Ý nghĩa màu khăn trong phong trào thiếu nhi Thánh Thể
- In trang này
- Lượt xem: 7,595
- Ngày đăng: 29/10/2021 08:56:21

• Khăn Chiên Non – Khối Giáo lý Đồng cỏ non (từ 3 đến 6 tuổi):
Màu hồng, với hình thập gía Chúa Kitô màu vàng ở phía sau. Màu hồng tượng trưng cho sự ngây thơ, trong trắng, đơn sơ của các em.
Kích thước khăn: 100cm x75cmx70cm. Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 4cm.
Đội Trưởng khan có (hai viền) và Đội Phó khăn có (một viền) viền vàng rộng 1cm cách mép 1cm. Khăn Đội Viên không có viền.
• Khăn Quàng Ấu Nhi (Từ 7 đến 9 tuổi)– Khối Giáo lý chuẩn bị xưng tôi rước lễ:
Màu xanh lá mạ, với hình thập giá Chúa Kitô màu vàng ở phía sau. Màu xanh là màu của mầm non chớm nở, các em cần được hướng dẫn và giáo dục theo tinh thần ấu thơ của Chúa Giêsu: Vâng lời, ngoan ngoãn, yêu thương, dễ dạy.
Kích thước khăn: 100cm x75cmx70cm. Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 4cm.
Đội Trưởng và Đội Phó khăn có viền vàng rộng 1cm cách mép 1cm. Khăn Đội Viên không có viền.
• Khăn Quàng Thiếu Nhi (Từ 10 đến 13 tuổi) – Khối Giáo lý Thêm sức:
Màu xanh nước biển, với hình thập giá Chúa Kitô màu vàng ở phía sau. Màu xanh nước biển tượng trưng cho sức sống vươn lên mạnh mẽ như trời xanh biển rộng và một hy vọng lớn cho tương lai mà các em cần hy sinh để khuất phục gian khó một cách anh hùng.
Kích thước khăn: 110cm x80cmx75cm. Thánh Giá vàng sau chéo cỡ 5cm.
Đội Trưởng và Đội Phó khăn có viền vàng rộng 1cm cách mép 1cm. Khăn Đội Viên không có viền.
• Khăn Quàng Nghĩa Sĩ (từ 14 đến 17 tuổi) – Khối Giáo lý Bao đồng và Vào đời:
Màu vàng nghệ, với hình thập giá của Chúa Kitô màu đỏ ở phía sau. Màu vàng tượng trưng cho sự khuất phục trong niềm tin yêu chói ngời, giúp các em luôn hãnh diện với sự thắng lợi của mình trong mọi hoàn cảnh.
Kích thước khăn: 120cm x85cmx80cm. Thánh Giá đỏ sau chéo cỡ 5cm.
Đội Trưởng và Đội Phó khăn có viền đỏ rộng 1cm cách mép 1cm. Khăn Đội Viên không có viền.
• Khăn Quàng Hiệp Sĩ (Từ 18 tuổi trở lên):
Màu nâu đất viền đỏ, phía sau có huy hiệu Thiếu Nhi Thánh Thể. Màu nâu đất tượng trưng cho dòng máu đức tin của các Thánh Tử Đạo đã đổ ra và chảy vào lòng đất mẹ, để nói lên lòng trung thành với đất nước và tình yêu đối với Thiên Chúa.
• Khăn Quàng Dự Trưởng / Huynh Trưởng (dùng cho Huynh Trưởng các cấp):
Màu đỏ với hình thập gía của Chúa Kitô màu vàng ở phía sau. Màu đỏ là màu của sự hy sinh, tràn đầy sức sống, dám quên mình để phục vụ Chúa qua các em Thiếu Nhi.
Kích thước khăn 135cm x90cmx85cm. Thánh Giá đỏ sau chéo cỡ 6cm.
Khăn Dự Trưởng không có viền. Khăn Huynh Trưởng giống như khăn Dự Trưởng nhưng có viền vàng. Viền vàng rộng 1cm cách mép 1cm.
• Khăn Quàng Huấn Luyện Viên:
Màu tím than, phía sau có huy hiệu Sinai (Huấn Luyện Viên Sơ Cấp khăn màu tím một viền vàng; Huấn Luyện Viên Trung Cấp khăn màu tím có hai viền: viền vàng và xanh biển đậm; và Huấn Luyện Viên Cao Cấp khăn màu tím có ba viền: viền vàng, viền xanh biển đậm và xanh lá mạ). Màu tím: màu của sự hy sinh quên mình trong vui tươi và tràn đầy hy vọng. Màu của sự “sẵn sàng”, tu thân và tự huấn để nhắc nhớ người Huấn Luyện Viên phải biết mình luôn hy sinh, phục vụ không quản ngại những khó khăn, với tâm huyết bảo vệ, duy trì và phát triển Phong Trào.
• Khăn Quàng Trợ Tá:
Màu đỏ viền xanh nước biển, phía sau có huy hiệu Thiếu Nhi Thánh Thể. Màu đỏ màu của hy lễ và lòng hy sinh nhẫn nại phục vụ. Viền xanh nước biển: viền màu của Thiếu Nhi, nói lên lòng quảng đại phục vụ các em Thiếu Nhi của người Trợ Tá.
• Khăn Quàng Trợ Uý:
Màu trắng viền đỏ với hình thập gía Chúa Kitô màu đỏ ở phía sau. Màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, tinh tuyền, lòng trông cậy và niềm hy vọng. Viền đỏ nói lên sự hy sinh phục vụ và dấn thân của người Trợ Úy.
• Khăn Quàng Tuyên Uý:
Màu trắng viền vàng với hình thập gía Chúa Kitô màu vàng ở phía sau. Màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, tinh tuyền, lòng trông cậy và niềm hy vọng. Viền vàng nói lên sự dâng hiến cuộc đời làm hy tế và là chứng tá cho Chúa và Giáo Hội. Ngài sẽ là người đại diện Chúa Kitô để huớng dẫn Đòan Thiếu Nhi.
Bài cùng chuyên mục:

Lời Chúa lớn lên với người đọc (20/09/2023 08:49:51 - Xem: 58)
Theo mạc khải Do Thái – Kitô giáo, Thiên Chúa của chúng ta là một vị Thiên Chúa lên tiếng nói, đối thoại với nhau và với tạo vật.

Liệu tôi có thể tin tưởng các sách Phúc âm chăng? (20/08/2023 07:19:51 - Xem: 106)
Liệu tôi có thể tin tưởng các sách Phúc âm chăng? Câu trả lời ngắn gọn là “Có”. Câu trả lời dài là, điều này rất hấp dẫn.

Câu chuyện “con lừa” và “người thợ vườn nho” (09/08/2023 05:44:01 - Xem: 197)
Tôi tiến bước, như con lừa vùng Giêrusalem mà Đấng Mêsia, vào ngày Lễ Lá, đã cưỡi lên như một ông vua hiền lành.

Chủng sinh giữa môi trường sống hôm nay (31/07/2023 07:52:48 - Xem: 375)
Các linh mục không thể là thừa tác viên của Đức Kitô nếu không trở nên chứng nhân và nên người ban phát một đời sống khác với đời sống trần thế này...

Các bai Thường huấn dành cho Giáo dân (03/07/2023 08:02:47 - Xem: 702)
Tại Giáo Hội địa phương, người giáo dân không có chỗ để lên tiếng và hành động, “do một chủ trương giáo sĩ trị thái quá khiến họ không được tham gia vào việc làm các quyết định

Lịch sử của bánh lễ: Từ ổ bánh mì đến bánh lễ hiện nay (11/06/2023 14:27:24 - Xem: 1,510)
Bánh lễ hiện đại: Do một tu sĩ phát minh khi đưa ra quyết tâm cho Mùa Vọng (theo truyền thuyết)

Lịch sử và ý nghĩa của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (28/05/2023 07:33:56 - Xem: 1,351)
Giáo Hội đã minh nhiên sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu như là sự phó thác hoàn toàn cho một Tình Yêu cao cả.

Tháng Năm được gọi là tháng Đức Mẹ. Tại sao vậy? (27/04/2023 08:48:01 - Xem: 1,351)
Xét theo khía cạnh lịch sử phụng vụ, chúng ta phải đi từng cấp một: trước tiên là thói tục dành ra 30 ngày để kính Đức Mẹ; và kế đó là tục găn vào giai đoạn nào trong năm dương lịch.

Tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc (12-2022) (24/04/2023 09:41:23 - Xem: 1,149)
WHĐ đăng tải bản cập nhật mới nhất (tháng 12.2022) tài liệu này của Ủy ban Thánh Nhạc.

Tuần Thánh: Tam Nhật Vượt Qua là gì ? (06/04/2023 15:29:36 - Xem: 865)
Từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh đến Chúa Nhật Phục Sinh, các Kitô hữu cử hành mầu nhiệm trung tâm của đức tin của mình : cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 101 - Cám dỗ nơi người tu sĩ
Trường hợp yêu một người đang có ơn gọi dâng hiến và dần dần người đó từ bỏ ơn gọi thì có phải là cám dỗ hay không?
-
Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.
-
Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.
-
Những mối quan hệ chưa trọn
Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 100 - Bình an nội tâm
Bình an không đong đếm bằng những thành công, thành tựu, hay những điều ta đạt được trong cuộc sống.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình...
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ