Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật Chúa 25 TN năm B
- In trang này
- Lượt xem: 4,704
- Ngày đăng: 15/09/2021 06:03:25
Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 25 Thường Niên, Năm B
Các bài đọc Lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng ta một số đặc điểm của đức công chính và số phận của những người được coi là công chính. Qua đó, Chúa cũng muốn mời gọi chúng ta sống công chính thánh thiện trước mặt Chúa bằng cách thực hành ý Ngài muốn như Chúa Giêsu đã làm: phó dâng mạng sống chúng ta cho Thiên Chúa để phục vụ tha nhân.
BÀI ĐỌC 1: Kn 2,12, 17-20
Người công chính bị chế nhạo
Đây là bài đọc đầu tiên trích từ sách Khôn Ngoan trong năm phụng vụ. Cuốn sách này có lẽ được viết tại Alexandria và được viết bằng tiếng Hi Lạp, do đó, đối với giáo hội Tin Lành, sách này thuộc về đệ nhị quy điển (deuterocanonical). Chủ đề chính của cuốn sách là sự đối lập giữa Đức Khôn Ngoan và phường vô đạo. Sách cũng gồm một bài thơ tuyệt vời về Đức Khôn Ngoan trong việc sáng tạo ra thế giới, “Đức Khôn Ngoan phản chiếu ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương trong phản ánh hoạt động của Thiên Chúa, là hình ảnh lòng nhân hậu của Ngài”. Trong bài đọc này, chúng ta thấy có những lời chế nhạo mà những người từ chối Đức Khôn Ngoan đưa ra để chống lại những người đón nhận Đức Khôn Ngoan. Điều đáng chú ý là, trong Phúc Âm Mátthêu, những lời chế nhạo của các thượng tế, kinh sư và kì lão chống lại Chúa Giêsu khi Người chịu treo trên thập giá cũng sử dụng những từ này. Việc Mátthêu sử dụng câu sách thánh đó là điển hình cho sự mỉa mai mà ngài ngầm gợi ý, và cho thấy họ đã sai lầm như thế nào. Do đó, bài đọc này vừa trình bày cho chúng ta lời tiên tri về Cuộc Khổ Nạn trong phần đầu của bài Phúc Âm hôm nay, vừa tạo ra tương phản giữa những điều khích bác này với sự khôn ngoan đơn sơ được thể hiện qua hình ảnh đứa trẻ trong phần thứ hai.
ĐÁP CA: Tv 54,3-6, 8
Chúa hằng nâng đỡ con
Tựa đề của Thánh vịnh này (cc. 1-2) cho biết nội dung có liên quan đến kinh nghiệm của Đavít khi ông là kẻ ngoài vòng pháp luật phải chạy trốn vua Saolê. Ông đã tìm nơi ẩn náu nơi những người Díp cư ngụ trong sa mạc phía nam miền Giuđêa (1 Sm 23,14-16). Đavít tìm đến họ để được bảo vệ vì họ là “bà con” trong mối liên hệ là thành viên của chi tộc Giuđa của Đavít. Tuy nhiên họ đã phản bội ông, và đã chỉ điểm cho vua Saolê (1 Sm 23,19-24; 26: 1).
Trong Thánh vịnh, Đavít cầu xin Chúa giải thoát ông khỏi kẻ thù của mình (cc. 3-5). Bất chấp những gian truân thử thách, Đavít kêu cầu “danh” Đức Chúa (Danh Chúa ám chỉ sự hiện diện của Ngài). Đavít tin chắc rằng Chúa sẽ cứu thoát mạng sống mình, và với lòng biết ơn ông dự định dâng của lễ cho Chúa và ngợi khen danh thánh Ngài. Hậu duệ của Đavít là Chúa Giêsu, cũng bị bà con, đồng hương của Người phản bội. Và ngay cả khi Người phải chịu đau khổ, Thiên Chúa đã bảo tồn sự sống của Người bằng cách cho Người trỗi dậy, thoát khỏi xích xiềng sự chết và đạt đến vinh quang bất diệt.
BÀI ĐỌC 2: Gc 3,16-4.3
Hòa khí và lời cầu nguyện
Bài đọc trong thư Giacôbê trước hết trình bày tình trạng đối lập giữa sự tranh chấp và tham vọng cá nhân, và những tác động xấu xa của nó, với sự khôn ngoan chân chính đem lại sự an hòa. Tiếp theo, trong phần hai tác giả sử dụng những từ ngữ nghiêm khắc để nói về lời cầu nguyện mà không được lắng nghe, “bởi vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc”. Vậy, có gì sai khi cầu xin Chúa ban cho những điều chúng ta ước muốn không? Và điều Chúa dạy “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy” là gì? Vấn đề những lời cầu xin thỉnh nguyện không được đáp lại là một điều khó hiểu đối với hết thảy chúng ta. Chúng ta biết rằng chúng ta không thể thay đổi tư tưởng và ý định của Thiên Chúa trong lời cầu nguyện của mình. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể bày tỏ với Chúa những nhu cầu và ước muốn của mình, dù chúng ta tin thật rằng Ngài đã biết tỏ. Đây là những gì một đứa trẻ thường tỏ bày với một người cha yêu thương của nó: “Cha cho con cái này,.. cha làm cho con cái kia!” Chúng ta cũng có thể nối kết vòng tay với mẹ Maria, và cả người anh của chúng ta là Chúa Giêsu, để tăng sức thuyết phục cho lời cầu xin. Tuy nhiên mọi lời cầu xin thỉnh nguyện, cũng như lời van xin của một đứa trẻ với người cha yêu thương, đều là những ước muốn mà Cha chúng ta biết rõ nhất. Đứa trẻ hay một Kitô hữu khi cầu nguyện có thể rất muốn một điều gì đó, nhưng để lời cầu nguyện trở nên chính thực thì trước tiên cần phải sống đức vâng phục đối với Cha, đôi khi đó lại là sự tuân phục khó hiểu. Chỉ như vậy, lời cầu nguyện mới là biểu hiện của sự tin tưởng và lòng yêu mến.
TIN MỪNG: Mc 9,30-37
Phục vụ theo gương Chúa Giêsu
Bài đọc này có hai phần. Phần thứ nhất (cc. 30-32) thuật lại lời tiên báo của Chúa Giêsu về cái chết và sự phục sinh của Người; thứ hai là mô tả cuộc tranh chấp giữa các môn đệ về địa vị trong cộng đoàn (cc. 33-37). Mặc dù hai trình thuật dường như không được kết nối với nhau rõ ràng, nhưng cách đặt cạnh nhau trong văn bản như thế gợi ý cho thấy rằng chúng được liên kết với nhau. Trong cả hai phần, Chúa Giêsu hướng dẫn các môn đệ về những vấn đề mà họ chưa thể hiểu hết được.
Phần thứ nhất nói rõ rằng Chúa Giêsu và các môn đệ ở riêng một nơi, tránh xa đám đông. Quả thật, Chúa Giêsu không muốn cho ai biết nơi các ngài đang ở. Có thể Người muốn sự riêng tư hoàn toàn để có thể dành tất cả sự quan tâm cho các môn đệ. Dù lý do là gì, những giáo huấn được trao cho các môn đệ và chỉ cho riêng họ.
Tự nhận mình là Con Người, Đấng ngự đến trên mây trời để loan báo về sự kết thúc thời đại này và mở ra một thời đại khác, Chúa Giêsu nói với các cộng sự thân tín nhất của mình rằng Người sẽ bị giao nộp và bị giết nhưng sau ba ngày sẽ sống lại. Điều mà các môn đệ không hiểu không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là họ không dám hỏi lại Chúa về điều đó. Có phải họ sợ phải biết tất cả ý nghĩa của nó? Sợ phải nghe những chi tiết đáng sợ? Sợ những hệ lụy mà cuộc khổ nạn của Người có thể gây ra cho đời sống của chính họ? Chúa Giêsu chỉ loan báo về số phận của Người. Người không mô tả nó cũng không giải thích nó. Trình thuật Tin Mừng quả là đáng ngạc nhiên trong sự ngắn gọn này.
Lời tiên báo được loan ra khi họ đang đi qua Galilê. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc trao đổi duy nhất diễn ra trên đường đến Capharnaum. Câu chuyện kể lại rằng mặc dù các môn đệ không hiểu những gì Chúa Giêsu nói về cái chết và sự phục sinh của Người, nhưng họ lại tranh luận sôi nổi với nhau về địa vị trong cộng đoàn. Chúa Giêsu vừa ngỏ với họ về số phận bi thảm của mình, nhưng họ lại cãi nhau về ngôi thứ, địa vị trần tục. Điều này cho thấy họ không chỉ vô cảm với Người mà còn gây gỗ to tiếng với nhau. Không khiển trách họ, Chúa Giêsu đã nắm bắt ngay tình huống này để dạy một bài học quan trọng: họ phải noi gương Người, ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.
Trong thế giới thời Chúa Giêsu, cả tôi tớ và trẻ em đều không có quyền hợp pháp hoặc địa vị xã hội. Trẻ em cũng giống như tất cả phụ nữ, phải phụ thuộc vào thiện chí của chủ gia đình là nam giới. Trong giáo huấn này, Chúa Giêsu đảo lộn hệ thống xếp hạng xã hội. Người cho rằng những người giữ vị trí cao nhất trong cộng đoàn phải sẵn sàng đảm nhận vị trí thấp nhất. Họ phải là đầy tớ của tất cả mọi người. Sau đó, Người đưa chính bản thân mình ra làm mẫu gương về việc phục vụ người khác. Người thực hiện điều này bằng cách cho các ông thấy tình trạng thấp bé của một đứa trẻ. Rồi Người lần lượt nối kết những ý tưởng Người vừa trình bày để dẫn đến cội nguồn là Thiên Chúa: bất cứ ai tiếp nhận những người có hoàn cảnh xã hội thấp hèn nhất là đón nhận chính Chúa Giêsu; và những ai đón nhận Chúa Giêsu là đón nhận Đấng đã sai Người. Như thế các môn đệ còn phải học hỏi nhiều điều.
—
THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+ GLHTCG 539, 565, 600-605, 713 : Đức Kitô, Người Tôi Trung của Thiên
+ GLHTCG 786 : “Phục vụ” Chúa Kitô là “cai trị”
+ GLHTCG 1547, 1551: Chức tư tế thừa tác là để phục vụ
+ GLHTCG 2538-2540 : Tội ganh tị
+ GLHTCG 2302-2306 : Bảo vệ hòa bình
Lm. Giuse Ngô Quang Trung
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 29)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 112)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 118)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 153)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 177)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 284)
Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 181)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 240)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 270)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 348)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất