Hôn nhân - Gia đình

Tâm hồn của người mục tử không bao giờ khép lại

  • In trang này
  • Lượt xem: 688
  • Ngày đăng: 20/12/2023 07:43:16

TÂM HỒN CỦA NGƯỜI MỤC TỬ KHÔNG BAO GIỜ KHÉP LẠI

 

Chúa Giêsu dạy rằng Thiên Chúa không chờ kẻ có tội ăn năn, Ngài đi tìm họ để gọi họ đến với Ngài.” Cánh cửa mở ra cho một lời cầu nguyện, cho một phép lành nhỏ, có thể là một khởi đầu, một cơ hội, một sự giúp đỡ.

 

 

Tuyên bố “Fiducia supplicans” (Xin tin tưởng) của Bộ Giáo lý Đức tin mở ra khả năng ban phép đơn giản cho các cặp vợ chồng bất hợp lệ. Một thể hiện sự dịu dàng của Chúa Giêsu, mà với Đức Phanxicô, cho phép chúng ta tiếp cận và cứu giúp những người ở xa. (vaticannews.va, Andrea Tornielli, tổng biên tập các phương tiện truyền thống Vatican, 2023-12-18)

 

Thánh Augustinô đã viết: “Nemo venit nisi”, không ai đến với Chúa Giêsu nếu không có Ngài thu hút”, lời của Chúa Giêsu: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy.” Tận nguồn gốc sự lôi kéo của Chúa Giêsu luôn là hành động của ân sủng như Đức Bênêđictô XVI đã nhắc về cách thức lan truyền đức tin. Thiên Chúa luôn đi trước, Ngài kêu gọi, thu hút chúng ta để chúng ta tiến một bước về phía Ngài, hay ít nhất là khơi dậy trong chúng ta ước muốn thực hiện bước này, dù chúng ta vẫn còn thiếu sức lực và cảm thấy tê liệt.

 

Trái tim của người mục tử không thể thờ ơ trước những người khiêm tốn đến xin được chúc phúc, dù hoàn cảnh, cuộc sống, hành trình của họ có như thế nào. Trái tim của người mục tử không dập tắt ngọn lửa nhỏ nhoi nơi những người cảm thấy mình bất toàn, biết mình cần đến lòng thương xót và sự giúp đỡ từ trên cao. Trái tim của người mục tử nhìn thấy trong lời xin ban phép lành này như một vết nứt trên tường, một vết nứt nhỏ mà qua đó ân sủng có thể hoạt động. Đây là lý do vì sao mối quan tâm đầu tiên của người mục tử không phải là sửa chữa vết nứt nhỏ, mà là đón nhận và cầu xin phúc lành và lòng thương xót để những người trước mặt họ có thể bắt đầu hiểu được kế hoạch của Thiên Chúa dành cho cuộc đời của mình.

 

Nhận thức cơ bản này được phản ánh trong “Xin tin tưởngFiducia supplicans”, tuyên bố của bộ Giáo lý Đức tin về ý nghĩa của các phép lành, mở ra khả năng ban phép cho các cặp vợ chồng không hợp pháp, kể cả những người cùng giới tính, xác định rõ ràng rằng, trong trường hợp này, lời chúc phúc không có nghĩa là chấp thuận những lựa chọn trong cuộc sống của họ và nhắc lại sự cần thiết phải tránh mọi nghi lễ hoặc bất kỳ yếu tố nào khác có thể bắt chước, trực tiếp hoặc gián tiếp đến một hôn nhân. Đây là tài liệu đào sâu giáo lý về các phép lành, phân biệt giữa các phép lành nghi lễ và phụng vụ, với các phép lành tự phát, được đặc trưng hóa như những hành vi sùng kính gắn liền với lòng mộ đạo bình dân. Đó là văn bản cụ thể hóa mười năm sau những lời của giáo hoàng trong tông huấn Niềm vui Tin mừng Evangelii Gaudium: “Giáo hội không phải là cơ quan hải quan, nhưng là ngôi nhà của người cha, nơi có chỗ cho tất cả mọi người với cuộc sống khó khăn của mình.”

 

Nguồn gốc của Tuyên bố là Phúc âm. Trên hầu hết mọi trang Phúc Âm, Chúa Giêsu phá vỡ các truyền thống, các quy định tôn giáo, sự tôn trọng và các quy ước xã hội. Ngài có những hành vi đã làm chướng tai những người tốt lành, những người tự cho mình là “trong sạch”, những người xây dựng một bình phong với những chuẩn mực và quy tắc để đẩy lùi, bác bỏ, đóng cửa lại. Trong hầu hết các trang Phúc Âm, chúng ta thấy các luật sĩ luôn tìm cách thử thách Chúa Giêsu với những câu hỏi chủ ý, để rồi sau đó lầu bầu phẫn nộ trước sự tự do tràn ngập lòng thương xót của Ngài: “Ông này tiếp đón những kẻ tội lỗi và ăn uống với họ!”

 

Chúa Giêsu sẵn sàng đi đến nhà ông đại đội trưởng Caphanaum để chữa lành cho người đầy tớ thân yêu của ông này mà không sợ mang tiếng đi vào nhà người ngoại giáo. Ngài để cho người phụ nữ có tội  rửa chân trước ánh mắt chỉ trích và khinh thường của người khác, họ không hiểu vì sao Ngài không từ chối người phụ nữ này ra. Ngài nhìn và gọi người thu thuế Giakêu đang ở trên cành sung, không chờ ông phải hoán cải hay thay đổi cuộc sống trước khi nhận cái nhìn thương xót của Ngài. Ngài không lên án người phụ nữ ngoại tình, kẻ mà theo luật phải bị ném đá, nhưng Ngài loại vũ khí khỏi tay những người lên án bà, bằng cách nhắc nhở họ – giống như tất cả người khác – họ cũng là những người có tội. Ngài nói, Ngài đến với người bệnh chứ không đến với người khỏe mạnh, Ngài so sánh mình với hình ảnh người chăn chiên sẵn sàng bỏ 99 con chiên để đi tìm con chiên duy nhất bị lạc. Ngài chạm vào người phong hủi, chữa lành bệnh tật cho họ để họ ra khỏi tình trạng người bị ruồng bỏ, người “không thể chạm tới”. Những “người bị từ chối” này đã gặp ánh mắt của Ngài và cảm thấy mình được yêu thương, họ là những người nhận được vòng tay thương xót dành cho họ vô điều kiện. Khi khám phá ra mình được yêu thương và được tha thứ, họ biết mình là ai: những tội nhân đáng thương như những người khác, cần được hoán cải, cần được khất thực mọi thứ.

 

Tháng 2 năm 2015, Đức Phanxicô đã nói với các tân hồng y: “Đối với Chúa Giêsu, điều quan trọng hơn hết là đến với và cứu những người ở xa, chữa lành vết thương cho người bệnh, tái hòa nhập mọi người vào gia đình của Thiên Chúa! Và điều này đã gây tai tiếng cho một số người! Nhưng Chúa Giêsu không sợ tai tiếng này! Ngài không nghĩ đến những người khép kín, bị tai tiếng ngay cả với phương pháp chữa trị, với bất kỳ sự mở cửa nào, với bất kỳ bước đi nào không phù hợp với khuôn mẫu tinh thần và tâm linh của họ, với bất kỳ sự vuốt ve hay dịu dàng nào không phù hợp với thói quen suy nghĩ và sự thuần khiết nghi lễ của họ.”

 

Tuyên bố nhắc lại, “học thuyết công giáo lâu đời về hôn nhân” không thay đổi: chỉ trong bối cảnh hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mà “các mối quan hệ tình dục mới tìm được ý nghĩa tự nhiên, đầy đủ và trọn vẹn nhân bản”. Như thế chúng ta phải tránh thừa nhận như là một hôn nhân “cái không phải là hôn nhân”. Nhưng từ góc độ mục vụ và truyền giáo, chúng ta không được đóng cửa lại với một cặp vợ chồng “bất thường” đến xin một phép lành đơn giản nhân chuyến thăm một thánh đường hoặc trong một cuộc hành hương. Học giả do thái Claude Montefiore đã xác định chính xác tính độc đáo của kitô giáo ở điểm này: “Trong khi các tôn giáo khác mô tả con người tìm kiếm Thiên Chúa, thì kitô giáo tuyên bố một Thiên Chúa đi tìm con người… Chúa Giêsu dạy rằng Thiên Chúa không chờ kẻ có tội ăn năn, Ngài đi tìm họ để gọi họ đến với Ngài.” Cánh cửa mở ra cho một lời cầu nguyện, cho một phép lành nhỏ, có thể là một khởi đầu, một cơ hội, một sự giúp đỡ.

 

Marta An Nguyễn dịch(phanxico,vn)

Bài cùng chuyên mục:

Ly hôn không phải là một lựa chọn (04/09/2024 09:24:32 - Xem: 263)

Trong cuộc hôn nhân của bạn, đừng ngại nhờ giúp đỡ – có rất nhiều nhà tư vấn, linh mục và những vị linh hướng, và các cặp vợ chồng dày kinh nghiệm đáng tin cậy ngoài kia sẽ vui vẻ đồng hành cùng bạn.

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (27/08/2024 05:14:30 - Xem: 440)

Quan sát trong cuộc sống gia đình hiện nay của nhiều người, tôi thấy thời nay con người lập gia đình, có con rồi nhưng lại rất dễ bỏ nhau, phổ biến nhất là giới trẻ.

Làm thế nào đánh thức ơn gọi tu trì trong các gia đình? (15/08/2024 14:15:23 - Xem: 389)

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II thường nói: “Gia đình là chủng viện đầu tiên”. Đây là nơi cha mẹ có thể dạy con cái cầu nguyện, yêu thương, tha thứ.

Hôn nhân không phải là một trò chơi để “chiến thắng” (28/07/2024 07:15:29 - Xem: 2,133)

Hôn nhân được nâng lên hàng Bí tích, thành điều mà chính Chúa Kitô chúc lành và thánh hóa bằng quyền năng thần linh của Người.

Ý nghĩa thật sự của đức khiết tịnh (15/07/2024 07:32:08 - Xem: 539)

Mỗi người chúng ta đều được mời gọi sống theo đức khiết tịnh trong mọi mối quan hệ, chứ không chỉ trong những mối quan hệ tình cảm.

10 bí quyết giúp bạn thăng tiến hôn nhân (02/07/2024 05:27:58 - Xem: 591)

chúng tôi đưa ra ở đây 10 đề xuất, nhằm hướng dẫn các đôi vợ chồng những phương cách giúp họ thăng tiến tình yêu với Thiên Chúa, tình yêu trong hôn nhân, tình yêu dành cho con cái...

Lấn át hoặc đối thoại (27/06/2024 08:24:48 - Xem: 462)

Hãy dành thời gian, khoảng thời gian chất lượng để lắng nghe một cách kiên nhẫn và chú ý, cho tới khi người kia diễn tả hết mọi điều mà người ấy cần nói.

Có nên cố gắng thay đổi mẹ chồng không? (15/06/2024 07:57:19 - Xem: 462)

Mọi người phải tìm khoảng cách phù hợp: không quá gần cũng không quá xa. Nhưng phải cần thời gian, vì phải nói chuyện với nhau dù khó khăn.

6 lời khuyên của Đức Giáo Hoàng giúp giao tiếp trong gia đình bạn  (03/06/2024 15:31:10 - Xem: 687)

Nếu bạn đang dành thời gian bên nhau nhiều hơn bình thường, những gợi ý sau đây có thể hữu ích cho bạn.

3 cách để bữa tối gia đình trở nên thoải mái hơn với trẻ nhỏ (29/05/2024 07:07:03 - Xem: 551)

Nếu bạn đang trong hoàn cảnh có nhiều đứa con hiếu động như tôi, thì đây là một số điều bạn có thể thử để khiến bữa tối gia đình trở nên thoải mái hơn.

Bài viết mới