Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 5 Phục sinh năm C
- In trang này
- Lượt xem: 2,787
- Ngày đăng: 09/05/2022 05:44:23
31 Khi Giu-đa đi rồi, Đức Giê-su nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người.32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.33 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi.
34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.35 Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.”
CÂU HỎI
- Đức Giêsu nói những lời này khi nào, trong khung cảnh nào? Xin đọc từ đầu chương 13 của Tin Mừng Gioan.
- Đọc Ga 13,31-32. Tại sao khi Giuđa đi rồi, Đức Giêsu lại nói : Giờ đây Con được tôn vinh và Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người?
3. Hai câu sau có gì đặc biệt : “Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người” (Ga 13,31) và “Thiên Chúa sẽ tôn vinh Người nơi chính mình” (Ga 13,32)?
- Trong Cựu Ước, lúc nào là lúc vinh quang Thiên Chúa tỏ lộ huy hoàng nhất? Trong Tân Ước, lúc nào là lúc vinh quang Thiên Chúa tỏ lộ huy hoàng nhất? Chúng ta có chờ một tỏ lộ huy hoàng nào khác không?
- Đọc Ga 13,33-34. Trong thời gian Thầy trò xa nhau, vì Thầy về với Cha, Thầy Giêsu dặn các môn đệ sống như thế nào? Tại sao đây lại là một điều răn mới? Mới ở điểm nào?
- Trong bài Tin Mừng này Đức Giêsu có dạy các môn đệ yêu thương người ngoài không? Điều này có khác với Mc 12,28-34 và Mt 5,43-45 không?
- Tình yêu thương giữa các Kitô hữu có phải là điều quan trọng trong Tin Mừng Gioan không? Đọc Ga 15,12-13; 13,14-15.
- Đọc Ga 17,20-23. Sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu có giúp ích gì cho thế gian không?
CÂU HỎI SUY NIỆM: Kitô hữu là những người yêu thương nhau, phục vụ nhau, dám chết cho nhau như những người bạn, và hiệp nhất với nhau. Người Công giáo chúng ta sống như thế nào để tôn vinh Chúa trên quê hương Việt Nam?
PHẦN TRẢ LỜI
1/ Đây là những lời đầu tiên của Đức Giêsu trong bài từ biệt các môn đệ trước khi Ngài bước vào cuộc Khổ Nạn. Bài này bắt đầu từ Ga 13,31 đến hết chương 16. Khung cảnh của những lời từ biệt này là khung cảnh bữa ăn cuối cùng của Đức Giêsu trước khi Ngài về lại với Chúa Cha qua cái chết. Đức Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-20) và đã báo cho họ biết về việc một người trong nhóm sẽ nộp Ngài (Ga 13,21). Ngài đã chấm miếng bánh trao cho Giuđa và anh ấy đã rời khỏi phòng tiệc lúc trời tối (Ga 13, 22-30).
2/ Khi Giuđa đã ra đi, Đức Giêsu đã nói đến việc “Giờ đây Con Người được tôn vinh” và “Thiên Chúa được tôn vinh trong Người (= Con Người = Đức Giêsu )[Ga 13,31]. Câu Ga 13,32 nối tiếp ý của câu 31 nhưng nhấn mạnh đến hành động tôn vinh của Thiên Chúa đối với Đức Giêsu: “nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và sẽ tôn vinh Người ngay lập tức.”
Khi Giuđa ra đi trong đêm để chuẩn bị cho việc bắt Thầy mình, Đức Giêsu biết rõ “giờ” của mình đã gần kề. Đây là giờ Ngài bước vào cuộc Khổ Nạn và Tử Nạn. Đây là giờ Ngài tôn vinh Chúa Cha qua cái chết vì vâng phục trên thập giá, đây cũng là giờ Chúa Cha tôn vinh Ngài khi cho Ngài phục sinh và về nhà Cha. Chính vì thế vào lúc này, Đức Giêsu đã nói đến việc Con tôn vinh Cha và được Cha tôn vinh, Cha tôn vinh Con và được Con tôn vinh. Chúa Cha và Đức Giêsu tôn vinh nhau trong mầu nhiệm Vượt Qua. Xem thêm Ga 17,4-5.
3/ Câu trước cho thấy Đức Giêsu tôn vinh Thiên Chúa Cha nơi chính con người của mình. Câu sau cho thấy Thiên Chúa Cha tôn vinh Đức Giêsu nơi chính Cha. Như thế Đức Giêsu trở nên nơi bừng tỏa vinh quang của Cha; và ngược lại, Chúa Cha trở nên nơi bừng tỏa vinh quang của Đức Giêsu. Chúa Cha và Chúa Con không tự tôn vinh chính mình, nhưng Ngôi này được tôn vinh bởi Ngôi kia.
4/ Có thể nói, trong Cựu Ước, Thiên Chúa tỏ lộ vinh quang cách huy hoàng nhất ở trên núi Xinai. Núi được mây bao phủ trong sáu ngày, ngày thứ bảy vinh quang ĐỨC CHÚA xuất hiện trên đỉnh núi như ngọn lửa thiêu (Xh 24,1-18). Còn trong Tân Ước, theo cái nhìn của Tin Mừng Gioan, vinh quang Thiên Chúa được tỏ lộ khi Đức Giêsu được giương cao trên thập giá (x. Ga 13,31-32). Cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu cho thấy tình yêu và quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn chờ một sự biểu lộ vinh quang cuối cùng của Chúa Giêsu vào ngày tận thế, khi ấy Ngài sẽ đến “trong vinh quang của Cha Ngài, cùng với các thánh thiên sứ”(Mc 8,38).
5/ Khi sắp xa các môn đệ, Đức Giêsu để lại cho các môn đệ một điều răn mới. Đó là: Hãy yêu mến nhau như thầy đã yêu mến anh em. Thần học của Tin Mừng Gioan nhấn mạnh đến việc Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ của Ngài phải yêu mến nhau (Ga 13,34-35; 15,12-13; 1 Ga 4,7-11). Tình yêu giữa các môn đệ được diễn tả qua việc rửa chân phục vụ nhau theo gương Ngài (Ga 13,14-15). Đây là điều răn mới vì họ phải yêu nhaunhư Thầy đã yêu họ, nghĩa là yêu đến cùng (Ga 13,1), yêu đến độ hy sinh mạng sống, yêu bằng tình yêu lớn nhất (Ga 15,12-13). Phải giữ điều răn mới này và cả những điều răn khác nữa (Mt 22,38-39).
6/ Tin Mừng Gioan nhấn mạnh đến tình yêu thương giữa các môn đệ, giữa các người tín hữu trong cộng đoàn, nhưng không nói đến việc yêu người thân cận (Mc 12,28-34) hay yêu thương kẻ thù (Mt 5,43-45) như các Tin Mừng Nhất Lãm. Tuy nhiên, cộng đoàn kitô hữu trong Tin Mừng Gioan lại không phải là cộng đoàn khép kín. Đức Giêsu đã trò chuyện với người phụ nữ Samaria và đã vượt qua những hàng rào của quốc gia, phái tính, niềm tin và định kiến (Ga 4,1-26). Ngài cũng mời các môn đệ đưa mắt nhìn những cánh đồng lúa chín mênh mông và sẵn sàng đi gặt lúa (Ga 4,34-38). Ngay cả chuyện các môn đệ yêu thương nhau cũng có tính “truyền giáo”, vì yêu thương nhau là dấu hiệu để mọi người nhận biết họ là môn đệ Đức Giêsu (Ga 13,35).
7/Tình yêu thương giữa các kitô hữu phải được thể hiện bằng công việc phục vụ thấp hèn như rửa chân cho nhau, như Thầy đã nêu gương (Ga 13,14-15). Thậm chí tình yêu đòi họ phải sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nhau như Thầy (Ga 15,12-13. Yêu thương trở thành điều răn mới và quan trọng cho đời sống người kitô hữu.
8/ Hiệp nhất hay nên một cũng là nét đặc biệt của cộng đoàn kitô hữu, trải qua bao thế hệ thông truyền đức tin cho nhau. Yêu thương nhau thì nên một với nhau, và nên một như Cha với Con là một (Ga 17,20-23). Hiệp nhất trở nên một dấu hiệu để thế gian tin và nhận biết rằng Cha đã sai Con (Ga 17,21.23). Vậy hiệp nhất là cách làm chứng rằng Đức Giêsu chính là người được Chúa Cha sai.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 34 Thường niên– Năm B - 2024 (21/11/2024 08:35:00 - Xem: 34)
Kinh Tiền Tụng của lễ Kitô Vua có nói đến những nét của Nước Thiên Chúa vào ngày quang lâm: Nước đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn tình thương, công lý và bình an. Bạn thích nét nào hơn cả?
Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 112)
Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 118)
Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 154)
Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?
Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 177)
Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 284)
Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?
Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 183)
Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 240)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 270)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 349)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất