Thứ Sáu 24/02/2023 – Thứ Sáu sau lễ Tro. – Ý nghĩa của việc ăn chay.
- In trang này
- Lượt xem: 7,676
- Ngày đăng: 23/02/2023 10:00:00
Ý nghĩa của việc ăn chay.
24/02 – Thứ Sáu sau lễ Tro.
“Khi tân lang ra đi, bấy giờ họ mới ăn chay”.
Lời Chúa: Mt 9, 14-15
Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: “Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?”
Chúa Giêsu nói với họ: “Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay”.
* Đọc GIỜ KINH PHỤNG VỤ link CGKPV
Suy Niệm 1: Chàng rể bị đem đi
(Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)
Có một sự khác biệt về lối sống giữa Gioan Tẩy giả và Đức Giêsu.
Gioan sống khổ hạnh nơi hoang địa, ông lôi kéo người ta đến với ông.
Ông dọa tội nhân về cơn thịnh nộ mà Thiên Chúa sắp giáng xuống.
Còn Đức Giêsu thì đến với những kẻ tội lỗi, bị xã hội loại trừ,
ăn uống vui vẻ với họ vì Nước Trời đã đến rồi (Mt 11, 18-19).
Sau khi Gioan đã bị tống ngục (4, 12)
các môn đệ của ông vẫn tiếp tục hoạt động (11, 2-6).
Chắc họ khó chịu khi thấy các môn đệ của Thầy Giêsu không ăn chay,
không có vẻ khắc khổ, nhiệm nhặt như họ hay như người Pharisêu,
nên họ hỏi thẳng Thầy về chuyện này (c. 14).
Thầy Giêsu trả lời họ bằng một câu hỏi khác (c.15):
“Khách dự tiệc cưới có thể than khóc khi chàng rể còn ở với họ sao?”
Dĩ nhiên là không rồi!
Câu nói của Thầy Giêsu cho thấy bầu khí Thầy-trò trong nhóm
là bầu khí vui tươi ấm áp, bầu khí của một tiệc cưới.
Thầy là chàng rể, còn trò là khách dự tiệc.
Thời gian Thầy ở với các môn đệ là thời gian hạnh phúc cho họ.
Trong Cựu Ước, hình ảnh chàng rể để chỉ Thiên Chúa (Is 62, 4-5),
Đấng kết duyên cầm sắt với dân Ítraen (Hs 2, 21-22).
Còn ở đây Đức Kitô kín đáo nhận mình là chàng rể.
Chàng rể là nhân vật chủ yếu của tiệc cưới.
Tiệc cưới ấy chính là Nước Trời được ngài khai mở (Mt 22, 1-14; 25, 1-13).
“Nhưng sẽ đến ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ…” (c.15).
Đây không phải là một lời tiên báo rõ ràng về cuộc khổ nạn,
nhưng là một ám chỉ đến cái chết bất ngờ sắp xảy ra.
Chàng rể Giêsu chẳng ở luôn với các môn đệ (Mt 26, 11).
Có ngày họ sẽ không còn thấy Thầy nữa, “bấy giờ họ mới ăn chay.”
Ăn chay đối với Kitô hữu là thái độ chuẩn bị ngày Thầy trở lại.
Ăn chay làm ta nhẹ nhàng để chờ ngày gặp Chúa diện đối diện.
Đức Giêsu chẳng bao giờ coi thường việc ăn chay.
Ngài đã ăn chay bốn mươi ngày trước khi bắt đầu sứ vụ (Mt 4, 2).
Hội thánh sơ khai cũng gắn liền cầu nguyện với ăn chay (Cv 13, 2-3)
Thánh Phaolô vẫn ăn chay, dù vất vả với tông vụ (2 Cr 6,5; 11, 27).
Để rước lễ, chúng ta phải kiêng ăn uống khoảng một giờ.
Ngày thứ sáu vẫn là ngày kiêng thịt theo luật chung của Hội thánh.
Ước gì việc ăn chay làm ta gặp Chúa, gặp anh em và gặp lại chính mình.
Cầu nguyện;
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã có kinh nghiệm về cái đói,
sau khi ăn chay bốn mươi ngày trong hoang địa.
Sau khi được dân chúng tung hô lúc vào thành Giêrusalem,
Chúa cũng đói đến mức phải tìm trái nơi cây vả.
Chúa đã xin nước uống nơi người phụ nữ Samari,
và Chúa đã nếm cái khát của người bị mất máu trên thập giá.
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa có thân xác như chúng con,
nên Chúa đã bênh các môn đệ khi họ bứt lúa mà ăn vì đói,
Chúa đã làm phép lạ bánh hóa nhiều vì sợ người ta xỉu dọc đường,
Chúa đã bảo nhà ông trưởng hội đường cho cô bé mới hồi sinh được ăn.
Đói khát là chuyện bình thường của thân xác con người,
và Chúa chẳng bao giờ coi thường những nhu cầu chính đáng của nó.
Nhưng xin nhắc chúng con nhớ rằng
con người không chỉ sống nhờ cơm bánh, mà còn nhờ Lời Chúa,
con người không chỉ đói khát thức ăn vật chất
mà còn khao khát những giá trị tinh thần của Nước Trời.
Xin dạy chúng con chia sẻ cho những Ladarô đang nằm ngoài cổng,
và đừng khép cửa lòng như ông nhà giàu xây thêm kho.
Xin cho chúng con hiểu được giá trị của một ly nước lạnh được trao đi,
một tấm bánh giữa đêm khuya cho người bạn mượn,
và chút vụn bánh rơi xuống từ bàn ăn đủ nuôi một người.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa là người đói khát vẫn ngửa tay xin chúng con mỗi ngày
mà chúng con không hay.
Xin giúp chúng con bắt chước Chúa trong bữa tiệc cuối cùng
dám bẻ ra và trao đi tấm bánh đời mình để phục vụ tha nhân.
Ước gì mai này chúng con được đồng bàn với Chúa
và với mọi người thành tâm thiện chí trong Nước Trời. Amen.
Suy Niệm 2: Chay tịnh
(TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)
Chay tịnh là một thực hành tôn giáo có từ lâu đời. Nhưng nhiều khi biến thành hình thức. Đánh mất ý nghĩa thực sự. Thực ra chay tịnh là để hãm dẹp xác thịt. Kềm chế dục vọng. Loại trừ tính hư tật xấu. Từ bỏ cái tôi. Để Thiên Chúa ngự trị. Khi có Thiên Chúa ngự trị ta đạt đến đích điểm của đạo rồi. Khi đó đạo trở thành niềm vui. Chỉ khi ta phạm tội, lạc mất Thiên Chúa, ta mới phải ăn chay. Như Chúa Giê-su dạy: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay”.
Vì thế từ xa xưa các tiên tri đã quyết liệt đả phá thói ăn chay hình thức. “Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách. Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vài thô và tro bụi, phải chăng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa?”
Tệ hơn nữa ăn chay trở thành giả hình. Và nhất là trở thành phản chứng. Vì khi ăn chay vẫn còn lo kiếm lợi nhuận bằng áp bức tha nhân. Vẫn còn chia rẽ bất hoà, thậm chí hành hung người khác: “Này ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn”.
Chúa cho biết cách ăn chay đẹp lòng Chúa là quan tâm đến người nghèo khổ. Chia sẻ vật chất với người túng nghèo. Giải phóng kẻ bị tù tội. “Cách ăn chay mà ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?”
Ăn chay là để kết hợp với Chúa. Vì thế ăn chay phải quan tâm phục vụ tha nhân. Vì Chúa ở trong tha nhân. Đặc biệt những người anh em nghèo khổ bất hạnh. Vì thế ăn chay là phải hãm dẹp bản thân. Bớt chi tiêu. Để giúp người nghèo. Khi đó ta gặp được Chúa. Khi đó ăn chay đạt tới ý nghĩa đích thực.
Suy Niệm 3: Ý nghĩa của việc ăn chay
Bên Trung Quốc có một nhà điêu khắc được giao cho thực hiện một cái giá treo chuông bằng gỗ quí. Sau khi hoàn thành công việc, mọi người nhìn ngắm đều khen ngợi và cho đó là kỳ công tước đã mướn nhà điêu khắc thực hiện công việc cho gọi ông đến và hỏi: “Nhà người có bí quyết nào mà hoàn thành một kiệt tác như thế?” Nhà điêu khắc trả lời: “Tôi chỉ là một thợ thủ công và chẳng có bí quyết nào cả. Công việc diễn ra rất đơn giản: khi bắt đầu nghĩ đến công việc được giao, tôi tập trung tư tưởng vào đó, tôi đã giữ chay để tâm hồn được lắng dịu, quên đi tất cả những lời khen chê, có thể nói, việc gì xảy ra là do tinh thần tập trung của tôi được huấn luyện nhờ việc giữ chay nghiêm ngặt để chỉ chú ý vào đối tượng duy nhất là cái giá chuông mà thôi”.
Công trình giữ chay của các tín hữu trong mùa chay mỗi năm được gán cho nhiều ý nghĩa: nào là chay tịnh để kềm hãm một nhu cầu mạnh mẽ nhất trong con người, đó là ăn uống để sinh tồn, nhờ đó có thể tiến mạnh hơn trên con đường tu thân tích đức; nào là ăn chay để kinh nghiệm được sự đói khát, nhờ đó có thể cảm thông và chia sẽ với những anh em túng thiếu, nghèo khổ đang cần đến sự trợ giúp của mình; nào là ăn uống kham khổ để tiết kiệm được một số tiền hầu đóng góp vào các chương trình bác ái, từ thiện. Ăn chay để tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống con người không chỉ lo làm lụng để cung phụng cho thân xác và đời sống vật chất, nhưng còn cố gắng hướng lên những mục đích tối thượng thiêng liêng. Tất cả những ý nghĩa đó của việc ăn chay có những yếu tố rất tích cực, đáng suy nghĩ và thực hành. Nhưng còn một ý nghĩ khác rất quan trọng, đó là ăn chay để tập trung tư tưởng, nhờ đó khám phá hình ảnh nòng cốt của chính mình và cuả tha nhân: đó là hình ảnh Thiên Chúa tiềm ẩn nơi mỗi người.
Xin cho công việc chay tịnh chúng ta thực hiện trong mùa chay này giúp chúng ta đi vào chiều sâu để khám phá hình ảnh Thiên Chúa trong chúng ta và trong lòng mọi người, ngõ hầu cuộc sống đức tin chúng ta là một công trình ngày càng tỏ lộ và chúng ta có khả năng yêu mến hình ảnh Thiên Chúa nơi người khác.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 4: Thái độ dứt khoát.
Phanxicô được mệnh danh là người nghèo của Thiên Chúa, đã làm một cuộc đoạn tuyệt với tất cả những gì thuộc về thế gian để nên giống Chúa Giêsu trong mọi sự.
Trên bước đường theo Ngài, Chúa Giêsu không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào nơi người môn đệ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình”. Nếu chính bản thân mà còn phải từ bỏ, thì huống chi những gì thuộc về thế gian. Thái độ dứt khoát này được Chúa Giêsu làm nổi bật trong cách xử thế của Ngài đối với một số những luật lệ Cựu ước. Trong khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả và những người Biệt phái tuân giữ một số ngày chay tịnh, thì Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài tự miễn chước. Hành động như thế, Chúa Giêsu muốn nói lên sự độc lập của Ngài và của các môn đệ đối với một số truyền thống cũ. Chúa Giêsu đã minh định thái độ của Ngài khi tuyên bố về sự hiện diện của Tân lang. Ngài chính là Tân lang, là Ðấng Cứu Thế mà con người mong đợi.
Theo truyền thống Do thái giáo, việc giữ chay được liên kết chặt chẽ với việc chờ đợi Ðấng Cứu Thế. Ăn chay có nghĩa là nói lên niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế. Căn cứ trên ý nghĩa và mục đích của việc giữ chay như thế, Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính là Ðấng Cứu Thế, do đó các môn đệ không cần giữ chay, bởi vì họ không cần phải trông đợi nữa. Ðó là thái độ hợp thời và hợp lý: họ đang sống bên Chúa Giêsu: thái độ của họ không phải là thái độ buồn sầu, khóc lóc. Thời của Ðấng Cứu Thế không phải là thời của tang chế, ủ dột, mà là thời của hân hoan.
Làm môn đệ Chúa Giêsu, sống với Chúa Giêsu, thái độ của người theo Chúa phải là sống tất cả cho Ngài và vì Ngài. Ðưa ra dụ ngôn chiếc áo và bình rượu, Chúa Giêsu muốn nói rằng thái độ của người môn đệ phải là thái độ dứt khoát tận căn, một thái độ không pha lẫn Tin Mừng với tinh thần thế tục.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta xét lại tương quan của chúng ta với Chúa Giêsu. Mang danh hiệu của Ngài, làm môn đệ của Ngài có nghĩa là phải sống trọn cho Ngài. Nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 5: Tại sao phải ăn chay?
Bấy giờ các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng: “ Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?” Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay”. (Mt. 9, 14-15)
Giáo hội mời gọi chúng ta ăn chay suốt cả mùa chay. Nói đúng nghĩa ăn chay là nhịn ăn uống. Người ta có thể tưởng rằng Giáo hội có lý nhắc nhở một điều quan trọng cho chúng ta cần ăn chay vì ăn quá nhiều như ở Mỹ làm mình phì nộn và nhồi tọng đủ thứ trong khi bao nhiêu người trên thế giới thiếu ăn mỗi ngày. Nhưng không phải vì những lý do đó mà Giáo hội khuyến khích ăn chay. Giáo hội có nhiều lý do khác.
Giáo hội đánh giá rằng ăn chay là cách tốt nhất để chúng ta mở lòng hướng về Thiên Chúa và tiếp rước Ngài. Giáo hội tin tưởng rằng trong khi thiếu ăn uống, tự nhiên chúng ta thấy mình là tạo vật yếu đuối cần phải nương tựa vào Đấng gìn giữ, bảo đảm sự hiện hữu của muôn loài. Ăn chay nhất thiết làm cho chúng ta cảm nghiệm ngay trong xác thịt mình thấy rằng đời sống chúng ta và bản chất chúng ta đều bởi Thiên Chúa ban.
Giáo hội khuyến khích ăn chay vì lý do thứ hai: ăn chay là phương thế tốt nhất để chuẩn bị chúng ta mong đợi Đức Ki-tô lại đến. Tất cả chúng ta đều biết tại sao nhiều người ăn mất ngon khi gặp cơn bối rối hay gặp cảnh chia ly. Sau một cơn cãi lộn, người ta không còn muốn ăn uống. Khi mất chồng, vợ bỏ ăn nhiều ngày. Ăn chay còn biểu lộ chúng ta hoàn toàn liên kết với Đức Ki-tô mà chúng ta yêu mến. Chúng ta ăn chay như thể là tưởng nhớ Đức Ki-tô và ra sức trông mong Người.
Đó là ý nghĩa của lời Chúa trong Tin mừng hôm nay. Đức Giê-su đã ở với chúng ta, nhưng chúng ta không hoàn toàn kết hợp với Người. Người đã đến giữa chúng ta, nhưng một ngày kia, Người lại đến trong vinh quang. Trong khi ăn chay, chúng ta tỏ hết lòng thiện chí được thấy Người lại đến để chúng ta hợp nhất với Người trọn vẹn cho đến muôn đời.
J.Y.G
Suy Niệm 6: Giữ chay đúng nghĩa
Tại Giáo phận Taytay – Philippines, có một thầy ẩn sĩ tu rừng. Thày từ bỏ thế giới náo động, nhộn nhịp bên ngoài để vào rừng sâu ăn chay, cầu nguyện và sống thân tình với Thiên Chúa.
Thi thoảng, mỗi dịp lễ lớn, thày thường đi bộ trên đôi chân trần, không giày, không dép, đi hàng chục kilômét để về nhà thờ chính tòa hiệp thông cùng Giáo Hội. Trông thấy thày, ai cũng thấy toát ra một vẻ hồn nhiên, thánh thiện, thanh thoát, vui tươi và bình an.
Có lẽ vì nơi thày có được vẻ đẹp của Tin Mừng và đời sống chay tịnh cũng như cầu nguyện thường xuyên, nên nhìn mọi người, mọi vật dưới con mắt của Chúa!
Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy thường xuyên nhắc tới việc ăn chay, chẳng hạn như: vua Đavít ăn chay để cầu nguyện cho con khỏi ốm; từ triều đình đến thường dân thành Ninivê đã đáp lại lời mời gọi của tiên tri Giona nên ăn chay và sám hối để thoát khỏi tai họa...
Sang thời Tân Ước, Gioan Tẩy Giả cũng ăn chay và sống khổ hạnh trong sa mạc để chuẩn bị loan báo Đức Giêsu; đến khi Đức Giêsu xuất hiện, Ngài đã khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng bằng việc chay tịnh và cầu nguyện 40 ngày trong hoang địa sau khi chịu phép Thánh Tẩy; không những thế, Ngài thường xuyên nhắc các môn đệ phải ăn chay, cầu nguyện và Ngài còn cảnh báo các ông, nếu muốn trừ được quỷ thì phải ăn chay và cầu nguyện.
Như vậy, vấn đề chay tịnh là vấn đề quan trọng trong Kinh Thánh.
Tuy nhiên, hôm nay, khi các môn đệ của Gioan đến hỏi Đức Giêsu về việc: "Tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?", nhân cơ hội này, Đức Giêsu mặc khải cho biết ý nghĩa đích thực của việc ăn chay.
Ăn chay là để chờ đón Chúa đến, nhưng Ngài đang ở giữa họ thì không có lý do gì để ăn chay nữa. Nếu ăn chay lúc này là mâu thuẫn, chẳng khác gì vải mới vá áo cũ, hay rượu mới đổ vào bầu da cũ vậy!
Ý nghĩa chính yếu của việc giữ chay chính là đền tội, hãm dẹp những khuynh hướng xấu xa, đê tiện, tội lỗi, từ bỏ cái tôi ích kỷ, kiêu ngạo, sống liên đới, yêu thương, tha thứ, giúp đỡ người nghèo..., nhất là tin vào Tin Mừng.
Xin Chúa giúp sức, để mỗi người chúng ta sống tinh thần của Mùa Chay thật sốt sắng và ý nghĩa, ngõ hầu chúng ta hưởng trọn vẹn niềm vui phục sinh. Amen.
Ngọc Biển SSP
Suy Niệm 7: Tân Lang của tiệc cưới Nước Trời
(TGM Giuse Nguyễn Năng)
Sứ điệp: Việc chay tịnh phải là hành vi đức tin hướng về Đấng sẽ lại đến, và là việc con người đi tìm Đấng mình yêu thương.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Tân Lang của tiệc cưới Nước Trời. Chúa đem lại cho con niềm vui được kết hiệp với Chúa. Ngày xưa Chúa đã muốn dân riêng Chúa giữ chay để nuôi dưỡng lòng khát vọng mong chờ Chúa. Họ ăn chay để sám hối, để trở về, để nhận biết Chúa khi Chúa đến cư ngụ giữa loài người. Các môn đệ đã được diễm phúc bước đi theo Chúa. Dù không ăn chay như bao người khác, nhưng các ngài đã không ngừng trở về, không ngừng khát mong được Chúa tỏ mình ra. Con thấy các ngài có một trái tim đang yêu đi tìm kiếm Đấng mình yêu thương. Và các ngài bước đi theo Chúa trong niềm tin.
Trong khi ấy, Chúa đang hiện diện giữa dân, nhưng bao người chẳng đón nhận Chúa. Họ vẫn giữ chay tịnh nghiêm ngặt, nhưng lại chẳng tin Chúa. Việc họ giữ chay trở nên vô nghĩa, bị lạc hướng. Còn con, con vẫn giữ chay kiêng thịt, nhưng con chưa gặp Chúa, chưa nhận ra và bước đi theo Chúa trong từng phút giây cuộc sống. Giờ đây, khi hồi tâm, con đã nhận ra biết bao ngăn trở - như những sợi xích ràng buộc - không cho con sống thân tình với Chúa. Chúa ơi, xin cho con biết sống mùa chay trong thái độ biết tích cực cộng tác với ơn Chúa, để bỏ đi những ngăn trở, những ràng buộc đang trói cột con. Xin cho con cởi bỏ con người cũ với những đam mê lệch lạc, như tính chấp nhất, như lòng ích kỷ, như ý riêng xấu. Xin cho con không ngừng khát mong kiếm tìm Chúa và bước đi theo sự hướng dẫn của Chúa. Xin ban cho con niềm vui được kết hợp mật thiết với Chúa.
Lạy Chúa, xin thương cứu giúp con. Amen.
Ghi nhớ: “Khi tân lang ra đi, bấy giờ họ mới ăn chay”.
Suy Niệm 8: Ðức Giêsu chính là Tân Lang
(Lm. Nguyễn Vinh Sơn SCJ)
Câu chuyện
Cha Ira Gillett, nhà truyền giáo ở miền Tây Phi Châu, kể rằng: những người dân bản địa thường đi bộ những đoạn đường dài, qua bệnh viện nhà nước để đến bệnh viện của các nhà truyền giáo chữa trị. Khi được hỏi tại sao mà phải vất vả như thế, trong khi ở bệnh viện nhà nước cũng có những y sĩ giỏi, họ đáp: “Các y sĩ có thể tài năng như nhau, nhưng bàn tay khác nhau!”. Thật thế, khác ở tấm lòng…
Suy Niệm
Đám cưới ở Do Thái là một dịp yến tiệc linh đình, kéo dài cả tuần, nhà cửa đôi tân hôn mở rộng để tiếp khách. Mọi người không phân biệt giàu sang đều được mời tham dự yến tiệc vui mừng…
Trong khi đó việc giữ chay theo truyền thống Do Thái giáo, liên kết chặt chẽ với việc chờ đợi Ðấng Cứu Thế. Ăn chay nói lên niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế… Khi chuẩn bị đón Chúa Cứu Thế, mọi người chay tịnh, như cách sống và lời rao giảng của Gioan Tẩy giả đón Chúa Cứu Thế. Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, Ngài đến như tân lang trong tiệc cưới - tiệc cứu độ tình yêu, đem niềm vui đời đời cho chúng ta…
Khi tự xưng mình là tân lang, nghĩa là môn đệ của Ngài, là bè bạn đang dự tiệc cưới với tân lang là Chúa Kitô đang hiện diện, có nghĩa là Đấng Thiên Sai đã đến rồi, nên các phù rể không ăn chay để chờ đợi nhưng đang sống trong niềm vui. Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng: Ngài chính là Ðấng Cứu Thế - tân lang, do đó các môn đệ không cần giữ chay, bởi vì họ không cần phải trông đợi nữa. Vì thời của Ðấng Cứu Thế - tân lang là thời của hân hoan, của niềm vui, không phải là thời của khóc lóc, tang chế, ủ dột…
Khi các môn đệ Chúa Giêsu bị chê trách là không ăn chay như các môn đệ của Gioan và biệt phái, Ngài đã bênh vực các môn đệ - những người đang sống trong thời đại Cứu Thế: Ðức Giêsu chính là Tân Lang mang Tin Mừng - niềm vui Ơn Cứu Ðộ nên phải biết sống vui tươi, tin tưởng. Ủ rũ, sầu khổ là không hợp thời và không đúng lúc.
Hơn nữa, người biệt phái và các môn đệ của Gioan ăn chay là để lôi kéo sự thán phục của thiên hạ. Vì thế, không đúng với ý nghĩa của việc ăn chay, cho nên Đức Giêsu nhiều lần đã khiển trách họ (x. Mt 6,16; Lc 18,12).
Với Đức Kitô, dân Ngài trong Giáo hội như đang dự tiệc cưới nước Trời, sống hoàn toàn trong tinh thần mới: tinh thần của Chúa Cứu Thế - Đức Tân Lang Tân ước là tất cả Tin Mừng mà Ngài rao giảng như thứ rượu mới duy nhất không thể thay thế hoặc pha trộn trong bầu da cũ…
Ý lực sống: “Anh em hãy vui mừng luôn trong Chúa. Tôi nhắc lại: Hãy vui lên” (Pl 4,4).
Suy Niệm 9: Nói về việc ăn chay
(Lm Giuse Đinh Lập Liễm)
1. Bài Tin Mừng kể lại một phần cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu và những người biệt phái về vần đề ăn chay, chúng ta thấy nhân cuộc tranh luận này, Đức Giêsu đã bộc lộ cho mọi người biết về bản thân và sứ mạng của Ngài.
Luật cũ chỉ buộc người Do thái ăn chay mỗi năm một lần vào ngày đền tội (Lc 16,19-31). Ngoài ra thời Đức Giêsu, người ta còn giữ chay tự nguyện vào những ngày chay chung, vì lý do như để cầu mùa. Hơn nữa, còn có những ngày chay do cá nhân giữ vì lòng đạo đức, như nhóm biệt phái ăn chay mỗi tuần hai lần vào ngày thứ hai và thứ năm (x.Mc 2,18; Lc 18,12).
Hôm nay, rất có thể bữa tiệc của Lêvi (Matthêu) khoản đãi Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài đã được tổ chức trùng vào ngày những người đạo đức và nhóm biệt phái ăn chay, nên các môn đệ của Gioan đã đến chất vấn Ngài.
2. “Tại sao môn đệ ông lại không ăn chay” ?
Đức Giêsu và các môn đệ được mời dự tiệc, có lẽ trùng vào ngày thứ hai hay thứ năm, ngày mà những người đạo đức thường ăn chay. Điều này làm cho các môn đệ Gioan, biệt phái và những người đạo đức thắc mắc.
Câu trả lời của Chúa vừa là một dụ ngôn vừa là một ám ngôn, Chúa đem trường hợp tiệc cưới ra để so sánh; chúng ta biết tiệc cưới nơi người Do thái thường kéo dài cả tuần lễ, như vậy, dĩ nhiên trong những ngày ấy, những người được mời dự tiệc không ăn chay. Rồi tự coi mình là chàng rể. Chúng ta biết trong Cựu ước, Thiên Chúa tự ví mình là chàng rể và Israel là nàng dâu. Như thế, khi tự nhận cho mình một hình ảnh mà Cựu Ước vẫn dùng để nói về Thiên Chúa thì Đức Giêsu đã đi rất xa trong tiến trình tự mạc khải chính mình, Ngài cho biết Ngài là Thiên Chúa đã đến giữa loài người.
3. Để cho dễ hiểu, chúng tôi xin trích lời giải nghĩa của cha Phạm Văn Phượng OP: Vậy là Đức Giêsu đã trả lời bằng một câu xúc tích, Ngài vượt trên vấn đề được đặt ra để mạc khải xâu xa về bản thân và sứ mạng của Ngài: Sao lại bắt các môn đệ của tôi ăn chay giống như các anh? Họ đang dự tiệc cưới mà. Chính tôi là chàng rể đây, chàng rể mà Israel vẫn trông chờ, bao lâu tôi còn ở với họ thì họ đâu cần ăn chay, các anh ăn chay là để chờ đón Đấng Messia, còn các môn đệ của tôi đã nhận ra tôi là Đấng Messia. Vậy thì nếu họ cũng ăn chay để đón chờ Đấng Messia như các anh thì thật là phi lý, cũng giống như người đang dự tiệc cưới mà ăn chay vậy, nếu các anh muốn thấy họ ăn chay, thì chờ tới ngày chàng rể bị giết, họ sẽ ăn chay để than khóc.
4. Qua việc chất vấn của các môn đệ Gioan Tẩy Giả, Đức Giêsu đã nhân cơ hội này, dạy chúng ta những bài học:
- Đừng học đòi những người bắt bẻ môn đệ Đức Giêsu về việc ăn chay bởi vì họ xét đoán người khác, bắt người khác làm theo ý của mình, bắt người khác phải giống như họ, tạo ra một khuôn mẫu để bắt người khác phải chiều theo ý mình.
- Muốn trở thành môn đệ Đức Giêsu, ta phải thay đổi cách sống cũ, từ suy nghĩ đến hành động, để mặc lấy cách suy nghĩ, cách hành động, cách sống mới cho phù hợp với Tin Mừng.
- Vải vá áo, rượu trong bình là hình ảnh diễn tả đời sống của tôi. Chúa muốn tôi bước theo Chúa thì cần phải thay đổi cách sống cho phù hợp với Tin Mừng. Thay đổi tư tưởng, lời nói và hành động. Thay đổi để trở nên giống như Đức Giêsu, hiền lành, khiêm nhường, yêu thương phục vụ, khoan dung tha thứ...
5. Chay tịnh là việc cần phải thực hiện cách tích cực trong Mùa Chay, vì thế qua bài Tin Mừng hôm nay, Phụng vụ nhắc nhủ chúng ta về việc ăn chay và ý nghĩa của việc ăn chay; là để đền tội và được kết hợp với Chúa ở đời này và sống với Chúa đời sau.
Cố gắng đừng ăn chay hình thức nhất là để khoe khoang; người biệt phái và các môn đệ của Gioan ăn chay là để lôi kéo sự thán phục của thiên hạ. Vì thế, không đúng với ý nghĩa của việc ăn chay, cho nên Đức Giêsu nhiều lần đã khiển trách họ (x. MT 6,16; Lc 18,12).
6. Truyện: Cái giá treo chuông.
Bên Trung quốc, có một nhà điêu khắc được giao cho thực hiện một cái giá treo chuông bằng gỗ quí. Sau khi hoàn thành công việc, mọi người nhìn ngắm đề khen ngợi và cho đó là kỳ công của bậc thần thánh. Ngày nọ, vị công tước đã mướn nhà điêu khắc thực hiện công việc này cho gọi đến và hỏi:
- Nhà ngươi có bí quyết nào mà hoàn thành một kiệt tác như thế?
Nhà điêu khắc trả lời:
- Tôi chỉ là một thợ thủ công và chẳng có bí quyết nào cả. Công việc diễn ra rất đơn giản: khi bắt đầu nghĩ đến công việc được giao, tôi tập trung tư tưởng vào đó, tôi đã giữ chay để tâm hồn được lắng dịu, quên đi tất cả những lời khen chê, có thể nói, mọi sự được tốt đẹp là do tinh thần tập trung của tôi được huấn luyện nhờ việc giữ chay nghiêm ngặt, để chỉ chú ý vào đối tượng duy nhất là cái giá chuông mà thôi.
Việc giữ chay của chúng ta trong mỗi Mùa Chay cũng phải hiểu theo ý nghĩa đó.
Suy Niệm 10: Ăn chay đẹp lòng Chúa
(Lm Carôlô Hồ Bạc Xái)
A. Hạt giống...
Bài đọc I trích sách Isaia nói về những kiểu ăn chay không đẹp lòng Thiên Chúa, đó là: ăn chay hãm mình bề ngoài nhưng trong lòng vẫn ích kỷ, bất công, chèn ép tha nhân. Kiểu ăn chay Chúa muốn là “Mở trói ác ôn, bật tung thừng ách, thả tự do cho người bị hành hạ, đập tan mọi thứ gông cùm, bẻ bánh chia cho người đói, cho kẻ vô gia cư trọ nhà, che thân cho người mình trần”.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy ta quy chiếu toàn thể cuộc sống về Ngài là chàng rễ của thời Tân Ước: vui mừng vì được sống với Ngài; khi phải xa Ngài vì tội lỗi thì ăn chay sám hối để mong được trở lại với tình Ngài.
B.... nẩy mầm.
1. Những cách ăn chay mà ngôn sứ Isaia khuyến khích cũng đáng cho chúng ta lưu ý:
- xoá bỏ những hình thức bất công, chèn ép: tôi có đang cố ý hay vô tình bất công, chèn ép ai đó không?
- chia xẻ và giúp đỡ cụ thể những người đau khổ: tôi có cơ hội làm những việc này không?
2. Bài Tin Mừng mời tôi suy nghĩ xem tôi đang còn sống trong tình thân với Chúa không. Nếu như, một cách nào đó, “chàng rễ đã bị đem đi” khỏi tâm hồn tôi, thì tôi phải ăn chay sám hối để được trở lại với tình Ngài.
3. “Hoả ngục chính là tha nhân” (Jean Paul Sartre). Nếu tôi đang là hoả ngục cho anh chị em tôi, tôi phải sửa đổi chính bản thân tôi. Nếu trong cộng đoàn của tôi, có ai đó đang là hoả ngục cho tôi, tôi hãy cố gắng cùng với Chúa sửa đổi người đó.
Suy Niệm 11: Chay tịnh là để được sống thân tình với Chúa
(Lm Giuse Đinh Tất Quý)
1. Vâng, ngay từ thời tiên tri Isaia mà chúng ta cũng đã thấy những hình thức ăn chay thật đáng cho chúng ta suy nghĩ.
- Chay tịnh không phải chỉ là kiêng khem những của ăn vật chất, hay bớt đi một phần ăn trong một bữa, mà là xoá bỏ đi những bất công, những chèn ép, áp bức nhau trong cuộc sống: chúng ta có đang cố ý hay vô tình bất công, chèn ép ai đó không ?
- Chay tịnh còn là biết chia sẻ và giúp đỡ cụ thể những người đang đau khổ. Nếu có cơ hội làm những việc này, chúng ta có làm không ?
2. Rồi qua bài Tin Mừng, Chúa còn đưa ra một hình thức chay tịnh độc đáo hơn. Chay tịnh là để được sống trong thân tình với Chúa và qua việc được sống thân tình với Chúa, con người biết sống với nhau như anh em nhiều hơn.
Trong bộ sưu tập về các vị ẩn tu, người ta đọc được câu chuyện sau đây:
Có hai tội nhân quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nhiều tháng trời ròng rã, mỗi người giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội, ăn năn và cầu nguyện.
Ngày ngày, các tu sĩ của một cộng đoàn ẩn tu mang thức ăn, nước uống đến tận căn lều cho mỗi người.
Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người. Một người thì khỏe mạnh, vui tươi. Một người thì lại ốm o, buồn phiền.
Cả hai người được đưa đến trình diện trước vị bề trên của cộng đoàn để chờ đợi sự phán quyết của ngài, để xem họ có xứng đáng gia nhập cộng đoàn hay không.
Khi được hỏi trong suốt một năm qua họ đã Suy Niệm về những gì.
Con người ốm o buồn phiền lên tiếng đáp:
- Trong suốt năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại những tội tôi đã phạm. Từng giây, từng phút tôi nghĩ đến hình phạt tôi sẽ gánh chịu, tôi sợ hãi đến mất ăn mất ngủ.
Đến lượt mình, con người vui tươi khỏe mạnh trình bày như sau:
- Suốt một năm qua, từng giây, từng phút tôi hằng nghĩ đến những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi luôn luôn nghĩ đến tình thương của Thiên Chúa.
Các tu sĩ trong cộng đoàn rất cảm kích về chứng từ của con người khỏe mạnh vui tươi, vì lòng sám hối của anh đã biến thành lời ca chúc tụng, tri ân đối với tình yêu của Thiên Chúa.
- Ngoài việc làm cho con người được gần gũi với Thiên Chúa, chay tịnh còn giúp con người làm chủ được mình. Và đây cũng là điều hết sức quan trọng. Làm chủ được mình thì con người sẽ tránh được rất nhiều lầm lỗi và sa lầy trong cuộc sống. Hầu như mọi thứ tội ác đều ít nhiều bắt nguồn từ sự không làm chủ được cuộc đời của mình mà ra.
Bên Trung Quốc, có một nhà điêu khắc được giao cho thực hiện một cái giá treo chuông bằng gỗ quí. Sau khi hoàn thành công việc, mọi người nhìn ngắm đều khen ngợi và cho đó là kỳ công của bậc thần thánh. Ngày nọ, vị công tước đã mướn nhà điêu khắc thực hiện công việc này cho gọi ông đến và hỏi:
- Nhà ngươi có bí quyết nào mà hoàn thành một kiệt tác như thế ?
Nhà điêu khắc trả lời:
- Tôi chỉ là một thợ thủ công và chẳng có bí quyết nào cả. Công việc diễn ra rất đơn giản: khi bắt đầu nghĩ đến công việc được giao, tôi tập trung tư tưởng vào đó, tôi đã giữ chay để tâm hồn được lắng dịu, quên đi tất cả những lời khen chê, có thể nói, mọi sự được tốt đẹp là do tinh thần tập trung của tôi được huấn luyện nhờ việc giữ chay nghiêm ngặt, để chỉ chú ý vào đối tượng duy nhất là cái giá chuông mà thôi.
Việc giữ chay của chúng ta trong mỗi Mùa Chay cũng phải hiểu theo ý nghĩa đó.
* Chay tịnh là để kềm hãm một trong những nhu cầu mạnh mẽ nhất của con người, đó là nhu cầu ăn uống để sinh tồn, để nhờ đó mà chúng ta có thể tiến mạnh hơn trên con đường tu thân tích đức.
* Chay tịnh còn giúp cho chúng ta nhận diện được sự đói khát như thế nào, để nhờ đó chúng ta có thể cảm thông và chia sẻ được với những anh em túng thiếu, nghèo khổ đang cần đến sự trợ giúp với lòng bác ái chân thành của chúng ta.
Nhờ ăn chay như thế mà chúng ta khám phá ra được hình ảnh của Thiên Chúa trong chúng ta cũng như trong mọi người, để cuộc sống đức tin chúng ta ngày càng có chiều sâu, giúp chúng ta cảm nhận được một cách rõ ràng hơn tình yêu thương của Thiên Chúa trên cuộc đời của chúng ta cũng như những người khác, để từ đó con người có thể sống yêu thương nhau nhiều hơn như lòng Chúa mong ước.
Lạy Chúa Giêsu, tiên tri Êlia kiên cường đến thế mà cũng đã có lúc mệt lả đuối sức trên đường lên núi Horeb, huống chi chúng con là những kẻ yếu hèn. Xin Chúa giúp chúng con sống Mùa Chay năm nay một cách nghiêm túc, để nhờ đó chúng con được hân hoan tiến bước theo Chúa trên hành trình đến dự tiệc vui Nước Trời. Amen.
Bài cùng chuyên mục:
Thứ Hai 25/11/2024 – Thứ Hai tuần 34 thường niên – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam. – Làm chứng cho Chúa. (24/11/2024 10:00:00 - Xem: 337)
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam.
+ Chúa Nhật 24/11/2024 – CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. – Vua Giêsu. (23/11/2024 10:00:00 - Xem: 5,648)
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ.
Thứ Bảy 23/11/2024 – Thứ Bảy tuần 33 thường niên. – Chúa Giêsu xác định rõ ràng về sự sống lại. (22/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,186)
Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
Thứ Sáu 22/11/2024 – Thứ Sáu tuần 33 thường niên. – Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ. – Ðền thờ, nơi gặp gỡ Chúa. (21/11/2024 10:00:00 - Xem: 5,735)
Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.
Thứ Năm 21/11/2024 – Thứ Năm tuần 33 thường niên – Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ. Lễ nhớ. – Ðức Mẹ Dâng Mình Vào Ðền Thờ. (20/11/2024 10:00:00 - Xem: 6,420)
Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ. Lễ nhớ.
Thứ Tư 20/11/2024 – Thứ Tư tuần 33 thường niên. – Nén bạc sinh lời. (19/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,810)
Thứ Tư tuần 33 thường niên.
Thứ Ba 19/11/2024 – Thứ Ba tuần 33 thường niên. – Thể hiện hoán cải cách cụ thể. (18/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,804)
Thứ Ba tuần 33 thường niên.
Thứ Hai 18/11/2024 – Thứ Hai tuần 33 thường niên. – Người mù thành Giêricô. (17/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,909)
Thứ Hai tuần 33 thường niên.
+ Chúa Nhật 17/11/2024 – CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN năm B. – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam. – Làm chứng cho Chúa. (16/11/2024 10:00:00 - Xem: 15,191)
CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN năm B. – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM.
Thứ Bảy 16/11/2024 – Thứ Bảy tuần 32 thường niên. – Cầu nguyện là sức mạnh. (15/11/2024 10:00:00 - Xem: 3,577)
Thứ Bảy tuần 32 thường niên.
-
Thứ Hai 25/11/2024 – Thứ Hai tuần 34 thường niên – CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam. – Làm chứng cho Chúa.
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Bổn mạng Giáo Hội Việt Nam.
- CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B....
- Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
-
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh(phần 1)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô...
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất