Những lời của ĐTC Phanxicô dành cho hôn nhân và gia đình
- In trang này
- Lượt xem: 3,332
- Ngày đăng: 25/06/2022 18:11:06
NHỮNG LỜI CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
DÀNH CHO HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Antoine Mekary | ALETEIA
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi động Cuộc gặp gỡ Gia đình Thế giới lần thứ 10 vào tối ngày 22 tháng 6 bằng cách đáp lại những lời chứng của các cặp vợ chồng và gia đình, vốn cho thấy nhiều cuộc đấu tranh xảy ra trong cuộc sống - từ khủng hoảng trong các mối quan hệ đến bệnh tật và cái chết của những người thân yêu.
Bài diễn văn của Đức Thánh Cha đáp lại từng lời chứng một. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra những đoạn trích đem lại sự khích lệ và cái nhìn sâu sắc khi chúng ta đối mặt với cuộc sống gia đình của chính mình:
Tiến về phía trước
Hãy bắt đầu từ nơi bạn đang ở, và từ đó, hãy cố gắng bước đi cùng nhau: cùng nhau như những cặp vợ chồng, cùng nhau trong gia đình của bạn, cùng với những gia đình khác, cùng với Giáo hội.
Hãy tiến lên một bước, dù nhỏ bé.
Đừng bao giờ quên rằng sự gần gũi là “phong cách” của Thiên Chúa, sự gần gũi và tình yêu dịu dàng.
Chúng ta có thể có những ước mơ đáng yêu nhất, những lý tưởng cao cả nhất, nhưng cuối cùng, chúng ta cũng khám phá ra - và đây là sự khôn ngoan - những giới hạn của chính chúng ta, mà chúng ta không thể tự mình vượt qua được, nhưng chỉ có thể vượt qua bằng cách mở lòng ra với Cha, với tình yêu và ân sủng của Ngài.
Antoine Mekary | ALETEIA
Món quà
Hôn nhân là một món quà kỳ diệu, chứa đựng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa: mạnh mẽ, bền bỉ, chung thủy, sẵn sàng làm lại từ đầu sau mọi thất bại hay phút yếu lòng.
Trong hôn nhân, Chúa Kitô tự hiến trao chính mình cho bạn, để bạn có thể tìm thấy sức mạnh để hiến trao bản thân mình cho nhau. Vì vậy, hãy ghi nhớ: cuộc sống gia đình không phải là “nhiệm vụ bất khả thi”!
Gia đình không phải là một lý tưởng cao cả không thể đạt được trong thực tế. Thiên Chúa long trọng hứa hẹn sự hiện diện của Ngài trong hôn nhân và gia đình của bạn, không chỉ vào ngày cưới của bạn, nhưng trong suốt phần đời còn lại của bạn.
Khi khó khăn
Cuộc hôn nhân nào cũng có những lúc khủng hoảng. Chúng ta cần nói ra điều này, không cần phải giấu giếm và thực hiện các bước đi để vượt qua những khủng hoảng đó.
Sự tha thứ chữa lành mọi vết thương. Tha thứ là một món quà tuôn trào từ ân sủng mà Chúa Kitô tuôn đổ xuống trên các cặp vợ chồng và toàn thể gia đình bất cứ khi nào chúng ta để Ngài hành động, bất cứ khi nào chúng ta hướng về Ngài.
Điều quan trọng đối với tất cả chúng ta là không nên tiếp tục chìm đắm trong điều tồi tệ nhất, mà là làm cho điều tốt nhất, cho lòng tốt tuyệt vời mà mọi người, nam cũng như nữ có thể có, trở nên tối đa, và bắt đầu lại từ đó.
Đón nhận và nồng nhiệt
Đón nhận là một “đặc sủng” đích thực của các gia đình, và đặc biệt là các gia đình đông con! Chúng ta có thể nghĩ rằng, trong một gia đình đông con, việc đón nhận thêm những đứa con khác sẽ khó khăn hơn; Tuy nhiên, không phải như vậy, bởi vì các gia đình có nhiều con cái được “đào tạo” để nhường chỗ cho những người con khác. Các gia đình đó luôn có chỗ cho những người con khác. Cuối cùng, đây là tất cả những gì về gia đình. Trong gia đình, chúng ta trải nghiệm cảm giác được đón nhận. Vợ và chồng là những người đầu tiên “đón nhận” và chấp nhận nhau, như họ đã nói trong ngày kết hôn: “Anh nhận em làm vợ…Em nhận anh làm chồng…” Sau này, khi đưa một đứa trẻ vào đời, họ sẽ đón nhận sự sống mới đó. Trong những hoàn cảnh lạnh lùng và không ai biết đến, những người yếu kém thường bị từ chối, thì trong các gia đình, việc đón nhận những người yếu kém là điều đương nhiên: nhận trẻ em khuyết tật, những người già cần chăm sóc, những người trong gia đình đang gặp khó khăn vì không còn ai khác… Điều này đem lại hy vọng. Gia đình là nơi đón nhận, và thật tồi tệ nếu gia đình biến mất! Xã hội sẽ trở nên lạnh lẽo và không thể chịu đựng nổi nếu không đón nhận các gia đình. Sự đón nhận và các gia đình quảng đại mang lại “sự ấm áp” cho xã hội.
Antoine Mekary | ALETEIA
Cho thế giới
Sống trong gia đình cùng những người khác với mình, chúng ta học được cách trở thành anh chị em. Chúng ta học được cách vượt qua sự chia rẽ, thành kiến và sự hẹp hòi, và cùng nhau xây dựng một điều gì đó vĩ đại, một điều gì đó đẹp đẽ, trên cơ sở những điểm chung của chúng ta.
Mỗi gia đình của anh chị em có một sứ mệnh phải thực hiện trong thế giới của chúng ta, một lời chứng cần đưa ra. … Lời Chúa muốn nói gì qua cuộc đời của chúng ta với tất cả những người chúng ta gặp gỡ? Hôm nay Chúa đang hỏi gia đình chúng ta, gia đình của tôi có “bước tiến” nào về phía trước?
Antoine Mekary | ALETEIA
Tác giả: Kathleen N. Hattrup - ngày 23/06/22
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Bài cùng chuyên mục:

Gia đình sống Bí tích Thánh Thể: Sống hy sinh cho nhau bằng một tình yêu tự hiến (23/11/2023 08:08:19 - Xem: 151)
Khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, người tín hữu được kết hợp với Chúa Kitô, nhờ đó họ được liên kết trong một gia đình, trở nên một thân thể là Hội Thánh.

Vài chỉ dẫn của Giáo hội về vấn đề sinh sản (15/11/2023 05:42:09 - Xem: 384)
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhắn với các vợ chồng trẻ: “Hãy biết rằng con cái của các con – đặc biệt là những em bé- chăm chú quan sát các con; chúng tìm kiếm nơi các con những dấu chứng của một tình yêu mạnh mẽ và đáng tin cậy…

Thảo kính cha mẹ: Nét đẹp văn hóa và đức tin Kitô giáo (11/11/2023 07:55:16 - Xem: 568)
Đối với người Công giáo, “Thảo hiếu và Kính trọng cha mẹ” là một trong những Điều răn quan trọng mà Thiên Chúa truyền dạy con người ngay từ thời Cựu ước qua Môsê.

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (29/09/2023 07:49:48 - Xem: 603)
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.

Cha là ai? Mẹ là ai? (19/09/2023 05:43:46 - Xem: 547)
Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người khác, nhất là người thân, bạn bè.

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (18/08/2023 10:45:06 - Xem: 655)
Thật dễ dàng để chúng ta chỉ ra những sai phạm của người khác, nhưng lại thường mù quáng trước lỗi lầm của chính mình.

Hội chứng bị bỏ rơi (10/08/2023 08:54:50 - Xem: 590)
Làm thế nào để đối phó với tình trạng trên đây? Đề nghị trước hết là thay đổi bầu khí gia đình: cha mẹ cần ý thức được căn nguyên xử sự của con cái, biết can đảm dành thời giờ quan tâm đến những nhu cầu của con cái.

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (18/07/2023 08:59:59 - Xem: 1,259)
Trong những gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi vã, trẻ em cũng có thể mắc các bệnh về tâm thần.

Để tránh những xung khắc vợ chồng khi chăm sóc cha mẹ già (02/07/2023 15:08:20 - Xem: 1,115)
Ai trong chúng ta có được hạnh phúc khi trưởng thành mà vẫn còn cha mẹ? Ai trong chúng ta có được hạnh phúc để báo hiếu cha mẹ trong tuổi già...

Bốn gợi ý giúp việc nuôi dạy trẻ dễ dàng hơn (12/06/2023 05:41:21 - Xem: 1,403)
Dưới đây là 4 gợi ý nhằm giúp bậc cha mẹ đánh giá sức mạnh của những phương pháp, mà nhờ đó, việc nuôi dạy con cái hữu hiệu hơn, và trở nên dễ dàng hơn.
-
Thứ Sáu 01/12/2023 – Thứ Sáu đầu tháng, tuần 34 thường niên. – Nhận ra tiếng Chúa qua các biến cố.
Thứ Sáu đầu tháng, tuần 34 thường niên.
-
THÁNH ANRÊ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính.
-
Thứ Tư tuần 34 thường niên.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!
-
Linh mục triều và dòng có gì khác?
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.
-
Đời này – đời sau
Sống trọn vẹn đời này chính là sống những giá trị tốt đẹp của nó ở mức độ cao nhất: yêu thương, vị tha, hoà nhã, hy sinh…
-
Bất lực cũng phong phú
Đêm tối tâm hồn là gì? Đó là trải nghiệm mà chúng ta không còn có thể cảm nhận được Chúa một cách tưởng tượng hay cảm nhận Chúa một cách...
-
Gia đình sống Bí tích Thánh Thể: Sống hy sinh cho nhau bằng một tình yêu tự hiến
Khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, người tín hữu được kết hợp với Chúa Kitô, nhờ đó họ được liên kết trong một gia đình, trở nên một...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 34 TN năm A
Mọi người chúng ta sẽ không bị xét xử về điều gì khác ngoài tình yêu, nghĩa là những gì đã làm hay không làm cho anh chị em mình.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 34 TN năm A
vương quốc của Chúa Kitô vẫn tồn tại mãi mãi. Và vì thế, chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu thuộc về Ngài, không sợ chết, vì nó đã...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...