Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật 34 Thường niên năm C
- In trang này
- Lượt xem: 3,329
- Ngày đăng: 15/11/2022 15:04:33
TÌM HIỂU LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN, NĂM C
CHÚA GIÊSU KITÔ, VUA VŨ TRỤ
Các bài đọc trong Chúa nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ này không được chọn giống như các bài đọc trong các Chúa nhật Thường Niên. Nó không đi theo một trình tự bài đọc liên tục. Đúng hơn, nó được chọn để thể hiện ý nghĩa của ngày lễ mà chúng ta cử hành hôm nay, lễ Chúa Kitô Vua. Ngày lễ này tôn vinh sức mạnh và uy quyền của Chúa Kitô trong vương quyền của Người. Mỗi hình ảnh một cách nào đó diễn giải lại quan niệm về vua, đặt cho nó ý nghĩa mới.
BÀI ĐỌC 1: 2 Sm 5,1-3
Đavít được xức dầu làm vua
Đavít là một nhân vật hấp dẫn. Là một nhà lãnh đạo, ông có nhiều tài năng và sức hút khó cưỡng lại. Không nghi ngờ gì việc ông cũng có nhiều tham vọng. Khi những người phụ nữ hát: “Saulê giết hàng ngàn người, còn Đavít giết hàng vạn”, tiếng ca nhạc đó đã đến tai ông. Con trai của nhà vua đã thương mến ông và tặng cho ông bộ đồ hoàng tử riêng của mình. Con gái của nhà vua đã yêu ông và ông chấp nhận cô như một cuộc hôn nhân triều đại tốt đẹp; nhưng ông không có con với nàng, mặc dù ông không thiếu ham muốn tình dục (Bátseva thì đến sau này). Ông đã dựng được một hàng rào bảo vệ ở Giuđa và vì vậy đã giành được lòng trung thành của các thủ lĩnh bộ tộc ở đó; trước tiên họ xức dầu cho ông làm vua của Giuđa tại Khéprôn, thủ phủ của bộ lạc phía nam. Cuối cùng, sau cái chết của Saulê, các kỳ mục của các chi tộc phía bắc, Israel, cũng đến để xức dầu cho ông làm vua, để trị vì cả đất nước. Nhưng ông cũng đã thực hiện những bước đầu tiên để thiết lập việc tế tự tại đền thờ, và mãi mãi về sau được ghi nhớ về điều đó. Chính những lời hứa của Thiên Chúa cho Đavít về một triều đại vĩnh cửu sẽ được thành toàn trong Chúa Giêsu. Những lời hứa này vang vọng mãi trong Sách Thánh; chúng là nền tảng cho tất cả niềm hy vọng của Israel.
ĐÁP CA: Tv 122,1-5
Lên đền thánh
Thánh vịnh này là Thánh vịnh thứ ba của các Thánh vịnh hành hương hay còn gọi là “Bài ca lên Đền” (Thánh vịnh 120-134). Giêrusalem là một thành phố được xây dựng trên các rặng núi ở miền trung Israel, ở độ cao nhất, khoảng hơn 1000 mét so với mực nước biển. Vì vậy, đến Giêrusalem luôn được cho là “đi lên”. Tác giả Thánh vịnh là một người hành hương thực hiện cuộc hành trình “lên” thành thánh và Đền Thờ của Chúa. Ông đã vui mừng đạt được mục tiêu khi bước vào cổng thành Giêrusalem cùng với những người bạn đồng hành của mình (c. 2). Thành thánh gây ấn tượng với khách hành hương về sức mạnh và sự hợp nhất, có Đền Thờ nằm ở trung tâm của nó (c. 3). Đến đích, tác giả ca ngợi thành thánh của Thiên Chúa mà từ đó vua Đavít đã cai trị bằng công lý (cc. 3-5).
Chúa Giêsu cũng hành hương lên Giêrusalem (x. Mt 20,17-18; Mc 10,32-33; Lc 13,22; 18,31; Ga 2,13, 23; 4,45; 5,1; 10,22; 11,55). Trong những lời giảng dạy ở đó, Người đã mang đến sứ điệp về hòa bình và công lý (Lc 19,42), biến thánh vịnh này thành của Người. Nhưng Giêrusalem vào thời Chúa Giêsu đã chọn từ chối Người và sứ điệp của Người, cũng như nhiều người hiện nay chối bỏ Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Giêrusalem đích thật là Giáo hội nhìn nhận quyền cai quản của Chúa Giêsu. Chính Giáo hội hướng dẫn chúng ta trong cuộc hành hương này để tiến về Giêrusalem trên trời. Vào cuối thời gian khi Chúa Kitô trở lại, thành Giêrusalem mới sẽ từ trời mà xuống trong huy hoàng chói lọi, như được mô tả trong thị kiến của Gioan trong Khải Huyền 21,9-27.
Áp dụng Thánh vịnh này cho Giáo hội và cho các Kitô hữu hành hương trên con đường dẫn đến ơn cứu độ, thánh Augustinô đã nói với giáo đoàn của mình: “Thành thánh vững chắc này là Giáo hội. Chúa Kitô là xi măng gắn kết nó với nhau. Trong công việc, khi đổ xi măng, các bức tường được nâng lên và sức nặng của các bức tường đè xuống nền móng. Nhưng nếu nền tảng của chúng ta là Chúa Kitô đã ở trên Thiên đàng, thì chúng ta hãy xây dựng cuộc sống chúng ta lên tới thiên đàng”. (Enarrationes in Psalmos, 121.4).
BÀI ĐỌC 2: Cl 1,12-20
Vương quốc hòa giải
Bài đọc là một thánh ca ca tụng và tôn vinh vị thế vô song của Chúa Giêsu là trưởng tử không chỉ trong trật tự tạo dựng, mà còn trong sự Phục Sinh. Người dân Côlôsê được mời gọi để cảm tạ Chúa vì ba phúc lành: được chia sẻ gia nghiệp cùng các thánh; được giải thoát khỏi quyền lực tối tăm; được đưa vào vương quốc của Con Thiên Chúa. Phaolô cho rằng nhờ máu của người Con này người ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi. Theo trật tự tạo dựng, Chúa Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là mô hình hay khuôn mẫu mà Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới, tức là Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa; Người là con đầu lòng chứ không được tạo dựng nên. Còn theo trật tự Phục Sinh, Người cũng là con đầu lòng, Người đem mọi vật đến tầm mức hoàn hảo, đỉnh cao của công trình sáng tạo. Phaolô đang viết cho những người dân ngoại, với một chút ngạc nhiên về lòng tin của họ. Ngài cho họ biết rằng họ cũng được chung hưởng phần gia nghiệp đã hứa với Đavít và được thành toàn trong Chúa Giêsu. Đó không phải là ân sủng mà tự chúng ta có thể tìm kiếm được. Tất cả những gì chúng ta cần làm là luôn thực hiện việc hòa giải để xứng đáng với ơn đã lãnh nhận. Có lẽ điều này không phải luôn dễ dàng! Và trước hết, chúng ta đừng tỏ ra với người khác và bản thân rằng chúng ta hoàn hảo.
Chúa Giêsu làm Vua
Cảnh tượng đóng đinh là một hình ảnh ghê rợn nhưng mang nhiều ý nghĩa. Trình bày theo kiểu nghịch lý như vẫn theo cách của trình thuật Tin Mừng, Chúa Giêsu bị chế giễu vì Người đúng thật là như vậy. Chỉ ở phần cuối của câu chuyện, khi nói với một trong hai tên gian phi, kẻ không chế nhạo nhưng tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu vô tội, thì Người mới nói theo vương quyền của Người.
Chúa Giêsu bị các nhà cai trị Do Thái, binh lính La Mã, và một trong hai tên tội phạm đang bị hành hình ở bên cạnh Người nhục mạ. Dòng chữ trên thập giá, đối với Philatô cũng là một sự nhạo báng. Những kẻ chế nhạo Chúa Giêsu dựa vào những tuyên bố của Người để chống lại Người. Người đã tuyên bố là Đấng được tuyển chọn, Đấng Kitô của Thiên Chúa, Vua của người Do Thái - tất cả các tước hiệu mang ý nghĩa thiên sai. Nếu Người là bất cứ ai Người đã từng tuyên bố, chắc chắn Người sẽ không ở trong tình huống này. Rõ ràng là những kẻ chế nhạo tin rằng nếu những tuyên bố này là đúng, thì Thiên Chúa hoặc chính Chúa Giêsu sẽ can thiệp để không xảy ra những gì đang diễn ra trước mắt họ. Điều họ không nhận ra là Người thực sự là Đấng Messia; lỗi lầm là ở sự hiểu biết và kỳ vọng về Đấng Thiên Sai của họ.
Bản chữ đóng trên thập giá có một vai trò khó hiểu. Một phong tục của người La Mã là hiển thị tội trạng của người bị kết án để những người qua đường có thể vừa chế giễu kẻ phạm tội vừa sợ hãi trước hình phạt liên quan. Dòng chữ trên thập giá của Chúa Giêsu có nội dung “Vua người Do Thái”. Mặc dù đây chắc chắn là lý do khiến Người bị đóng đinh, nhưng đó cũng là một tuyên bố về sự thật. Người thật sự là Vua của người Do Thái, mặc dù cách thức cai trị của Người không phù hợp với tiêu chuẩn thời đó. Đúng như nghịch lý của Tin Mừng, điều nhắm đến việc chế nhạo lại thực sự trở thành một lời tuyên bố đức tin.
Đã có bằng chứng về niềm tin này nơi một trong hai tên gian phi. Đầu tiên hắn nhận ra sự vô tội của Chúa Giêsu và sau đó là đặc tính làm vua của Người. Có lẽ không khó để tin rằng Chúa Giêsu không phải là mối đe dọa đối với sự cai trị của nhà cầm quyền La Mã. Nhiều người có lẽ đã tin vào sự vô tội của Người trong vấn đề này. Tuy nhiên, người đàn ông hấp hối này đã tuyên xưng một niềm tin nào đó về niềm hy vọng cánh chung. Anh ta dường như tin rằng một cách nào đó Chúa Giêsu sẽ trị vì như một vị vua ngay cả sau khi chết. Điều anh ta yêu cầu là được Chúa Giêsu nhớ đến khi Người nắm quyền năng riêng của mình. Yêu cầu duy nhất mà anh đã đưa ra trong thực tế rằng anh đã không chế nhạo Chúa Giêsu, và anh ta chấp nhận cái chết sắp đến như một sự đền trả cho tội ác của mình. Dưới con mắt của Chúa Giêsu, điều này dường như đã đủ, vì Người hứa cho con người này được vào thiên đàng ngay lập tức.
Theo truyền thống cánh chung của người Do Thái, thời gian hoàn thành được hình dung như là sự trở về với tình trạng trong trắng và an bình nguyên sơ của thời nguyên thủy. Mô tả về sự kết thúc giống với mô tả về sự khởi đầu. Vì vậy, không có gì lạ khi coi triều đại cánh chung của Chúa Giêsu như một khu vườn địa đàng hoàn hảo. Sử dụng hình ảnh này, Chúa Giêsu bảo đảm với tên gian phi sắp chết rằng anh ta sẽ được vào vương quốc của Người. Ngay cả từ trên thập giá, Chúa Giêsu cai trị với tất cả uy quyền. Quả thật, chính từ thập giá mà Chúa Giêsu cai trị bằng uy quyền, bởi vì chính qua thập giá mà Người cũng đi vào vương quốc của mình.
THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+ GLHTCG 440, 446-451, 668-672, 783, 786, 908, 2105, 2628 : Đức Kitô là Chúa và là Vua
+ GLHTCG 678-679, 1001, 1038-1041 : Đức Kitô, Vị Thẩm Phán
+ GLHTCG 2816-2821 : “Nước Cha trị đến”
Lm Giuse Ngô Quang Trung
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 28)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 112)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 118)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 153)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 177)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 283)
Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 181)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 239)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 269)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 348)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất