Kinh thánh - Giáo lý

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 6 Phục sinh – Năm A

  • In trang này
  • Lượt xem: 172
  • Ngày đăng: 09/05/2023 09:49:12

Ga 14,15-21

1/ Đức Giêsu nói những lời trong bài Tin Mừng này khi nào? ở đâu? với ai?

2/ Bài Tin Mừng này nằm trong bài giảng dài nào của Đức Giêsu? Mục đích của bài giảng dài này là gì?

3/ Đọc Ga 14,15-24. Hãy tìm những câu cho thấy: ai yêu mến Thầy Giêsu thì tuân giữ lời của Thầy. Vậy yêu mến Thầy Giêsu có phải là một cảm xúc hay một tình cảm suông không?

4/ Đọc Ga 14,16. Bạn có thấy Ba Ngôi Thiên Chúa trong câu này không? Qua câu này bạn có thấy Ba Ngôi dành tình thương cho các môn đệ không? Đấng Bảo Trợ đầu tiên là ai? Đọc 1 Ga 2,1.

5/ Tìm ba giới từ trong Ga 14,16-17 được dùng để diễn tả việc Đấng Bảo Trợ ở lại với các môn đệ.

6/ Đọc Ga 14,18. Đức Giêsu không để các môn đệ mồ côi bằng cách nào? Đức Giêsu đến với các môn đệ khi nào?

7/ Đọc Ga 14,20. Ngày đó là ngày nào? Tại sao ngày đó lại làm chúng ta nhận biết tương quan giữa Đức Giêsu với Chúa Cha và tương quan giữa chúng ta với Đức Giêsu?

8/ Đọc Ga 14,21. Đức Giêsu có nói câu này với từng người tín hữu hôm nay không? Khi giữ các điều răn của Đức Giêsu, tôi được gì?

 

GỢI Ý SUY NIỆM: Đọc Ga 14,15-23. Hãy suy nghĩ về sự hiện diện của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong đời sống của một Kitô hữu. Bạn có thấy đời sống mới của người Kitô hữu là đời sống ở lại trong Ba Ngôi không?

 

PHẦN TRẢ LỜI

1/ Dựa theo Tin Mừng Thứ Tư, Đức Giêsu nói những lời ở Ga 14,15-21 với các môn đệ, sau khi Ngài rửa chân cho các ông (Ga 13) trong căn phòng dùng để ăn lễ Vượt Qua, trước khi Ngài bước vào cuộc Khổ Nạn.

2/ Bài Tin Mừng hôm nay (Ga 14,15-21) nằm trong bài giảng dài của Đức Giêsu sau khi rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,31 – 16,33). Bài giảng dài này là những lời cuối, lời trối lại của Đức Giêsu trước khi về với Chúa Cha qua cái chết trên thập giá. Bài Giảng dài này có nhiều mục đích: báo cho các môn đệ biết Ngài sắp đi về với Cha để họ khỏi xao xuyến, nhưng rồi Ngài sẽ trở lại; báo về Đấng Bảo Trợ sắp được sai đến để giúp họ; nhắc nhở về điều răn phải yêu thương nhau và gắn bó với Thầy như cành nho với cây nho, và về những thử thách sắp xảy đến cho họ. Nói chung, qua Bài Giảng dài này, Đức Giêsu muốn gửi gắm những điều tâm huyết của một vị Thầy khi phải chia tay các môn sinh yêu quý.

3/ Ý tưởng “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy” được nhắc lại nhiều lần trong Ga 14,15-24.

Ga 14,15 “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.”

Ga 14,21 “Ai có các điều răn của Thầy và giữ chúng, kẻ ấy là người yêu mến Thầy.”

Ga 14,23-24 “Nếu ai yêu mến Thầy, người ấy sẽ giữ lời của Thầy… Kẻ không yêu mến Thầy thì không giữ các lời của Thầy…”

Yêu mến Thầy đòi phải giữ lời hay giữ điều răn của Thầy. Như vậy yêu mến ở đây không phải là một tình cảm suông mà là một thái độ được diễn tả trong cuộc sống qua những hành động cụ thể. Giữ lời hay giữ điều răn của Thầy là điều đòi hỏi nhiều hy sinh từ bỏ, như chính Thầy đã giữ điều răn của Cha Thầy (Ga 15,10) và làm như Cha đã truyền lệnh cho Thầy (Ga 14,31).

4/ Trong Ga 14,16 ta thấy nhắc đến sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần. Thánh Thần ở đây được gọi là Đấng Bảo Trợ khác (Paraklêtos, xem Ga 14,26) để phân biệt với Đức Giêsu được coi là Đấng Bảo Trợ đầu tiên (1 Ga 2,1). Chúa Thánh Thần (=Đấng Bảo Trợ) là quà tặng của Chúa Cha cho các môn đệ, qua lời cầu xin của Chúa Con. Như thế chúng ta thấy rõ tình yêu của Chúa Cha đối với loài người. Cha đã ban Người Con Một của Cha cho thế gian (Ga 3,16). Khi Người Con ấy về với Cha sau khi đã hoàn thành sứ mạng cứu độ, Cha lại ban Thánh Thần, một Đấng Bảo Trợ mới, cho nhân loại. Nói chung, cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều yêu thương, và đều đóng vai trò nào đó để cứu độ loài người.

5/ Sự hiện diện của Đấng Bảo Trợ được mô tả trong Ga 14,16-17. “Đấng Bảo Trợ sẽ ở với (meta) anh em mãi mãi” (Ga 14,16). Trong Ga 14,17 Đấng Bảo Trợ còn được gọi là Thần Khí sự thật. Thần Khí này “ở lại bên (para) anh em và sẽ ở trong (en) anh em” (Ga 14,17). Ba giới từ khác nhau này: ở với, ở bên, và ở trong cho thấy tương quan khăng khít giữa Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần với người tín hữu. Tương quan này cũng giống như tương quan giữa Đức Giêsu với các môn đệ: “anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em” (Ga 14,20). Cũng nên để ý: thế gian từ khước Đức Giêsu thì cũng không thể đón nhận Thần Khí sự thật, Đấng họ không thấy, không biết (Ga 14,17).

6/ Đức Giêsu không để các môn đệ mồ côi khi Ngài bỏ họ mà về với Cha, vì Ngài đã xin Cha sai đến cho họ một Đấng Bảo Trợ khác để ở với, ở bên, và ở trong họ. Nhiều lần Ngài nói: Ngài “đến với anh em” (Ga 14,18). Quả thực Ngài đã “đến” với họ vào ngày Ngài được phục sinh (Ga 20,19.26), ngày “anh em sẽ được thấy Thầy” trong tư cách Đấng đang sống (Ga 14,19).

7/ “Ngày đó” (Ga 14,20) chính là ngày Đức Giêsu được phục sinh. Khi Đức Giêsu được Chúa Cha phục sinh, một biến cố chưa từng bao giờ xảy ra, các môn đệ thấy rõ Thầy mình là người gắn bó đặc biệt với Chúa Cha và ở trong Chúa Cha. Đồng thời họ cũng biết rằng, từ nay họ sẽ gắn bó đặc biệt với vị Thầy này: họ sẽ sống bằng sự sống mới của Thầy (Ga 14,19; x. Gl 2,20).

8/ Câu Ga 14,21 có thể được coi là câu Đức Giêsu nói với từng người chúng ta hôm nay. Ngài khuyên chúng ta giữ các điều răn của Ngài, đó là điều răn yêu thương nhau như sẽ thấy trong Ga 15,12. Giữ điều răn yêu thương nhau là cách diễn tả tình yêu đối với chính Đức Giêsu. Lập tức một tương quan tam giác xuất hiện: Cha Thầy sẽ yêu mến người nào yêu mến Thầy. Và chính Thầy sẽ yêu mến người ấy và tỏ mình cho người ấy. Như vậy, đời sống thiêng liêng bắt đầu bằng yêu thương và kết thúc bằng yêu thương.

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật CTT hiện xuống – Năm A (22/05/2023 09:53:43 - Xem: 90)

Bạn thấy cần xin Chúa Thánh Thần ơn gì cho Giáo Hội Công giáo trên quê hương, nơi còn bao người chưa biết Chúa.

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 7 Phục sinh – Năm A (15/05/2023 07:37:26 - Xem: 166)

Theo bạn, tại sao bài Tin Mừng này được coi là có tầm quan trọng đặc biệt đối với sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 Phục sinh – Năm A (01/05/2023 09:08:08 - Xem: 225)

Bạn nghĩ gì về những người tuy chưa biết Chúa Giêsu nhưng đã can đảm sống theo sự thật và bảo vệ sự sống? Họ có hy vọng được hưởng ơn cứu độ không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 Phục sinh – Năm A (24/04/2023 10:10:44 - Xem: 230)

Chúa nhật IV Phục sinh là Chúa Nhật để cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Bạn mong ước gì cho tương quan giữa mục tử và con chiên?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 3 Phục sinh – Năm A (17/04/2023 09:35:48 - Xem: 305)

Bạn thấy Chúa Giêsu phục sinh khiêm tốn ở điểm nào ? Điều gì ngăn cản mắt hai môn đệ khiến họ không nhận ra Thầy mình ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 2 Phục sinh – Năm A (10/04/2023 05:53:09 - Xem: 278)

Bạn có gặp những người giống ông Tôma trong gia đình hay giáo xứ của bạn không? Bạn học được bài học nào nơi Đức Giêsu khi bạn đến gặp những người ấy?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 1 Phục sinh – Năm A (04/04/2023 07:31:27 - Xem: 238)

Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết.

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật Lễ Lá – Năm A (28/03/2023 10:38:15 - Xem: 301)

Bạn nghĩ gì về cơn hấp hối trong ba giờ đồng hồ, và cái chết của Đức Giêsu trên thập giá ? Lắng nghe tiếng kêu lớn của Ngài ở Mt 27,46. Ngài có chết bình an không ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm A (20/03/2023 07:33:40 - Xem: 594)

Bạn nghĩ gì về việc Đức Giêsu phải trả giá cho việc hoàn sinh đó bằng cái chết của chính mình. Có khi nào bạn hy sinh một điều rất quý vì người khác ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay – Năm A (13/03/2023 07:26:27 - Xem: 551)

Người Do-thái hay người Pharisêu hỏi làm sao anh mù được khỏi mấy lần ? Tại sao họ hỏi nhiều lần như vậy ?

  • Bài viết mới
    • Sơ Vọng – Vọng Sợ

      Đời tu sẽ trở thành nỗi bất hạnh, khi đi tu: để tìm “Tình”, những tình cảm, sự quý mến từ người khác; để tìm “Tiền”, những của cải, tiện...

    • Đừng thủ thế

      Những lời chỉ trích Giáo hội giúp chúng ta khiêm tốn một cách lành mạnh và thúc đẩy chúng ta phải can đảm thanh lọc nội bộ hơn nữa.

    • Để lớn lên trong sự thánh thiện

      Các “Hoa trái của Thần Khí” dù đã được ban tặng cho chúng ta, nhưng không phải theo dạng tĩnh, mà chúng ta vẫn cần phải góp phần mình để...

    • Chia tay hôn nhau giữa sân trường, các em làm gì thế?

      Hãy nhớ rằng có những điều người ta làm mà chúng ta không làm không có nghĩa chúng ta sai và ngược lại.

    • Gia vị cho bài giảng CN lễ CTT hiện xuống năm A

      Qua biến cố Lễ Ngũ Tuần mà một nhóm người kém cỏi, hoang mang sợ hãi đã trở thành chứng nhân can đảm, dũng lược làm chứng cho Chúa Kitô....

    • Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ CTT hiện xuống năm A

      Chúa Thánh Thần đã xuống trên các môn đệ và hoạt động trong Hội Thánh tiên khởi như thế nào thì ngày nay Ngài cũng đang tiếp tục thực hiện...

    • Thần Khí Chân Lý

      Có rất nhiều ân sủng, chức vụ, công việc, cũng như nhiều chi thể, nhưng nhờ Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ khác liên kết chúng ta nên một thân...

    • Ngôn sứ thầm lặng

      Một ngôn sứ có thể phân định lúc nào bỏ tấm biểu ngữ xuống và lấy chậu nước cái khăn ra để rửa chân, lúc nào bỏ chậu nước cái khăn xuống...

    • Một trong những thành công lớn nhất trong cuộc sống: Một gia đình gắn kết

      Thành công quan trọng nhất của một người cha là khi những đứa con tuổi teen muốn dành thời gian cho mình.

    • Tất cả là hồng ân

      Ơn gọi dâng hiến quả là một ơn gọi rất đẹp. Đẹp không phải vì nó hơn các ơn gọi khác nhưng vì nó khắc ghi và biểu hiện rất rõ tình yêu...

    Câu chuyện chiều thứ 7