Kinh thánh - Giáo lý

Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật 28 thường niên năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,849
  • Ngày đăng: 05/10/2022 06:34:05

Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 28 Thường Niên, Năm C

 

 

Các bài đọc Chúa nhật hôm nay gợi ý về một cuộc hành trình. Nó bao gồm các giai đoạn của sự hoán cải Kitô giáo, từ tội lỗi qua việc chữa lành đến lòng biết ơn và cuối cùng là đặc ân được sống sự sống viên mãn trong thời đại cánh chung.

 

BÀI ĐỌC 1: 2 V 5,14-17

Câu chuyện ông Naaman

Đoạn văn ngắn này là phần cuối của một trong những câu chuyện thú vị nhất trong Kinh Thánh. Nó được chọn đọc để kết hợp với bài Tin Mừng hôm nay. Trong lời công bố mở đầu sứ vụ tại hội đường Nazarét, Chúa Giêsu nói rằng Người đến để cứu cả các dân ngoại nữa, giống như tiên tri Êlisê đã làm, lấy Naaman làm ví dụ. Hôm nay chúng ta chỉ đọc phần  chữa bệnh. Điều kỳ lạ là về số đất hai con lừa chở; đó là dấu chứng của một niềm tin, vẫn phổ biến vào thời đó, rằng Thiên Chúa của Israel chỉ có thể được thờ phượng trên chính đất của Israel, vì vậy ông Naaman đã mang theo một ít đất về xứ sở của mình! Ông cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình ở quê nhà. Vào thời đó, Đức Chúa được đón nhận là Thiên Chúa của Israel, Đấng Tối Cao và Đấng Bảo Vệ của Israel, nhưng điều này không ngụ ý gì về các quốc gia khác. Mãi cho đến thời kỳ lưu đày ở Babylon, khi Israel tiếp xúc với nhiều vị thần của Babylon, Israel mới tiến thêm một bước và thấy rằng Đức Chúa là Thiên Chúa của cả trái đất, toàn thể vũ trụ, và tất cả các vị thần khác. Đó là một tiến trình, chẳng hạn như mặt trời, mặt trăng và các vì sao, chỉ đơn giản là các thiết bị đo thời gian được chính Chúa cắm vào vòm trời. Thiên Chúa tỏ mình ra cho Israel, và cho chúng ta một cách tiệm tiến.

 

ĐÁP CA: Tv 98,1-4

Chúa mặc khải quyền năng cứu độ

Thánh vịnh này là một bài thánh ca ngợi khen những chiến thắng của Đức Chúa và sự mặc khải quyền năng cứu rỗi của Ngài cho các quốc gia trên trái đất. Đức Chúa không chỉ thể hiện lòng nhân từ và trung thành của Ngài đối với dân giao ước, mà những hành động vĩ đại của Ngài dành cho dân Israel còn là một bằng chứng cho các quốc gia khác trên thế giới nhận biết cả quyền năng và lòng thương xót của Ngài nữa. Vì vậy, tác giả Thánh vịnh kêu gọi cả trái đất hát một bài ca vui mừng ngợi khen Chúa là Đức Chúa của Israel.

 

Thiên Chúa bày tỏ quyền năng cứu độ của Ngài qua lễ hy sinh của Chúa Con. Nhờ đó, Thiên Chúa mở rộng ân sủng cứu độ đời đời cho tất cả những ai đến với Ngài trong đức tin, thể hiện qua Bí tích Rửa tội (Mc 16,16). Mỗi người thể hiện đức tin trong hành động bằng việc lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy trong nước và Thần Khí, thì trở nên con cái theo hình ảnh Chúa Kitô trong gia đình Hội Thánh của Thiên Chúa (Ga 3,5-7). Ngài ban tặng hồng ân cứu độ của Ngài, không phân biệt nguồn gốc dân tộc, tuổi tác hay giới tính của họ, và Ngài cung cấp cho họ một gia đình thánh thiêng trong Vương quốc của Ngài là Giáo hội.

 

BÀI ĐỌC 2: 2 Tm 2,8-13

Nền tảng của niềm hi vọng

Nếu Phaolô bị xiềng xích như một tội phạm, thì ngài cũng đã đưa ra cơ sở cho niềm hy vọng và sự an bình của mình: “Đây là lời đáng tin cậy”. Hạt nhân của Tin Mừng là Chúa Phục Sinh, và thế là đủ. Nếu Chúa Kitô từ kẻ chết sống lại, thì không cần thêm gì nữa; điều này chính nó là sự hoàn tất những lời hứa với Đavít. Sau đó, Phaolô trích dẫn một bài thánh ca ngắn mà có lẽ đã được các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai cử hành. Bằng chứng ngoại tại sớm nhất về phụng vụ Kitô giáo là một bức thư của Pliny, tổng trấn của một tỉnh mà ngày nay là miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ, vào đầu thế kỷ thứ hai, chỉ vài thập kỷ sau thư thứ hai Timôthê. Ông đã giám sát các Kitô hữu đang bị giam cầm và gửi những ghi nhận của mình cho hoàng đế: họ gặp nhau vào một ngày định sẵn (có lẽ là Chúa nhật), tuyên thệ trung thành với một đấng nào đó, hát một bài thánh ca dâng lên Chúa Kitô như là một vị Thiên Chúa, và sau đó dùng bữa (có lẽ là Bí tích Thánh Thể). Phần cuối của bài đọc này có thể là một phần của một bài thánh ca như vậy. Dưới áp lực của sự đe dọa và bắt bớ, các Kitô hữu cử hành phụng vụ trong sự kết hợp với Chúa Kitô, để cảm nhận lòng trung tín của Người đối với các môn đệ.

 

TIN MỪNG: Lc 17,11-19

Tâm tình tạ ơn

Trình thuật Tin Mừng vọng lại câu chuyện được kể lại trong bài đọc thứ nhất. Đó là câu chuyện của một người nước ngoài phải chịu nỗi đau đớn và sự nhục nhã của bệnh phong hủi. Ông đã được chữa khỏi bởi quyền năng của Chúa và trở về để tạ ơn. Mặc dù các bài học tương tự được dạy trong cả hai câu chuyện, nhưng mỗi trình thuật lại chứa đựng ý nghĩa riêng của nó. Bài Tin Mừng tiết lộ quyền năng của Thiên Chúa hoạt động qua Chúa Giêsu và sức mạnh của đức tin để có thể được cứu chữa.

 

Chi tiết địa lý hơi lộn xộn. Nếu Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, như câu mở đầu nói, trước tiên Người sẽ đi qua Galilê và sau đó mới đến Samari. Galilê ở phía bắc, Giêrusalem ở phía nam, và Samari nằm ở giữa. Mặc dù thứ tự địa lý có thể không quan trọng, nhưng người ta nhắc đến Samaria vì một trong những bệnh nhân đến với Chúa Giêsu là người Samaritanô.

 

Bản chất ghê tởm của bệnh phong có thể được quan sát trong thực tại ở đây là sự đối kháng sắc tộc và tôn giáo tồn tại giữa người Do Thái và người Samari đã bị phủ lấp bởi căn bệnh này. Theo một nghĩa nào đó, căn bệnh đã hoàn toàn kiểm soát họ. Họ không có danh tính nào khác ngoài căn bệnh phong cùi. Họ không có quyền lợi về sắc tộc hoặc chính trị, và bị cấm thực hành tôn giáo. Theo luật, họ phải bị cô lập bên ngoài thành phố và làng mạc, bị cách ly khỏi mọi hoạt động bình thường của cuộc sống (x. Lv 13,46; Ds 5,2-3), và phải kêu lên “Ô uế” nếu bất cứ ai đến gần họ (x. Lv 13,45). Luật này ràng buộc đối với cả phụ nữ và nam giới mắc bệnh. Tuy nhiên, trong câu chuyện này chỉ có đàn ông (leproi andres).

 

Những người bị loại bỏ này đã nhận ra Chúa Giêsu, vì khi đứng từ xa, họ đã kêu lên đích danh Người. Họ cũng gọi Người là Thầy (epistátēs), một thuật ngữ chỉ các môn đệ dành cho Chúa Giêsu. Họ không xin bố thí, như thói quen của những người nghèo khổ ngồi ngoài làng để xin thực phẩm hoặc tiền bạc. Họ cầu xin lòng thương xót, lòng trắc ẩn. Biết Chúa Giêsu là ai, điều này có nghĩa là họ đang tìm kiếm một sự chữa trị. Chúa Giêsu không chạm vào họ cũng như không nói những lời chữa lành cho họ. Người chỉ ra lệnh cho họ đi với lời chỉ dẫn. Người đặt niềm tin của họ vào thử thách bằng cách yêu cầu họ đến gặp các tư tế thì họ sẽ được chữa lành. Họ được gửi đến các tư tế, là những viên chức lo việc tế tự, có trách nhiệm bảo vệ sự thanh sạch và chống lại sự ô uế cộng đoàn (x. Lv 14,2). Họ đã làm theo sự chỉ dẫn của Chúa Giêsu, và trên đường đi, họ đã được chữa lành.

 

Chỉ có một người quay lại tạ ơn Chúa Giêsu. Ông được mô tả bằng những nét vẽ tô đậm: ông tôn vinh Chúa; ông phủ phục trước mặt Chúa Giêsu; ông là người Samaritanô. Ông ta không ngạc nhiên khi Chúa Giêsu chữa lành cho ông. Ông ta cùng với những người bạn đồng hành của mình đã nhận ra Chúa Giêsu là ai trước đó và hy vọng được chữa khỏi. Ông ta cũng không phải là người duy nhất có đức tin. Tất cả họ đều tin rằng Chúa Giêsu có quyền năng để chữa lành họ, và tất cả đều đi trình diện với các tư tế. Điều làm cho người đàn ông này trở nên độc đáo là lòng biết ơn của ông. Hơn nữa, đó lại là một người Samaritanô, một người bị người Do Thái khinh thường, nhưng lại là người tỏ lòng biết ơn đối với người làm điều kỳ diệu Do Thái – một điểm mà Chúa Giêsu nói rõ. Chúa Giêsu khen ngợi người đàn ông vì đức tin của ông. Một lần nữa người cuối cùng (một người Samaritanô) lại là người đầu tiên (được lấy làm ví dụ).

 —-

THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

GLHTCG 1503-1505,2616 : Đức Kitô, Lương Y

GLHTCG 543-550, 1151: Dấu chỉ Nước Thiên Chúa

GLHTCG 224, 2637-2638 : Tạ ơn

GLHTCG 1010 : Ý nghĩa Kitô giáo về sự chết

Lm Giuse Ngô Quang Trung

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 Phục sinh – Năm B (22/04/2024 08:56:10 - Xem: 59)

Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 Phục sinh – Năm B (15/04/2024 07:31:04 - Xem: 156)

Trong Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 3 Phục sinh – Năm B (08/04/2024 08:59:30 - Xem: 197)

“Chính anh em là chứng nhân.” Theo bạn, ở Việt Nam, chúng ta có thể làm chứng nhân cho Chúa qua những công việc gì hay qua lối sống như thế nào?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 2 Phục sinh năm B (06/04/2024 08:05:54 - Xem: 155)

Theo bạn, thái độ đòi hỏi của ông Tôma trong Ga 20,25 có quá đáng không? Có khi nào bạn gặp một người giống Tôma ở trong nhóm hay họ đạo của bạn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 246)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 324)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 312)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 244)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 314)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B  (15/02/2024 05:34:16 - Xem: 246)

Đâu là những cám dỗ bạn thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày? Làm sao bạn có thể thắng được những cám dỗ ấy?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7