Học hỏi Phúc âm CN 5 PS B, Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
- In trang này
- Lượt xem: 5,509
- Ngày đăng: 27/04/2021 07:54:02
Ga 15,1-8
1 “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. 2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi ; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. 3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.
5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. 6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. 8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là : Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.
CÂU HỎI
1. Đọc Ga 6,35. 48; 8,12; 9,5; 10,7. 9; 10, 11. 14; 11,25; 14,6; 15,1. 5. Bạn có nhận xét gì khi đọc các câu trên? Qua các câu trên, bạn thấy Đức Giêsu tự coi mình là gì?
2. Đọc lại tất cả các câu Kinh Thánh ở câu trên. Bạn thấy những gì Đức Giêsu nói về mình, có liên hệ gì đến loài người chúng ta không?
3. Đọc Ga 15,1 và 15,5. Bạn thấy hai câu này có gì khác nhau không? Đức Giêsu có phải là người sống nhờ và sống cho không?
4. Đâu là công việc của Chúa Cha, người trồng nho? Đọc Ga 15,2-3. Cha cắt tỉa các môn đệ bằng phương thế nào?
5. Trong đoạn Tin Mừng này, có bao nhiêu cụm từ ở lại trong, bao nhiêu cụm từ sinh hoa trái?
6. Tìm những câu trong bài Phúc âm này cho thấy việc ở lại có tính “hai chiều”. Làm sao để ta ở lại trong Giêsu? Đọc Ga 15,7.
7. Đọc cả bài Phúc âm. Đâu là những hậu quả của việc không ở lại trong Chúa? Ngược lại, đâu là những kết quả của việc ở lại trong Chúa?
8. Theo bạn, ở lại trong Chúa có nhiều mức độ hay cấp độ không? Hoa trái có tùy theo mức độ tôi ở lại trong Chúa không?
9. Đọc Ga 15,8. Tại sao Chúa Cha được tôn vinh khi chúng ta sinh nhiều trái?
CÂU HỎI SUY NIỆM:
Trong cuộc đời bạn, bạn có thấy mình được Chúa Cha cắt tỉa không? Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?
PHẦN TRẢ LỜI
1. Trong sách Phúc âm Gioan, Đức Giêsu dùng nhiều hình ảnh cụ thể để nói về mình. Ngài thường dùng lối nói: Tôi là hay (Ta là). Ngài nhận mình là Bánh trường sinh (6,35.48), là Ánh sáng cho trần gian (8,12; 9,5), là Cửa (10,7.9), là người Mục tử tốt lành (10,11.14), là Sự Sống lại và là Sự Sống (11,25), là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (14,6), và là Cây Nho thật (15,1.5).
2. Khi đọc những câu trên, ta thấy Đức Giêsu luôn nói về mình trong tương quan với loài người chúng ta. Ngài là Bánh để nuôi ta, là Ánh sáng để dẫn đường ta đi, là Cửa để chiên ra vào, là người Mục tử chăm sóc chiên và dám chết vì đàn chiên, là Sự Sống lại và là Sự Sống cho người tín hữu, là Con Đường duy nhất dẫn tới Chúa Cha, và là Cây Nho đem sức sống nuôi dưỡng các cành nho là chúng ta.
3. Câu Ga 15,1 cho thấy Đức Giêsu là Cây Nho đặc biệt được Chúa Cha trồng và sống nhờ Cha. Còn câu Ga 15,5 cho thấy Đức Giêsu là Cây Nho ban sức sống cho các cành gắn liền với Cây và làm chúng sinh trái. Như thế Cây Nho Giêsu vừa sống nhờ Cha, vừa sống cho con người.
4. Công việc của Chúa Cha đối với các cành: chặt đi những cành không sinh trái, và cắt tỉa những cành đã có trái để chúng sinh trái hơn. Cha cắt tỉa các môn đệ bằng lời của Đức Giêsu nhờ đó họ được sạch (Ga 15,2-3).
5. Cụm từ “ở lại trong” nằm trong câu 4 (3 lần), câu 5, câu 6, câu 7 (2 lần). Cụm từ “sinh trái” nằm trong câu 2 (3 lần), câu 4, câu 5, và câu 8.
6. Đức Giêsu dùng lối nói ở lại trong để diễn tả sự kết hợp hết sức thân thiết giữa Ngài với các môn đệ. Đọc các câu 4, 5, 7 ta thấy sự ở lại trong này có tính “hai chiều”, hỗ tương. Muốn ở lại trong Giêsu, ta cần tuân giữ lời của Ngài, nghĩa là để cho những lời đó ở lại trong chúng ta (câu 7).
7. Những hậu quả của việc không ở lại trong Đức Giêsu qua bài Phúc âm này là: cành không sinh trái (c. 4), bị chặt (c. 2), bị quăng ra ngoài và khô héo, bị quăng vào lửa (c. 6), ta chẳng làm được gì (c. 5). Kết quả của việc ở lại trong Đức Giêsu là: cành được tỉa để sinh trái hơn (c. 2), sinh nhiều trái (cc. 5.8), ta được như ý nếu cầu xin (c. 7), Chúa Cha được tôn vinh và ta trở nên môn đệ của Đức Giêsu (c. 8).
8. Ở lại trong Chúa có nhiều mức độ. Trong bài Phúc âm này, ta thấy Chúa Cha cắt tỉa để cành nho sinh trái hơn (c.2). Chúa Cha càng được tôn vinh nếu chúng ta sinh trái nhiều (cc. 5 và 8). Vậy càng ở lại trong Giêsu sâu hơn, ta càng có hy vọng sinh nhiều trái hơn.
9. Chúa Cha là người trồng nho. Cây Nho Giêsu càng có nhiều cành mang nhiều trái xum xuê thì Ông Chủ vườn nho càng được tôn vinh. Vinh quang Thiên Chúa là khi con người được triển nở và hạnh phúc.
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 28)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 112)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 118)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 153)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 177)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 283)
Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 181)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 238)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 269)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 348)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất