Kinh thánh - Giáo lý

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Vọng – Năm B

  • In trang này
  • Lượt xem: 443
  • Ngày đăng: 18/12/2023 07:49:38

 

Lời Chúa:

26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, 27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

 28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” 29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

 30 Sứ thần liền nói : “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. 31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

 34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần : “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !”

 35 Sứ thần đáp : “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. 36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai : bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. 37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

 38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói : “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi. 

Học hỏi:

1. Đọc trình thuật về việc sứ thần Gabrien truyền tin cho ông Dacaria ở Luca 1,5-25. So sánh với trình thuật về truyền tin cho Đức Maria ở Luca 1,26-38. Tìm ra ít nhất 3 điểm khác nhau trong hai trình thuật này.

2. Sứ thần truyền tin cho Đức Maria ở đâu? Lúc đó cô Maria đã về nhà chồng chưa? Phải hiểu câu Lc 1,34 như thế nào?

3. Tại sao việc sứ thần Gabrien đến truyền tin cho Đức Maria lại cho thấy một Thiên Chúa  khiêm nhường?

4. Đọc lời chào của sứ thần ở Lc 1,28. 30. Cho biết tại sao Đức Maria được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa?

5. Trong bài Phúc âm này, Đức Maria có hai phản ứng đặc biệt trước lời của sứ thần. Cho biết hai phản ứng nằm ở hai câu nào? Trước hai phản ứng đó, sứ thần làm gì?

6. Đức Maria có tin lời sứ thần không (Lc 1,38)? Tin có loại trừ việc suy nghĩ, cân nhắc đắn đo không?

7. Đọc Lc 1,31-33. 35. Đây là khuôn mặt của Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa. Bạn có thấy khuôn mặt này có nét gì đặc biệt không?

8. Sứ thần cho Đức Maria một dấu chỉ, điều này nằm ở câu nào? Tại sao cần một dấu chỉ?

9. *Để Con Thiên Chúa đi vào cuộc đời của mình, Đức Maria đã nói lời Xin Vâng. Xin Vâng là chấp nhận ý Thiên Chúa, dù mình không hiểu hết, và dù phải trả giá đắt. Bạn có kinh nghiệm Xin Vâng như vậy không?

CÂU HỎI

1/ Đọc trình thuật về việc sứ thần Gabrien truyền tin cho ông Dacaria ở Luca 1,5-25. So sánh với trình thuật về truyền tin cho Đức Maria ở Luca 1,26-38. Tìm ra ít nhất 3 điểm khác nhau trong hai trình thuật này.

2/ Sứ thần truyền tin cho Đức Maria ở đâu ? Lúc đó cô Maria đã về nhà chồng chưa ? Phải hiểu câu Lc 1,34 như thế nào?

3/ Tại sao việc sứ thần Gabrien đến truyền tin cho Đức Maria lại cho chúng ta thấy khuôn mặt một Thiên Chúa  khiêm nhường?

4/ Đọc lời chào của sứ thần ở Lc 1,28. Cho biết tại sao Đức Maria được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Con Thiên Chúa?

5/ Trong bài Tin Mừng này, Đức Maria có hai phản ứng đặc biệt trước lời của sứ thần. Cho biết hai phản ứng nằm ở hai câu nào ? Trước hai phản ứng đó, sứ thần làm gì?

6/ Đức Maria có tin lời sứ thần không  (Lc 1,38)? Tin có loại trừ việc suy nghĩ, cân nhắc đắn đo không?

7/ Đọc Lc 1,31-33. 35. Đây là khuôn mặt của Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa. Đọc 2 Sm 7,12-17. Bạn có thấy khuôn mặt này có nét gì đặc biệt không?

8/ Sứ thần cho Đức Maria một dấu chỉ, điều này nằm ở câu nào? Tại sao cần một dấu chỉ?

 

GỢI Ý SUY NIỆM:  
Khi Maria nói tiếng Xin Vâng thì Con Thiên Chúa bắt đầu thành người trong cung lòng của Mẹ. Mẹ đã cưu mang Người Con ấy chín tháng trước khi cho Con chào đời. Khi đọc bài Tin Mừng này trong Mùa Vọng, điều gì đánh động bạn hơn cả? Bạn có nghĩ mình cũng phải có thái độ như Maria để sinh Chúa Giêsu cho thế giới hôm nay không?

 

PHẦN TRẢ LỜI
 

1/ Thiên sứ Gabriel truyền tin cho ông Dacaria trong Đền thờ ở Giêrusalem, khi ông trúng thăm được vào dâng hương ở cung thánh (Lc 1,9), còn Mẹ Maria được truyền tin tại nhà riêng của mình ở thành Nadarét thuộc vùng Galilê (Lc 1,26). Ông Dacaria đã đặt câu hỏi với thiên sứ Gabriel: “Dựa vào đâu mà tôi biết được chuyện ấy, vì tôi đã già và vợ tôi cũng đã cao niên” (Lc 1,18), nhưng ông có thái độ  không tin khi đặt câu hỏi đó nên bị câm (Lc 1,20). Mẹ Maria cũng đã đặt câu hỏi tương tự như ông Dacaria: “Chuyện ấy sẽ xảy ra như thế nào, vì hiện nay tôi không biết đến việc vợ chồng” (Lc 1,34), nhưng Mẹ có thái độ tin khi đặt câu hỏi đó nên không bị phạt (Lc 1,38.45). Ông Dacaria sẽ là người đặt tên cho con trai của ông là Gioan (Lc 1,13), còn Mẹ Maria lại là người đặt tên cho con trai mình là Giêsu (Lc 1,31). Cũng có sự khác biệt lớn giữa Gioan con ông Dacaria với Đức Giêsu con bà Maria: tuy Gioan và Đức Giêsu đều là đấng cao cả và đầy Thánh Thần từ trong lòng mẹ (Lc 1,15.35), nhưng Gioan chỉ là người đi trước mặt Chúa để chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa (Lc 1,17), còn Đức Giêsu mới là Đấng Mêsia, là Con Thiên Chúa, là Đấng mà Gioan sẽ dọn đường cho (Lc 1,32-33.35).

2/ Vào thời xưa, người ta lập gia đình rất sớm so với ngày nay. Một cô gái có thể được đính hôn từ năm 13 tuổi. Thiên sứ Gabriel truyền tin cho Đức Maria nơi nhà của Cô ở làng Nadarét. Lúc đó Maria đã được cha mẹ đính hôn với anh Giuse, và Cô vẫn còn ở với cha mẹ, chưa về nhà chồng. Khi thiên sứ chào và báo cho Maria về chuyện Cô sẽ thụ thai một Đấng Mêsia là vua, và là Con Đấng Tối Cao (Lc 1,31-33), thì Cô đã đặt câu hỏi với thiên sứ. Nguyên văn câu hỏi như sau: “Chuyện ấy sẽ xảy ra như thế nào, vì hiện nay tôi không biết đàn ông?” (Lc 1,34). Maria muốn biết làm sao Cô đang là một trinh nữ mới đính hôn, chưa về nhà chồng, chưa có quan hệ vợ chồng với Giuse, mà lại có thể mang thai như lời sứ thần nói. Động từ “biết” ở đây để chỉ quan hệ vợ chồng. Chúng ta không nên hiểu câu Lc 1,34 theo nghĩa là Maria muốn khấn giữ mình đồng trinh, vì thực sự Cô đã được đính hôn, chỉ chờ ngày về nhà chồng.

3/ Thiên Chúa khiêm nhường vì Ngài sai thiên sứ Gabrien đến hỏi ý một cô trinh nữ ở làng quê Nadaret. Ngài cần sự ưng thuận của Cô trước khi Ngài cho Con Một của Ngài xuống làm người trong cung lòng Cô. Tuy Thiên Chúa là Đấng toàn năng, nhưng Ngài vẫn cần sự cộng tác của một thiếu nữ Do-thái để Con của Ngài được sinh ra, được làm người như hàng tỷ con người khác trên mặt đất. Thiên Chúa khiêm nhường khi tôn trọng tự do của con người. Ngài không thể ép Cô Maria phải nhận một sứ mạng quan trọng nếu thật sự Cô không muốn. “Truyền tin” thật ra là hỏi ý và chờ sự ưng thuận. Bà Eva đã từ chối và gây ra đổ vỡ. Nhờ Maria gật đầu xin vâng mà chúng ta được Đức Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại.

4/ Qua lời chào của thiên sứ ở Lc 1,28 ta thấy Đức Maria là Đấng được đầy ân sủng (kekharitôménê), nghĩa là được Thiên Chúa yêu thương một cách hết sức đặc biệt. Chúng ta hay quên lối nói ở thì thụ động của từ này (“được”). Đức Maria được đầy ân sủng từ trước khi Mẹ nói tiếng Xin Vâng. Thiên Chúa đã ở cùng Mẹ từ khi Ngài chuẩn bị Mẹ cho chương trình cứu độ. Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm mẹ cho Người Con của mình, đó là một ơn ban chứ không do công của Mẹ.

5/ Phản ứng thứ nhất là “rất bối rối” vì không hiểu ý nghĩa lời chào của thiên sứ (Lc 1,29). Lời chào long trọng khiến Maria có thể nghĩ đến việc mình sắp được giao một sứ mạng đặc biệt. Maria chẳng những bối rối mà còn sợ hãi nữa, chính vì thế thiên sứ phải trấn an: “Đừng sợ!” (Lc 1,30). Phản ứng thứ hai là đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về cách thức mình sẽ sinh con trong tình trạng chưa về nhà chồng (Lc 1,34). Trước cả hai phản ứng, thiên sứ đều trả lời và soi sáng tường tận cho Maria hiểu.

6/ Đức Maria đã tin lời sứ thần khi đáp: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa thực hiện cho tôi như lời thiên sứ nói” (Lc 1,38). Maria tin rằng “Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói” (Lc 1,45). Nhưng tin không có nghĩa là mù quáng. Maria tin sau khi đã suy nghĩ, đặt câu hỏi cho sứ thần, và nhận được câu trả lời soi sáng.

7/ Khi đọc Lc 1,31-33 ta thấy đây là khuôn mặt của đấng Mêsia mà dân Do-thái mong đợi. Đây là một vị vua, thuộc dòng dõi vua Đa-vít, được nhắc đến ở 2 Sam 7,12-17. Hơn nữa, Lc 1,35 còn cho thấy Đấng ấy không chỉ là Vua Mêsia được thụ thai cách bình thường, mà còn là Đấng được thụ thai cách độc nhất vô nhị, bởi lẽ Thánh Thần, là quyền năng của Đấng Tối Cao, sẽ ngự xuống và tỏa bóng trên người mẹ là Đức Maria. Chính vì thế vị vua này là Đấng Thánh, và là Con Thiên Chúa (Lc 1,35).

8/ Sứ thần cho Maria dấu chỉ ở Lc 1,36: bà chị họ già nua đã mang thai. Không phải vì sứ thần sợ Maria không tin, nhưng vì muốn nâng đỡ đức tin của Maria trước mầu nhiệm quá lớn. 

Bài cùng chuyên mục:

Học Hỏi Phúc Âm CN lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam - 2024 (13/11/2024 05:52:05 - Xem: 12)

Ở Việt Nam, đức tính nào của người Công giáo có sức thu hút mạnh mẽ những người chưa biết Chúa?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 32 Thường niên– Năm A- 2024 (04/11/2024 14:34:58 - Xem: 92)

Bạn nghĩ gì về cách đánh giá của mình về người khác? Bạn có hay đánh giá theo cái nhìn bên ngoài không? Bạn học được gì nơi cách đánh giá của Thiên Chúa?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 31 thường niên Năm B - 2024 (28/10/2024 07:31:06 - Xem: 129)

Đức Giêsu tóm mọi điều răn trong một động từ “yêu mến”. Bạn có thấy tình yêu chi phối đời sống đạo của bạn không? Theo bạn, kẻ thù nguy hiểm nhất của tình yêu là gì?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 30 thường niên Năm B - 2024 (24/10/2024 10:27:00 - Xem: 145)

Nếu hôm nay Chúa Giêsu hỏi tôi: “Con muốn Ta làm gì cho con?” tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có thấy mình cần được sáng mắt về tâm linh không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 29 Thường niên– Năm B - 2024 (14/10/2024 07:27:21 - Xem: 251)

Bạn nghĩ gì về cám dỗ của quyền lực, ở trong cũng như ngoài Giáo hội? Bạn thường theo kiểu lãnh đạo nào?

Bài 89: Con lạc đà chui qua lỗ kim… (11/10/2024 07:58:26 - Xem: 167)

Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (10,23), khó đến mức mà “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (10,25).

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 216)

Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 246)

Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 326)

Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 25 Thường niên– Năm B -2024 (16/09/2024 07:55:16 - Xem: 310)

Tại sao ở đời người ta thích làm người lớn nhất, người đứng đầu, người lãnh đạo? Theo ý bạn, giá trị đích thật của một người nằm ở chỗ nào?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7