Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa nhật 3 Phục sinh năm C
- In trang này
- Lượt xem: 3,799
- Ngày đăng: 27/04/2022 05:54:04
Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 3 Phục Sinh, Năm C
Tiếp tục chủ đề về những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh đã bắt đầu vào tuần trước, hôm nay chúng ta tập trung vào những thức cách khác nhau mà chứng tá của cộng đoàn đức tin thể hiện trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh. Chúng ta thấy điều đó trong chứng tá của các tông đồ trong việc lãnh đạo, trong rao giảng và dạy dỗ, và trong một cuộc sống trung thành bất chấp cái giá cao phải trả.
BÀI ĐỌC 1: Cv 5,28-32, 40-41
Các tông đồ bị xét xử
Vào thời điểm cuộc triệu tập này xảy ra trước khi Tòa Công Nghị, các tông đồ đã bị bắt hai lần vì đã rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu. Lần đầu tiên chỉ có ông Phêrô và ông Gioan bị bắt, bị thẩm vấn và bị cảnh cáo. Bây giờ dường như là toàn bộ các tông đồ. Các ngài bị bắt, và được giải thoát khỏi nhà tù bởi một thiên thần – một dấu chỉ khác cho thấy Chúa đang chăm sóc dân Ngài – và sẵn sàng đến đối mặt với Tòa Công Nghị. Nhiệm vụ của tông đồ trước hết là loan báo biến cố phục sinh của Chúa Giêsu và sự sống mới của Người, một sứ điệp khích lệ tích cực. Sứ điệp của chúng ta về Kitô giáo cho những người chúng ta gặp có luôn là một sứ điệp khích lệ không? Nó có luôn được gửi đi để xây dựng cuộc sống mới không? Trong suốt sách Công vụ Tông đồ, chúng ta thấy luôn có những đe dọa đối với các sứ giả Tin Mừng, nhưng Thiên Chúa luôn che chở và bảo vệ họ. Ông Phêrô bị bắt và sắp bị xét xử thì ông được thiên thần giải thoát khỏi nhà tù. Sau đó, ông Phaolô bị giam cầm và được giải thoát khỏi nhà tù qua một trận động đất. Không có gì ngạc nhiên khi sự sách nhiễu, chế nhạo và bắt bớ tương tự vẫn tiếp tục diễn ra trong suốt lịch sử của Giáo hội.
ĐÁP CA: Tv 30,2,4-5,10-13
Lời tạ ơn liên lỉ
2-4 Lời cầu nguyện tạ ơn
Thánh vịnh không đề cập đến một sự kiện xác định, thay vào đó, là lời cầu nguyện tạ ơn Chúa vì tác giả đã được giải cứu khỏi kẻ thù. Ông bị lâm vào hoàn cảnh rủi ro, như bị ném xuống âm phủ (Sheol), nhưng đã được Chúa kéo lên khỏi đó.
5-6 Lời mời gọi ngợi khen Chúa
Trước sự giải cứu này, tác giả mời gọi mọi người ngợi khen Thiên Chúa. Sự đảo ngược từ bất hạnh trở thành vận may được mô tả bằng hai cách chính: cơn giận dữ tạm thời được thay thế bằng sự ban ơn lâu dài; cảnh khóc lóc hằng đêm, là thời điểm của bóng tối và sợ hãi, nhường chỗ cho niềm vui vào lúc bình minh, thời điểm của hy vọng và lời hứa mới.
7-13 Các phúc lành của Thiên Chúa trong quá khứ
Tác giả suy tư về những trải nghiệm quá khứ với Thiên Chúa. Trong những lần may mắn trước đây, ông đã ngu dại nghĩ rằng không gì có thể làm xáo trộn sự yên bình đó. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi với cảm giác rằng Chúa không còn ưu ái ông nữa. Sự tự mãn đã trở thành nỗi bàng hoàng sợ hãi, và tác giả một lần nữa kêu cầu Chúa giúp đỡ. Huyệt mộ và bụi đất cho thấy quan niệm của Israel về việc không thể có mối tương giao thân tình với Chúa sau khi chết. Vào thời điểm này trong lịch sử của mình, Israel coi Đức Chúa là Thiên Chúa của người sống, chứ không phải của kẻ chết. Vì vậy, không có cách nào để người chết tiếp tục ca ngợi Chúa. Tác giả sử dụng sự hiểu biết này làm cơ sở để xin Chúa nhân từ đoái xem lời cầu xin của ông. Con người sùng mộ này chỉ có thể dâng lời ca ngợi Chúa nếu còn được sống. Phần cuối của Thánh vịnh gồm những tâm tình tạ ơn. Lòng biết ơn này chính là nhìn nhận về vận may: sự đau buồn tang tóc được thay thế bằng niềm vui và sự nhảy múa; áo sô được đổi thành lễ phục huy hoàng.
Tâm tình của Thánh vịnh này nhắc nhớ đến biến cố của Đấng là hậu duệ và người thừa kế Đavít, Chúa Giêsu, Đấng Messia. Trong sự phục sinh vinh hiển của Người, chính Chúa Giêsu tạ ơn Chúa Cha đã không bỏ Người trong nơi âm phủ (Sheol), nơi ở của kẻ chết mà Người đã xuống sau khi chết để cứu chuộc những người bị giam cầm tại đó (1 Pr 3,18-20; 4,6). Trong bối cảnh này, Thánh vịnh cho thấy ý nghĩa tiên tri của nó trong việc công bố những gì Thiên Chúa đã làm khi Ngài cho Chúa Giêsu sống lại và cũng sẽ làm cho chúng ta. Khi đọc thánh vịnh này, chúng ta vui mừng với tư cách là người môn đệ của Chúa, những người truyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Ngay cả khi chúng ta chịu đau khổ, hoặc vì tội lỗi hoặc vì bị bách hại, chúng ta tin chắc rằng Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta trong huyệt mộ. Thay vào đó, sự than khóc sẽ biến thành niềm vui mừng khi chúng ta chấp nhận sống cho Chúa và cho anh chị em chúng ta.
BÀI ĐỌC 2: Kh 5,11-14
Con Chiên trong vinh quang
Bài đọc thứ hai từ sách Khải Huyền cho chúng ta thấy một cảnh tượng về ngai vàng trên trời: Con Chiên được hiến tế lên ngôi. Quả thực, đây là nửa sau của khung cảnh, nửa đầu trình bày Chúa lên ngôi trong vinh quang. Giờ đây chúng ta thấy Con Chiên chiến thắng trên cùng một ngai vàng, cùng được 24 kỳ mục và mọi sinh vật tôn vinh như đã được tôn vinh cho Chúa là Thiên Chúa. Hãy ghi nhận sự tung hô bảy lần! Sau đó, có bốn lần tung hô từ bốn con vật, vốn đã có trong thị kiến của Êdêkien về ngai vàng thần linh tượng trưng cho sự vững chắc của vũ trụ. Dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy rằng, ngay từ thời Giáo hội sơ khai, Chúa Kitô Phục sinh đã được tin nhận là hoàn toàn bình đẳng với Chúa Cha, và bình đẳng về sự thờ phượng dành cho cả hai trên toàn thể thụ tạo. Chính như là Chiên Thiên Chúa đã hiến tế mà Chúa Giêsu tiến vào cung thánh, ngự trên ngai Thiên Chúa và trình bày chính hy tế mà chúng ta dâng trong Bí tích Thánh Thể. Không có thời gian trong Chúa, và lễ hy sinh này là “một lần cho mãi mãi”. Của lễ trên bàn thờ của chúng ta không phải là của lễ mới mà là của lễ của sự vâng phục Chúa Kitô dâng lên Cha Người một cách vĩnh viễn.
TIN MỪNG: Ga 21,1-19
Chúa Phục Sinh tỏ mình ra với các môn đệ
Bài đọc Tin Mừng dường như là một tổng hợp các đoạn riêng biệt đã được kết hợp lại với nhau và bây giờ xuất hiện như một nội dung. Nó bắt đầu bằng một trình thuật kể về một mẻ cá kỳ diệu, nối tiếp theo đó một trình thuật thứ hai được thêm vào, đó là một bữa ăn trên bờ hồ (cc. 1-14). Tiếp theo là cuộc trao đổi giữa Chúa Giêsu và ông Phêrô (cc. 15-19).
Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với nhóm các môn đệ bắt đầu và kết thúc bằng việc loan báo rằng Chúa Giêsu Phục Sinh đã tỏ mình ra cho các môn đệ của Người (cc. 1,14). Điều này cho chúng ta biết rằng ngay cả những người từng đồng hành thân thiết của Người cũng không nhận ra Chúa trong tình trạng sống lại của Người (c. 4). Ở đây, sự nhận ra đến qua hành động của Chúa Giêsu, chứ không phải qua lời nói của Người. Người gọi các ông là “các con” (padía), một từ ngữ có thể chứa đựng tình cảm nhưng cũng mang ý nghĩa của sự cảm thông chưa phát triển sâu xa. Người dạy họ thả lưới ở phía bên phải, phía ưu tiên đối với những người thuận tay phải. Chỉ sau khi họ kéo được vô số cá, người môn đệ Chúa Giêsu thương mến mới nhận dạng được người đứng trên bờ: “Chúa đó!” Khi họ đã vào bờ an toàn, những người khác cũng nhận ra Người, mặc dù dường như có sự khác biệt căn bản trong tình trạng hiện tại của Người. Họ bị cám dỗ để hỏi Người là ai, nhưng đồng thời một cách nào đó họ đã biết được danh tính của Người (c. 12).
Người ta đã nói nhiều về việc các môn đệ đã đi đến Galilê và tiếp tục các nghề cũ của họ. Một số người giải thích rằng đây là bằng chứng cho thấy họ thiếu đức tin, thậm chí bội đạo. Không nhất thiết phải xảy ra như vậy, vì có một truyền thống trong Giáo hội sơ khai rằng Chúa Giêsu Phục Sinh nói với họ rằng Người sẽ gặp họ ở Galilê (x. Mc 14,28; 16,7). Ngoài ra, không nơi nào trong phân đoạn này cho thấy Chúa Giêsu khiển trách hành vi của họ. Nhóm bảy người này bao gồm Simôn Phêrô, Tôma, Nathanael, hai người con của Dêbêđê, và hai môn đệ giấu tên. Người Môn đệ Yêu dấu, mặc dù không được xác định rõ ràng, là một trong số họ. Hầu hết các nhà chú giải tin rằng ông là một trong những người không được nêu tên rõ ràng. Tuy nhiên, điều này có thể bao gồm các con của ông Dêbêđê, vì họ cũng không được nêu tên rõ ràng. Mặc dù ông là người trong thuyền đã nhận ra Chúa, nhưng ở đây ông không đóng một vai trò quan trọng nào. Trọng tâm chính là Phêrô.
Có hai lý do chính để gợi ý trình thuật về bữa ăn là một truyền thống riêng biệt. Đầu tiên, đoạn về mẻ cá kỳ diệu đã đầy đủ mà không cần có nó. Thứ hai, lưới bắt được vô số cá (íchthús, cc. 6,8,11), nhưng Chúa Giêsu chuẩn bị những con cá khác (ópsárion, cc. 9,13). Câu 10 dường như liên kết hai cảnh. Một bữa ăn được Chúa Giêsu chuẩn bị, đặc biệt là Chúa Giêsu Phục Sinh, chắc chắn mang ý nghĩa thánh thể hoặc ít nhất là cánh chung. Người cho các môn đệ ăn, mặc dù chính Người lại không ăn.
Cuối cùng, cuộc trao đổi của Chúa Giêsu với ông Phêrô có nhiều mối liên hệ với việc Phêrô chối Người trước đó. Đống lửa than (ánthrakian, c. 9) Chúa Giêsu chuẩn bị cũng giống như đống lửa mà Phêrô đứng gần để sưởi ấm khi ông chối bỏ việc biết Chúa Giêsu (x. 18,18). Bị đè nặng bởi việc chối bỏ này, giờ đây ông Phêrô không tuyên bố rằng ông sẽ trung thành hơn những người khác (c. 15; xem Mc 14, 29-30; Mt 26,33-35). Ba lần Phêrô từ chối; ba lần ông được mời gọi để tuyên bố tình yêu của mình. Khi làm như vậy, ông được giao đảm nhận vai trò chăn chiên thay cho Chúa Giêsu. Bây giờ ông là một người chăn chiên, người có thể bày tỏ lòng thương xót đối với những ai sa ngã.
Đoạn văn kết thúc với lời tiên báo về cái chết trong tương lai của Phêrô. Nó cũng có thể đề cập đến việc thực hành trói tay của kẻ bị đóng đinh. Từng được Chúa Giêsu giao cho vai trò chăn chiên, giờ đây ông Phêrô được cho biết rằng ông sẽ phải chịu một số phận tương tự như số phận mà Chúa Giêsu phải chịu.
THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+ GLHTCG 642-644, 857, 995-996 : Các Tông đồ và các môn đệ là những chứng nhân của biến cố Phục Sinh
+ GLHTCG 553, 641, 881, 1429 : Chúa Kitô Phục Sinh và ông Phêrô
+ GLHTCG 1090, 1137-1139, 1326 : Phụng vụ thiên quốc
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 34)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 112)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 118)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 154)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 177)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 284)
Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 183)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 240)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 270)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 349)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất