Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024
- In trang này
- Lượt xem: 280
- Ngày đăng: 14/10/2024 07:27:21
Lời Chúa: Mc 10, 35-45
35Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: “Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây. ” 36Người hỏi: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?” 37Các ông thưa: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.” 38Đức Giêsu bảo: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” 39Các ông đáp: “Thưa được.” Đức Giêsu bảo: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. 40Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được”.
41Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. 42Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 43Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; 44ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. 45Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
CÂU HỎI
1. Bài Tin Mừng này nằm ngay sau sự kiện nào? Sự kiện đó có ảnh hưởng gì trên bài Tin Mừng này không?
2. Hai ông Giacôbê và Gioan có phải là những môn đệ thân tín của Thầy Giêsu không? Đọc Mc 5, 37; 9,2; 14,33. Đọc thêm Mc 1,19-20.
3. Bạn nghĩ gì về cách hỏi và cách trả lời giữa hai môn đệ và Thầy Giêsu trong Mc 10,35-36?
4. Đọc Mc 10,37. “Xin ngồi hai bên tả hữu củaThầy, khi Thầy được vinh quang” điều đó nghĩa là gì?
5. Đọc Mc 10,38. Đức Giêsu dùng hai hình ảnh nào để nói về đau khổ và cái chết mình sắp chịu? Ngài có muốn họ hiệp thông với Ngài trong đau khổ đó không? Đọc Mc 14,36; Tv 69,2-3.
6. Đọc Mc 10,39. Theo ý bạn, hai ông có hiểu ý nghĩa câu hỏi của Đức Giêsu ở Mc 10,38 không?
7. Đọc Mc 10,40. Câu này cho thấy Đức Giêsu là người thế nào?
8. Đọc Mc 10,42-44. Đức Giêsu đối lập hai kiểu lãnh đạo: kiểu ngoài đời và kiểu của Thầy Giêsu. Hai kiểu này rất khác nhau ở điểm nào? Đọc thêm Mc 9,35.
9. Mc 10,45 nói đến gương phục vụ của Đức Giêsu. Đỉnh cao của việc phục vụ này là gì?
CÂU HỎI SUY NIỆM:
Không phải chỉ hai ông Giacôbê và Gioan mới thích danh vọng. Mười ông kia cũng thích nên ghen tức. Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
PHẦN TRẢ LỜI
1. Bài Tin Mừng hôm nay nằm ngay sau việc Đức Giêsu báo trước cuộc Thương Khó và Phục Sinh lần thứ ba. Sau khi Đức Giêsu nói về những khổ đau, nhục nhã và cái chết sắp đến của mình cho Nhóm Mười Hai, thì họ lại tranh nhau về ghế ngồi hai bên tả hữu của Thầy trong vinh quang. Điều này khiến cho hành động của Nhóm Mười Hai khó có thể chấp nhận được.
2. Hai ông Giacôbê và Gioan là những môn đệ thân tín của Đức Giêsu. Họ thường được đi với Ngài trong những dịp đặc biệt như khi Ngài hiển dung hay lúc ở trong Vườn Dầu (Mc 9,2; 14,33). Ngài còn cho họ đi theo khi Ngài hoàn sinh con gái đã chết của ông trưởng hội đường (Mc 5,37). Hai ông này thuộc số các môn đệ đầu tiên (Mc 1,19-20).
3. Khi đọc Mc 10,35-36, ta thấy hai ông Giacôbê và Gioan tưởng mình có quyền đòi Thầy phải làm cho mình bất cứ điều gì mình yêu cầu. Đức Giêsu đã nhẹ nhàng và khiêm tốn lặp lại câu hỏi của họ, và yêu cầu họ cho biết rõ họ muốn Ngài làm gì.
4. Hai môn đệ Giacôbê và Gioan xin được ngồi hai bên tả hữu của Thầy, khi Thầy được vinh quang. Hai ông tin rằng Thầy Giêsu sắp vào thành Giêrusalem chính là để lên ngôi vua Đavít và cai trị cả quốc gia trong tư cách là Mêsia. Hai ông vui mừng vì Thầy sắp được hưởng vinh quang. Đây không phải là vinh quang trên thiên quốc hay vinh quang ngày quang lâm, mà là thứ vinh quang trần thế. Hai ông xin được chia sẻ vinh quang ấy ở mức độ cao nhất, hơn hẳn những môn đệ khác: đó là ngồi hai bên tả hữu của Thầy.
5. Trong Mc 10,38, Đức Giêsu dùng hai hình ảnh để nói về những đau khổ và cái chết sắp đến của mình. Đó là “uống chén” và “chịu phép rửa”. Chén này là chén đắng của khổ đau (x. Mc 14,36), phép rửa này sẽ dìm sâu con người dưới dòng nước (x. Tv 69,2-3). Đức Giêsu không uống chén hay chịu phép rửa một mình. Ngài hỏi xem họ có dám uống chung với Ngài một chén, hay chịu cùng một phép rửa Ngài sắp chịu không.
6. Trong Mc 10,39 hai ông đã mau mắn đồng ý uống chén của Thầy và chịu phép rửa của Thầy. Nhưng có thể họ chẳng hiểu điều đó có ý nghĩa gì. Họ chỉ mong làm sao được ngồi hai bên tả hữu trong vinh quang trần thế khi Thầy Giêsu lên làm vua thôi. Tuy nhiên, sau này ông Giacôbê đã chịu tử đạo (x. Cv 12,2).
7. Mc 10,40 cho thấy Đức Giêsu nhận mình không có quyền trong việc sắp xếp chỗ ngồi như Giacôbê và Gioan yêu cầu. Ở đây thật ra Đức Giêsu đã không nói về chuyện chỗ ngồi trong vinh quang trần thế nữa. Đó chỉ là mơ ước hão huyền của hai ông thôi, vì Nước của Ngài không thuộc trần gian này. Bây giờ Ngài nói về chỗ ngồi trong vinh quang Nước Trời. Ngài khẳng định việc sắp xếp này thuộc quyền Thiên Chúa. Đức Giêsu đã khiêm tốn nhìn nhận giới hạn của mình.
8. Đức Giêsu cho thấy hai kiểu lãnh đạo, một theo kiểu người đời, một theo kiểu của Thầy Giêsu (Mc 10, 42-44). Kiểu người đời thì dùng quyền lực mà thống trị, cai quản dân. Kiểu của Thầy Giêsu thì làm đầy tớ phục vụ mọi người. Thầy Giêsu nhấn mạnh với Nhóm Mười Hai, những nhà lãnh đạo tương lai của Giáo hội: “Nơi các anh không được như vậy!”, không được lãnh đạo theo kiểu người đời.
9. Câu Mc 10,45 cho thấy kiểu lãnh đạo của Đức Giêsu: không mong được người ta phục vụ, nhưng chỉ mong phục vụ mọi người. Hơn thế nữa, Đức Giêsu sẽ đi đến tột đỉnh của phục vụ, đó là hiến mạng sống mình cho mọi người. Cái chết của Ngài sẽ cứu chuộc loài người, sẽ cho họ được giải thoát và tự do.
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 10)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 111)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 115)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 151)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 171)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 180)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 236)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 267)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 345)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 25 Thường niên– Năm B -2024 (16/09/2024 07:55:16 - Xem: 326)
Tại sao ở đời người ta thích làm người lớn nhất, người đứng đầu, người lãnh đạo? Theo ý bạn, giá trị đích thật của một người nằm ở chỗ nào?
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Câu chuyện chiều cuối tuần: Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất