Tĩnh tâm năm linh mục – Ngày thứ 2
- In trang này
- Lượt xem: 1,190
- Ngày đăng: 26/11/2024 19:51:49
TĨNH TÂM NĂM LINH MỤC – NGÀY THỨ 2
Mở đầu cho ngày thứ 2 trong tuần Tĩnh tâm năm của linh mục đoàn giáo phận, anh em cùng nhau đọc Kinh Thần vụ buổi sáng và nguyện gẫm với chủ đề: Kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa trong thinh lặng của Êlia.
Cha Đại diện Micae Lê Xuân Tân đã giúp anh em nhận thức về tầm quan trọng của thinh lặng trong việc gặp gỡ Thiên Chúa với các ý chính sau đây:
Biến cố núi Carmen và hành trình đến núi Horeb tìm Chúa cho thấy Êlia đã trải qua những cung bậc khác nhau trong kinh nghiệm gặp gỡ Chúa. Hai biến cố đó cũng giúp ông hiểu rõ ông sẽ gặp gỡ Chúa cách đích thực thế nào. Đó cũng là hành trình và kinh nghiệm gặp gỡ Chúa của mỗi người chúng ta.
1. “Trước hết, một cơn bão mạnh xẻ núi non ập tới, nhưng Chúa không ở trong cơn bão.” (1 V 19, 10).
Cơn bão dữ dội xẻ núi non ở đây tượng trưng cho lòng nhiệt thành. Một lúc nào đó, Chúa có thể hoàn toàn chiếm hữu chúng ta và làm bừng cháy nơi chúng ta một cơn bão nhiệt tâm. Hãy cảnh giác, dè chừng vì rất có thể chúng ta đang lẫn lộn những cảm xúc của mình với Chúa. Đồng hoá Chúa với những cảm xúc của mình khiến chúng ta không gặp Chua mà là gặp những cảm xúc của ta, những ảo tưởng của ta. Hậu quả là chúng ta vẫn khép kín vào chính mình.
Êlia là tấm gương cho chúng ta. Sau những cảm xúc mãnh liệt của vinh quang, oai phong trên núi Carmen là sự trốn chạy trong cô đơn, chán nản của cuộc hành trình mệt nhọc đến núi Horeb. Ông đã không thực sự gặp Chúa trên núi Carmen trong sự kỳ diệu phi thường của ngọn lửa thiêu đốt lễ vật, mà chỉ gặp những cảm xúc mãnh liệt, chiến thắng của chính mình.
Chúng ta cũng vậy. Có những lúc chúng ta nghĩ rằng mình gặp Chúa nhưng thực ra chỉ gặp những cảm xúc, những tình cảm của lòng sốt sắng trong các giờ cầu nguyện và trong những việc đạo đức, mục vụ mình thực hiện. Vì thế, rất cần hiểu rõ kinh nghiệm gặp gỡ Chúa thực sự là gì.
2. “Sau cơn bão. Là một trận động đất, nhưng Chúa không ở trong trận động đất.” (1 V 19, 11).
Trận động đất tượng trưng cho việc coi Chúa là một bậc thầy ma thuật có thể làm được mọi sự. Chỉ cần tin vững chắc vào Chúa, thế là có thể chiến thắng mọi định luật tự nhiên. Ngài sẽ chữa lành mọi chứng bệnh dù ngặt nghèo, dù nan y. Sức mạnh của Thần Khí sẽ lay chuyển mọi tâm hồn, giúp họ hoán cải, đổi mới hoàn toàn đời sống như một trận động đất biến đổi mọi sự.
Đó là trường hợp của những người sau khi tham dự một tuần tĩnh tâm, một khoá linh thao, hay một khoá Cursilô… thấy mình hoàn toàn thay đổi, thoát khỏi tật nghiện rượu hay cờ bạc; hoặc thoát khỏi tình trạng trì trệ, chán nản, thất vọng … Đúng thật là một phép lạ Chúa làm!
Tuy nhiên, đây có đúng là một phép lạ không? Vì có thể sự lệ thuộc này lại được thay thế bằng một sự lệ thuộc khác. Ví dụ, sau khi tham dự khoá Cursilô, một người được giải thoát khỏi tật nghiện rượu; từ đó trở đi, anh hoàn toàn thay đổi, hết sức tin tưởng vào Chúa. Anh cũng thường xuyên tham dự thánh lễ, tham dự hết khoá Cursilô này đến khoá khác. Anh luôn nuôi ý đinh hoán cải mọi người xung quanh để họ biết “trận động đất” trời long đất lở mà Chúa đã thực hiện nơi anh.
Anh không nhận ra rằng mình chỉ đang đi tìm quyền lực, uy tín và sự nhìn nhận của mọi người phản chiếu qua Thiên Chúa mà anh cho rằng mình đã gặp gỡ. Thực ra, đây không phải là một kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa đích thực, vì Chúa không ở trong “trận động đất” dữ dội của sự hoán cải mãnh liệt nơi anh.
Rất có thể chúng ta cũng đã trải qua kinh nghiệm tương tự.
3. “Sau trận động đất là lửa, Chúa cũng không ở trong lửa.” (1 V 19, 12a)
Lửa là biểu tương rất phong phú. Lửa có thể tượng trưng cho đam mê, cho tình dục, cho bản năng. Lửa cũng có thể tượng trưng cho cơn giận bừng bừng của Thiên Chúa khi thiêu huỷ hai thành Sôđôma và Gômôra tội lỗi. Tuy nhiên, lửa còn có thể tượng trưng cho tình tình yêu Thiên Chúa. Ngọn lửa tình yêu ấy có thể thiêu huỷ những yếu đuối, những dơ nhớp, những tội lỗi trong tâm hồn chúng ta.
Hình ảnh bụi gai bốc cháy mà Môsê gặp, cũng trên núi Horeb này, cho thấy điều đó. Dù lửa cháy bừng bừng, bụi gai vẫn không bị thiêu rụi. Nó vẫn khô khốc với những cành trơ trụi, vô giá trị. Bụi gai khô khốc đó là nhình ảnh những gì vô ích, hư hỏng, khô khan nơi mỗi người chúng ta.
Hãy thành thực và can đảm chấp nhận chính mình với mặt sáng, mặt tối của mình, vì chúng ta chỉ là người phàm, không phải là thiên thần, hay thần linh.
Đâu là mặt trái, mặt tối của tôi? Tôi có can đảm chân thành đón nhận mặt tối, mặt trái là những khuyết điểm, thiếu sót, dơ nhớp … của tôi không?
4. “Sau lửa là một cơn gió hiu hiu. Vừa nghe tiếng gió, Êlia lấy áo choàng che mặt, đi ra và đứng ở cửa hang.” (1 V 19, 12b-13).
Tiếng gió nhẹ, hiu hiu tượng trưng cho bầu khí thinh lặng. Êlia đi ra đứng ở cửa hang. Ông biết Chúa đến trong làn gió nhẹ, hiu hiu này, một cơn gió im lặng khó có thể nhận ra, và bất cứ một tiếng động nhỏ nào cũng có thể làm nó tan biến.
Truyền thống linh đạo rất coi trọng kinh nghiệm của Êlia, và coi thinh lặng là nơi tuyệt hảo để gặp Chúa. Đây không chỉ là bầu khí thinh lặng bên ngoài như: khung cảnh yên ắng; không tiếng nói, không ồn ào, náo động; mà còn là thinh lặng nội tâm như: không lo âu, buồn phiền; không xúc động bởi bất cứ tình cảm nào …
Sự thinh lặng không chỉ làm cho những xáo trộn tâm hồn tan biến, và không chỉ giúp ta thoát khỏi những bất an, những xáo trộn của đời ta, mà quan trọng hơn cả, còn giúp ta ngừng suy tư về Thiên Chúa. Chỉ như vậy, ta mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa cách đích thực. nếu không, ta vẫn bị gắn chặt vào những tư tưởng, những hình ảnh định sẵn về Ngài.
Một gặp gở Thiên Chúa đích thực là một gặp gỡ diễn ra trong thinh lặng tuyệt đối và chúng ta chỉ có thể rụt rè nói về nó.
Theo Eckhart, một bậc thầy về linh đạo, thì thinh lặng là hành vi cao cả nhất của con người. Ở trọng tâm của thinh lặng, nơi mà không một tư tưởng nào tới được; nơi mà chúng ta ngừng suy nghĩ, ngừng soạn thảo những chương trình, những dự định; nơi mà chúng ta không còn nghĩ đến người khác để xét đoán họ; đồng thời cũng không lo họ xét đoàn ta; nơi mà chúng ta không còn cho mình là quan trọng; thì chính ở nơi đó, Chúa sẽ sinh ra và ở với chúng ta.
Sau 30’ nguyện gẫm, anh em cùng với quý Đức cha dâng thánh lễ cầu nguyện cho hang giáo sĩ đã phục vụ trong giáo phận mà nay đã qua đời. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức cha Đaminh đã nói lên tầm quan trọng của việc xây dựng đền thờ tâm hồn, đặc biệt là cần phát triển những nhà thờ nhỏ trong giáo phận để quy tụ thay vì làm những nhà thờ rất lớn nhưng lại không có giáo dân tham dự. Tuy dù giá trị vật chất, thánh thiêng của Đền thờ Gierusalem, của các vương cung thánh đường và của nhà thờ thì ai cũng biết. Chúa cũng biết. Nhưng giá trị cốt lõi nhất mà Chúa muốn đó chính là sự cứu độ cho con người. Chính con người là Đền thờ của Thiên Chúa.
Sau giờ ăn sáng, Đức cha giảng phòng đã triển khai đề tài cầu nguyện thứ 2 với chủ đề Ơn gọi linh mục là để loan báo Tin mừng. Đức cha đã nhấn mạnh đến điểm chính yếu là Tông đồ là người được gọi để loan báo Tin mừng:
Các linh mục là những người môn đệ đã được kêu gọi để loan báo Tin mừng. Anh em linh mục cần ý thức rằng, trong muôn muôn người, Chúa đã tách một số người ra để làm công việc loan báo Tin mừng. Giống như trường hợp của Thánh Matthew, được gọi mời rời bỏ nơi danh giá, địa vị để làm chứng tá cho Chúa . Ông đã tạo cơ hội cho những người bạn tội lỗi được gặp Chúa qua bữa tiệc. Họ bị hấp dẫn bởi Chúa Giesu. Các linh mục được chọn là con người được cuốn hút bởi Tin mừng. Sự cuốn hút này phát xuất từ tâm hồn thánh thiện và không vướng bận bởi tiền tài, danh vọng… Kinh nghiệm của Mattheu cần được nhận thấy nơi người linh mục Chúa Kitô để có thể gặp gỡ, đối thoại (ngay cả với những người gây trở ngại khó khăn cho ta), để đón nhận họ với ánh mắt yêu thương của Chúa Giêsu, nhờ đó, Tin mừng được rao giảng qua chính chúng ta.
Đức cha nhấn mạnh rằng, người linh mục học cách sáng tạo trong truyền giáo không phải từ Chủng viện nhưng từ Thánh Thần và thực tế từ các lần ra đi. Tuy nhiên, phải có đời sống cầu nguyện thì mới có kinh nghiệm này.
Sau khi dành 30’ để cầu nguyện, anh em tiếp tục lắng nghe giờ Tu đức của Đức cha giáo phận. Khởi đi từ ý tưởng trong bài giảng của Đức cha Daminh trong thánh lễ sáng nay, Đức cha Giuse đã tóm tắt và giúp các linh mục suy nghĩ về nhiệm vụ rao giảng Tin mừng với các điểm sau đây:
1/ Dưỡng khí của người tông đồ là Loan báo Tin mừng. Vậy không Loan báo Tin mừng, người tông đồ sẽ quỵ ngã
2/ Căn tính của Linh mục là loan báo Tin mừng.
3/ Cha sở nhiệt tâm sẽ ảnh hưởng nhiều đến lòng nhiệt thành loan báo Tin mừng của giáo dân
4/ Cần nhiều cộng đoàn nhỏ để người giáo dân sống niềm tin
5/ Cần thường huấn và huấn luyện tinh thần Loan báo Tin mừng
Dựa vào điểm nhấn năm 2025 trong công cuộc loan báo Tin Mừng của giáo phận là các vùng sâu vùng xa, đặc biệt là tại các hải đảo thuộc tỉnh Kiên Giang. 3 điểm chủ đạo cho sứ vụ:
1/ Do ý định của Thiên Chúa, với nhiều lý do và nhiều cách thế khác nhau, hiện tại đã có sự hiện diện của các Kitô hữu, khôg chỉ tại đảo Phú Quốc này, mà còn tại nhiều đảo khàc trong vùng biển Phú Quốc, Rạch Giá và Hà Tiên. Vì thế, giáo hội cần có chương trình mục vụ và loan báo Tin Mừng cho cac nhóm nhỏ ở các đào xa xôi.
2/ Vì những hòn đảo hiện diện giữa vùng biển thiên nhiên đẹp, nên chính quyền trung ương và địa phương đã và đang thực hiện những chương trình phát triển, đặc biệt là về kinh tế và du lịch. Vì phát triển về kinh tế nên sẽ có nhiều người tìm đến các đảo để kiếm sống và định cư. Vì phát triển về du lịch, nên sẽ có nhiều đoàn du lịch, kể cả từ nước ngoài đến để tham quan. Chính vì thế, các sinh hoạt tôn giáo phải là đa dạng, phong phú, uyển chuyển để có thể phục vụ cách hữu hiệu.
3/ Trong bối cảnh đặc thù của cac cộng đoàn tín hữu nhỏ tại các đảo xa xội giữa biển khơi, nên, chương trình tu đức, mục vụ và loan báo Tin Mừng cho cac đảo phải là phong phú với nhiều sáng kiến mục vụ và loan báo Tin Mừng. Đây là một thách đố cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, và tông đồ giáo dân. Cụ thể là, không chỉ cần có đủ số lượng nhân sự, nhưng còn phải là những nhân sự có hồn tông đồ, có kỹ năng tông đồ, có phương pháp tông đồ và các tương quan tông đồ.
Buổi chiều, Đức cha giảng phòng tiếp tục triển khai bài suy niệm thứ 3 với chủ đề : Ơn gọi nên thánh nơi linh mục là để truyền giáo.
Linh mục được thánh hiến cho Thiên Chúa và được thánh hóa để nên thánh. Sống thánh thiện là đòi hỏi để nên giống Thiên Chúa. Các linh mục phải nên thánh để giúp giáo dân nên thánh. Không thánh thiện không thể đem Chúa đến cho người khác được.
Linh mục phải có tâm hồn khao khát nên thánh, không phải làm việc tối thiểu, nhưng là khao khát không ngừng, và chính điều này mới hấp dẫn người khác nên thánh. Tuy dù linh mục là những người tội lỗi nhưng được bao bọc bởi ân sủng, bởi ơn thánh nên linh mục có thể giúp người khác nên thánh. Tuy nhiên linh mục cần có tâm hôn hoán cải để đáp lại ân sủng của Thien Chúa. Đức cha nhắn nhủ anh em rằng nếu linh mục không có tâm hồn thánh thiện sẽ không có hồn tông đồ và chỉ khi có sự thánh thiện mới làm cho công cuộc loan báo Tin mừng được trổ sinh hoa trái.
Buổi tối anh em lại quay quần bên nhau trong giờ Chầu Thánh Thể để nhìn lại một ngày sống và kín múc nguồn ơn lành từ thánh Thể.
Bài cùng chuyên mục:
Thông báo về việc nâng cấp và chuyển đổi website giáo phận Long Xuyên (10/12/2024 09:22:48 - Xem: 527)
Giáo phận Long Xuyên xin thông báo: Kể từ ngày 01/01/2025 website giáo phận Long Xuyên chỉ chạy trên 1 tên miền duy nhất là giaophanlongxuyen.org.
Thành lập giáo hạt Phú Quốc (04/12/2024 10:05:33 - Xem: 947)
Nhân kỷ niệm 64 năm thành lập giáo phận (24/11/1960 – 24/11/2024) Đức Giám mục giáo phận Giuse Trần Văn Toản đã chính thức công bố thành lập giáo hạt Phú Quốc
Lịch Mục vụ của Đức Giám mục tháng 12/2024 (30/11/2024 10:05:29 - Xem: 1,012)
Ban Truyền Thông xin gửi đến quý cha và bạn đọc Lịch Mục vụ tháng 12/2024 của Đức Giám mục để chúng ta cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện.
Tĩnh tâm năm Linh mục – Ngày kết thúc (29/11/2024 14:47:15 - Xem: 849)
Cám ơn mọi người trong cũng như ngoài giáo phận đã luôn cầu nguyện và hướng về giáo phận trong những ngày này.
Thánh lễ Tạ ơn & cầu bình an cho Giáo phận (28/11/2024 17:12:44 - Xem: 686)
Thánh lễ Tạ ơn & cầu bình an cho Giáo phận sẽ được Đức Giám mục giáo phận và quý cha cử hành lúc 18g00' thứ năm ngày 28/11/2024 tại nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên
Tĩnh tâm năm Linh mục – Ngày thứ 4 (28/11/2024 17:07:22 - Xem: 903)
Sau giờ đọc Kinh Thần vụ buổi sáng, anh em linh mục tiếp tục suy niệm dựa trên bài chia sẻ thứ 3 của Cha Đại diện Micae nói về Kinh nghiệm gặp gỡ một Thiên Chúa đau khổ
Tĩnh tâm năm Linh mục: Ngày thứ 3 (27/11/2024 20:06:50 - Xem: 1,019)
Mở đầu cho ngày thứ 3 trong tuần Tĩnh tâm năm, anh em linh mục cùng nhau đọc Kinh Thần vụ buổi sáng và tiếp tục đươc Cha Đại diện Micae giúp nguyện gẫm
Linh mục Đoàn GP.Long Xuyên: Khai mạc tuần Tĩnh tâm Năm (25/11/2024 20:08:37 - Xem: 2,165)
Sáng nay ngày 25/11/2024, hơn 300 linh mục thuộc linh mục Đoàn Giáo phận đã quy tụ về Tòa Giám mục Long Xuyên để tham dự tuần Tĩnh tâm Năm
Thánh Lễ do Đức TGM Marek Zalewski cử hành tại Dương Đông (23/11/2024 19:07:10 - Xem: 1,053)
Thánh lễ do Đức TGM Marek Zalewski và Đức Giám mục giáo phận cử hành vào lúc 7g00’ ngày 24/11/2024 tại giáo xứ Dương Đông, Phú Quốc
Thánh Lễ do Đức TGM Marek Zalewski cử hành (23/11/2024 10:20:37 - Xem: 1,221)
Thánh lễ do Đức TGM Marek Zalewski và Đức Giám mục giáo phận được cử hành lúc 17g ngày 23/11/2024 tại giáo xứ Hưng Văn, Phú Quốc.
-
Một thực tại căn tính kép trong nội tâm
Những lựa chọn chính trong cuộc sống đã là một căng thẳng lớn vì những lựa chọn này cố gắng trung thành với hai căn tính nguyên thủy trong...
-
Suy niệm Tĩnh tâm năm 2024 : kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa đích thực
Sau đây là 4 bài suy niệm sáng trong dịp tĩnh tâm năm 2024 của linh mục đoàn giáo phận Long Xuyên. 4 bài đều theo cùng một chủ đề: kinh...
-
Lời khuyên của một Giáo phụ sa mạc để tháo gỡ mối dây oán hận
Các Giáo Phụ Sa Mạc khuyên chúng ta điều gì để hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong những hoàn cảnh rất cụ thể của cuộc...
-
Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Chúng ta tưởng tượng xã hội sẽ tốt đẹp biết bao khi mỗi người chúng ta tích cực sống sứ điệp Mùa Vọng “sửa con đường nội tâm cho thẳng”...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 mùa Vọng năm C - 2024
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng,...
-
Mầu nhiệm của Mùa Vọng
Thiên Chúa đã đón nhận những lời nguyện cầu của Dân Chúa, nên vào thời viên mãn, Người đã sai Con Một rất thánh xuống trần gian và chính...
-
Viết cho các tân linh mục
Từ ngày anh em chịu chức, anh em sẽ được gọi là “cha”. Thân thương! Lý do là những người đến với anh em, không chỉ vì anh em có quyền cao...
-
Lời Chúa có quan trọng đối với Bạn không?
Với 7 câu hỏi sau đây bạn có thể tự phản tỉnh về tầm quan trọng của Lời Chúa đối với bạn như thế nào.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ
Mỗi khi gặp thầy, con thấy rất vui, và nhiều khi nghĩ về thầy. Nhiều lúc con còn bất giác tưởng tượng con có thể ôm thầy, nắm tay thầy...
-
Gia vị cho bài giảng CN 1 mùa Vọng năm B - 2024
Trong Mùa Vọng, chúng ta nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng cho sự chờ đợi: hướng lòng về biến cố quang lâm của Chúa Kitô, Đấng Messia. Phần...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất