Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 34 thường niên Năm A
- In trang này
- Lượt xem: 619
- Ngày đăng: 20/11/2023 08:30:49
Mt 25,31-46
Lời Chúa: Cuộc phán xét chung
31“Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. 32Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. 33Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. 34Bấy giờ Ðức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. 35Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; 36Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”. 37bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; 38có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? 39Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu?” 40Ðể đáp lại, Ðức Vua sẽ bảo họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. 41Rồi Ðức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. 42Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; 43Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom”. 44Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc là trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?” 45Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”. 46Thế là họ sẽ ra đi, bọn này để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính, để hưởng sự sống muôn đời”.
Học hỏi:
1. So sánh Mt 25,31 với Mt 16,27. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau. Con Người đến trong vinh quang khi nào và để làm gì? Đọc Mt 19,28; 24,30.
2. Đọc Mt 25,32-33. “Các dân thiên hạ” là ai? Xem Mt 24,14; 28,19. Chiên và dê tượng trưng cho ai? Đứng bên phải và đứng bên trái có khác nhau không? Đọc Thánh vịnh 110,1; Mt 20,21.
3. Đọc Mt 25,34. “Đức Vua” ở đây là ai? Đức Vua làm nhiệm vụ gì?
4. So sánh hai câu nói của Đức Vua ở Mt 25,34 và 25,41. Tìm những điểm ngược nhau.
5. Đọc Mt 25,35-36. Đức Vua bảo mình đã ở trong 6 hoàn cảnh khốn khó nào?
6. Đọc Mt 25,37-39. Tại sao “những người công chính” lại ngạc nhiên khi Đức Vua nói?
7. Đọc Mt 25,40.45. Tại sao hai câu này là những câu rất quan trọng cho đời sống kitô hữu?
8. “Người anh em bé nhỏ nhất này của Ta” là ai? Xem Mt 12,48-49; 28,10; 18,6.10.14; 10,42; Ga 20,17; Châm ngôn 19,17.
9. Nếu hôm nay, bạn nghe Đức Giêsu nói Mt 25,35-36.42-43, điều gì có thể làm bạn rất ngạc nhiên? Tại sao bài Phúc âm này được Giáo hội chọn đọc trong lễ Chúa Kitô Vua?
10. Bài Phúc âm này có cho bạn một chìa khóa để có thể được hưởng sự sống đời đời không?
—
CÂU HỎI
1/ Tìm những điểm giống nhau giữa Mt 25,31-33 với Mt 16,27; 19,28; 24,30. Con Người đến trong vinh quang khi nào và để làm gì?
2/ Đọc Mt 25,32-33. “Các dân thiên hạ” là ai? Xem Mt 24,14; 28,19. Chiên và dê tượng trưng cho ai? Đứng bên phải và đứng bên trái có khác nhau không? Đọc 1 Vua 2,19; Thánh vịnh 110,1.
3/ Đọc Mt 25,34. “Đức Vua” ở đây là ai? Đức Vua đến làm nhiệm vụ gì?
4/ So sánh hai câu nói của Đức Vua ở Mt 25,34 và 25,41. Tìm những điểm ngược nhau.
5/ Đọc Mt 25,35-36. Đức Vua bảo mình đã ở trong 6 hoàn cảnh khốn khó nào?
6/ Đọc Mt 25,37-39. Tại sao “những người công chính” lại ngạc nhiên khi Đức Vua nói?
7/ Đọc Mt 25,40.45. Tại sao hai câu này là những câu rất quan trọng cho đời sống kitô hữu?
8/ “Người anh em bé nhỏ nhất này của Ta” là ai? Xem Mt 12,48-49; 28,10; 18,6.10.14; 10,42; Ga 20,17.
Một người tuy không biết Chúa, nhưng giúp đỡ các môn đệ của Chúa, thì có thể được cứu rỗi không?
PHẦN TRẢ LỜI
1/ Qua Mátthêu 25,31-33, Đức Giêsu cho thấy một điều mà chúng ta phải tin, nằm trong Kinh Tin kính. Đó là việc Ngài sẽ “đến trong vinh quang” để phán xét nhân loại vào ngày tận thế. Đức Giêsu đã đến lần đầu như một em thơ yếu đuối. Ngài sẽ đến lần cuối như một vị Thẩm phán đầy quyền năng để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Tin Mừng Mátthêu nhiều lần nói đến biến cố cuối cùng và quan trọng này (Mt 16,27; 19,28; 24,30; 25,31-33), biến cố mà chúng ta tin chắc sẽ xảy ra trong tương lai. Trong các câu trích dẫn trên đây, Đức Giêsu luôn nhận mình là “Con Người” sẽ đến “trong vinh quang”, có các “thiên sứ” theo hầu (Mt 16,27; 24,31; 25,31). Ngài đến để thưởng phạt (Mt 16,27), để xét xử các chi tộc Ítraen (Mt 19,28), để “tập hợp những kẻ được tuyển chọn” (Mt 24,31).
2/ Lối nói “các dân thiên hạ” ở Mt 25,32, nguyên văn là “mọi dân tộc” (panta ta ethnê). “Các dân tộc” (ta ethnê) là từ thường được Mátthêu dùng để chỉ dân ngoại (Mt 4,15; 5,47; 20,25; 24,9…). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ này cũng bao gồm cả người Do-thái nữa (Mt 24,14; 28,19). Ở Mt 25,32, “các dân thiên hạ” để chỉ mọi dân tộc trên trần gian. Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu “tách biệt chiên với dê”. Chiên tượng trưng cho người tốt, dê tượng trưng cho người xấu. Thật ra, người Do-thái thường nuôi chiên chung với dê, chỉ tách chúng vào ban đêm hay khi lấy sữa. Dê cần chỗ ngủ ấm hơn, còn chiên thích ngủ ngoài trời. Ở chỗ khác, Ngài phân biệt lúa với cỏ lùng, cá tốt với cá xấu (Mt 13,24-30.47-50). Đối với người Do-thái, bên phải luôn được coi là chỗ danh dự (1 Vua 2,19; Tv 110,1). Ở đây bên phải là chỗ những người được thưởng, bên trái là chỗ những người bị phạt.
3/ Trong Mt 25,34 hình ảnh “Đức Vua” xuất hiện thay cho nhìn ảnh “Con Người” ở Mt 25,31. Trong Tin Mừng Mátthêu, Đức Giêsu là Đấng Mêsia mà người Do-thái mong đợi. Đấng Mêsia này là một vị Vua, con của Vua Đavít (Mt 2,2; x. Lc 1,32-33). Cũng như “Con Người”, “Đức Vua” chính là Đức Giêsu sẽ đến lần thứ hai vào ngày quang lâm, để phán xét mọi dân tộc trên mặt đất. Ngài đã loan báo về Nước Trời lúc ban đầu (Mt 3,2), bây giờ Ngài đến để ban Vương Quốc ấy (Mt 25,34).
4/ Hai câu Mt 25,34 và Mt 25,41 có nhưng điểm ngược nhau khi Vua nói với những người đứng ở bên phải hay bên trái. Những người đứng bên phải được gọi là “những kẻ được Cha Ta chúc phúc”; họ được mời “đến để thừa hưởng Vương Quốc đã được chuẩn bị cho họ từ thuở tạo thiên lập địa.” Còn những người bên trái là “những kẻ bị nguyền rủa” nghĩa là bị Thiên Chúa nguyền rủa; họ bị “đi cho khuất mắt Ta, mà vào lửa đời đời đã được chuẩn bị cho tên Quỷ Dữ và các thần sứ của nó.”
5/ Qua câu Mt 25,35-36, Đức Vua đã cho biết Ngài đã trải qua sáu hoàn cảnh khốn khó như sau: đói, khát, là khách lạ (Rm 12,13), trần truồng (Đnl 15,11), đau yếu, bị ở tù (Cl 4,18). Hai câu này hẳn làm chúng ta ngạc nhiên, vì chuyện Đức Vua phải trải qua những cảnh ngộ như thế là không thể tin được. Hơn thế nữa, Đức Vua còn cho biết Ngài đã nhận được sự giúp đỡ cần thiết trong từng trường hợp bởi những người đứng bên phải. Sáu hoàn cảnh trên đây là những trường hợp thông thường cần đến sự giúp đỡ. Làm việc bác ái cho những người có hoàn cảnh trên đây là một đòi hỏi đối với những ai bắt đầu sống tinh thần Bài Giảng trên Núi.
6/ Những người công chính nghe những lời của Đức Vua với sự ngạc nhiên sững sờ (Mt 25,37-39). Lập tức họ đặt câu hỏi cho Đức Vua, vì họ không rõ “khi nào” (pote) họ đã làm những điều đó cho Ngài. Họ không hề nhớ có lần nào Đức Vua đã gặp cơn quẫn bách và họ đã ra tay trợ giúp.
7/ Hai câu Mt 25,40.45 là hai câu quan trọng cho đời sống kitô hữu. Đức Giêsu bắt đầu hai câu này một cách long trọng: “Ta bảo thật các ngươi…” Ngài khẳng định: “khi các ngươi làm những điều ấy cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các người làm cho chính Ta.” Như thế Đức Giêsu đã đồng hóa mình với “những người anh em bé mọn nhất” của Ngài. Ai làm cho họ là làm cho Ngài, ai không làm cho họ là không làm cho Ngài. Đức Vua Giêsu thì không ai gặp, nhưng anh em khốn khổ của Ngài thì chúng ta gặp hoài trong cuộc sống. Ơn cứu độ chúng ta dựa vào thái độ của chúng ta đối với những anh chị em này. Chúng ta sẽ được vào hưởng Nước Trời hay bị trầm luân trong lửa đời đời tùy theo cách cư xử của chúng ta đối với họ.
8/ Có nhiều cách hiểu về lối nói: “người anh em bé mọn nhất này của Ta.” Đức Giêsu coi những người thi hành ý muốn của Cha là anh chị em của Ngài (Mt 12,48-49). Ngài cũng coi các môn đệ là anh em (Ga 15,15; 20,17). Những người bé mọn (mikros) là những người đang tin vào Ngài (Mt 18,6.10.14), là môn đệ của Ngài (Mt 10,42). Dựa trên những trích dẫn trên đây, ta có thể nói “người anh em bé mọn nhất (elakhístoi) này của Ta” (Mt 25,40) là một kitô hữu, một người không có vai vế trong xã hội hay Giáo Hội, một người môn đệ được Đức Giêsu sai đến trong thế gian. Thái độ bác ái, phục vụ đối với họ sẽ ảnh hưởng trên phần rỗi đời đời của mọi người và từng người, vì giúp họ là giúp chính Đức Giêsu.
Bài cùng chuyên mục:
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 28 Thường niên– Năm B - 2024 (07/10/2024 07:23:43 - Xem: 61)
Nếu Chúa Giêsu gặp tôi hôm nay, Ngài sẽ nói tôi còn thiếu một hay nhiều điều? Điều gì vậy? Tôi sẽ đáp lại ra sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm B - 2024 (30/09/2024 08:01:00 - Xem: 129)
Đời sống hôn nhân ngày nay gặp nhiều khủng hoảng. Đâu là những lý do dẫn đến ly dị hay ngoại tình nơi các đôi vợ chồng hôm nay?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm B - 2024 (23/09/2024 07:58:29 - Xem: 236)
Đọc Mc 9,43.48. Theo bạn, hỏa ngục là hình phạt như thế nào? Bạn tin có hỏa ngục không? Tại sao?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 25 Thường niên– Năm B -2024 (16/09/2024 07:55:16 - Xem: 223)
Tại sao ở đời người ta thích làm người lớn nhất, người đứng đầu, người lãnh đạo? Theo ý bạn, giá trị đích thật của một người nằm ở chỗ nào?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 24 Thường niên– Năm B - 2024 (09/09/2024 08:51:54 - Xem: 244)
Bạn hiểu thế nào là “từ bỏ chính mình và vác thập giá của mình”? Bạn có kinh nghiệm về “cứu” rồi lại “mất,” hay “mất” rồi lại “cứu” được không?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 23 Thường niên– Năm B -2024 (02/09/2024 08:35:15 - Xem: 305)
Có khi nào tôi thấy mình bị điếc về mặt tâm linh không, nghĩa là mất khả năng nghe tiếng Chúa và tha nhân? Điều gì thường khiến tôi bị điếc?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 22 Thường niên– Năm B -2024 (26/08/2024 08:32:24 - Xem: 259)
Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nhắc nhở những nhà lãnh đạo Do Thái về đâu là cái chính phải giữ.
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường niên– Năm B - 2024 (19/08/2024 08:29:29 - Xem: 229)
Thi thoảng bạn vẫn gặp những câu Lời Chúa thật chướng tai, không thể chấp nhận được. Bạn có thể ghi lại những câu đó để tìm hiểu sâu hơn không?
Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 20 TN – Năm B - 2024 (13/08/2024 05:30:42 - Xem: 228)
Bạn có thấy mình được thêm sức mạnh để chu toàn bổn phận hàng ngày, nhờ rước Chúa thường xuyên không? Bạn có dành giờ để tâm sự với Chúa sau khi rước lễ không?
Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 19 TN– Năm B - 2024 (05/08/2024 07:24:20 - Xem: 230)
Bạn có kinh nghiệm thấy mình bị mất đức tin, rồi tìm lại được đức tin không? Bạn có thấy niềm tin vào Chúa Giêsu đem lại sức sống cho cuộc đời của bạn không?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 28 TN năm B - 2024
Không thể có chuyện lựa chọn mà lại không từ bỏ, muốn được mà lại không chịu mất. Không chịu mất điều chi thì cũng chẳng được điều gì.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan...
-
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng…
Chức tước, danh xưng trong Giáo hội VN vẫn là cơn cám dỗ rất lớn nơi người tu. Nó ít nhiều trở thành đặc ân ban phát, hay cơ cấu và thân...
-
Tại sao hôn nhân dễ tan vỡ? 10 nguyên nhân chính và cách ngăn ngừa
Dưới đây là cách đảm bảo cho cuộc hôn nhân của bạn có thể phát triển bất chấp mọi khó khăn mà nó có thể gặp phải.
-
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn...
-
Đọc kinh Mân côi có thực sự cần thiết nữa chăng ?
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ : “Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn rất khó...
-
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ?
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Đối với người trẻ hôm nay đang sống trong một thời đại tốc độ, nghĩ rằng đọc kinh như thế thật mất giờ. Đó là một suy nghĩ cạn cợt và hời...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật lễ Đức Mẹ Mân Côi - 2024
Chúng ta hãy luôn sống trong niềm vui mừng và tạ ơn nhớ đến sự hiện diện của Đức Maria và Con của Mẹ là Chúa Giêsu đã biến đổi cái thế...
-
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối...
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...