Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Năm C
- In trang này
- Lượt xem: 3,312
- Ngày đăng: 05/01/2022 09:11:00
Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Năm C
Mùa Giáng Sinh kết thúc với lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Đây cũng là một biến cố được cả bốn sách Phúc Âm thuật lại, và nó đánh dấu sự khởi đầu sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình dạng chim bồ câu, đã ban cho Người quyền năng để rao giảng và chữa lành. Được sự chấp thuận của Chúa Cha với tư cách là Con yêu dấu của Ngài, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai vào thời điểm thích hợp nhất.
BÀI ĐỌC 1: Is 40,1-5,9-11
‘Hãy an ủi dân Ta’
Bài đọc Isaia hôm nay là bài ca vui tươi mở đầu phần thứ hai của sách Isaia. Sau 70 năm lưu đày, dân Israel mong chờ được trở lại Giêrusalem, khi biết rằng họ sẽ sớm được thoát khỏi cảnh bị giam cầm. Họ đã “thụ án” ở Babylon và tội lỗi của họ đã được tha thứ. Chúa sẽ dẫn họ vui mừng băng qua sa mạc lớn và sẽ biểu lộ vinh quang của Ngài một lần nữa. Đối với các Kitô hữu, điều vui mừng là Gioan Tẩy Giả đón nhận sứ điệp này khi ông chuẩn bị cho dân chúng đón Chúa Giêsu đến. Chúng ta có thể thấy rằng sự ứng nghiệm tuyệt vời của phân đoạn này là ở việc Chúa Cứu Thế đến với dân của Người. Đúng vậy, Người đã đến Giêrusalem, nhưng sự vinh hiển của Thiên Chúa vẫn chưa được bày tỏ phải không? Người đã mang đến sự khởi đầu cho Vương quyền của Thiên Chúa, nhưng đó là để Kitô hữu chúng ta bày tỏ sự vinh hiển, tình yêu và sự rộng lượng của Thiên Chúa cho một thế giới chưa được chứng kiến sự huy hoàng của biến cố Người ngự đến. Đây là trách nhiệm khó khăn của những người mang danh Kitô hữu, những người nhìn thấy nơi Chúa Giêsu sự hiển trị của triều đại của Thiên Chúa.
ĐÁP CA: Tv 104,1-30
Ca tụng Đấng Tạo Hóa
1-4 Thiên Chúa trên cõi trời cao thẳm
Các nhà chú giải từ lâu đã nhận ra những điểm tương đồng giữa bài thánh ca này và nhiều bài hát ca ngợi khác của vùng Cận Đông cổ đại, đặc biệt là “bài ca cho Aton” của người Ai Cập. Trong khi người ta chắc chắn có thể so sánh về văn học, thì sự khác biệt chính là thần học. Bài thơ của người Ai Cập ca ngợi đĩa mặt trời được thần hóa, trong khi Israel ca ngợi Thiên Chúa của họ là Đấng sáng tạo duy nhất.
Giống như Thánh vịnh 103, Thánh vịnh này mở đầu và kết thúc với cùng một lời triệu tập để chúc tụng hoặc ngợi khen Chúa, nhưng sau đó nó chuyển ngay sang những lời tung hô hướng về Chúa. Trong những lời tung hô này, Chúa được mô tả như một chiến binh vũ trụ toàn thắng, Đấng hiện cai trị trên tầng trời thẳm với tư cách là vị thần bão tố dũng mãnh. Thiên Chúa được khoác lên vẻ uy nghi và vinh quang của các tầng trời, được đặt trong một cung điện, được dựng lên trên vùng nước hỗn loạn đã bị đánh bại, và giống như mặt trời, Thiên Chúa đi khắp các tầng trời với mây và gió như những người hầu trên trời. Ngọn lửa rực cháy đồng hành với Chúa là tia chớp.
24-30 Thiên Chúa quan phòng
Tác giả Thánh vịnh ngạc nhiên trước sự đa dạng phong phú của các hình thức sự sống được tìm thấy trong công trình sáng tạo. Không chỉ rộng lớn và đa dạng, nó còn thể hiện một kiểu phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả công trình sáng tạo phù hợp với nhau và hoạt động cùng nhau. Trật tự trong sự phức tạp này minh chứng cho sự khôn ngoan mà Thiên Chúa đã đặt vào nó ngay từ đầu. Biển, từng là vùng nước hỗn mang, giờ là nơi cư trú của các sinh vật sống. Vùng biển này đủ an toàn để tàu bè đi qua. Con giao long, từng là con quái vật đặc trưng cho vùng nước hỗn loạn (x. Tv 74,14; Is 27,1; G 3, 8; 40,25), bây giờ là một động vật dưới nước trong số rất nhiều con vật đang nô đùa trên biển. Tất cả các sinh vật trên đất liền và dưới biển đều phụ thuộc vào Thiên Chúa để tồn tại. Chính mạng sống của chúng nằm trong tay Chúa, và chúng sống theo niềm vui của đấng sáng tạo. Đề cập đến bụi nhắc nhớ lại câu chuyện ban đầu của sự sáng tạo (x. St 2, 7, 19) và chỉ ra tính dễ bị tổn thương của chúng.
BÀI ĐỌC 2: Tt 2,11-14; 3,4-7
Được cứu nhờ phép rửa
Phần thứ hai của bài đọc là một câu đơn bằng tiếng Hy Lạp (3,4-7). Đó là một loại công thức đức tin về cứu thế học, về ơn cứu độ của Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Ơn sủng này thể hiện qua lòng nhân từ và thương xót của Người, như một thứ tình yêu mà người ta dành cho ai đó đang gặp khó khăn. Ơn cứu rỗi là chủ đề trung tâm của lời tuyên ngôn. Phần còn lại của câu khám phá các khía cạnh của ơn cứu rỗi của Thiên Chúa. Lòng thương xót của Ngài, chứ không phải những việc công chính, là căn bản cho ơn sủng này. Ơn tái sinh, sự đổi mới, và ơn công chính hóa là những tác động của lòng thương xót này. Hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu là mục tiêu của nó. Việc tắm rửa tái sinh hoặc đổi mới (palingenesia) ám chỉ đến phép rửa. Tuy nhiên, vì nó gợi ý rằng phép rửa để cứu chứ không phải lòng thương xót của Thiên Chúa, việc rửa ở đây có thể chỉ là một biểu tượng của việc loại bỏ tội lỗi chứ không phải là phương tiện để hoàn tất việc loại bỏ nó.
TIN MỪNG: Lc 3,15-16,21-22
Chúa Giêsu chịu phép rửa
Bài đọc Phúc Âm gồm hai sự việc khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Trước tiên, Gioan Tẩy Giả từ chối rằng ông là Đấng Messia. Thứ hai là tường thuật về những sự kiện bất thường xảy ra theo biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan. Hai sự việc dường như được kết nối với nhau bởi ý nghĩa của Chúa Thánh Thần.
Sự mong đợi tràn ngập mọi người mang ý nghĩa cánh chung; họ ngóng tìm kiếm Đấng Messia, “Đấng được xức dầu”. Ba lần, ông Gioan đối chiếu chính mình với Đấng sắp đến, để người ta đừng nhầm ông với Người. Đầu tiên, ông đối chiếu các phép rửa tương ứng của hai vị. Phép rửa bằng nước của ông là một nghi thức sám hối và làm sạch. Còn phép rửa do Thánh Thần và bằng lửa của Đấng Messia có sức biến đổi và thanh tẩy, do đó làm cho việc xuất hiện của Người trở thành thời xét xử, khi những kẻ gian ác sẽ bị tách ra như trấu khỏi lúa và bị ném vào lửa. Có vẻ như mùa gặt đã xảy ra; thời điểm phán xét là rất gần.
Gioan còn thừa nhận rằng Đấng sắp đến quyền thế hơn ông và cao trọng hơn nhiều so với ông. Ông khẳng định rằng bản thân ông không xứng đáng để cởi quai dép cho Đấng đã được chờ đợi từ lâu. Công việc tầm thường này thậm chí còn thấp hơn phẩm giá của một nô lệ người Do Thái, mặc dù các môn đệ được biết là phải thể hiện sự tôn trọng đối với thầy của họ theo cách này. Không có ảo tưởng nào trong con người khắc khổ của vùng hoang địa này. Mặc dù đã nắm bắt được trí tưởng tượng của những người đang hy vọng, nhưng Gioan không lợi dụng điều này để nâng tầm quan trọng cho bản thân.
Rõ ràng là Chúa Giêsu đã tự ý đến chịu phép rửa của Gioan, nhưng không có sự mô tả nào về thực tế này. Thay vào đó, chúng ta có một tường thuật về những gì đã xảy ra lúc Chúa Giêsu cầu nguyện sau khi Người chịu phép Rửa. Tất cả các động từ chỉ ra rằng các sự kiện đã xảy ra với Chúa Giêsu; chúng không được hoàn thành bởi Người hoặc thông qua Người. Chính Chúa Giêsu là người nhận những sự kiện phi thường này.
Đầu tiên, trời đã được mở ra. Theo Cựu Ước điều này gợi ý Thiên Chúa sắp hành động hoặc tự mặc khải (x. Is 63,19; Ed 1, 1; cũng xem Cv 7,56). Đây là khúc dạo đầu cho sự ngự xuống của Thánh Thần. Gioan đã tuyên bố rằng Đấng ngự đến sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần. Trước khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ, Thánh Thần ngự xuống trên Người. Điều này có nghĩa như là Thánh Thần xức dầu cho Chúa Giêsu và tăng cường sứ vụ của Người (x. 4,14-21; cũng xem Cv 10,37-38). Đấng sẽ thực hiện phép rửa bằng Thánh Thần (3,16) thì trước hết có đầy Thánh Thần. Luca viết rằng Thánh Thần ngự trên Người dưới một hình thức vật lí, hình dáng chim bồ câu, có ý nói đến một thực tại đã xảy ra. Không nơi nào trong Kinh Thánh, Thánh Thần được biểu tượng bằng chim bồ câu. Một số nhà chú giải tin rằng biểu tượng nhẹ nhàng này nhằm chống lại sự khốc liệt của ngọn lửa thanh tẩy đi kèm, nhưng không có gì trong văn bản để đảm bảo phỏng đoán này.
Cảnh ba ngôi được hoàn thành với giọng nói từ trời, trong đó xác định Chúa Giêsu là “Con yêu dấu của Chúa Cha”. Từ “yêu dấu” cũng mang âm hưởng “duy nhất”. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa một cách độc nhất. Những lời được nói ra kết hợp sự ám chỉ đến “Người Tôi Trung của Đức Chúa” (x. Is 42,10) và sự lên ngôi của một vị vua (x. Tv 2,70), cả hai đoạn đều giàu ý nghĩa thiên sai. Đoạn này đã được nhiều người coi là sự ủy thác cho Chúa Giêsu. Với tư cách là Con yêu dấu của Chúa Cha, Người sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần, nhờ đó mang lại sự tái tạo cho thế giới.
—
THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+ GLHTCG 535-537: Mầu nhiệm phép rửa của Chúa Giêsu
+ GLHTCG 1226-1229: Bí tích Rửa tội trong Hội Thánh. Những yếu tố căn bản trong hành trình khai tâm
+ GLHTCG 2560: Lời cầu nguyện diễn tả nỗi khao khát con người muốn gặp Thiên Chúa
Lm. Giuse Ngô Quang Trung
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 29)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 112)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 118)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 153)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 177)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 284)
Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 181)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 239)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 269)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 348)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất