Tĩnh tâm năm Linh mục: Ngày thứ 3
- In trang này
- Lượt xem: 1,020
- Ngày đăng: 27/11/2024 20:06:50
TĨNH TÂM NĂM LINH MỤC: NGÀY THỨ 3
Mở đầu cho ngày thứ 3 trong tuần Tĩnh tâm năm, anh em linh mục cùng nhau đọc Kinh Thần vụ buổi sáng và tiếp tục đươc Cha Đại diện Micae giúp nguyện gẫm với chủ đề Kinh nghiệm gặp gỡ một Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối của Giacóp và Gióp.
I. Kinh nghiệm của Gia-cóp: gặp gỡ một Thiên Chúa của đêm tối, một Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối.
Gia-cóp lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, lo âu cùng cực. Ông đang trên đường trở về đất Canaan, trở về với người anh E-sau của ông. Anh ông có lẽ vẫn giận dữ, thù hận ông vì ông đã cướp mất lời chúc phúc của cha là Isaac. Chuyện xảy ra là sau khi sắp xếp mọi người và đoàn vật qua sông đi trước, Gia-cóp ở lại một mình trong bóng đêm, thì có một người lạ mặt đến vật lộn với ông. Đây là trận chiến một mất, một còn, một trận chiến không ngừng nghỉ, kéo dài cho tới lúc mặt trời mọc. Người lạ đánh vào khớp xương hông của ông làm ông bị thương. Hiển nhiên, trong thất vọng tột cùng, Gia-cóp cảm nghiệm về Thiên Chúa. Người xa lạ xuất hiện trong đêm tối, một người đã tấn công ông và làm ông bị thương…
Kinh nghiệm về một Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối không thể do tập luyện mà có. Kinh nghiệm này thường đến bất ngờ. Trận chiến kịch liệt của Gia-cóp với người lạ xuất hiện từ bóng đêm là một mình chứng.
Khi chúng ta không thấy gì nữa, khi tất cả trở nên tối tăm, khi mọi tư tưởng, hình ảnh quen thuộc của chúng ta về Thiên Chúa không còn, và khi ảo tưởng về hành trình thiêng liêng của chúng ta tiêu tan đi, thì đột nhiên, chúng ta có thể trải nghiệm về Thiên Chúa. Tuy nhiên, giờ đây, Ngài rất khác với Đấng mà chúng ta đã quá quen thuộc trước kia. Kinh nghiệm về Thiên Chúa không phải lúc nào cũng làm cho chúng ta hạnh phúc, vui tươi; kinh nghiệm đó có thể làm đau đớn tới tận xương tuỷ. Nó có thể làm chúng ta bị thương như tổ phục Gia-cóp ngày xưa.
II. Kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa của Gióp: một Thiên Chúa siêu việt, không thể hiểu thấu.
Một kinh nghiệm khác về Thiên Chúa mờ mịt, tăm tối, không thể hiểu thấu, cũng không thể giải thích được, đó là kinh nghiệm của Gióp.
Khi đứng trước đau khổ của người khác hoặc của chính mình, thì ai trong chúng ta cũng muốn nổi loạn chống đối thiên Chúa: “Điều đó không thể được. Tại sao Thiên Chúa toàn năng, nhân từ, thương xót vô cùng lại để xảy ra như vậy?” Ngay cả sự nổi loạn chống đối Thiên Chúa cũng có thể dẫn đến một kinh nghiệm mới về Thiên Chúa. Ông Gióp đã có kinh nghiệm như vậy.
Từ 2 ý tưởng trên, Cha Đại diện giúp anh em tự nhận thức rằng Thiên Chúa là Đấng toàn năng, nhân từ, thương xót vô cùng. Nhưng Thiên Chúa cũng là Đấng mờ mịt, tăm tối mà chúng ta không thể nắm bắt được, nhất là khi chúng ta lâm vào cảnh lo âu, buồn phiền, thất vọng như Gia-cóp, như Gióp.
Đồng thời, Thiên Chúa cũng là Đấng siêu việt mà chúng ta không thể hiểu thấu, không thể diễn tả được. Vì thế, chúng ta chỉ có thể càm nhận Ngài, gặp gỡ Ngài trong thinh lặng, trong chiêm ngắm những điều kỳ diệu phi thường nơi muôn vàn tạo vật Ngài dựng nên, mà thán phục, mà lạ lùng, bỡ ngỡ, để rồi không một đau khổ thảm thương nào, một bất công tàn bạo nào, một hoàn cảnh nghiệt ngã, khó hiểu nào có thể làm lung lay đức tin của chúng ta.
Sau giờ suy niệm, anh em linh mục cùng quý Đức cha đã dâng thánh lễ để cầu nguyện cho gia đình linh mục trong giáo phận, cho cha mẹ của các linh mục đã qua đời và cho gia đình giáo xứ được sống tín thác vào Chúa như gia đình Nagiaret.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha giảng phòng nói đến việc chịu bách hại vì Chúa bằng những ý chính sau:
Thái độ: Tận dụng cơ hội để làm chứng cho Chúa. Hãy nghe lời Thánh Thần để biết chúng ta cần làm gì, nói gì, cần trung tín và bền đỗ đến cùng. Nhìn vào gương các Thánh Tử đạo, các ngài đã đã sống đúng với ý nghĩa của bài Tin Mừng này, đã thực sự là môn đệ của Chúa.
Linh mục chúng ta không bị bách hại như xưa nhưng hiện giờ chúng ta đang sống trong một xã hội mà các giá trị bị đánh tráo về lương tâm, về nhận thức... Thế gian đang dần bóp méo sự thật, những giá trị bị đảo lộn. Ta làm chứng tá sao đây khi đối diện với điều này?
Trong Bài suy niệm và cầu nguyện thứ 4, Đức Cha giảng phòng đã giúp anh em cầu nguyện với đề tài: Linh mục sống khó nghèo để truyền giáo
Khó nghèo là nhân đức cần lập đi lập lai. Chúa Giesu nhập thế và nhập thể để sống nghèo. Sứ mạng của Người là quan tâm đến người nghèo. Linh mục hãy rao giảng cho người nghèo bằng chính cái nghèo của mình. Sống chứng tá nghèo là lời chứng hiệu quả nhất trong việc loan Tin Mừng.
Sống nghèo để thanh thoát và để thuộc về Thiên Chúa. Chỉ Thiên Chúa mới là nguồn hạnh phúc đích thực nên linh mục phải biết sống nghèo để sống phó thác tuyệt đối vào Chúa.
Đức cha nhấn mạnh rằng, sống khó nghèo là một gương sáng. Linh mục phải ý thức tất cả những gì ta có là Chúa ban và ta cần ý thức cái nghèo của ta.
Cần cảnh giác vì cám dỗ của linh mục là sợ người ta coi thường mình nghèo. Rất nhiều người không có khả năng sống nghèo. Tìm đủ mọi cách để sống tiện nghi, mà khi nhiều tiện nghi quá sẽ mất đi định hướng của đời linh mục. Bởi không có thập giá không có hoa phục sinh. Linh mục cần bám víu vào cái gì vững chắc nhất vì nếu không ta như con diều đứt dây. Ta Chỉ có thể sống được tinh thần khó nghèo nếu thực sự ta sống nghèo vật chất.
Trong đời sống tu đức thì từ bỏ vật chất là điều tất yếu để sống thánh thiện. Và đây cũng là cách truyền giáo tốt nhất cho người nghèo .
Trong giờ Tu Đức, Đức cha giáo phận tiếp tục trình bày chủ đề Đối thoại với những người nghèo để loan báo Tin Mừng. Dựa vào bài hướng ý của Đức cha giảng phòng, Đức cha Giuse đã tóm tắt bằng 5 ý sau đây:
1/ Linh mục là hiện thân của CGS, hiện thân của một Thiên Chúa giầu sang trở thành nghèo và cho người nghèo để giúp ta trở thành con Thiên Chúa.
2/ Linh mục phục vụ người nghèo để thăng tiến người nghèo.
3/ Chọn sống nghèo qua các điều kiện: ăn ở, xe cộ, sở thích, tương quan với người ngheo, cách chi tiêu tài chánh cho mình và mọi người
4/Ý thức Linh mục sử dụng tiền bạc như người quản lý trong gia đình của Thiên Chúa để phục vụ, bác ái với người nghèo và chia sẻ với anh em linh mục khác
5/ Ta phải chịu phán xét về nén vàng của Chúa trao, và tự hỏi mình sử dụng những nén vàng này ra sao?
Và cũng từ những điều rút ra từ chủ đề đối thoại một cách thế để giáo hội thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng tại Long Xuyên, Đức Cha nhấn mạnh đến các bước sau:
Bước 1: Thay Đổi Thái Độ – Huấn Luyện Đối Thoại
Bước 2: Sinh Sống với Họ - Đối Thoại bằng Cuộc Sống
Bước 3: Cộng tác với họ - Đối thoại bằng hành động
Bước 4: Thảo luận với họ - Đối thoại bằng diễn giảng
Bước 5: Cảm nghiệm với họ: Đối thoại về linh đạo
Buổi chiều, Đức cha Đaminh tiếp tục triển khai đề tài thứ 5, cũng là bài chia sẻ cuối với chủ đề Dấn thân phục vụ Tin Mừng theo gương Đức Maria. Dựa Bài Tin mừng Mt 10, 1.5-17, Đức cha nhấn mạnh người rao giảng phải đối phó với nhiều trở ngại nên phải dấn thân.
Chính Chúa Giesu đã thấy trước những khó khăn nhưng nếu người rao giảng Tin Mừng tín thác vào Chúa, thì Người vẫn ban bình an cho họ. Mặt khác, khi gặp khó khăn thử thách là điều cần thiết để họ tín thác vào Chúa.
Người môn đệ đích thực là người mang niềm vui nhận được khi ở bên Chúa và trao ban cho người khác. Phải cảm nhận được niềm vui Tin Mừng mới mang được Tin Mừng đến người khác. Ai dấn thân rao giảng Tin Mừng thì người đó là người mang quà tặng Tin mừng.
Người rao truyền không phải lúc nào cũng dễ dàng và thuận buồm xuôi gió nên họ phải trông cậy vào Chúa. Đặc biệt cần tập những đức tính cần thiết:
1/ Tính cách vui vẻ: Một bộ mặt tươi cười có sức thuyết phục hơn cả một bài diễn văn dài! “Niềm vui toát ra nơi những ai được lôi cuốn bởi Đức Kitô và Thần Khí của Người, đó là điều có thể làm cho mỗi sáng kiến truyền giáo trở nên phong phú và hiệu quả”.
2/Vun trồng lòng biết ơn và món quà cho không.
Đây là niềm hạnh phúc của từng môn đệ đã có kinh nghiệm được tình yêu và lòng thương xót của Chúa chạm đến. Từ thân phận thấp hèn, chúng ta được Chúa yêu thương chọn gọi và trao ban thánh vụ. Biết ơn tình Chúa yêu thương, biết ơn lòng nhân từ của Chúa. Biết ơn từng giây phút cuộc đời. Hãy rao giảng trong tâm tình biết ơn.
3/ Thái độ khiêm nhường:
Đức Giáo Hoàng cảnh báo: Không bao giờ có thể phục vụ sứ mạng của Hội Thánh “bằng thái độ kiêu ngạo”, coi các bí tích và các lời của đức tin Kitô giáo “như là một chiến lợi phẩm” mình đáng được. Bởi vì chân lý, đức tin, hạnh phúc và ơn cứu độ không phải là “tài sản riêng của chúng ta”, chúng ta phải loan báo Tin Mừng Đức Kitô với lòng khiêm nhường.
4/ Tạo thuận lợi, thay vì biến Tin mừng thành gánh nặng:
ĐGH nói: “Một trái tim truyền giáo nhận ra những hoàn cảnh thực tế mà người ta đang sống, với những giới hạn, những tội lỗi, những yếu đuối của họ, và làm cho mình trở nên ‘yếu đuối với những người yếu đuối”
- Truyền giáo đôi khi phải là đi chậm lại “để cùng đi với những người bị bỏ lại bên đường”.
- “Không chất thêm những gánh nặng vô ích cho cuộc sống vốn đã nặng nề của người ta, không áp đặt những đường lối đào tạo rắc rối và vất vả để tận hưởng những gì mà Chúa ban cho một cách dễ dàng”.
5/ Gần gũi với con người:
- “Việc loan báo ơn cứu độ của Chúa Giêsu đến được với những con người tại chính những nơi họ đang sống và trong tình trạng thực tế của họ, trong đời sống cụ thể của họ”.
- Người môn đệ đích thực sẽ tìm gặp những con người trong đời sống thường nhật của họ “bằng cách tham gia vào các nhu cầu, các niềm hi vọng và các vấn đề của mọi người”.
- Người truyền giáo phải tìm đến những nơi mình có thể gặp gỡ tha nhân. Một điểm gỡ nút thắt mời gọi chúng ta ra khỏi những cái vòng khép kín của mình.
6/ Ưu ái người nghèo
- Mọi người truyền giáo, nếu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, sẽ “biểu lộ lòng ưu ái đối với những người nghèo và những người bé mọn, như là dấu chỉ và phản chiếu sự ưa thích đặc biệt của Chúa Giêsu đối với những con người ấy”
- Chúng ta thường hay viện cớ phải tập trung sức lực cho các công việc ưu tiên của sứ vụ, là điều đa phần được sử dụng trong một số giới giáo sĩ, để biện minh cho sự thiếu chú tâm của mình đối với những người nghèo.
7/ Được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần
- “Đó là chính Chúa Thánh Thần làm bùng cháy đức tin và giữ gìn đức tin trong các tâm hồn”
“Chúa Thánh Thần luôn giữ một vai trò chính yếu trong việc tuyền giáo. Ngài có nhiều cách thức để khơi dậy tinh thần truyền giáo trong giáo hội Chúa, và đôi khi Ngài còn đi trước cả hành động của vị lãnh đạo đời sống Giáo hội” (AG 29)
- Những người truyền giáo phải tin rằng Đức Kitô có “trái tim của họ trong quyền năng của Người”.
- Tránh cám dỗ tìm những điều dễ dàng nhưng thứ yếu. Sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta để loan báo sự thật về Chúa Giêsu Kitô, đó chính là loan báo Tin Mừng. Những thứ khác chỉ là thứ yếu.
Tuy nhiên, việc truyền giáo thường phải đối diện với những khó khan nên mình phải trở thành con chiên để được Chúa bảo vệ. Nếu bạn không muốn là con chiên, Chúa sẽ không bảo vệ bạn khỏi những con sói. Hãy xoay sở như bạn có thể. Nhưng nếu bạn là con chiên, hãy yên tâm rằng Chúa sẽ bảo vệ bạn khỏi bầy sói. Hãy khiêm tốn. Chúa yêu cầu chúng ta phải như vậy, hiền lành và muốn trở nên trong sạch, sẵn sàng hy sinh.
Cuối cùng, ta cần trở về mẫu gương Truyền giáo là Đức Mẹ. Nơi Đức Maria, các điều kiện của một mẫu gương loan báo Tin mừng đều được thể hiện: Con người cầu nguyện, Vai trò của Thánh Thần, được Chúa chọn gọi; con người đáp lại “xin vâng”; được sai đi: lên đường; hân hoan loan báo; sự khiêm hạ; lòng tin tưởng và quyền năng Thiên Chúa; chủ sự cầu nguyện nhóm Tông đồ; Tin mừng lan tỏa. Mẹ Maria là mẫu gương của người cầu nguyện chuyên chăm. Mẹ cầu nguyện mỗi ngày để tìm thánh ý Chúa. Mẹ cầu nguyện để kết hợp với tình yêu thương của Thiên Chúa. Con đường cầu nguyện của Đức Maria đã đi qua là con đường mời gọi những người truyền giáo hôm nay thực hiện.
Song song đó, vai trò của Chúa Thánh Thần là yếu tố quyết định trong công cuộc truyền giáo. Dù là người loan báo, dù là người công bố Tin Mừng đi chăng nữa, Đức Maria luôn đặt mình dưới sự bảo trợ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Không thể tách rời Đức Maria khỏi hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Sau giờ chia sẻ, Đức cha Daminh đã chào tạm biệt anh em linh mục để trở về Hà Nội tham dự thánh lễ Truyền chức Giám mục ngày mai. Cha Tổng Đại diện Luy đã thay mặt anh em cám ơn Đức Cha Đaminh đã giúp các linh mục tĩnh tâm, đồng thời nhìn lại và hâm nóng sứ vụ loan báo Tin mừng của từng cá nhân trong thời gian trong những ngày tháng tới.
Kết thúc ngày thứ 3 trong tuần Tĩnh tâm năm, các linh mục lại đặt mình trước Chúa Giesu Thánh Thể trong giờ Chầu cuối ngày. Cảm tạ Chúa đã gìn giữ chúng con trong những ngày Tĩnh tâm vừa qua. Xin tiếp tục đồng hành với chúng con trong 2 ngày còn lại.
Bài cùng chuyên mục:
Thông báo về việc nâng cấp và chuyển đổi website giáo phận Long Xuyên (10/12/2024 09:22:48 - Xem: 539)
Giáo phận Long Xuyên xin thông báo: Kể từ ngày 01/01/2025 website giáo phận Long Xuyên chỉ chạy trên 1 tên miền duy nhất là giaophanlongxuyen.org.
Thành lập giáo hạt Phú Quốc (04/12/2024 10:05:33 - Xem: 950)
Nhân kỷ niệm 64 năm thành lập giáo phận (24/11/1960 – 24/11/2024) Đức Giám mục giáo phận Giuse Trần Văn Toản đã chính thức công bố thành lập giáo hạt Phú Quốc
Lịch Mục vụ của Đức Giám mục tháng 12/2024 (30/11/2024 10:05:29 - Xem: 1,015)
Ban Truyền Thông xin gửi đến quý cha và bạn đọc Lịch Mục vụ tháng 12/2024 của Đức Giám mục để chúng ta cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện.
Tĩnh tâm năm Linh mục – Ngày kết thúc (29/11/2024 14:47:15 - Xem: 851)
Cám ơn mọi người trong cũng như ngoài giáo phận đã luôn cầu nguyện và hướng về giáo phận trong những ngày này.
Thánh lễ Tạ ơn & cầu bình an cho Giáo phận (28/11/2024 17:12:44 - Xem: 686)
Thánh lễ Tạ ơn & cầu bình an cho Giáo phận sẽ được Đức Giám mục giáo phận và quý cha cử hành lúc 18g00' thứ năm ngày 28/11/2024 tại nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên
Tĩnh tâm năm Linh mục – Ngày thứ 4 (28/11/2024 17:07:22 - Xem: 903)
Sau giờ đọc Kinh Thần vụ buổi sáng, anh em linh mục tiếp tục suy niệm dựa trên bài chia sẻ thứ 3 của Cha Đại diện Micae nói về Kinh nghiệm gặp gỡ một Thiên Chúa đau khổ
Tĩnh tâm năm linh mục – Ngày thứ 2 (26/11/2024 19:51:49 - Xem: 1,190)
Mở đầu cho ngày thứ 2 trong tuần Tĩnh tâm năm của linh mục đoàn giáo phận, anh em cùng nhau đọc Kinh Thần vụ buổi sáng và nguyện gẫm
Linh mục Đoàn GP.Long Xuyên: Khai mạc tuần Tĩnh tâm Năm (25/11/2024 20:08:37 - Xem: 2,166)
Sáng nay ngày 25/11/2024, hơn 300 linh mục thuộc linh mục Đoàn Giáo phận đã quy tụ về Tòa Giám mục Long Xuyên để tham dự tuần Tĩnh tâm Năm
Thánh Lễ do Đức TGM Marek Zalewski cử hành tại Dương Đông (23/11/2024 19:07:10 - Xem: 1,053)
Thánh lễ do Đức TGM Marek Zalewski và Đức Giám mục giáo phận cử hành vào lúc 7g00’ ngày 24/11/2024 tại giáo xứ Dương Đông, Phú Quốc
Thánh Lễ do Đức TGM Marek Zalewski cử hành (23/11/2024 10:20:37 - Xem: 1,221)
Thánh lễ do Đức TGM Marek Zalewski và Đức Giám mục giáo phận được cử hành lúc 17g ngày 23/11/2024 tại giáo xứ Hưng Văn, Phú Quốc.
-
Một thực tại căn tính kép trong nội tâm
Những lựa chọn chính trong cuộc sống đã là một căng thẳng lớn vì những lựa chọn này cố gắng trung thành với hai căn tính nguyên thủy trong...
-
Suy niệm Tĩnh tâm năm 2024 : kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa đích thực
Sau đây là 4 bài suy niệm sáng trong dịp tĩnh tâm năm 2024 của linh mục đoàn giáo phận Long Xuyên. 4 bài đều theo cùng một chủ đề: kinh...
-
Lời khuyên của một Giáo phụ sa mạc để tháo gỡ mối dây oán hận
Các Giáo Phụ Sa Mạc khuyên chúng ta điều gì để hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong những hoàn cảnh rất cụ thể của cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng”...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng,...
-
Mầu nhiệm của Mùa Vọng
Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính...
-
Viết cho các tân linh mục
Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao...
-
Lời Chúa có quan trọng đối với Bạn không?
Với 7 câu hỏi sau đây bạn có thể tự phản tỉnh về tầm quan trọng của Lời Chúa đối với bạn như thế nào.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ
Mỗi khi gặp thầy, con thấy rất vui, và nhiều khi nghĩ về thầy. Nhiều lúc con còn bất giác tưởng tượng con có thể ôm thầy, nắm tay thầy...
-
Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất