Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa nhật Lễ Lá Năm C
- In trang này
- Lượt xem: 2,616
- Ngày đăng: 05/04/2022 14:19:31
Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C
Hội Thánh cử hành Chúa nhật thứ sáu Mùa Chay cũng là Chúa nhật Lễ Lá và Chúa nhật Thương Khó. Đây là thời gian cao điểm của cả năm Phụng vụ, chúng ta được mời gọi để tưởng niệm và sống lại những biến cố và thời khắc trọng đại trong cuộc đời của Chúa Giêsu và cũng là nền tảng cho đức tin Kitô giáo. Tham dự tích cực vào phụng vụ Tuần Thánh sẽ giúp chúng ta kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, tăng cường ơn đức tin và thúc đẩy chúng ta sống mạnh mẽ ơn gọi người môn đệ của Chúa Kitô. Hôm nay phụng vụ kết hợp những khoảnh khắc tương phản nhau để nói lên số phận của Chúa Giêsu trong những giờ phút cuối cùng của Người ở trần gian: vinh quang xen lẫn đau khổ; sự khải hoàn tiến vào Giêrusalem nối tiếp bi kịch của cuộc xét xử mà đỉnh điểm là chịu đóng đinh, chịu chết và mai táng trong mồ.
BÀI ĐỌC 1: Is 50, 4-7
Người Tôi Trung
Đây là bài ca thứ ba của ngôn sứ Isaia về người Tôi Trung. Nội dung có thể cho chúng ta thấy là Israel lưu đày đã từ chối sứ điệp của vị ngôn sứ. Người dân đã rã rời kiệt sức (vì những loan báo liên tục của ông về sự giải thoát nhưng lại cứ phải sống kiếp lưu đày?) Nhưng vị ngôn sứ không nản lòng. Thiên Chúa đã cho ông lời nói để ông truyền rao mạnh mẽ sứ điệp Lời Chúa, thậm chí phải trả giá bằng đau khổ cá nhân. Và ông xác tín rằng cuối cùng Chúa sẽ minh xét cho ông là công chính. Cuộc Khổ Nạn và cái chết của Chúa Giêsu không phải chỉ là những sự kiện tách biệt mà là một phần của toàn bộ sứ vụ cứu thế của Người. Hội Thánh ngay từ buổi đầu đã nhìn thấy hình ảnh về người Tôi Trung được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu Kitô. Trong những năm thi hành sứ vụ, Người đã trung thành rao giảng về Nước Thiên Chúa (Mt 4,17; Mc 1, 14-15; Lc 4, 14-15). Người không chống lại những lời lăng nhục, thóa mạ của những kẻ bắt bớ; Người cũng không quay lưng lại với những kẻ đánh đập, tát vào mặt, hoặc khạc nhổ vào Người (x. Mt 26,67-68; 27, 26-31; Mc 14,65; 15 , 15; Ga 18,22; 19,1). Cuối cùng, họ đã nhục mạ Người bằng cách đóng đinh Người như một tên tội phạm (Mt 27, 35-38; Mc 15, 21-27; Lc 23, 26-34, 38; Ga 19, 17-24) và kết án Người dưới lời nguyền rủa của Thiên Chúa (Đnl 21, 22-23; Gl 3,13). Nhưng Thiên Chúa đã không để Người phải xấu hổ; trái lại, vào ngày thứ ba đã cho Người trỗi dậy chiến thắng khải hoàn để khuất phục cả tội lỗi và sự chết (Mt 28, 5-6; Mc 16, 6; Lc 24, 5-8; Ga 20, 1-10).
ĐÁP CA: Tv 22, 8-9,17-18,19-20, 23-24
Người lành cầu cứu
Thánh vịnh cảm động này được cho là của Đavít, không chỉ chứa đựng lời kêu cầu đầu tiên của Chúa Giêsu trên Thánh giá trong câu 2 (Mt 27,46 và Mc 15,34) mà còn bao gồm một loạt những mô tả sống động về những đau khổ khủng khiếp mà Chúa phải chịu. Đó là một hình phạt chưa hề tồn tại trong thời của Đavít:
- Câu nói đầu tiên của Chúa Giêsu từ trên Thánh giá trong câu 2 (x. Mt 27,46; Mc 15,34)
- Sự chế nhạo của đám đông, coi Người như một kẻ bất lương trong câu 17 (x. Mt 27,39; Mc 15,29; Lc 23,35, 39)
- Tay chân Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá trong câu 17 (x. Ga 19,37, là để hoàn tất câu Dcr 12,10)
- Chúa cảm thấu sự tan rã của xương cốt khi thân thể bị đóng đinh vào cây thánh giá gỗ, trong các câu 15 và 17
- Lời chế nhạo của đám đông, thách thức Thiên Chúa giải cứu Chúa Giêsu nếu Người là Con Thiên Chúa, trong các câu 8-9 (x. Mt 27,40, 43; Mc 15, 31-32; Lc 23, 35-37)
- Quân lính chia nhau áo xống của Chúa Giêsu, trong câu 19 (x. Mt 27,35; Mc 15,24; Ga 19, 23-24, được Gioan trích dẫn như để hoàn tất lời Tv 22,18)
Tuy vậy, giữa bóng tối kinh hoàng này, ánh sáng trong tâm hồn Chúa Giêsu không tàn lụi. Người biết chắc rằng, mặc dù im lặng, Chúa Cha vẫn luôn ở với Người, và nguyên cả phần thứ hai của Thánh vịnh là một bài ca phó thác kết thúc trong tiếng reo mừng thắng trận: người tử tội chết trên thập giá ngày thứ Sáu Tuần Thánh trở thành một Đức Chúa hiển vinh, làm Vua trên toàn thể vũ trụ. Chúa Giêsu đã từng nói: “Một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12,32).
Đời sống Kitô hữu là một cuộc vượt qua từ cõi chết đến sự sống. Điều kì diệu là nhờ Chúa Giêsu mà chúng ta luôn có thể từ cái xấu rút ra điều tốt, đạt đến hạnh phúc từ đau khổ và thậm chí từ cả cái chết nữa.
BÀI ĐỌC 2: Pl 2,6-11
Chúa Giêsu tự hủy
Các học giả Tân Ước ngày nay đều cho rằng bài thánh ca này đã được sáng tác trước thời Phaolô, và thường được gọi là “Carmen Christi” (bài ca về Chúa Kitô), một tên gọi mà Pliny (23-79 AD, một triết gia thời La Mã) dùng để nói về sự thờ phượng Kitô giáo. Thánh Phaolô lấy lại trong bức thư của mình để gửi cho cộng đoàn Kitô hữu tại Philipphê, miền Makêđônia. Những câu thơ đề cập đến sự tự hạ của Chúa Giêsu trong việc hủy mình ra không, nghĩa là hoàn toàn tước bỏ vinh quang thần linh của Người (kenosis trong tiếng Hi Lạp) để sống một cuộc sống con người và phải trải qua đau khổ (cc. 6-7). Chính bởi Ađam, được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa, đã muốn bình đẳng với Thiên Chúa mà đã phạm tội nổi loạn chống lại Ngài, và tỏ thái độ kiêu ngạo bằng việc ăn trái Chúa cấm. Ađam đã kéo theo cả một nhân loại phạm tội bất tuân đối với Chúa. Còn Chúa Giêsu, Người đã hành động ngược lại với Ađam nguyên tổ: sống khiêm hạ và luôn tuân phục ý Chúa Cha; Người dâng mình làm của lễ đền tội cho nhân loại, Người sửa lại lỗi lầm của Ađam để phục hồi mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa. Chính vì thế Thiên Chúa đã cho Chúa Giêsu sống lại vinh hiển và tôn vinh Người làm Chúa muôn loài (cc. 8-11).
TIN MỪNG: Lc 22,14-23,56
Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu
Trình thuật về Cuộc Khổ Nạn này thực sự là một chuỗi các câu chuyện riêng lẻ rời rạc. Tuy nhiên, nó đã cùng dệt nên một tấm thảm có nhiều màu sắc đa dạng và những cảnh tượng thu hút người ta chú tâm. Cuộc Khổ Nạn bao gồm việc lập Bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc Vượt Qua (22,14-20); lời giáo huấn từ biệt của Chúa Giêsu (cc. 21-38); các sự kiện trên núi Ôliu và việc ông Phêrô chối Chúa (cc. 39-65); sự xét xử, việc đánh đòn và kết án Chúa Giêsu (cc. 22,66-23,25); con đường thập giá và sự đóng đinh (23,26-43); cái chết và cuộc mai táng Chúa Giêsu (24,44-56).
Câu chuyện về việc lập Bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc Vượt Qua là một cảnh chia tay theo một mẫu thức cổ điển. Nó bao gồm một bữa ăn, sau đó là một diễn từ về các sự kiện và hướng đi trong tương lai liên quan đến đời sống của các môn đệ. Mối liên hệ với lễ Vượt Qua nhấn mạnh ý nghĩa cánh chung của bữa ăn; “Giao ước lập bằng máu Thầy” chỉ ra đặc tính hy sinh của nó. Ngay cả sự kiện kỳ diệu này cũng bị tổn hại bởi việc thông báo về việc Giuđa phản bội (cc. 21-23); tranh chấp giữa những người trong bàn xem ai trong số họ là người lớn nhất (cc. 24-30); và lời tiên đoán về sự phản bội của ông Phêrô (cc. 31-38). Ngay trước khi tường thuật về sự hy sinh cuối cùng của Chúa Giêsu, chúng ta được nhắc đến những giới hạn của thân phận con người, của những người mà Người phải chịu đựng. Ngay cả những người thân thiết nhất với Chúa cũng không thể trông mong được.
Những sự kiện xảy ra trên núi Ôliu là khúc dạo đầu cho sự chối bỏ và nỗi thống khổ dành cho Chúa Giêsu. Đối mặt với những nỗi kinh hoàng này, Người chấp nhận chúng như ý muốn của Chúa Cha dành cho Người. Mặc dù có một khoảnh khắc được các thiên sứ trợ giúp, nhưng đó chỉ là thoáng qua, và Chúa Giêsu nhận ra rằng Người sẽ phải chịu thử thách của mình trong khi hoàn toàn bị bỏ rơi. Tại đây Người bị một môn đệ phản bội và bị bắt. Sau đó, Người bị chối bỏ bởi một trong những người môn đệ thân tín của mình. Tất cả điều này xảy ra dưới sự bao phủ của bóng tối, biểu tượng của cái ác và cái chết.
Sau đó, Đấng là người phán xét kẻ sống và kẻ chết bị đưa từ nơi này đến nơi khác để chịu xét xử. Những lời buộc tội chống lại Người ư? Người là một nhà cách mạng; Người cấm nộp thuế cho Caesar; Người đã tuyên bố là một vị vua, Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Qua tất cả những điều cáo buộc này, Chúa Giêsu không bao giờ thách thức quyền lực hợp pháp của vị thượng tế, Tòa Công Nghị, hay thậm chí cả Philatô. Tuy nhiên, Người cũng không mất bình tĩnh trước họ. Người ứng xử với tư cách tuyệt vời mặc dù thực tế là: không thể tự vệ dưới sự khống chế của những kẻ bắt giữ mình, Người bị đánh đòn và chế giễu. Sự tôn sùng trước đó của đám đông bây giờ chuyển sang căm ghét và chối bỏ khi họ kêu gào đòi thả Baraba và yêu cầu cái chết cho chính Chúa Giêsu. Không thể cứu được Người, tổng trấn Philatô hèn nhát giao Chúa Giêsu cho họ đóng đinh trên cây thập giá.
Phần cuối cùng của con đường cứu chuộc nằm trước mặt Chúa Giêsu. Được nhiều người công nhận là vô tội, nhưng Người vẫn bị dẫn đến cái chết của mình. Xuyên suốt câu chuyện về Cuộc Khổ Nạn này, Chúa Giêsu được miêu tả là nạn nhân vô tội, bất bạo động của lòng căm thù vô cớ và khát khao tàn bạo của một bộ phận lớn, gồm cả người Do Thái và người La Mã. Đây là những người mà Chúa sẽ sớm hi sinh sự sống của mình. Mặc dù đang ở trong tình trạng khốn khó như vậy, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục phục vụ những người khác, trước hết là đối với những người phụ nữ đau buồn thành Giêrusalem, sau đó cho một trong hai tên gian phi cùng bị đóng đinh với Người. Cuối cùng, cơn đau đớn của Người có thể đã kéo dài, nhưng trong cái chết, Người chỉ nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Bởi vì ngày Sabát sắp bắt đầu, người ta vội vàng đưa Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá và thi hành ngay việc chôn cất. Vụ hành hình được thuật lại khá xác thực. Sự kiện đỉnh cao của việc cứu chuộc thế giới đã được thực hiện bằng một cái chết khổ nạn.
—
THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+ GLHTCG 557-560 : Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem
+ GLHTCG 602-618 : cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô
+ GLHTCG 2816 : Chúa Kitô trở thành Vua qua cái chết và sự Phục Sinh
+ GLHTCG 654, 1067-1068, 1085, 1362 : mầu nhiệm Vượt Qua và phụng vụ
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung
Bài cùng chuyên mục:

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm A (25/09/2023 07:57:29 - Xem: 81)
Theo bạn, để được vào Nước Thiên Chúa, cần có thái độ nào ? Tại sao những nhà lãnh đạo Do-thái giáo lại khó “hối hận” và “tin” vào Gioan ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 25 thường niên Năm A (18/09/2023 08:31:28 - Xem: 115)
Chúng ta thường quen với một Thiên Chúa công bằng, thưởng phạt phân minh. Bài Tin Mừng này có cho tôi thấy một Thiên Chúa quảng đại và tốt lành không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật XXIII thường niên Năm A (04/09/2023 09:04:34 - Xem: 162)
Nơi nào, lúc nào, cũng có những người hay làm gương xấu, gây bất hòa, đổ vỡ...Bài Tin Mừng hôm nay có cho giúp bạn biết cách góp ý, sửa lỗi cho họ không ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 22 Thường niên– Năm A (28/08/2023 16:22:31 - Xem: 183)
Bạn có kinh nghiệm về chuyện nghịch lý trong câu này không: Ai muốn cứu thì lại mất, còn ai chịu mất thì lại tìm thấy được.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường niên– Năm A (23/08/2023 05:56:07 - Xem: 177)
Bạn nghĩ gì về gánh nặng trách nhiệm của ngài trên hơn 1,3 tỷ người Công giáo ? Khi cầu nguyện, bạn thường xin ơn gì cho Đức Thánh Cha Phanxicô ?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 20 Thường niên– Năm A (14/08/2023 07:44:10 - Xem: 220)
Bạn thấy người phụ nữ dân ngoại này có những nét nổi bật nào? Bạn học được gì nơi cách cầu xin của bà ấy với Đức Giêsu (kiên trì, khiêm tốn, tin tưởng)?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 19 Thường niên– Năm A (07/08/2023 07:55:19 - Xem: 324)
Bài Tin Mừng này cho thấy các môn đệ đã trải qua nhiều kinh nghiệm khác thường với Đức Giêsu. Bạn đã trải qua kinh nghiệm nào tương tự trong cuộc đời bạn?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 18 Thường niên– Năm A (06/08/2023 11:55:35 - Xem: 331)
Bạn hãy chiêm ngắm khuôn mặt của Đức Giêsu lúc chịu phép rửa ở sông Giođan, lúc được biến hình sáng láng, lúc cầu nguyện trong Vườn Dầu.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 17 Thường niên– Năm A (24/07/2023 07:38:39 - Xem: 465)
Làm sao có thể thấy Nước Trời như kho báu, như viên ngọc quý, để chúng ta dám vui vẻ hy sinh thú vui của những sự đời này?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 16 Thường niên– Năm A (17/07/2023 07:35:13 - Xem: 610)
Bạn có thấy “cỏ lùng” trong cánh đồng thế giới, trong Giáo Hội hay ngay trong cộng đoàn nhỏ của bạn không?
-
Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.
-
Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.
-
Những mối quan hệ chưa trọn
Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 100 - Bình an nội tâm
Bình an không đong đếm bằng những thành công, thành tựu, hay những điều ta đạt được trong cuộc sống.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình...
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ