truyền giáo, được dọn đường được nếu như chính tâm hồn chúng ta chưa đến gần Chúa, đến gần anh chị em đồng loại được.

Cuộc đời của chúng ta, nếu như chúng ta ý thức được thân phận của chúng ta, chúng ta cùng cộng tác với Chúa và ý thức trách nhiệm của mình thì chúng ta sẽ dễ dàng dọn đường và sám hối. Khi và chỉ khi tâm hồn chúng ta ngay thẳng, lòng chúng ta thẳng, lòng chúng ta thật, lương tâm chúng ta thật, thì lúc đó chúng ta mới có thể đến với Chúa, có thể đến với anh chị em đồng loại được.

Xin Chúa cho chúng ta bước vào trong những ngày tháng của Mùa Vọng này:

Chúng ta nhìn lại cuộc đời của chúng ta. Nhìn lại con đường của chúng ta. Nhìn lại cái tấm lòng của chúng ta, để chúng ta cân chỉnh.

Bởi vì, chúng ta chính là chủ thể của cuộc đời chúng ta. Chúng ta chính là chủ thể của nội tâm chúng ta. Không ai thay đổi được cái nội tâm xấu xa, tính toán, hơn thua, tranh giành của chúng ta, cho bằng chính mỗi người chúng ta.

Xin Chúa cho chúng ta can đảm: cắt đi, lấp đi những cái hố sâu, uốn đi những con đường cong, bạt đi những cái lòng tham lam, ích kỷ đó! Để CHÚA có thể đến với chúng ta, và anh em có thể đến với chúng ta. Amen.

 

Bài cùng chuyên mục:

Thứ Bảy 23/11/2024 – Thứ Bảy tuần 33 thường niên. – Chúa Giêsu xác định rõ ràng về sự sống lại. (22/11/2024 10:00:00 - Xem: 347)

Thứ Bảy tuần 33 thường niên.

Thứ Sáu 22/11/2024 – Thứ Sáu tuần 33 thường niên. – Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ. – Ðền thờ, nơi gặp gỡ Chúa. (21/11/2024 10:00:00 - Xem: 4,412)

Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.

Thứ Năm 21/11/2024 – Thứ Năm tuần 33 thường niên – Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ. Lễ nhớ. – Ðức Mẹ Dâng Mình Vào Ðền Thờ. (20/11/2024 10:00:00 - Xem: 6,181)

Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ. Lễ nhớ.

Thứ Tư 20/11/2024 – Thứ Tư tuần 33 thường niên. – Nén bạc sinh lời. (19/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,737)

Thứ Tư tuần 33 thường niên.

Thứ Ba 19/11/2024 – Thứ Ba tuần 33 thường niên. – Thể hiện hoán cải cách cụ thể. (18/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,764)

Thứ Ba tuần 33 thường niên.

Thứ Hai 18/11/2024 – Thứ Hai tuần 33 thường niên. – Người mù thành Giêricô. (17/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,857)

Thứ Hai tuần 33 thường niên.

+ Chúa Nhật 17/11/2024 – CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN năm B. – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam. – Làm chứng cho Chúa. (16/11/2024 10:00:00 - Xem: 15,006)

CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN năm B. – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM.

Thứ Bảy 16/11/2024 – Thứ Bảy tuần 32 thường niên. – Cầu nguyện là sức mạnh. (15/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,543)

Thứ Bảy tuần 32 thường niên.

Thứ Sáu 15/11/2024 – Thứ Sáu tuần 32 thường niên. – Sống trong ngày của Chúa. (14/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,939)

Thứ Sáu tuần 32 thường niên.

Thứ Năm 14/11/2024 – Thứ Năm tuần 32 thường niên. – Sống giây phút hiện tại. (13/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,695)

Thứ Năm tuần 32 thường niên.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7