Sự Phục Sinh của Chúa Kitô, có phải là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử không?
- In trang này
- Lượt xem: 9,474
- Ngày đăng: 27/04/2022 08:45:41
Một người ông và thậm chí đã là ông cố, giống như Môise ở tuổi một trăm hai mươi, nhưng đôi mắt vẫn tinh tường, “sức sống của ông cũng không cạn kiệt”, gần đây đã hỏi các cháu của ông, đã lớn rồi, hai mươi lăm đến ba mươi tuổi, sự kiện nào (cho đến nay) đã ghi dấu ấn nhiều nhất trong cuộc đời của họ? Trong số tất cả những người dù đã được rửa tội, không ai nói đến: “Sự Phục sinh!”, Và thật đáng tiếc trong ngày lễ Phục sinh này, họ cho biết đó là Covid.
Tôi đặt câu hỏi đó với bạn bè, trên quảng trường trước nhà thờ. Chúng tôi nhận được câu trả lời đồng ý về hai sự kiện như nhau: cuộc tấn công vào Tòa tháp đôi ở New York vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Cảnh tượng thật kinh khủng và thật khó tin! Ai có thể nghĩ rằng hai chiếc máy bay va vào đỉnh của những tòa tháp này sẽ khiến chúng sụp đổ? Một làn sóng chấn động khác đối với thế hệ những người châu Âu Mỹ hóa của chúng tôi là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, bằng một cách khác.
Trong lịch sử, chúng ta có những sự kiện còn vang dội hơn: hai cuộc phá hủy Đền thờ Giêrusalem, lần đầu tiên vào khoảng năm 587 bởi người Babylon, lần thứ hai vào năm 70 của kỷ nguyên của chúng ta, với sự tham dự của những Kitô hữu đầu tiên. Họ nhớ đến những lời cảnh báo của Chúa Giêsu đối với những người chiêm ngưỡng Đền thờ: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào .” (Luca 21: 6 ). Những lời này mở đầu cho diễn từ khải huyền trong Tin Mừng, trong đó Chúa Giêsu loan báo sự trở lại của Người trong Vinh Quang: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).
Sự sụp đổ của đền thờ là một chấn thương mà chúng ta không biết, đặc biệt là sự sụp đổ của đền thờ đầu tiên theo sau Cuộc lưu đày, trong khi sự sụp đổ của đền thờ thứ hai là một thử thách khủng khiếp hơn cần phải chịu đựng: đó là sự im lặng của Thiên Chúa. Kể từ đó, không có nhà tiên tri nào lên tiếng nói thay mặt Thiên Chúa nữa, điều này đối với Kitô hữu chúng ta là hợp lý kể từ khi sự Mặc khải được hoàn thành trong Chúa Giêsu Kitô: bởi vì Ngài là sự Mặc khải trọn vẹn, nhờ sự Phục sinh và Sự thăng thiên của Ngài về bên hữu Chúa Cha.
Làm thế nào mà sự Phục sinh của Chúa Kitô lại không tỏ ra cho chúng ta còn hơn là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử: sự kiện mang lại ý nghĩa cho lịch sử, một sự kiện luôn hiện tại mà chúng ta hiện thực hóa trong mỗi thánh lễ? Ngài thực sự sống lại! Sự Phục Sinh giúp chúng ta có thể trả lời ba câu hỏi của con người về căn tính, nguồn gốc và đích đến của nó: Chúng ta là ai? Chúng ta đến từ đâu ? Chúng ta đang đi đâu vậy ? Ngày Lễ Phục sinh này trả lời những câu hỏi đó theo một cách chắc chắn hơn nhiều so với bức tranh của Paul Gauguin vốn mang một cái tên gần như thế nhưng thứ tự của những câu hỏi đó được sửa đổi để tương ứng với Chúa Ba Ngôi: “Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta là gì? Chúng ta đang đi đâu? được đề tên bởi Gauguin, vốn biết rằng chúng ta đến từ Chúa Cha, rằng chúng ta là anh em của Chúa Con khi chúng ta để cho ChúaThánh Thần dẫn dắt.
Chúng ta là ai ? Đối với những ai tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, tác giả của Sự Sống, tác giả của sự sáng tạo ra chúng ta và Sự Cứu Rỗi của chúng ta thì chúng ta là con cái của Thiên Chúa, con được nhận nuôi của Thiên Chúa. Chúng ta đến từ đâu ? Đối với những người đã nhìn thấy ánh sáng, giống như Thánh Maria Mácđala trong ngày lễ Phục sinh này, là người mà Chúa Giêsu đã giải cứu khỏi quỷ dữ, thì chúng ta đến từ những tăm tối của sự dối trá. Chúng ta đang đi đâu vậy ? Đến Nhà của Cha, trong đó Chúa Kitô là Cửa và là Đường. Các cánh cửa của Nước Trời được mở ra bởi sự Phục Sinh và Thăng Thiên của Chúa Kitô, Đấng đã giao chìa khóa cho Giáo Hội của Ngài, chìa khóa của sự tha thứ tội lỗi.
Cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô
Sự Phục sinh của Đức Kitô mang lại ý nghĩa cho Lịch sử: đó là sự kiện làm thay đổi bộ mặt thế giới khi mặc khải cho chúng ta khuôn mặt tình yêu của Thiên Chúa, nhưng chính cuộc gặp gỡ với Đức Kitô mới mang lại ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta. Chính Ngài là Chúa Giêsu mà các môn đồ của Ngài đến tìm nơi mồ mả; chính Ngài là Chúa Giêsu Hằng Sống và Phục Sinh, Ngài đã tỏ mình ra cho họ thấy, mang những dấu vết vinh quang của cuộc Khổ nạn của Ngài. Mối tương quan của chúng ta với Chúa Kitô là ngọn lửa của trái tim chúng ta, ngọn lửa của tình yêu của Thiên Chúa, luôn cháy trong chúng ta như bụi cây đang cháy, không hề tiêu hao.
“Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây !
Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng ;
đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào”
(Isaia 55, 1).
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28).
Chúa Giêsu nói: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” ( Mt 5, 15 ). Chúng ta đã hư mất. Chúa Kitô đã đến bằng xương bằng thịt để mặc khải cho chúng ta rằng chúng ta là ai, con người là gì, ý nghĩa của cuộc đời chúng ta là gì: là sống bởi tình yêu thương của Thiên Chúa trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Vĩnh cửu và Chí Thánh. Mỗi khi chúng ta làm dấu Thánh Giá trên mình, tiếng kêu yêu thương này bùng cháy trong chúng ta: Ngài là Đấng Phục Sinh! Để chúng ta sống trong ngọn lửa tình yêu của Chúa!
Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ
từ Christian Lancrey-Javal, ngày16/04/22, fr.aleteia.org.
Bài cùng chuyên mục:

Lời Chúa lớn lên với người đọc (20/09/2023 08:49:51 - Xem: 26)
Theo mạc khải Do Thái – Kitô giáo, Thiên Chúa của chúng ta là một vị Thiên Chúa lên tiếng nói, đối thoại với nhau và với tạo vật.

Liệu tôi có thể tin tưởng các sách Phúc âm chăng? (20/08/2023 07:19:51 - Xem: 93)
Liệu tôi có thể tin tưởng các sách Phúc âm chăng? Câu trả lời ngắn gọn là “Có”. Câu trả lời dài là, điều này rất hấp dẫn.

Câu chuyện “con lừa” và “người thợ vườn nho” (09/08/2023 05:44:01 - Xem: 183)
Tôi tiến bước, như con lừa vùng Giêrusalem mà Đấng Mêsia, vào ngày Lễ Lá, đã cưỡi lên như một ông vua hiền lành.

Chủng sinh giữa môi trường sống hôm nay (31/07/2023 07:52:48 - Xem: 362)
Các linh mục không thể là thừa tác viên của Đức Kitô nếu không trở nên chứng nhân và nên người ban phát một đời sống khác với đời sống trần thế này...

Các bai Thường huấn dành cho Giáo dân (03/07/2023 08:02:47 - Xem: 681)
Tại Giáo Hội địa phương, người giáo dân không có chỗ để lên tiếng và hành động, “do một chủ trương giáo sĩ trị thái quá khiến họ không được tham gia vào việc làm các quyết định

Lịch sử của bánh lễ: Từ ổ bánh mì đến bánh lễ hiện nay (11/06/2023 14:27:24 - Xem: 1,504)
Bánh lễ hiện đại: Do một tu sĩ phát minh khi đưa ra quyết tâm cho Mùa Vọng (theo truyền thuyết)

Lịch sử và ý nghĩa của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (28/05/2023 07:33:56 - Xem: 1,335)
Giáo Hội đã minh nhiên sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu như là sự phó thác hoàn toàn cho một Tình Yêu cao cả.

Tháng Năm được gọi là tháng Đức Mẹ. Tại sao vậy? (27/04/2023 08:48:01 - Xem: 1,344)
Xét theo khía cạnh lịch sử phụng vụ, chúng ta phải đi từng cấp một: trước tiên là thói tục dành ra 30 ngày để kính Đức Mẹ; và kế đó là tục găn vào giai đoạn nào trong năm dương lịch.

Tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc (12-2022) (24/04/2023 09:41:23 - Xem: 1,140)
WHĐ đăng tải bản cập nhật mới nhất (tháng 12.2022) tài liệu này của Ủy ban Thánh Nhạc.

Tuần Thánh: Tam Nhật Vượt Qua là gì ? (06/04/2023 15:29:36 - Xem: 857)
Từ chiều Thứ Năm Tuần Thánh đến Chúa Nhật Phục Sinh, các Kitô hữu cử hành mầu nhiệm trung tâm của đức tin của mình : cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.
-
Thứ Bảy 23/09/2023 – Thánh Piô Pietrelcina, linh mục. Lễ nhớ. – Dụ Ngôn Người Gieo Giống.
Thánh Piô Pietrelcina, linh mục. Lễ nhớ.
-
Thứ Sáu tuần 24 thường niên.
-
THÁNH MÁTTHÊU TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ...
-
Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.
-
Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được
Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.
-
Cha là ai? Mẹ là ai?
Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người...
-
Từ bỏ nỗi sợ
Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều...
-
Bệnh sĩ
Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và...
-
Suy Tư CN: Thiên Chúa luôn thứ tha
Lạy Chúa Giêsu, Hành vi tha thứ chưa bao giờ dễ dàng đối với con: Khi bị tổn thương, con muốn phòng vệ phản kháng, Khi phật lòng, con thấy...
-
Ađam và Evà có thật hay không?
Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không?
-
Yêu và sống theo con đường, sự thật và sự sống
Nếu chúng ta muốn trở nên giống Chúa Kitô, chúng ta phải sống với Ngài bằng cách để Ngài sống trong chúng ta.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 24 TN năm A
Chúng ta cũng là những tội nhân giống như họ. Chúng ta mắc nợ rất nhiều. Nhưng mỗi người chúng ta đã được tha thứ.
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ