Tài liệu - Giáo huấn

Tại sao việc cử hành lễ Chúa Nhật trong năm lại quan trọng?

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,789
  • Ngày đăng: 13/05/2022 08:51:34
Cho dù ở nhiều nơi, xã hội không công nhận Chúa Phục Sinh, thì Kitô hữu chúng ta vẫn vui mừng làm chứng cho niềm vui Chúa Phục Sinh và có bổn phận cử hành mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô vào mỗi Chúa Nhật.
 

tai-sao-viec-cu-hanh-le-chua-nhat-trong-nam-lai-quan-trong.jpg

 

Ngày Sabát

Ngày thứ bảy trong tuần là ngày Sabát, một ngày nghỉ ngơi long trọng, được dành cho Đức Chúa. Điều này nhắc nhớ buổi bình minh của công trình sáng tạo, khi Thiên Chúa dựng nên mọi thứ trong 6 ngày và sau đó Ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Ngày Sabát cũng đánh dấu công trình của Đức Chúa giải thoát dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập.

 

Ngày Sabát là ngày nghỉ ngơi và nhàn rỗi. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy việc nghỉ ngày Sabát không nhất thiết có nghĩa là từ chối mọi việc làm và không có ngoại lệ. Thay vào đó, chúng ta phải nhận ra rằng người nghèo cũng cần phải được hưởng sự thư thái, nghỉ ngơi, và giúp đỡ. Vì vậy, ngày Sabát cũng là ngày làm điều tốt cho người khác.

 

Ngày của Đức Chúa

Ở nhiều khía cạnh, Giao ước mới hoàn thành và nâng cao giá trị của Giao ước cũ. Ngày Sabát vẫn diễn ra vào Thứ Bảy, nhưng Chúa Nhật là sự hoàn thành của ngày Sabát. Ngày Chúa nhật khác biệt rõ ràng với ngày Sabát vì Chúa nhật là “ngày thứ tám” liền sau ngày Sabát nên mang ý nghĩa một công trình tạo dựng mới được thực hiện nhờ sự Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã sống lại từ kẻ chết vào “ngày thứ nhất trong tuần” và do đó, đã thánh hiến một mệnh lệnh luân lý mới.

 

Chúng ta phải giữ ngày thánh của Đức Chúa bằng cách cử hành ngày Chúa nhật trong việc “thờ phượng bên ngoài dâng lên Thiên Chúa như dấu chỉ của một lợi ích chung liên quan đến mọi người’’ Việc thờ phượng vào ngày Chúa nhật hoàn thành mệnh lệnh luân lý của Giao Ước cũ, lấy lại chu kỳ và tinh thần của luật đó, bằng cách hàng tuần tôn vinh Đấng Tạo hóa và Đấng Cứu Chuộc của dân Ngài. (GLCG 2176).

 

Chúa Nhật Thánh Thể

Việc cử hành bí tích Thánh Thể vào Chúa Nhật, ngày dành riêng cho Đức Chúa, là trọng tâm của đời sống Giáo Hội. Khi cử hành Thánh Thể vào Chúa Nhật, chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Theo cách này, mỗi Chúa nhật trong năm là một lễ Phục sinh nhỏ.

 

Các tín hữu quy tụ lại với nhau vào mỗi Chúa nhật và cử hành trong phụng vụ những gì Chúa Kitô đã thực hiện, Người là ai, Người đã dạy những gì, và Người đang làm gì qua chúng ta ngày nay. Vì vậy, chúng ta đến nhà thờ vào mỗi Chúa nhật, cũng như những ngày lễ buộc.

 

Như Thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng, “Bạn không thể cầu nguyện ở nhà giống như ở nhà thờ, nơi có cộng đoàn thờ phượng, nơi những lời cầu xin được cất lên với Thiên Chúa như từ một trái tim vĩ đại, và là nơi còn có điều gì đó hơn thế nữa: sự đồng tâm nhất trí, sự liên kết của đức ái, lời cầu nguyện của các linh mục”.

 

Chúa nhật Lễ Buộc

Người Công giáo có bổn phận tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc khác. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống ân sủng mà chúng ta hằng khao khát. Trừ khi được miễn chuẩn vì một lý do nghiêm trọng chẳng như bệnh nặng, chăm sóc trẻ sơ sinh, hoặc do vị mục tử cho phép khi có lý do chính đáng, còn ngoài ra, chúng ta sẽ phạm tội trọng nếu không tham dự lễ Chúa Nhật hoặc các ngày lễ buộc, ví dụ như lễ Giáng Sinh,  lễ Hiển Linh, lễ Thăng Thiên, lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời…

 

Vì chẳng thể tự cứu mình, do đó, chúng ta cần anh chị em của mình, và mỗi chúng ta đều cần nhau trong Đức Kitô. Chúng ta phải hiện diện trong thánh lễ để cầu nguyện như một cộng đoàn Thánh Thể. Trong trường hợp thiếu linh mục thì việc tín hữu quy tụ để cử hành phụng vụ Lời Chúa và cầu nguyện chung với nhau là điều rất quan trọng cần thiết.

 

Một ngày của Ân sủng và Nghỉ ngơi

Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy sau công trình tạo dựng. Vì vậy, Ngày của Đức Chúa, sự hoàn thành của Ngày Sabát, phải được đánh dấu bằng việc tận hưởng “một thời gian đầy đủ để nghỉ ngơi và nhàn rỗi, để vun trồng đời sống gia đình, văn hóa, xã hội và tôn giáo của mình” (GLCG 2184).

 

Bao nhiêu có thể, chúng ta phải hạn chế “dấn thân vào các việc lao động hoặc các hoạt động nào ngăn cản việc phụng tự phải dành cho Thiên Chúa, ngăn cản niềm vui riêng trong ngày của Chúa, ngăn cản việc thực thi các công việc từ thiện và ngăn cản sự thư giãn thích hợp về tinh thần cũng như về thể xác” (GLCG 2185). Tuy nhiên, chúng ta không nên xao nhãng bổn phận đối với gia đình. Như Thánh Augustinô đã dạy, “Đức ái của sự thật tìm kiếm sự nhàn hạ thánh thiện nhưng sự cần thiết của đức ái chấp nhận một công việc chính đáng”.

 

Giáo hội cũng dạy rằng, “Khi tôn trọng sự tự do tôn giáo và công ích của mọi người, các Kitô hữu phải cố gắng làm cho các ngày Chúa nhật và các ngày lễ của Hội Thánh được luật pháp công nhận. Họ phải nêu gương công khai cho mọi người về việc cầu nguyện, sự tôn trọng và sự vui tươi, và phải bảo vệ các truyền thống của mình như một đóng góp quý báu cho đời sống tinh thần của xã hội nhân loại” (GLCG 2188).

 

Cho dù ở nhiều nơi, xã hội không công nhận Chúa Phục Sinh, thì Kitô hữu chúng ta vẫn vui mừng làm chứng cho niềm vui Chúa Phục Sinh và có bổn phận cử hành mầu nhiệm Phục sinh của Đức Kitô vào mỗi Chúa Nhật.

 

Will Wright

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Bài cùng chuyên mục:

Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 11/2024: Giáo hội trong thế giới hiện đại (11/11/2024 05:25:00 - Xem: 0)

Đề tài thường huấn tháng 11/2024 của Ủy ban Giáo dân tập trung vào chủ đề: “Giáo hội trong thế giới hiện đại”.

Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 11/2024: Giáo hội trong thế giới hiện đại (02/11/2024 08:15:36 - Xem: 129)

Đề tài thường huấn tháng 11/2024 của Ủy ban Giáo dân tập trung vào chủ đề: “Giáo hội trong thế giới hiện đại”.

Linh mục: vui trong thuộc về để tạo sinh (13/10/2024 09:51:22 - Xem: 205)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi muốn chỉ cho anh chị em ba con đường cần thực hiện cho quá trình đào tạo linh mục, đó là: niềm vui Tin Mừng, cảm thức thuộc về Dân Chúa, khả năng tạo sinh trong việc phục vụ.

Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 10/2024 (02/10/2024 13:59:45 - Xem: 206)

Đề tài thường huấn tháng 10/2024 tập trung vào chủ đề: “Nuôi dưỡng tinh thần chiêm niệm”, với mục đích giúp anh chị em tín hữu, cách riêng là thành viên Hội đồng mục vụ giáo xứ, hồi tâm phản tỉnh về đời sống thiêng liêng

Ủy Ban Giáo dân - Thường huấn tháng 9/2024 (01/09/2024 13:37:58 - Xem: 328)

Tôi có đang thực sự đi theo Chúa Giêsu trên con đường của Người hay tôi đang đi theo ý riêng, sống đạo theo cách tôi muốn?

Linh mục quản xứ - Mục tử cai quản Đoàn chiên (28/08/2024 07:58:47 - Xem: 370)

Dựa trên Lời Chúa, huấn quyền của Giáo hội và chút ít kinh nghiệm cá nhân, xin chia sẻ một vài lời về việc cai quản giáo xứ.

Yêu như Thầy đã yêu: Trưởng thành và quân bình cảm tính trong đời sống độc thân Linh mục (09/08/2024 10:15:17 - Xem: 457)

Các linh mục không là thành viên của các hội dòng, được đào tạo để phục vụ và lãnh đạo Dân Chúa, trong vai trò của người mục tử sống với và sống vì đoàn chiên

Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 08/2024 (02/08/2024 08:57:23 - Xem: 289)

Căn tính truyền giáo của Giáo Hội một đàng được thể hiện qua đời sống cá nhân của mỗi Kitô hữu giáo dân...

Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 07/2024 (02/07/2024 07:39:20 - Xem: 414)

Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.

Hãy vui lòng dạy con tình yêu - Tình yêu trinh khiết và đời tu (22/06/2024 07:25:58 - Xem: 500)

“Thuộc trọn về Chúa cả hồn và xác” là cách diễn tả tình yêu sâu đậm của một con người dành cho Thiên Chúa và nhờ đó dành cho mọi người.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7