Kinh thánh - Giáo lý

Học hỏi Phúc âm CN 6 PS B, Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,519
  • Ngày đăng: 03/05/2021 07:19:24

Lời Chúa: Ga 15,9-17

9 Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. 14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.

16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. 17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.

CÂU HỎI

1. Câu nào trong đoạn Phúc âm này cho thấy tình yêu của Cha đối với Con là nền tảng cho tình yêu của Con đối với các môn đệ, và cũng là nền tảng cho tình yêu giữa các môn đệ với nhau ?

2. Phải làm gì để ở lại trong tình yêu của Thầy Giêsu? Đọc Ga 15,9. 10. 12. Đọc thêm Ga 13,34.

3. Yêu nhau như Thầy đã yêu anh em nghĩa là gì? Đọc Ga 15,13-14 và 1 Gioan 3,16.

4. Đức Giêsu có vâng phục Chúa Cha không? Đọc Ga 4,34; 5,30; 6,38; 8,29. Đức Giêsu có tuân giữ các lệnh truyền (điều răn) của Chúa Cha không? Đọc Ga 10,18; 12,49-50; 14,31.

5. Đọc Ga 15,11. Nhờ đâu Đức Giêsu có được niềm vui?

6. Đọc Ga 15,11. Nhờ đâu các môn đệ có được niềm vui trọn vẹn?

7. Tìm khác biệt giữa Ga 10,11 với Ga 15,13.

8. Đọc Ga 15,14-15. Nhờ đâu các môn đệ được là bạn hữu của Thầy Giêsu?

9. Đọc Ga 15,16-17. Qua hai câu này, bạn có nhận ra hai nét quan trọng trong đời sống của một cộng đoàn Kitô hữu không?

GỢI Ý SUY NIỆM:

Khi đọc cả bài Phúc âm này, bạn có thấy nổi bật chủ đề về điều răn yêu thương không? Bạn nghĩ gì về đời sống yêu thương nơi gia đình và cộng đoàn giáo xứ của bạn?

 
PHẦN TRẢ LỜI

 

1. Câu đầu tiên của bài Phúc âm (Ga 15,9) là câu quan trọng. Có một dòng tình yêu bắt nguồn từ Chúa Cha, chảy đến với Đức Giêsu; rồi từ Đức Giêsu, dòng tình yêu ấy chảy đến với các môn đệ. Khi sống với nhau, các môn đệ cũng phải để cho dòng tình yêu đó tiếp tục chảy đi…

2. Để ở lại trong tình yêu của Thầy Giêsu (c. 9), cần tuân giữ các điều răn của Thầy (c. 10). Và điều răn quan trọng Thầy muốn các môn đệ tuân giữ là: anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em (c.12). Đức Giêsu đã gọi điều răn yêu mến trên đây là điều răn mới (Ga 13,34).

3. Thầy Giêsu đã yêu đến độ hy sinh mạng sống vì các môn đệ là bạn hữu của Ngài (Ga 15,13-14). Thầy muốn chúng ta yêu nhau như Thầy, nghĩa là yêu bằng tình yêu lớn nhất, tình yêu hiến mạng: “Đức Kitô đã hy sinh mạng sống vì chúng ta, chúng ta cũng phải hy sinh mạng sống vì anh em” (1 Gioan 3,16).

4. Đức Giêsu ý thức mình được Chúa Cha sai phái, nên Ngài chấp nhận vâng phục Chúa Cha. Ngài không tự mình làm gì, chỉ làm những điều Chúa Cha muốn (Ga 4,34; 5,30; 6,38; 8,29). Đức Giêsu giữ nghiêm túc những mệnh lệnh của Chúa Cha (Ga 10,18; 12,49-50; 14,31).

5. Đức Giêsu có được niềm vui vì Ngài đã tuân giữ các mệnh lệnh của Chúa Cha và đã được ở lại trong tình yêu của Chúa Cha (Ga 15,11).

6. Các môn đệ có được niềm vui đến từ niềm vui của Thầy Giêsu (c.11). Ngoài ra họ vui vì họ tuân giữ giới răn của Thầy và ở lại trong tình yêu của Thầy (Ga 15,10).

7. Người Mục tử hy sinh mạng sống  chiên theo Gioan 10,11. Còn ở Gioan 15,13, Đức Giêsu nói đến hy sinh  bạn hữu. Có thể nói, chiên cũng là bạn hữu của người Mục tử.

8. Môn đệ là bạn hữu của Thầy Giêsu vì họ thi hành điều Thầy truyền dạy, và vì Thầy đã cho họ biết tất cả những gì Thầy nghe được từ Chúa Cha (Ga 15, 14-15).

9. Đây là một cộng đoàn được Chúa Giêsu sai đến với người khác (c. 16), và là một cộng đoàn yêu thương nhau như Chúa đã yêu (c.17).

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 61)

Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 129)

Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 236)

Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 25 Thường niên– Năm B -2024 (16/09/2024 07:55:16 - Xem: 223)

Tại sao ở đời người ta thích làm người lớn nhất, người đứng đầu, người lãnh đạo? Theo ý bạn, giá trị đích thật của một người nằm ở chỗ nào?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 24 Thường niên– Năm B - 2024 (09/09/2024 08:51:54 - Xem: 244)

Bạn hiểu thế nào là “từ bỏ chính mình và vác thập giá của mình”? Bạn có kinh nghiệm về “cứu” rồi lại “mất,” hay “mất” rồi lại “cứu” được không?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường niên– Năm B -2024 (02/09/2024 08:35:15 - Xem: 305)

Có khi nào tôi thấy mình bị điếc về mặt tâm linh không, nghĩa là mất khả năng nghe tiếng Chúa và tha nhân? Điều gì thường khiến tôi bị điếc?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 22 Thường niên– Năm B -2024 (26/08/2024 08:32:24 - Xem: 259)

Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về đâu là cái chính phải giữ.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường niên– Năm B - 2024 (19/08/2024 08:29:29 - Xem: 229)

Thi thoảng bạn vẫn gặp những câu Lời Chúa thật chướng tai, không thể chấp nhận được. Bạn có thể ghi lại những câu đó để tìm hiểu sâu hơn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 20 TN – Năm B - 2024 (13/08/2024 05:30:42 - Xem: 228)

Bạn có thấy mình được thêm sức mạnh để chu toàn bổn phận hàng ngày, nhờ rước Chúa thường xuyên không? Bạn có dành giờ để tâm sự với Chúa sau khi rước lễ không?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 19 TN– Năm B - 2024 (05/08/2024 07:24:20 - Xem: 230)

Bạn có kinh nghiệm thấy mình bị mất đức tin, rồi tìm lại được đức tin không? Bạn có thấy niềm tin vào Chúa Giêsu đem lại sức sống cho cuộc đời của bạn không?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7