Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật Chúa 26 TN năm B
- In trang này
- Lượt xem: 3,230
- Ngày đăng: 21/09/2021 14:40:09
Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 26 Thường Niên, Năm B
Một vấn đề rất thực tế đặt ra trước mắt để chúng ta suy nghĩ: Ai là người chính danh để phục vụ dân Chúa? Các bài đọc đưa ra cho chúng ta hai câu trả lời khác nhau nhưng có liên quan với nhau: những người xuất phát từ cộng đoàn, và những người được Thần Khí kêu gọi và tuyển chọn. Công đồng Vaticanô II khẳng định Chúa Thánh Thần không chỉ hoạt động nơi những người công giáo, người Kitô hữu, người có đức tin minh nhiên, mà ngay cả nơi những người thành tâm tìm Chúa qua các dấu chỉ và những biểu tượng khác nhau.
BÀI ĐỌC 1: Ds 11,25-29
Mở rộng tâm hồn cho Thần Khí
Đây là một tình huống gây tò mò, và trình thuật tương ứng trong Phúc Âm cũng không kém đặt ra những thắc mắc. Đó là một phần của câu chuyện về cuộc hành trình của dân Israel trong sa mạc. Cha vợ của ông Môisen đã khôn ngoan gợi ý cho Môisen cắt cử những người phụ giúp để giải quyết mọi khiếu kiện, cãi vã và tranh chấp trong dân chúng. Vì vậy, một phần Thần Khí đang ở trên Môisen đã được ban xuống cho 70 trưởng lão này. Tuy nhiên, dường như đã có một số điểm bất thường trong việc bổ nhiệm Elđad và Međad, dẫn đến việc ông Giôsuê, một phụ tá trung thành và người kế vị của Môisen phản đối. Tuy nhiên, sứ điệp cuối cùng được đưa ra là Thần Khí của Đức Chúa phải được đón nhận ở bất cứ nơi nào người ta mở lòng ra với Chúa. Đó là một lời nhắc nhở sâu sắc rằng Thần Khí của Đức Chúa vĩ đại hơn những quy định của con người và vượt qua mọi ranh giới của con người. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa có thể được tìm thấy ngoài tổ chức của Giáo hội. Sự thánh thiện đích thực cũng có thể được tìm thấy ngoài ranh giới phẩm trật. Chúng ta phải tôn trọng quyền tự do của Thiên Chúa để trao ban những gì Ngài muốn, ở nơi Ngài muốn, và chúng ta phải sẵn sàng để học hỏi từ những người không thuộc về truyền thống của chúng ta.
ĐÁP CA: Tv 19,8-14
Ca tụng Luật Chúa
Thánh vịnh này là một Thánh vịnh khác của vua Đavít. Nội dung mô tả Lề Luật của Đức Chúa bằng cách sử dụng bảy từ đồng nghĩa: hoàn hảo, đáng tin cậy, đúng đắn, rõ ràng, thuần khiết, chân thật và công bình. Luật Chúa là một món quà nhằm đem lại hạnh phúc cho cuộc đời người ta và công bố sự vinh hiển của Thiên Chúa. Tác giả Thánh vịnh nói lên lòng tin cậy của mình nơi Lề Luật như một người dạy dỗ và hướng dẫn cho một đời sống hoàn thiện (cc. 8 và 10). Là người tôi tớ được Chúa xức dầu, ông nói rằng ông đã cẩn thận giữ mình tránh xa tội lỗi và cam kết tuân theo Luật Chúa, nhưng đồng thời, ông cũng nhận thấy mình là con người thiếu sót và lầm lỗi. Ông cầu xin Chúa tỏ cho ông biết những tội ông đã vô tình hoặc bất cẩn lỗi phạm để ông có thể xưng thú và nhận được ơn tha thứ của Chúa (cc. 12-13). Tác giả ý thức rằng tội lỗi trong cuộc đời mình khiến ông bị trói buộc, và ông cầu xin Chúa đừng để tội lỗi thống trị ông. Với ơn Chúa trợ giúp và với lòng khiêm nhường ông có thể trở nên một con người vẹn toàn, không còn vương trọng tội (c. 14). Sống theo luật Chúa là một phần thưởng lớn hơn bất cứ điều gì mà thế giới vật chất có thể đem lại. Chúa là Đức Chúa sẽ ban thưởng cho đức tin và sự tuân giữ Luật pháp. Ngài là tác giả của Luật, vốn có “những lời đem lại sự sống đời đời.”
“Cũng như Thiên Chúa đã tạo dựng mặt trời để đem lại ánh sáng, và cho chúng ta có thể chiêm ngắm và ca tụng công trình sáng tạo của Ngài, thì Thiên Chúa cũng ban giáo huấn của Ngài chứa đựng trong Lề Luật và các Điều Răn để chúng ta được soi sáng mà tiến bước trong sự thật vốn phản chiếu sự khôn ngoan vĩnh cửu của Thiên Chúa” (x. ĐGH Gioan Phaolô II, buổi Tiếp kiến chung ngày 30 tháng giêng, năm 2002).
BÀI ĐỌC 2: Gc 5.1-6
Mối nguy hiểm do của cải
Bài đọc cuối cùng của thư Giacôbê là lời tố cáo tính ích kỷ của người giàu, theo cách thức của các tiên tri Cựu Ước, với những hình ảnh gây sợ hãi. Sự nhắc nhở mạnh mẽ này có vẻ đáng ngạc nhiên trong những thập kỷ đầu của Kitô giáo, vì dường như các Kitô hữu sơ khai cho rằng sự giàu có không phải là một cám dỗ có thể làm xói mòn đời sống đức tin của họ. Có vẻ như đã có một số tín hữu giàu có trong cộng đồng tại Côrinthô, nhưng nhìn chung, đa số các Kitô hữu thuộc về tầng lớp thấp hơn và nô lệ. Giacôbê, tác giả của bức thư, là người lãnh đạo cộng đoàn Giêrusalem. Giáo hội tại Giêrusalem dường như luôn gặp khó khăn kinh niên về tài chính: Phaolô đã được yêu cầu để giúp đỡ họ và ngài đã thực hiện những cuộc lạc quyên từ các Giáo hội dân ngoại để đem về cho Giêrusalem. Vào đầu thế kỷ thứ hai, một người ngoại giáo tên là Celsus đã tố cáo các Kitô hữu là những người dốt nát và kém cỏi. Tuy nhiên, những trách cứ này vẫn có thể còn là thách đố cho chúng ta ngày nay. Bởi vì người ta vẫn viện dẫn nhiều lý do để khép kín cánh cửa từ tâm! Quyền lực và lối sống vô cảm, lòng ích kỷ do của cải và sự giàu có tạo ra vẫn luôn làm xói mòn cảm thức và lương tâm chủ sở hữu nó, khiến họ trở nên mù lòa trước những nhu cầu và đau khổ của tha nhân.
TIN MỪNG: Mc 9,38-43, 45, 47-48
Những giáo huấn quyết liệt
Bài đọc Tin Mừng hôm nay là một tập hợp những lời tuyên bố của Chúa Giêsu về các chủ đề về sự đón nhận, lòng hiếu khách và cớ gây sa ngã. Câu nói đầu tiên thuật lại một tình huống về sự không khoan nhượng của môn đệ Gioan. Giống như ông Giôsuê trong bài đọc thứ nhất, ông cảm thấy bức xúc vì một người không phải là thành viên của nhóm môn đệ khép kín, nhưng lại thực hiện được những phép lạ mà chính họ đã được ủy thác để thực hiện. Trong lời tường thuật này, một người nào đó không thuộc số họ đã nhân danh Chúa Giêsu để trừ quỷ. Người đàn ông này phải có niềm tin ở một mức độ nào đó vào Chúa Giêsu nếu không anh ta sẽ không bao giờ sử dụng uy danh của Người. Hơn nữa, bài đọc cho thấy rằng những cuộc trừ quỷ mà anh ta thực hiện lại thành công.
Đây chính là phản ứng mà Chúa Giêsu đưa ra. Không giống như ông Môisen, Người không đặt câu hỏi về động lực của người môn đệ thân thiết của mình. Người chỉ xác thực quyền của người đàn ông trừ quỷ kia. Chúa Giêsu chỉ ra rằng người đàn ông này không phải là đối thủ, cũng không phải những phép trừ quỷ anh thực hiện theo bất kỳ cách nào, có thể làm suy yếu sứ vụ của chính Chúa Giêsu. Ngược lại, họ có thể đang đóng góp vào việc mở rộng nước Chúa. Điều quan trọng là công việc cứu thế của triều đại Thiên Chúa phải được thực hiện; không quan trọng là ai làm điều đó.
Trong một câu nói thứ hai, Chúa Giêsu tiếp tục khích lệ những công việc phục vụ nhân danh Người. Họ không chỉ được khen ngợi, họ sẽ được trọng thưởng bất kể họ có thể xuất thân là thành phần không đáng kể như thế nào. Cho uống một cốc nước nghe có vẻ không phải là một việc làm quan trọng, nhưng ý nghĩa của nó rất sâu sắc. Chẳng hạn trong một thế giới khan hiếm nước, một ly nước có thể là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Vì lý do này, hành động cho nước đã trở thành một biểu tượng khái quát cho bất kỳ hành động tốt nào.
Tiếp theo, Chúa Giêsu cảnh báo người ta không được gây ra gương mù gương xấu. Một số nhà chú giải cho rằng “những kẻ bé mọn” nên được hiểu theo nghĩa đen, có nghĩa là trẻ em. Những nhà chuyên môn khác cho rằng vì toàn bộ phần này nói về tư cách người môn đệ, nên “những kẻ bé mọn” ở đây được xác định là những người tin vào Chúa Giêsu, do đó nó ám chỉ các môn đệ đã theo Người. Tuy nhiên, dẫu cụm từ được hiểu theo nghĩa thứ hai hay nghĩa thứ nhất, thì lời cảnh báo nghiêm khắc vẫn là như nhau. Ai khiến cho một người tin Chúa sa ngã, phạm tội sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Có lẽ Chúa Giêsu đang giáo huấn các môn đệ; vì vậy những lời Người nói rất mạnh mẽ: nếu thậm chí cần phải dùng những biện pháp quyết liệt để tránh sa ngã thì cũng phải chấp nhận, để khỏi phạm tội. Dẫu quan trọng như tay chân và mắt là những cơ năng quan trọng để tham gia vào tất cả mọi sinh hoạt cuộc sống, người ta vẫn có thể phải bỏ đi nếu chúng gây nguy hiểm cho khả năng được hưởng sự sống trong Nước Thiên Chúa. Nếu đánh đổi gia sản này, thì tình trạng bi thảm là phải lưu đày ở Gehenna, một thung lũng ngay bên ngoài thành Giêrusalem, nơi những người Canaan đầu tiên đã từng hiến tế con người. Người Israel đã biến địa điểm tà giáo này thành một đống rác, nơi rác rến được đốt liên tục. Mùi hôi thối bốc ra từ trong khu vực này là một lời nhắc nhở nhức buốt về sự chết chóc. Gehenna đã trở thành biểu tượng về những ngọn lửa trừng phạt không hề suy giảm của thế giới bên kia
—–
THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+ GLHTCG 821, 1126, 1636 : Đối thoại đại kết
+ GLHTCG 2445-2446, 2536, 2544-2446 : Mối nguy hiểm về lòng ham muốn của cải cách vô độ
+ GLHTCG 1852 : Lòng ganh tỵ
Lm. Giuse Ngô Quang Trung
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 29)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 112)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 118)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 153)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 177)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 284)
Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 181)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 240)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 270)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 348)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất