Kinh thánh - Giáo lý

Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật 30 Thường niên năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,146
  • Ngày đăng: 19/10/2022 05:35:47

Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 30 Thường Niên, Năm C

 

 

Chúa nhật tuần trước chúng ta đã nghe dụ ngôn về cầu nguyện với sự kiên trì. Hôm nay chúng ta tiếp tục dụ ngôn về cầu nguyện với thái độ khiêm tốn cậy trông. Hôm nay cũng là Chúa nhật Thế giới Truyền giáo, được Đức giáo hoàng Piô XI thiết lập và năm 1926. Chủ đề sứ điệp truyền giáo năm nay của Đức Phanxicô là: “Các con sẽ là nhân chứng của Thầy” (Cv 1,8). Hàng năm, Giáo hội hoàn vũ dành riêng tháng 10 để suy niệm và cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo. Vào Chúa nhật Thế giới Truyền giáo, người Công giáo cử hành Bí tích Thánh Thể và đóng góp cho công việc truyền giáo trên khắp thế giới. Lễ kỷ niệm hàng năm này cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm về tầm quan trọng của việc truyền giáo đối với đời sống của Giáo hội. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta là duy nhất với Giáo hội trên toàn thế giới và tất cả chúng ta đều dấn thân thực hiện sứ mệnh của Chúa Kitô, cho dù hoàn cảnh của chúng ta có thể khác nhau.

 

BÀI ĐỌC 1: Hc 35,15-17, 20-22

Lời cầu nguyện của người khiêm tốn

Vào khoảng năm 175 trước Công nguyên, nhiều người Do Thái sống ở các thành phố nơi dân ngoại chiếm đa số, đã vô tình đồng hóa với văn hóa của họ. Do đó, ông Giêsu con ông Sirach, một người Do Thái khôn ngoan, đã dạy dân của mình, những người Do Thái trung thành cần phải sống một cuộc sống tốt đẹp như thế nào, họ nên lựa chọn đạo đức và tinh thần nào, và hành vi nào sẽ được tôn trọng đối với những người tuân giữ tôn giáo truyền thống của cha ông. Nhiều người cùng thời với ông đã để cho văn hóa Hy Lạp lôi cuốn; và đối với họ đạo Do Thái đã già cỗi rồi. Tác giả muốn chứng minh cho họ thấy đức tin có ý nghĩa gì khi phải sống và giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực tế. Chương 35 bắt đầu với việc trình bày về những việc hy sinh thực sự được Thiên Chúa đón nhận. Chúng bao gồm việc tuân giữ lề luật, tuân theo các điều răn (c. 1); làm việc từ thiện, bố thí (c. 2); loại bỏ điều ác và xa tránh điều bất công (c. 3). Trong phần được chọn cho bài đọc thứ nhất, tác giả sách Huấn Ca khẳng định rằng Đức Chúa Đấng công chính không thiên vị ai. Đúng hơn, Ngài luôn luôn lắng nghe và đáp trả những lời cầu nguyện khiêm nhường của những bà góa, những trẻ mồ côi, những người hèn mọn, yếu đuối và những người bị áp bức

 

ĐÁP CA: Tv 34,2-3,16-21

Chúa ưu ái người nghèo hèn

Thánh vịnh 33 trước đó đã mời gọi những người công chính (số nhiều) ca ngợi Chúa (x. Tv 33: 1), nhưng Thánh vịnh này là một bài ca ngợi khen cho một cá nhân (số ít). Thánh vịnh 34 là một lời mời gọi ngợi khen Chúa vì lòng nhân từ của Ngài trong việc giải thoát những người nghèo hèn, bé nhỏ. Đây là một trong những thánh vịnh theo bảng chữ cái tiếng Hipri, trong đó thứ tự câu được sắp xếp theo định dạng bảng chữ cái, với mỗi câu được gán một chữ cái liên tiếp. Trong hai câu đầu, tôi tớ của Chúa bày tỏ sự ngợi khen không ngừng đối với Chúa. Ngợi khen Chúa làm tươi tỉnh tâm hồn người nghèo hèn và cho kẻ bị áp bức và người khiêm nhường vui mừng. Họ được nghe lời chứng về vinh quang của Chúa từ môi miệng tôi tớ Ngài.

 

Tôi tớ của Chúa nói với những người khiêm nhường trong các câu 16-18. Ông nhắc nhở họ rằng Chúa của đức công chính sẽ không để cho những kẻ làm ác vô can vì đã đàn áp những người chính trực và yếu thế. Định nghĩa về một người công chính không chỉ hệ tại hành động ngay thẳng (cc. 13-14). Điều xác định người công chính là lòng sám hối và khiêm nhường trước mặt Chúa. Người tôi tớ khiêm nhường là người được Chúa cho nên công chính và ban ơn cứu chuộc (c. 23). Sứ điệp của Thánh vịnh này được phản ánh trong bài Tin Mừng khi Chúa Giêsu kể một dụ ngôn về hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một là người tự coi mình là “công chính”, không tỏ ra khiêm nhường trong lời cầu nguyện; và người kia là một người thu thuế, một tội nhân, nài xin lòng thương xót Chúa. Người này được Chúa nhận lời.

 

BÀI ĐỌC 2:  2 Tm 4,6-8,16-18

Lời chào từ biệt

Đây là bài đọc Chúa nhật cuối cùng từ các Thư Mục Vụ, gửi cho các cộng sự viên của Phaolô, là Timôthê và Titô. Thật ra, đây là lời tóm kết và tái khẳng định sứ mệnh của Phaolô, theo quy ước văn học thời đó. Chúng ta không biết phiên tòa mà ngài đề cập đến đã diễn ra ở đâu, hoặc kết quả cuối cùng như thế nào, mặc dù truyền thống cho rằng ngài đã chịu tử đạo tại Rôma (cái đầu bị chặt của ngài nảy lên ba lần, làm phát sinh ba đài phun nước, Tre Fontane nổi tiếng). Trong các bức thư của mình, Phaolô nhiều lần đề cập đến việc ngài bị bắt giữ và xét xử nhưng không có một phiên tòa chính thức nào, vì vậy người ta chỉ có thể ước đoán. Ngài có bắt đầu những cuộc hành trình xa hơn, thậm chí đến Tây Ban Nha, sau khi bị giam giữ ở Rôma không? Chúng ta không biết. Những hình ảnh thể thao về “thi đấu cao đẹp” và “chạy hết đường đua” là điển hình của Phaolô, và cũng là hình ảnh về lễ tế rượu của dân ngoại, những giọt đầu tiên từ chén rượu, được dâng lên để tỏ lòng tôn kính đối với thần thánh. Nhưng trên hết chúng ta được nhắc nhở rằng Phaolô đã khao khát cái chết từ lâu để được kết hợp hoàn toàn với Chúa của ngài và của chúng ta: “Đối với tôi, sống là Chúa Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 1,21), mặc dù ngài đã bị giữ lại vì sứ vụ rao giảng Tin Mừng.

 

TIN MỪNG: Lc 18,9-14

Cầu nguyện khiêm tốn

Câu chuyện về người Pharisêu và người thu thuế đã khá quen thuộc với chúng ta, đến nỗi chúng ta có nguy cơ bỏ lỡ sức lay động của nó. Đó là một ví dụ về sự đảo ngược gây ngạc nhiên cho người nghe và buộc họ phải kiểm tra lại các giá trị và tiêu chuẩn mà họ đang sống. Trong đó, hai người đàn ông trái ngược nhau không chỉ bởi hành vi bên ngoài của họ mà còn ở cách mỗi người hiểu và thể hiện về bản thân. Họ bày tỏ chính bản thân, không dựa trên đánh giá của người khác.

 

Những người Pharisêu là những nhà lãnh đạo tôn giáo, mặc dù họ tương đối tự do trong việc giải thích Kinh Thánh, nhưng họ khá khắt khe trong việc tuân thủ thực hành tôn giáo (xem Cv 26,5; Gl 1,14). Người đàn ông trong câu chuyện này là một kiểu mẫu về việc giữ luật của người Pharisêu. Mọi thứ về phong thái của ông ấy đều nói lên sự đúng đắn. Ông ta đứng, theo tư thế thông thường để cầu nguyện, và hành vi của ông rất mẫu mực. Ông ta không tham lam, bất lương và ngoại tình. Những thực hành về lòng đạo đức của ông vượt quá những đòi hỏi của lề luật. Ông ta ăn chay hai lần một tuần, trong khi việc ăn chay chỉ bắt buộc vào ngày lễ Xá Tội; ông ta dâng cho Chúa một phần mười trên tất cả tài sản của mình, chứ không chỉ dựa trên thu nhập của mình như luật quy định. Có vẻ như người đàn ông này không thể chê trách. Mô tả của ông về bản thân có lẽ là chính xác, và đánh giá tiêu cực của ông ta về người thu thuế cũng có thể chính xác.

 

Những người thu thuế bị coi thường vì họ là một thành phần của hệ thống kinh tế do người La Mã chiếm đóng. Họ không được chủ trả lương, vì vậy họ đã cộng phí vào thuế thu được. Không có quy mô tiêu chuẩn nào điều chỉnh khoản phí bổ sung này, và những người thu thuế thường bòn rút số tiền cắt cổ. Họ có thể dễ dàng bị người Pharisêu xếp vào hạng tham lam và bất lương. Người thu thuế trong câu chuyện này không phủ nhận việc ông ta tham gia vào việc bất công như vậy. Quả thực, lời cầu nguyện nài xin lòng thương xót của ông ta dường như là một sự thừa nhận tội lỗi đó. Thái độ của ông hoàn toàn khác với người Pharisêu. Ông ta đứng từ xa, gợi ý rằng người đàn ông kia có thể đứng ở phía trước hoặc ở giữa những người khác trong Đền Thờ. Người thu thuế không dám ngước mắt lên trời, cho thấy người Pharisêu đã làm như vậy. Ông ta đấm ngực trong khi cánh tay của người Pharisêu giơ lên cao một cách dễ thấy. Cách sám hối của ông tỏ dấu ông là một tội nhân.

 

Không có mô tả nào về người nào trong hai người đàn ông này đã sống một cuộc sống công chính và người nào không. Những người đàn ông đã thể hiện chính xác bản thân họ. Tuy nhiên, sự đánh giá của Chúa Giêsu khiến câu chuyện bị đảo lộn. Sự tự đánh giá của người Pharisêu thực sự là một bản liệt kê tự thuật những công trạng. Mặc dù ông ta có thể sống một cuộc sống ngay thẳng, ông ta chứng tỏ về các nhân đức của mình và ông ta khẳng định trổi vượt hơn những người khác có thể không tuân thủ như ông ta. Mặt khác, người thu thuế thừa nhận rằng đức công chính xuất phát từ Thiên Chúa. Từ được dịch là “lòng thương xót” (hiláskomai) thực sự có nghĩa là “che đậy, bao phủ”. Từ đó phát sinh ra từ hilastērion, chiếc đĩa vàng trên đỉnh hòm của giao ước được cho là nơi Thiên Chúa ban lòng thương xót. Người thu thuế cầu nguyện cho mình được sạch tội, và lời cầu nguyện của ông đã được nhậm lời. Người Pharisêu không xin gì và không nhận được gì. Câu nói cuối cùng là phán quyết chung cuộc. Cuộc sống của hai người đàn ông này có thể là mặt trái của nhau, nhưng sự phán xét của Chúa Giêsu cho thấy sự đảo ngược thực sự.

THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

GLHTCG 588, 2559, 2613, 2631 : Khiêm tốn là nền tảng cho việc cầu nguyện

GLHTCG 2616 : Chúa Giêsu đón nhận lời cầu nguyện trong đức tin

GLHTCG 2628 : Thờ lạy là thái độ của người nhìn nhận mình là thụ tạo trước mặt Thiên Chúa

GLHTCG 2631 : Cầu xin ơn tha thứ là động thái đầu tiên của lời kinh cầu xin

Lm Giuse Ngô Quang Trung

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 Phục sinh – Năm B (22/04/2024 08:56:10 - Xem: 69)

Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 Phục sinh – Năm B (15/04/2024 07:31:04 - Xem: 157)

Trong Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 3 Phục sinh – Năm B (08/04/2024 08:59:30 - Xem: 198)

“Chính anh em là chứng nhân.” Theo bạn, ở Việt Nam, chúng ta có thể làm chứng nhân cho Chúa qua những công việc gì hay qua lối sống như thế nào?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 2 Phục sinh năm B (06/04/2024 08:05:54 - Xem: 156)

Theo bạn, thái độ đòi hỏi của ông Tôma trong Ga 20,25 có quá đáng không? Có khi nào bạn gặp một người giống Tôma ở trong nhóm hay họ đạo của bạn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 247)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 324)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 312)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 245)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 316)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B  (15/02/2024 05:34:16 - Xem: 247)

Đâu là những cám dỗ bạn thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày? Làm sao bạn có thể thắng được những cám dỗ ấy?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7