Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 30 Thường niên– Năm A
- In trang này
- Lượt xem: 281
- Ngày đăng: 23/10/2023 07:57:27
Lời Chúa: (Mt 22,34-40)
34Khi nghe tin Ðức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. 35Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: 36“Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?” 37Ðức Giêsu đáp: “Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. 38Ðó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. 39Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. 40Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”.
Học hỏi:
1/ Bài Phúc âm này của Thánh Mátthêu (Mt 22,34-40) thường được coi là đã dựa trên bài Phúc âm của Thánh Máccô (Mc 12,28-34). Mátthêu đã viết ngắn hơn Máccô. Bạn hãy tìm xem những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đoạn Phúc âm đó.
2/ Đọc Mt 22,34. Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xa-đốc câm miệng về chuyện gì? Nhóm Xa-đốc là nhóm nào? Những người Pharisêu có vui vì Đức Giêsu thắng nhóm Xa-đốc không?
3/ Đọc Mt 22,35. Ai là người hỏi Đức Giêsu? Ông này có ý tốt khi đặt câu hỏi không?
4/ Đọc Mt 22,36. Môsê đã để lại tới 613 điều răn. Vậy câu hỏi của ông ấy về “điều răn nào lớn nhất” có phải là một câu hỏi nghiêm túc không?
5/ Câu trả lời của Đức Giêsu gồm có hai phần. Phần đầu là Mt 22,37-38. Mt 22,37 là đoạn đầu của kinh Shema Israel mà mọi người đàn ông Do-thái phải hướng về Đền thờ ở Giêrusalem mà đọc to mỗi ngày hai lần:
4Nghe đây, hỡi Ítraen! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. 5Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), với tất cả trái tim anh (em), với tất cả linh hồn anh (em), và với tất cả sức lực anh (em). 6Những lời này tôi truyền cho anh (em) hôm nay, anh (em) phải ghi tạc vào tim anh (em). 7Anh (em) phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, 8phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, 9phải viết lên khung cửa nhà anh (em), và lên cửa thành của anh (em) [sách Đệ nhị luật 6,4-9].
Mt 22,37 có khác với Đệ nhị luật 6,5 không? Khác ở chỗ nào?
6/ Điều răn thứ nhất đánh động bạn ở từ nào? Tại sao?
7/ Mt 22,39 là phần thứ hai trong câu trả lời của Đức Giêsu. Đây là điều răn thứ hai được lấy từ sách Lêvi 19,18. Điều răn này đòi ta phải yêu người thân cận. Nhưng ai là người thân cận của tôi? Tìm ra câu trả lời bằng cách đọc Luca 10,29-37.
8/ Hai điều răn Đức Giêsu đưa ra ở Mt 22,37-39 có điểm nào giống nhau và khác nhau? Hai điều răn ấy có liên quan mật thiết với nhau không? Chỉ giữ một trong hai có được không?
9/ Đọc Mt 22,39. Yêu chính mình có phải là một điều răn không? Đâu là những tội tôi thường phạm đến chính bản thân mình?
10/ Đọc Mt 22,40 và thư gửi tín hữu Rôma chương 13,10. Đức Giêsu tóm tất cả Luật và các sách Ngôn sứ trong Cựu Ước vào hai điều răn: yêu Chúa, yêu người. Theo ý bạn, yêu là gì? Yêu có khó không? Làm sao để tôi tập biết yêu?
GỢI Ý SUY NIỆM:
Đức Giêsu tóm tất cả Luật và các sách Ngôn sứ trong Cựu Ước vào hai điều răn: yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân (Mt 22,40). Theo ý bạn, yêu là gì? Yêu Chúa với cả trái tim có khó không? Yêu tha nhân như yêu mình có khó không? Làm sao để tôi tập biết yêu?
PHẦN TRẢ LỜI
1/ Mt 22,34-40 và Mc 12,28-34 có những điểm giống nhau và khác nhau. Ở Mt, “một người thông luật trong nhóm Pharisêu” (Mt 22,34-35), còn ở Mc “một người trong các kinh sư” đến hỏi Đức Giêsu (Mc 12,28). Ở Mt, nhóm Pharisêu hỏi là để thử (Mt 22,35), còn ở Mc, ông kinh sư này hỏi có ý tốt (x. Mc 12,32-34). Cả hai bên đều hỏi câu hỏi có nội dung giống nhau về đâu là “điều răn trọng nhất” (megalê) hay “điều răn hàng đầu” (protê). Câu trả lời của Đức Giêsu về điều răn thứ nhất ở Mc 12,29-30 dài hơn Mt 22,37 và theo sát Đệ nhị luật 6,4-5 hơn. Còn về điều răn thứ hai, Mt và Mc như nhau (Mt 22,39; Mc 12,31). Khác với Mt, sau khi Đức Giêsu trả lời, trong Mc còn có cuộc truyện trò thân mật giữa ông kinh sư và Ngài (Mc 12,32-34).
2/ Đức Giêsu đã làm nhóm Xa-đốc câm miệng về chuyện người chết sẽ được sống lại trong ngày sau hết. Nhóm Xa-đốc là nhóm các tư tế cấp cao, không tin vào sự sống lại vì họ chỉ tin vào Ngũ Thư mà thôi. Như thế nhóm này có quan điểm ngược với nhóm Pharisêu là nhóm tin có sự sống lại của thân xác vào ngày thế mạt. Sau khi đụng độ với nhóm Xa-đốc, nay Đức Giêsu lại tiếp tục đụng với nhóm Pharisêu.
3/ Môsê đã để lại 613 điều răn, trong đó có những giới răn cấm, và những điều răn phải giữ. Vì số lượng quá nhiều nên các rabbi Do-thái hay đặt câu hỏi xem điều răn nào lớn nhất, trọng nhất, hay đứng hàng đầu: thảo kính cha mẹ, hay yêu người thân cận…Vậy câu hỏi trên có thể là một câu hỏi nghiêm túc.
4/ Câu trả lời của Đức Giêsu trong Mt 22,37 là một phần của trích dẫn trong sách Đệ nhị luật 6,4-5: “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en ! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), với tất cả trái tim anh (em), với tất cả linh hồn anh (em), và với tất cả sức lực anh (em).” Như vậy, thay vì “với tất cả sức lực” thì Mátthêu đổi thành “với tất cả trí khôn.”
5/ Điều răn trọng nhất (megalê) và đứng hàng đầu (protê) là điều răn nói lên thái độ phải có đối với Thiên Chúa (Mt 22,38). Điều răn này đòi buộc ta yêu mến Thiên Chúa với toàn bộ mọi năng lực của mình như trái tim, linh hồn, trí khôn, hay sức lực. “Tất cả” là từ được nhắc lại nhiều lần, cho thấy Thiên Chúa đòi một sự trọn vẹn, triệt để, chứ không chỉ một phần. Yêu với “tất cả trái tim của ngươi” là yêu với tất cả con người mình, vì đối với người Do-thái, trái tim không chỉ là chuyện tình cảm, mà bao gồm mọi hoạt động nội tâm, như lý trí, hiểu biết, ý thức, trí nhớ, suy tư, phán đoán, nhận định. Mọi năng lực tinh thần ấy của con người đều phải tập trung vào một đích nhắm là “yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi.”
6/ Điều răn thứ hai hướng đến tha nhân, được nói đến trong sách Lêvi 19,18. Điều răn này giống điều răn thứ nhất vì cũng đòi hỏi phải yêu mến (Mt 22,39). Nhưng đây là yêu mến người thân cận (Mt 5,43; 19,19). Yêu người thân cận như chính mình là coi người khác như một phần của con người mình, là thương người như thể thương thân. Lòng yêu mến tha nhân bắt nguồn từ tình yêu đối với Thiên Chúa, và được nuôi dưỡng bởi tình yêu ấy, vì tha nhân là thụ tạo của Thiên Chúa như ta và là anh em của ta. Luca 10,29-37 cho thấy người thân cận của ta không phải là người đồng bào hay đồng đạo, nhưng là mọi người đang cần ta giúp đỡ.
7/ Hai điều răn ở Mt 22,37-39 cùng có động từ “yêu mến” (agapáô): yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Điều răn thứ nhất đòi yêu Thiên Chúa một cách trọn vẹn, triệt để. Điều răn thứ hai đòi yêu tha nhân như chính mình. Ta không yêu tha nhân như yêu Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, vì tha nhân cũng là thụ tạo như ta. Phải đặt tình yêu Thiên Chúa lên trên tình yêu đối với thụ tạo. Nhưng tình yêu tuyệt đối ta dành cho Thiên Chúa không làm giảm đi khả năng yêu mến tha nhân. Trái lại, nó cho ta có khả năng yêu tha nhân một cách anh hùng, đến nỗi khiến ta yêu tha nhân hơn cả chính mình. Thánh Maximilian Kolbe là một thí dụ. Có thể ví tình yêu đối với Chúa như thanh dọc của thập giá, còn tình yêu đối với tha nhân như thanh ngang. Thanh ngang cần thanh dọc để bám, và làm nên thập giá của đời kitô hữu.
8/ “Yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,39). Đôi khi chúng ta quên rằng mình cũng phải yêu chính mình, yêu một cách thực sự. Khi ta nuông chiều thân xác thì thật ra lại đang làm hại nó. Khi ta khép lại trong ích kỷ là lúc ta làm mình nghèo đi. Mọi tội ta phạm đến Thiên Chúa hay tha nhân đều làm hỏng bản thân mình. Yêu mình thực sự đòi ta mở ra.
Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 Mùa Vọng Năm B (04/12/2023 11:02:35 - Xem: 54)
Đời sống của người Kitô hữu hôm nay cần khác biệt về mặt nào để có thể đưa con người hôm nay gặp Chúa? Cụ thể trong Mùa Vọng này, tôi muốn quyết tâm sửa đổi điều gì?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Vọng Năm B (27/11/2023 10:56:55 - Xem: 124)
Nếu Chúa cho tôi biết khi nào tận thế hay khi nào tôi chết, thì tôi sẽ chuẩn bị như thế nào? Đối với các môn đệ trong Vườn Dầu, tỉnh thức không hề dễ, dù họ rất cố gắng. Trong thời buổi hôm nay, những gì thường làm tôi mê ngủ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 34 thường niên Năm A (20/11/2023 08:30:49 - Xem: 143)
Một người tuy không biết Chúa, nhưng giúp đỡ các môn đệ của Chúa, thì có thể được cứu rỗi không?

Học hỏi Phúc Âm lễ các Thánh Tử đạo VN – Năm A (17/11/2023 14:27:38 - Xem: 134)
Các thánh Tử đạo là những môn đệ Đức Giêsu bị thế gian thù ghét. Nhưng bạn có thấy họ được Cha và Con cùng nhau gìn giữ không? Đọc Ga 17,11.12.15.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 32 Thường niên– Năm A (07/11/2023 08:30:22 - Xem: 218)
Nếu ngày mai tận thế, hay ngày mai Chúa gọi tôi, tôi có sẵn sàng cầm đèn sáng đi đón Chúa không ? Làm sao để ngọn đèn của tôi luôn luôn sáng ?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 31 Thường niên– Năm A (30/10/2023 07:39:46 - Xem: 276)
Qua bài Tin Mừng này, ta thấy vài nét tiêu cực của một số người Pharisêu vào thời của Đức Giêsu hay sau thời của Ngài.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 29 Thường niên– Năm A (21/10/2023 07:46:43 - Xem: 197)
“Hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa.” Theo bạn có cái gì trên đời mà không phải là của Thiên Chúa không?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 28 thường niên Năm A (10/10/2023 09:18:57 - Xem: 338)
Hôm nay Chúa vẫn mời tôi đến chung vui với Ngài và dự bữa tiệc thánh do Ngài khoản đãi. Đâu là những bận tâm khiến tôi ngần ngại không muốn nhận lời ?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 27 Thường niên– Năm A (02/10/2023 10:45:48 - Xem: 368)
Bạn nghĩ gì về chuyện Thiên Chúa sai Con Một của mình để cứu thế gian, nhưng Người Con ấy lại bị giết chết? Bạn nghĩ Hội Thánh hôm nay có làm cho Nước Chúa sinh hoa trái không?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 26 Thường niên– Năm A (25/09/2023 07:57:29 - Xem: 257)
Theo bạn, để được vào Nước Thiên Chúa, cần có thái độ nào ? Tại sao những nhà lãnh đạo Do-thái giáo lại khó “hối hận” và “tin” vào Gioan ?
-
Thứ Sáu 08/12/2023 – Thứ Sáu tuần 1 mùa vọng – ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân. – Xin Vâng.
ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân.
-
Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến...
-
Thứ Tư tuần 1 mùa vọng.
-
Vòng Hoa Mùa Vọng
Vòng hoa Mùa Vọng đóng vai trò như một lời nhắc nhở sống động về sự đến gần của ngày lễ. Hơn nữa, vòng hoa này thu hút sự chú ý của người...
-
Bình dân và học thuật
Thánh Tôma Aquinô: với tri thức có thể lấn át các nhà trí thức khác, nhưng cũng có thể cầu nguyện với lòng ngoan đạo của một em bé.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B
Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...
-
Đôi nét về Mùa Vọng
Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...
-
Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?
Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.
-
Linh mục, người của lòng thương xót
Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...
-
Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại
Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...