Nhân đức trong gia đình: Sự khiêm nhường
- In trang này
- Lượt xem: 3,334
- Ngày đăng: 16/05/2022 14:42:46
“Đức Giêsu ngồi xuống, gọi nhóm Mười Hai và nói: ‘Nếu anh em muốn làm đầu hãy làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người.’”
Mc 9:33
1. Thế nào là sự khiêm nhường?
Sống khiêm nhường là cách bạn không xem mình quan trọng hơn người khác. Bạn vui khi phục vụ và ý thức rằng nhu cầu của người khác thì quan trọng hơn. Khi sống khiêm nhường, bạn không chỉ trích người khác và cũng không làm cho họ phải hổ thẹn. Sự khiêm nhường giúp bạn hiểu rằng cuộc sống là nơi để chúng ta học hỏi và để ý thức rằng tầm hiểu biết của chúng ta thì không quá quan trọng vì cuộc sống có những thứ quan trọng hơn tri thức nữa. Điều này giúp bạn không đòi hỏi mình phải đạt đến sự hoàn hảo. Khi mắc sai lầm bạn sẵn sàng rút ra bài học. Khi cần sự trợ giúp bạn không kiêu căng đến nỗi không thể xin người khác giúp mình.
Sự khiêm nhường là cách bạn dùng hết khả năng của mình không phải để thu hút sự chú ý nhưng là cách cho đi những gì bạn có. Cho không phải để gây ấn tượng với người nhận nhưng chỉ để trao ban.
2. Tại sao cần thực hành sự khiêm nhường?
Sự khiêm nhường là điều quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào sự trăng trưởng của bản thân hơn là để ý tới sai phạm của người khác. Tập trung cho sự tăng trưởng cũng không phải là một loạt những cố gắng để gây ấn tượng nơi người khác. Quả thực, nếu bạn cứ lo lắng tạo ấn tượng thì người ta sẽ nói cho bạn biết họ muốn bạn là chính mình chứ không đánh mất mình.
Sự khiêm nhường giúp bạn học từ chính những sai lầm của mình thay vì cảm thấy hổ thẹn. Sự khiêm nhường giúp bạn hành xử với người khác cách công bằng, khác biệt nhưng công bằng. Khiêm nhường giúp bạn tránh đưa ra định kiến và xét đoán người khác.
3. Cách thực hành
Để thực hành sự khiêm nhường, bạn đừng để ý quá nhiều tới điều người khác nói về bạn dù điều đó tốt hay không. Đừng mất năng lượng vào việc gây ấn tượng trên người khác. Hãy là chính mình và làm việc hết sức.
Sự khiêm nhường giúp cho bạn nhận ra mọi người đều là con người – mỗi người có những khác biệt nhưng vẫn là con người. Bạn không tốn thời giờ vào việc chỉ ra người này, người kia quan trọng, hay so sánh mình với người khác. Thay vì cạnh tranh, bạn cố gắng để hoàn thiện chính ân sủng mình được lãnh nhận. Khi bạn làm được những điều tuyệt vời, sự khiêm nhường nhắc nhở bạn nên tạ ơn thay vì khoe khoang.
Khi sống khiêm nhường, bạn không lo ngại đến lỗi lầm của mình nhưng bạn hăng hái để rút ra bài học. Bạn tập chú tới điều mình cần học hơn là những gì bạn đã làm được. Bạn chú ý tới sự trưởng thành của mình. Hãy nhớ đừng khi nào hành động như thể bạn đã hoàn thành viên mãn!
Người sống khiêm nhường phản ứng thế nào?
- Bạn thấy rằng mình có thể chạy nhanh hơn những bạn khác?
- Bạn thấy rằng bạn của mình thường được điểm cao hơn mình?
- Bạn mắc phải một sai lầm lớn và làm tổn thương người khác?
- Anh hoặc chị của bạn làm việc nhà và bạn nghĩ họ có thể làm tốt hơn?
- Đâu là một trong những lỗi lầm “tốt nhất” bạn đã mắc phải – điều bạn đã học được nhiều nhất?
4. Dấu hiệu sự thành công?
Chúc mừng bạn! Bạn đang thực hành sự khiêm nhường khi:
- Ý thức mỗi người là một con người – có sự khác biệt nhưng vẫn là một con người.
- Tôn trọng sự đóng góp của người khác
- Học từ chính sai lầm
- Xin sự trợ giúp khi cần
- Làm hết sức không phải để gây ấn tượng
- Sống tâm tình tạ ơn thay vì khoe khoang
Hãy cố gắng khi:
- Tin rằng có những người sinh ra đã tốt hơn người khác
- Cảm thấy mình tốt hơn hay tồi hơn người khác
- Xét đoán chính mình và người khác
- Cạnh tranh và so sánh
- Làm việc để gây ấn tượng trên người khác
- Khoe khoang về thành tựu của mình.
Khẳng định:
Tôi là sống khiêm nhường. Tôi học được từ chính lỗi lầm của mình. Tôi không xét đoán người khác hay chính mình. Tôi quý trọng khả năng của tôi và tiếp tục để trưởng thành.
Chuyển ngữ: Hướng Dương
Bài cùng chuyên mục:
Ngày họp mặt giới Giáo chức năm 2024 Liên hạt: Vĩnh An-Vĩnh Thạnh (13/11/2024 07:50:08 - Xem: 274)
Chúa Nhật, ngày 10/11/2024, Đức Giám Mục giáo phận đã về giáo xứ Thạnh An để gặp gỡ khoảng 500 thầy cô giáo đã và đang công tác trong ngành giáo dục
Đại lễ viếng Đức Bà Cồn Trên 2024 (11/11/2024 08:01:29 - Xem: 283)
Từ lâu rồi, giáo xứ Cồn Trên đã trở thành nơi hành hương được nhiều người biết đến. Từ năm 1995, nhưng chính thức từ năm 1996
Hội Ngộ mừng 60 năm Lớp Khai Phá (1964-2024) (08/11/2024 19:48:13 - Xem: 341)
Nhân dịp mừng sinh nhật 60 năm lớp Khai Phá (1964-2024), quý Cha giáo và các thành viên trong lớp đã quy tụ về Tòa Giám Mục
Họp mặt Giáo chức Liên giáo hạt: Châu Đốc – Chợ Mới - Long Xuyên (04/11/2024 14:20:11 - Xem: 302)
Sáng Chúa nhật ngày 03/11/2024, 130 thầy cô Công giáo thuộc 3 giáo hạt Châu Đốc – Chợ Mới – Long Xuyên đã quy tụ về Tòa Giám Mục Long Xuyên, để tham dự ngày họp mặt Giáo chức do Ủy ban Giáo dục Công giáo Giáo phận Long Xuyên tổ chức.
Họp mặt Lễ sinh Liên hạt vùng Dinh Điền Cái Sắn (21/10/2024 15:12:53 - Xem: 653)
Hôm nay ngày 20/10/2024, đã tổ chức ngày Họp Mặt Lễ Sinh dành cho các thiếu nhi trong Ban Lễ Sinh tại các giáo xứ/giáo họ thuộc Dinh Điền Cái Sắn, giáo phận Long Xuyên.
Gia đình Tác viên Tin mừng giáo phận : Ngày họp mặt tĩnh tâm năm và mừng kính thánh Bổn mạng Luca (19/10/2024 05:31:04 - Xem: 307)
Ngày tĩnh tâm có sự hiện diện, đồng hành của Cha Linh Giám, Quý Cha Quản Hạt, Quý Cha, Quý Tu sĩ Nam Nữ, và đông đảo thành viên Gia đình TVTM.
Khóa huấn luyện Tác viên Tin Mừng - Giáo hạt Long Xuyên (15/10/2024 08:48:57 - Xem: 356)
Sáng thứ Bảy ngày 12/10/2024, 96 tham dự viên đã quy tụ về Tòa Giám Mục Long Xuyên để tham dự Khoá huấn luyện Tác Viên Tin Mừng
Tiền Chủng viện Têrêsa mừng lễ Bổn mạng (04/10/2024 07:51:28 - Xem: 536)
Đức cha Giuse Trần Văn Toản đã long trọng cử hành Thánh Lễ mừng kính Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu – Bổn mạng của Tiền Chủng viện Têrêsa
Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức Tại giáo xứ Năng Gù (26/08/2024 07:44:08 - Xem: 879)
Đức cha Giuse Trần Văn Toản – Giám mục Giáo phận Long Xuyên về thăm giáo xứ và ban bí tích Thêm Sức cho 83 em thiếu nhi của giáo xứ.
Thánh lễ và Nghi thức Tiếp Nhận Ứng viên lên Chức Thánh (22/08/2024 14:53:17 - Xem: 915)
Thánh Lễ và cử hành nghi thức Tiếp nhận Ứng viên lên Chức Thánh cho hai chủng sinh: Antôn Vũ Minh Nguyên và Antôn Bùi Cao Trí thuộc khóa 12 của Đại Chủng viện Thánh Giuse – Xuân Lộc.
-
+ Chúa Nhật 24/11/2024 – CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. – Vua Giêsu.
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ.
- Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
- Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo....
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất